Thông tư 01/2020/TT-BKHCN sửa đổi Thông tư liên tịch 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Số hiệu: 01/2020/TT-BKHCN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ Người ký: Trần Văn Tùng
Ngày ban hành: 20/01/2020 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 11/03/2020 Số công báo: Từ số 275 đến số 276
Lĩnh vực: Khoa học, công nghệ, Cán bộ, công chức, viên chức, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/2020/TT-BKHCN

Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2020

 

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV NGÀY 01 THÁNG 10 NĂM 2014 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VÀ BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ QUY ĐỊNH MÃ SỐ VÀ TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP VIÊN CHỨC CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Nghị định s 95/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 ca Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Nghị định s 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 ca Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

Căn cNghị định s161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đng một sloại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập;

Theo đề nghị của Vụ Trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư sửa đổi, bsung một số điều của Thông tư liên tịch s 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ trưng Bộ Nội vụ quy định mã svà tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV).

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV:

1. Bổ sung Điều 1a như sau:

“Điều 1a. Giải thích từ ngữ:

1. Tạp chí quốc tế có uy tín là các tạp chí được quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 37/2014/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý đề tài nghiên cứu cơ bản do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia tài trợ.

2. Tạp chí ISI có uy tín là các tạp chí được quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư số 37/2014/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý đề tài nghiên cứu cơ bản do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia tài trợ.

3. Tạp chí khoa học trong nước có uy tín là những tạp chí khoa học trong nước có mã schuẩn quốc tế ISSN, thuộc Danh mục tạp chí được tính điểm của Hội đồng giáo sư ngành, liên ngành hằng năm của Hội đồng giáo sư nhà nước.

4. Bài báo khoa học là công trình khoa học của tác giả đã được công bố trên tạp chí khoa học có mã số chuẩn quốc tế ISSN, thể hiện rõ ý tưởng khoa học, nội dung cần thiết của vấn đề nghiên cứu, tình hình nghiên cứu trong nước và quốc tế, những đóng góp chính về lý thuyết và ứng dụng; phương pháp, phương tiện nghiên cứu, nguồn tư liệu trích dẫn và tài liệu tham khảo.

5. Sách chuyên khảo là công trình khoa học trình bày kết quả nghiên cứu chuyên sâu và tương đi toàn diện về một vn đề khoa học chuyên ngành.

6. Giáo trình là tài liệu giảng dạy, học tập có nội dung phù hợp với chương trình đào tạo, bồi dưỡng được người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học duyệt, lựa chọn hoặc được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.

7. Dự án, công trình, đồ án thuộc chuyên ngành kỹ thuật là các dự án, công trình, đồ án phát triển, ứng dụng, triển khai công nghệ hoặc các nhiệm vụ khác thuộc phạm vi ngành kỹ thuật, kinh tế-kỹ thuật viên chức đảm nhiệm, được phân theo loại và cấp (nhóm) tại quy định của pháp luật chuyên ngành”.

2. Bổ sung Điều 3a như sau:

“Điều 3a. Kết quả hoạt động chuyên môn được tính điểm quy đổi

1. Kết quả hoạt động chuyên môn được tính điểm quy đổi gồm:

a) Kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp được nghiệm thu mức đạt trở lên;

b) Kết quả quyền sở hữu trí tuệ, gồm:

- Tác giả của sáng chế được cấp Bằng độc quyền sáng chế;

- Tác giả của Giải pháp hữu ích được cấp Bằng độc quyền và được ứng dụng trong thực tiễn;

- Tác giả của Giống cây trồng được cấp Bằng bảo hộ.

c) Bài báo khoa học;

d) Sách chuyên khảo, giáo trình;

đ) Kết quả thực hiện các dự án, công trình, đồ án thuộc chuyên ngành kỹ thuật.

2. Mỗi kết quả hoạt động chuyên môn được quy đổi tại khoản 1 Điều này phải có nội dung phù hợp với chuyên ngành khoa học và công nghệ mà viên chức đang hoạt động, phù hợp với vị trí việc làm, chức trách mà viên chức đang đảm nhiệm. Việc tính điểm quy đổi được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Bài báo khoa học, sách chuyên khảo, giáo trình đã công bố có nội dung trùng lặp từ 30% trở lên với công trình khác của cùng tác giả chỉ được tính điểm quy đổi một lần.

