Thông tư 01/2017/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính đối với Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
Số hiệu: 01/2017/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trần Văn Hiếu
Ngày ban hành: 05/01/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 01/03/2017 Số công báo: Từ số 161 đến số 162
Lĩnh vực: Tài chính, Ngân hàng, tiền tệ, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/2017/TT-BTC

Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2017

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM

Căn cứ Luật Doanh nghiệp s 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định s 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty quản tài sn của các tchức tín dụng Việt Nam;

Căn cứ Nghị định s 34/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một sđiều của Nghị định s 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 18/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một sđiều của Nghị định s 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định về thành lập, tchức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định s87/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vn nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn chế độ tài chính đối với Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này hướng dẫn chế độ tài chính đối với Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (sau đây gọi tt là VAMC).

2. Chế độ tài chính ca VAMC thực hiện theo quy định của Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nghị định số 53/2013/NĐ-CP); Nghị định số 34/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bsung một số điều của Nghị định s53/2013/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định s34/2015/NĐ-CP); Nghị định s 18/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ sa đi, bsung một số điều của Nghị định số 53/2013/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định số 18/2016/NĐ-CP), các nội dung hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này. Đi với các nội dung về cơ chế tài chính chưa được quy định tại các Nghị định nêu trên, VAMC thc hiện theo pháp Luật áp dụng với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

3. Thông tư này áp dụng đối với VAMC, tổ chức tín dụng thực hiện bán nợ cho VAMC, tổ chức và cá nhân có liên quan.

Điều 2. Vốn hoạt động của VAMC

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu gồm:

1.1 Vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng.

1.2 Quỹ đầu tư phát triển.

1.3 Các nguồn vốn chủ sở hữu khác theo quy định của pháp luật đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

2. Vốn huy động:

2.1 Trái phiếu do VAMC phát hành để mua nợ xấu theo giá trị thị trường và trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2.2 Các nguồn vốn huy động khác theo quy định của pháp luật đối với Công ty trách nhiệm hu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Điều 3. Sử dụng vốn, tài sản

1. VAMC có trách nhiệm quản lý, sử dụng, theo dõi toàn bộ tài sản và vốn hiện có, thực hiện hạch toán theo đúng chế độ kế toán hiện hành; phản ánh đy đủ, chính xác, kịp thời tình hình sử dụng, biến động của vốn và tài sản trong quá trình kinh doanh; xác định trách nhiệm và hình thức xử lý đi với từng b phn, cá nhân trong trường hợp làm hư hỏng, mt mát tài sản, tin vn của VAMC.

2. VAMC được sử dụng vốn hoạt động để phục vụ hoạt động kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 53/2013/NĐ-CP , Nghị định số 34/2015/NĐ-CP , Nghị định số 18/2016/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung khác (nếu có), hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan theo nguyên tắc đảm bảo an toàn và phát triển vốn:

2.1 Trái phiếu đặc biệt chỉ được sử dụng để mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo quy định tại khoản 1, Điều 7 Nghị định số 53/2013/NĐ-CP.

2.2 VAMC được sử dụng các nguồn vốn hợp pháp của VAMC ngoại trừ trái phiếu đặc biệt quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 53/2013/NĐ-CP để mua các khoản nợ xấu theo giá trị thị trường theo quy định tại khoản 2, Điều 7 Nghị định số 53/2013/NĐ-CPKhoản 5 Điều 1 Nghị định số 34/2015/NĐ-CP. Khoản nợ VAMC mua theo giá trị thị trường khi chuyển thành vốn góp, vốn cổ phần được xác định là một khoản đầu tư. VAMC thực hiện theo dõi và hạch toán khoản đầu tư này theo quy định của pháp luật.

2.3 VAMC được sử dụng vốn để đầu tư, mua sắm tài sản cố định phục vụ hoạt động của VAMC theo nguyên tắc trang bị phù hợp với nhu cầu hoạt động của VAMC, hiệu quả, tiết kiệm và tuân thủ các quy định của Nhà nưc đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ về đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định.

2.4 VAMC chỉ được sử dụng vốn để đầu tư ra ngoài (không tng qua việc mua bán nợ và tài sản) dưới các hình thức sau:

a) Gửi tiền tại các ngân hàng thương mại đảm bảo an toàn vốn và hiệu quả;

b) Tham gia góp vốn, mua cổ phần theo quy định tại điểm g, khoản 1 Điều 12 Nghị định số 53/2013/NĐ-CP.

2.5 Sửa chữa, nâng cấp tài sản đảm bảo đã được VAMC thu nợ theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 12 Nghị định 53/2013/NĐ-CP nhằm mục đích gia tăng giá trị, tạo thuận lợi cho việc xử lý tài sản để thu hồi nợ.

2.6 VAMC được sử dụng vốn để đầu tư, cung cấp tài chính cho khách hàng vay để xử lý khó khăn tài chính tạm thời và phục hồi sản xuất kinh doanh theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 53/2013/NĐ-CP.

2.7 VAMC thực hiện trích lập các khoản dự phòng rủi ro vào chi phí hoạt động theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.

3. Việc thuê tài sản hoạt động; quản lý sử dụng tài sản cố định; cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản; thanh lý, nhượng bán tài sản cố định của VAMC thực hiện theo quy định của Nhà nước đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Điều 4. Trích lập và sử dụng dự phòng

1. Đối với các khoản nợ xấu được mua theo giá trị thị trường: VAMC thực hiện trích lập và sử dụng dự phòng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2. Đối với các khoản bảo lãnh quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định 53/2013/NĐ-CP, các khoản đầu tư, cung cấp tài chính cho khách hàng vay dưới hình thức bảo lãnh, cho vay: VAMC thực hiện trích lập và sử dụng dự phòng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

3. Đối với dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng phải thu khó đòi (trừ các khoản phải thu từ tchức tín dụng): VAMC thực hiện trích lập và sử dụng dự phòng theo quy định chung áp dụng đối với doanh nghiệp.

Điều 5. Quản lý doanh thu và chi phí của VAMC

1. Hội đồng thành viên VAMC chịu trách nhiệm trước Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và trước pháp luật trong việc tổ chức quản lý chặt chẽ, đảm bảo tính đúng đắn, trung thực, hợp pháp của các khoản doanh thu và chi phí của VAMC.

2. Toàn bộ các khoản doanh thu và chi phí phát sinh trong hoạt động của VAMC phải có đầy đủ hồ sơ, chứng từ theo quy định của pháp luật và phản ánh đầy đủ trong sổ sách kế toán của VAMC.

3. Các khoản doanh thu và chi phí của VAMC được xác định bằng đồng Việt Nam, trường hợp thu hoặc chi bằng ngoại tệ phải quy đổi v đng Việt Nam theo quy đnh của pháp luật hiện hành.

4. Việc ghi nhận doanh thu, chi phí của VAMC phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí.

Điều 6. Doanh thu

1. Nội dung doanh thu của VAMC thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 53/2013/NĐ-CP, khoản 13 Điều 1 Nghị định số 34/2015/NĐ-CP, Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 18/2016/NĐ-CP.

2. Đối với khoản thu theo quy định tại Khoản 1, Điều 1 Nghị định số 18/2016/NĐ-CP, VAMC