4. Kết quả hoạt động chuyên môn quy đổi có nhiều tác giả tham gia thì tác giả chính được hưng 1/3 số điểm, số điểm còn lại được chia theo giá trị đóng góp của từng thành viên giam gia. Trường hợp không thxác định cụ th giá trị đóng góp ca mỗi người thì sđiểm còn lại được chia đều cho các thành viên tham gia.

5. Không thực hiện tính điểm quy đổi đối với sách chuyên khảo, bài báo khoa học được hình thành từ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được tính điểm quy đổi”.

3. Sửa đổi điểm d và đ, bổ sung điểm e khoản 3 Điều 4 như sau:

“d) Có năng lực chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia và chủ trì, tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cp.

Đã chủ nhiệm ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia (hoc chủ nhiệm ít nhất 03 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh) được nghiệm thu ở mức đạt trở lên và tham gia ít nhất 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh được nghiệm thu ở mức đạt trở lên; hoặc là tác giả chính hoặc chủ biên của ít nhất 01 sách chuyên khảo và tác giả chính của ít nhất 02 bài báo khoa học được công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín, trong đó có 01 bài được đăng trên tạp chí ISI có uy tín.

đ) Viên chức dự thi thăng hạng chức danh nghiên cứu viên cao cấp (hạng I) thì trong thời gian giữ hạng chức danh nghiên cứu viên chính (hạng II) hoặc tương đương phải đạt được kết quả khoa học và công nghệ quy định tại điểm d khoản 3 Điều này hoặc phải đạt ít nhất 05 điểm quy đổi từ kết quả hoạt động chuyên môn, trong đó có ít nhất 03 điểm được quy đổi từ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh trở lên hoặc công b bài báo trên tạp chí khoa học quc tế có uy tín và ít nht 02 điểm được thực hiện trong hai năm cuối tính đến ngày hết hạn nộp h sơ thi thăng hạng nghiên cứu viên cao cấp (hạng I).

e) Có kinh nghiệm hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Viên chức thăng hạng từ chức danh nghiên cu viên chính (hạng II) lên chức danh nghiên cu viên cao cấp (hạng I) phải có thời gian giữ chức danh nghiên cứu viên chính (hạng II) hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh nghiên cứu viên chính (hạng II) tối thiểu là 02 năm”.

4. Sửa đổi điểm d và đ, bổ sung điểm e khoản 3 Điều 5 như sau:

“d) Có năng lực chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh và chủ trì, tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ khác.

Đã chủ nhiệm ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh (hoặc chủ nhiệm ít nhất 03 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ s) được nghiệm thu mc đạt tr lên và tham gia ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh được nghiệm thu ở mức đạt trở lên; hoặc tham gia nhóm tác giả của ít nhất 01 sách chuyên khảo và là tác giả chính của ít nhất 01 bài báo khoa học được công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín.

đ) Viên chức dự thi thăng hạng chức danh nghiên cứu viên chính (hạng II) thì trong thời gian giữ hạng chức danh nghiên cứu viên (hạng III) hoặc tương đương phải đạt kết quả khoa học và công nghệ quy đnh tại điểm d khoản 3 Điều này hoặc phải đạt ít nhất 03 điểm quy đổi từ kết quả hoạt động chuyên môn, trong đó có ít nhất 01 điểm được quy đổi từ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ cấp cơ sở trở lên hoặc công bố bài báo trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín và ít nhất 01 điểm được thực hiện trong hai năm cuối tính đến ngày hết hạn nộp hsơ thi thăng hạng nghiên cứu viên chính (hạng II).

e) Có kinh nghiệm trong hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Viên chức thăng hạng từ chức danh nghiên cứu viên lên chức danh nghiên cứu viên chính (hạng II) phải có thời gian giữ chức danh nghiên cứu viên (hạng III) hoặc tương đương ti thiểu là 09 năm, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh nghiên cứu viên (hạng III) tối thiểu là 02 năm”.

5. Sửa đổi điểm d khoản 3 Điều 6 như sau:

“d) Có năng lực chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở và tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ khác.

Trong thời gian giữ chức danh nghiên cứu viên, chủ nhiệm ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở được nghiệm thu ở mức đạt trở lên và là tác giả của ít nhất 01 bài báo khoa học công bố trên tạp chí khoa học trong nước có uy tín”.

6. Sửa đổi điểm d và đ, bổ sung điểm e khoản 3 Điều 8 như sau:

“d) Có năng lực chủ trì, tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia hoặc dự án, công trình, đồ án cấp I thuộc chuyên ngành kỹ thuật và chủ trì, tổ chức triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ hoặc dự án, công trình, đồ án các cấp thuộc chuyên ngành kỹ thuật.

Đã tham gia ít nht 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia (hoặc chnhiệm ít nht 01 nhiệm vụ cấp bộ, cấp tỉnh) được nghiệm thu ở mức đạt trở lên và chnhiệm ít nhất 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở được nghiệm thu ở mức đạt trở lên; hoặc là tác giả của ít nhất 01 bằng độc quyền sáng chế và 01 giải pháp hữu ích được cấp bằng độc quyền và được ứng dụng trong thực tiễn; hoặc làm giám đốc quản lý, chủ trì, chnhiệm ít nhất 01 dự án, công trình, đồ án cấp I thuộc chuyên ngành kỹ thuật và làm giám đốc quản lý, chủ trì, chủ nhiệm ít nhất 02 dự án, công trình, đồ án cấp II thuộc chuyên ngành kỹ thuật được hoàn thành, đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả; hoặc làm chủ nhiệm, chủ trì thiết kế của ít nhất 01 dự án, công trình cấp I và làm chủ nhiệm, chủ trì thiết kế của ít nhất 02 dự án, công trình cấp II được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

đ) Viên chức dự thi thăng hạng kỹ sư cao cấp (hạng I) thì trong thời gian giữ hạng chức danh kỹ sư chính (hạng II) hoặc tương đương phải có kết quả hoạt động chuyên môn quy định tại điểm d khoản 3 Điều này hoặc phải đạt ít nht 04 điểm quy đổi từ kết quả hoạt động chuyên môn, trong đó có ít nht 02 điểmđiểm quy đổi từ kết quả chủ trì, tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ tr lên hoc làm giám đốc quản lý, chủ trì dự án, công trình, đồ án từ cấp II tr lên thuc chuyên ngành kỹ thuật hoặc tác giả của bài báo khoa học, sáng chế được cấp bằng độc quyền, giải pháp hữu ích được cấp bằng độc quyền và được ứng dụng trong thực tiễn và ít nhất 01 điểm quy đổi được thực hiện trong hai năm cuối tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ thi thăng hạng kỹ sư cao cấp (hạng I).

e) Có kinh nghiệm nghiên cứu ứng dụng, phát triển công nghệ và tổ chức thực hiện các dự án, công trình, đồ án thuộc chuyên ngành kỹ thuật. Viên chức thăng hạng từ chức danh kỹ sư chính (hạng II) lên chức danh kỹ sư cao cấp (hạng I) phải có thời gian giữ chức danh kỹ sư chính (hạng II) hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm, trong đó thời gian giữ chức danh kỹ sư chính (hạng II) gần nhất tối thiểu là 02 năm.

7. Sửa đổi điểm d và đ, bổ sung điểm e khoản 3 Điều 9 như sau:

“d) Có năng lực chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh hoặc dự án, công trình, đồ án cấp II thuộc chuyên ngành kỹ thuật và chủ trì, tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ hoặc dự án, công trình, đồ án thuộc chuyên ngành kỹ thuật các cấp.

Đã chủ nhiệm ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh được nghiệm thu ở mức đạt trở lên; hoặc tham gia ít nhất 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh được nghiệm thu ở mức đạt trlên; hoặc là tác giả ca ít nhất 01 giải pháp hữu ích được cấp bằng độc quyền và được ứng dụng trong thực tiễn; hoặc làm giám đốc quản lý, chủ trì, chủ nhiệm ít nhất 01 dự án, công trình, đồ án cấp II thuộc chuyên ngành kỹ thuật và làm giám đốc quản lý, chủ trì chủ nhiệm ít nhất 01 dự án, công trình, đồ án cấp III thuộc chuyên ngành kỹ thuật được hoàn thành, đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả; hoặc làm chủ nhiệm, chủ trì thiết kế ca ít nhất 01 dự án, công trình cấp II và làm chủ nhiệm, chủ trì thiết kế của ít nhất 02 dự án, công trình cấp III được cơ quan có thm quyền phê duyệt.

đ) Đối với viên chức dự thi thăng hạng kỹ sư chính (hạng II) thì trong thời gian giữ hạng chức danh kỹ sư (hạng III) hoặc tương đương phải có kết quả hoạt động chuyên môn quy định tại điểm d khoản 3 Điều này hoặc phải đạt ít nht 02 điểm quy đổi kết quả hoạt động chuyên môn, trong đó có ít nhất 01 điểm được quy đổi từ kết quả chủ trì, tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ cấp cơ sở trlên hoặc dự án, công trình, đồ án từ cấp III trở lên thuộc chuyên ngành kthuật; hoặc là tác giả của giải pháp hữu ích được cấp bằng độc quyền và được ứng dụng trong thực tiễn, bài báo khoa học được công bố và ít nhất 01 điểm được thực hiện trong hai năm cuối tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ thi thăng hạng kỹ sư chính (hạng II).

e) Có kinh nghiệm triển khai hoạt động nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ, tchức thực hiện các dự án, công trình, đồ án thuộc chuyên ngành kỹ thuật. Viên chức thăng hạng từ chức danh kỹ sư (hạng III) lên chức danh kỹ sư chính (hạng II) phải có thời gian giữ chức danh kỹ sư (hạng III) hoặc tương đương ti thiu là 09 năm, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh kỹ sư (hng III) tối thiểu là 02 năm”.

8. Sửa đổi điểm d khoản 3 Điều 10 như sau:

“d) Có năng lực chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở hoặc dự án, công trình, đồ án cấp III thuộc chuyên ngành kỹ thuật.

Trong thời gian giữ chức danh kỹ sư (hạng III), chủ nhiệm ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở được nghiệm thu ở mức đạt trlên; hoặc làm giám đốc quản lý, chủ trì ít nhất 01 dự án, công trình, đồ án cấp III thuộc chuyên ngành kỹ thuật, được hoàn thành, đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả; hoặc làm chủ nhiệm, chủ trì thiết kế ít nhất 01 dự án, công trình cp III được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt”.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 3 năm 2020.

Điều 3. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghphản ánh về Bộ Khoa học và Công nghệ để được hướng dẫn hoặc xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND tỉnh, thành ph
trực thuộc TW;
- V
ăn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của TW Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Gi
ám sát tài chính Quốc gia;
- Ủy ban TW Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan TW của các Đoàn thể;
- Cục Kiểm
tra văn bn QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo; Website Chính phủ; Website Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Các đơn vị thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Lưu: VT, TCCB
.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Tùng

 

PHỤ LỤC

CÁCH TÍNH ĐIỂM QUY ĐỔI KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN
(Kèm theo Thông tư số 01/2020/TT-BKHCN ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ khoa học và công nghệ)

STT

Kết quả hoạt động chuyên môn được tính điểm quy đổi

Điểm quy đổi

I

Thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp đã được nghiệm thu ở mức đạt trở lên

 

1

Chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia

3,0 điểm

2

Thành viên thực hiện chính nhiệm vụ khoa học và công nghệ cp quốc gia

1,0 điểm

3

Chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cp tỉnh

1,0 điểm

4

Thành viên thực hiện chính nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp B, cấp tnh

0,75 điểm

5

Chủ nhim nhim v khoa hc và công nghệ cp cơ sở

0,75 điểm

6

Thành viên thực hiện chính nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở

0,5 điểm

II

Kết quả sở hữu trí tu

 

1

Tác giả của sáng chế được cấp Bằng độc quyền sáng chế

1,0 điểm

2

Tác giả của sáng chế được cấp Bằng độc quyền sáng chế và đưc chuyển giao, thương mại hóa

3,0 điểm

3

Tác giả của giải pháp hữu ích được cấp bằng độc quyền và đưc ng dụng trong thực tiễn

2,0 điểm

4

Tác giả ca giống cây trồng được cấp Bằng bảo hộ

1,0 điểm

5

Tác gicủa ging cây trồng được cấp Bằng bảo hộ và ứng dụng vào sản xut, kinh doanh

2,0 điểm

III

Bài báo khoa học (tác giả chính)

 

1

Bài báo khoa học được đăng trên tạp chí ISI có uy tín

2,0 điểm

2

Bài báo khoa học được đăng trên tạp chí quốc tế có uy tín

1,0 điểm

3

Bài báo khoa học được đăng trên tạp chí khoa học trong nước có uy tín

Thực hiện tính điểm theo Hội đng giáo sư ngành, liên ngành hằng năm của Hội đng giáo sư nhà nước

IV

Sách được xuất bản bởi nhà xuất bản có uy tín trong nước và nước ngoài

 

1

Sách chuyên khảo trình bày kết quả nghiên cứu chuyên sâu, giải quyết vấn đề khoa học liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực

3,0 điểm

2

Sách chuyên khảo trình bày kết quả nghiên cứu chuyên sâu, giải quyết vấn đề khoa học trong phm vi ngành, lĩnh vực

1,0 điểm

3

Sách giáo trình được Bộ trưng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt hoặc được sử dụng để giảng dạy trong các chương trình đã được tổ chức quốc tế uy tín kim đnh

2,0 điểm

4

Sách giáo trình được người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học phê duyệt, được sử dụng để giảng dạy trong các chương trình đã đưc cơ quan có chức năng trong nước kiểm đnh

1,5 điểm

5

Sách giáo trình được người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học phê duyệt

1,0 điểm

V

Kết quả hot đng chuyên môn khác

 

1

Giám đc quản lý hoặc chủ trì, chủ nhiệm dự án, công trình, đồ án cấp I thuc chuyên ngành kỹ thuật

2,0 điểm

2

Phó giám đốc quản lý hoặc phó chủ trì, chủ nhiệm dự án, công trình, đồ án cấp I thuc chuyên ngành kỹ thuật

1,5 điểm

3

Thực hiện chính dự án, công trình, đồ án cấp I thuộc chuyên ngành kỹ thuật

1,0 điểm

4

Giám đốc quản lý hoặc chủ trì, chủ nhiệm dự án, công trình, đán cấp II thuc chuyên ngành kỹ thuật

1,0 điểm

5

Phó giám đốc quản lý hoặc phó chủ trì, chủ nhiệm dự án, công trình, đồ án cấp II thuộc chuyên ngành kỹ thuật

0,75 điểm

6

Thực hiện chính dự án, công trình, đồ án cấp II thuộc chuyên ngành kỹ thuật

0,5 điểm

7

Giám đốc quản lý hoặc chủ trì, chủ nhiệm dự án, công trình, đồ án cấp III thuộc chuyên ngành kỹ thuật

0,75 điểm

8

Phó giám đốc quản lý hoặc thực hiện chính dự án, công trình, đồ án cấp III thuộc chuyên ngành kỹ thuật

0,5 điểm

9

Chủ nhiệm, chủ trì thiết kế dự án, công trình cấp I

1,5 điểm

10

Phó chủ nhiệm, chủ trì thiết kế dán, công trình cấp I

1,0 điểm

11

Thực hiện chính thiết kế d án, công trình cp I

0,75 điểm

12

Chủ nhiệm, chủ trì thiết kế dán, công trình cấp II

1,0 điểm

13

Phó chủ nhiệm, phó chtrì thiết kế d án, công trình cấp II

0,75 điểm

14

Thực hiện chính thiết kế dán, công trình cấp II

0,5 điểm

15

Chủ nhiệm, chủ trì thiết kế d án, công trình cấp III

0,75 điểm

16

Phó chủ nhiệm, phó chủ trì hoặc thực hiện chính thiết kế dự án, công trình cấp III

0,5 điểm

 

Điều 2. Giải thích từ ngữ
...

3. Tạp chí quốc tế có uy tín

a) Đối với lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, tạp chí quốc tế có uy tín là các tạp chí khoa học được lựa chọn từ danh mục SCI (Science Citation Index) và SCIE (Science Citation Index Expanded) của Viện Thông tin khoa học Quốc tế (Hoa Kỳ), được Hội đồng quản lý Quỹ quyết định trên cơ sở tư vấn của các Hội đồng khoa học ngành.

b) Đối với lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, tạp chí quốc tế có uy tín là các tạp chí thuộc các danh mục sau đây:

- Danh mục AHCI (Arts and Humanities Citation Index) hoặc SSCI (Social Science Citation Index) của Viện Thông tin khoa học Quốc tế (Hoa Kỳ);

- Tạp chí khoa học trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn thuộc cơ sở dữ liệu Scopus của Elsevier;

- Tạp chí khoa học quốc tế trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn được Hội đồng quản lý Quỹ quyết định trên cơ sở kiến nghị của các Hội đồng khoa học ngành, liên ngành.

Xem nội dung VB
Điều 2. Giải thích từ ngữ
...

4. Tạp chí ISI có uy tín

a) Đối với lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, tạp chí ISI có uy tín là các tạp chí khoa học chất lượng hàng đầu của các ngành thuộc lĩnh vực, được lựa chọn từ tạp chí quốc tế có uy tín, được Hội đồng quản lý Quỹ quyết định trên cơ sở tư vấn của các Hội đồng khoa học ngành.

b) Đối với lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, tạp chí ISI có uy tín là các tạp chí thuộc các danh mục AHCI (Arts and Humanities Citation Index) hoặc SSCI (Social Science Citation Index) của Viện Thông tin khoa học Quốc tế (Hoa Kỳ).

Xem nội dung VB
Điều 4. Nghiên cứu viên cao cấp (hạng I) - Mã số: V.05.01.01
...

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
...

d) Đã chủ trì hoặc tham gia ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia (hoặc chủ trì ít nhất 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh) được nghiệm thu ở mức đạt trở lên và tham gia ít nhất 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh được nghiệm thu ở mức đạt trở lên; hoặc là (đồng) tác giả hoặc (đồng) chủ biên của ít nhất 01 sách chuyên khảo và là tác giả của ít nhất 01 bài báo khoa học công bố trên tạp chí quốc tế có mã số chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ (ISSN) (hoặc ít nhất 06 bài báo khoa học công bố trên tạp chí chuyên ngành trong nước nằm trong Danh mục tạp chí chuyên ngành được tính điểm công trình khoa học quy đổi khi xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư của Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước);

đ) Viên chức thăng hạng từ chức danh nghiên cứu viên chính lên chức danh nghiên cứu viên cao cấp (hạng I) phải có thời gian giữ chức danh nghiên cứu viên chính (hạng II) hoặc tương đương tối thiểu là 6 (sáu) năm, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh nghiên cứu viên chính (hạng II) tối thiểu là 2 (hai) năm.

Xem nội dung VB
Điều 4. Nghiên cứu viên cao cấp (hạng I) - Mã số: V.05.01.01
...

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ của quốc gia, ngành, địa phương. Nắm được các thành tựu tiến bộ khoa học và công nghệ và xu hướng phát triển khoa học và công nghệ trong nước và trên thế giới liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu;

b) Có khả năng nghiên cứu sâu về chuyên ngành và nghiên cứu liên ngành trong lĩnh vực chuyên môn; đề xuất, tư vấn và giải quyết các vấn đề mang tính chiến lược của trung ương và địa phương; khả năng tổng kết thực tiễn, xây dựng và trình bày các báo cáo nghiên cứu khoa học có tính chiến lược trong các hội nghị, hội thảo khoa học quan trọng; khả năng tập hợp và tổ chức các cá nhân có năng lực để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, khả năng gắn kết giữa nghiên cứu khoa học với đào tạo và sản xuất;

c) Có kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn, kinh nghiệm hợp tác với các nhà khoa học, các tổ chức khoa học và công nghệ quốc tế trong lĩnh vực chuyên môn; có kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành phù hợp với nhiệm vụ được giao và hiểu biết rộng về các chuyên ngành có liên quan;

d) Đã chủ trì hoặc tham gia ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia (hoặc chủ trì ít nhất 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh) được nghiệm thu ở mức đạt trở lên và tham gia ít nhất 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh được nghiệm thu ở mức đạt trở lên; hoặc là (đồng) tác giả hoặc (đồng) chủ biên của ít nhất 01 sách chuyên khảo và là tác giả của ít nhất 01 bài báo khoa học công bố trên tạp chí quốc tế có mã số chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ (ISSN) (hoặc ít nhất 06 bài báo khoa học công bố trên tạp chí chuyên ngành trong nước nằm trong Danh mục tạp chí chuyên ngành được tính điểm công trình khoa học quy đổi khi xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư của Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước);

đ) Viên chức thăng hạng từ chức danh nghiên cứu viên chính lên chức danh nghiên cứu viên cao cấp (hạng I) phải có thời gian giữ chức danh nghiên cứu viên chính (hạng II) hoặc tương đương tối thiểu là 6 (sáu) năm, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh nghiên cứu viên chính (hạng II) tối thiểu là 2 (hai) năm.

Xem nội dung VB
Điều 5. Nghiên cứu viên chính (hạng II) - Mã số: V.05.01.02
...

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
...

d) Đã chủ trì ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh (hoặc chủ trì ít nhất 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở) được nghiệm thu ở mức đạt trở lên và tham gia ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh được nghiệm ở mức đạt trở lên; hoặc tham gia nhóm tác giả của ít nhất 01 sách chuyên khảo và là tác giả của ít nhất 03 bài báo khoa học công bố trên tạp chí chuyên ngành trong nước nằm trong Danh mục tạp chí chuyên ngành được tính điểm công trình khoa học quy đổi khi xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư của Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước;

đ) Viên chức thăng hạng từ chức danh nghiên cứu viên lên chức danh nghiên cứu viên chính (hạng II) phải có thời gian giữ chức danh nghiên cứu viên (hạng III) hoặc tương đương tối thiểu là 9 (chín) năm, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh nghiên cứu viên (hạng III) tối thiểu là 2 (hai) năm.

Xem nội dung VB
Điều 5. Nghiên cứu viên chính (hạng II) - Mã số: V.05.01.02
...

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, phát triển khoa học và công nghệ của Đảng và Nhà nước, thành tựu và xu hướng phát triển khoa học và công nghệ, những tiến bộ khoa học và công nghệ quan trọng trong nước và trên thế giới liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu; nắm vững nội dung quản lý, phương pháp nghiên cứu, xử lý thông tin, đánh giá kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ;

b) Nắm vững và có khả năng vận dụng thành thạo các lý thuyết và phương pháp nghiên cứu khoa học; có kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành phù hợp với nhiệm vụ được giao và kiến thức cơ sở về một số chuyên ngành có liên quan;

c) Có khả năng đề xuất và xác định hướng nghiên cứu về một vấn đề khoa học và công nghệ. Có tư duy độc lập, sáng tạo, khả năng tiếp thu, nghiên cứu và triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Có khả năng tập hợp các cán bộ nghiên cứu và tổ chức thực hiện nhiệm vụ và giải quyết các vấn đề nảy sinh từ thực tiễn; khả năng tổng kết thực tiễn, xây dựng và trình bày các báo cáo nghiên cứu khoa học trong các hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành cấp bộ, ngành; có khả năng tổ chức các sinh hoạt học thuật trong nước và tham gia các sinh hoạt học thuật quốc tế;

d) Đã chủ trì ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh (hoặc chủ trì ít nhất 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở) được nghiệm thu ở mức đạt trở lên và tham gia ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh được nghiệm ở mức đạt trở lên; hoặc tham gia nhóm tác giả của ít nhất 01 sách chuyên khảo và là tác giả của ít nhất 03 bài báo khoa học công bố trên tạp chí chuyên ngành trong nước nằm trong Danh mục tạp chí chuyên ngành được tính điểm công trình khoa học quy đổi khi xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư của Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước;

đ) Viên chức thăng hạng từ chức danh nghiên cứu viên lên chức danh nghiên cứu viên chính (hạng II) phải có thời gian giữ chức danh nghiên cứu viên (hạng III) hoặc tương đương tối thiểu là 9 (chín) năm, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh nghiên cứu viên (hạng III) tối thiểu là 2 (hai) năm.

Xem nội dung VB
Điều 6. Nghiên cứu viên (hạng III) - Mã số: V.05.01.03
...

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
...

d) Đã tham gia ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh (hoặc chủ trì ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở) được nghiệm thu ở mức đạt trở lên; hoặc là tác giả hoặc tham gia nhóm tác giả của ít nhất 01 bài báo khoa học công bố trên tạp chí chuyên ngành trong nước nằm trong Danh mục tạp chí chuyên ngành được tính điểm công trình khoa học quy đổi khi xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư của Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước (áp dụng đối với trường hợp thăng hạng từ chức danh trợ lý nghiên cứu (hạng IV) lên chức danh nghiên cứu viên (hạng III);

Xem nội dung VB
Điều 8. Kỹ sư cao cấp (hạng I) - Mã số: V.05.02.05
...

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
...

d) Đã tham gia ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia (hoặc chủ trì ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh) được nghiệm thu ở mức đạt trở lên và chủ trì ít nhất 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở được nghiệm thu ở mức đạt trở lên;

đ) Viên chức thăng hạng từ chức danh kỹ sư chính lên chức danh kỹ sư cao cấp (hạng I) phải có thời gian giữ chức danh kỹ sư chính (hạng II) hoặc tương đương tối thiểu là 6 (sáu) năm, trong đó thời gian giữ chức danh kỹ sư chính (hạng II) gần nhất tối thiểu là 2 (hai) năm.

Xem nội dung VB
Điều 8. Kỹ sư cao cấp (hạng I) - Mã số: V.05.02.05
...

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ nói chung, phương hướng, nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ của ngành nói riêng; am hiểu tình hình sản xuất, trình độ công nghệ nói chung và tình hình sản xuất, trình độ công nghệ của ngành; nắm chắc và kịp thời các thành tựu và xu hướng phát triển khoa học và công nghệ, những tiến bộ khoa học và công nghệ quan trọng trong nước và nước ngoài;

b) Có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực chuyên ngành kỹ thuật đảm nhiệm và những kiến thức cơ bản của một số chuyên ngành kỹ thuật liên quan; có hiểu biết sâu rộng và kinh nghiệm về hoạt động phát triển, ứng dụng, triển khai công nghệ trong phạm vi ngành kinh tế - kỹ thuật đảm nhiệm;

c) Có khả năng tư duy độc lập, sáng tạo và phương pháp xử lý các vấn đề kinh tế - kỹ thuật phức tạp liên quan đến chuyên ngành đảm nhiệm. Có khả năng tập hợp các cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ có năng lực, tổ chức chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ và tổng kết thực tiễn; có khả năng kết nối các tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ với doanh nghiệp.

d) Đã tham gia ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia (hoặc chủ trì ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh) được nghiệm thu ở mức đạt trở lên và chủ trì ít nhất 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở được nghiệm thu ở mức đạt trở lên;

đ) Viên chức thăng hạng từ chức danh kỹ sư chính lên chức danh kỹ sư cao cấp (hạng I) phải có thời gian giữ chức danh kỹ sư chính (hạng II) hoặc tương đương tối thiểu là 6 (sáu) năm, trong đó thời gian giữ chức danh kỹ sư chính (hạng II) gần nhất tối thiểu là 2 (hai) năm.

Xem nội dung VB
Điều 9. Kỹ sư chính (hạng II) - Mã số: V.05.02.06
...

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
...

d) Đã chủ trì 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh ở mức đạt trở lên hoặc tham gia ít nhất 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh được nghiệm thu ở mức đạt trở lên;

đ) Viên chức thăng hạng từ chức danh kỹ sư lên chức danh kỹ sư chính (hạng II) phải có thời gian giữ chức danh kỹ sư (hạng III) hoặc tương đương tối thiểu là 9 (chín) năm, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh kỹ sư (hạng III) tối thiểu là 2 (hai) năm.

Xem nội dung VB
Điều 9. Kỹ sư chính (hạng II) - Mã số: V.05.02.06
...

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Nắm vững đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, phương hướng, nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ của ngành và đơn vị; những thành tựu và xu hướng phát triển khoa học và công nghệ, những tiến bộ khoa học và công nghệ quan trọng trong nước và trên thế giới liên quan đến chuyên ngành và đơn vị;

b) Có kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành kỹ thuật phù hợp với nhiệm vụ được giao và kiến thức cơ sở về một chuyên ngành liên quan; am hiểu tình hình kinh tế - xã hội nói chung và tình hình sản xuất, trình độ công nghệ của ngành và của đơn vị; có kiến thức về kinh tế, hiểu biết sâu sắc về nghiệp vụ phát triển, ứng dụng và triển khai công nghệ chuyên ngành; nắm vững phương pháp tổ chức, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật được giao và các quy định an toàn lao động, vệ sinh lao động;

c) Có khả năng làm việc độc lập, tư duy sáng tạo và tập hợp để thực hiện nhiệm vụ, tổng kết thực tiễn; có khả năng kết nối các tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ với doanh nghiệp;

d) Đã chủ trì 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh ở mức đạt trở lên hoặc tham gia ít nhất 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh được nghiệm thu ở mức đạt trở lên;

đ) Viên chức thăng hạng từ chức danh kỹ sư lên chức danh kỹ sư chính (hạng II) phải có thời gian giữ chức danh kỹ sư (hạng III) hoặc tương đương tối thiểu là 9 (chín) năm, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh kỹ sư (hạng III) tối thiểu là 2 (hai) năm.

Xem nội dung VB
Điều 10. Kỹ sư (hạng III) - Mã số: V.05.02.07
...

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
...

d) Đã chủ trì 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở được nghiệm thu ở mức đạt trở lên hoặc tham gia ít nhất 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở được nghiệm thu ở mức đạt trở lên (áp dụng đối với trường hợp thăng hạng từ chức danh kỹ thuật viên (hạng IV) lên chức danh kỹ sư (hạng III);

Xem nội dung VB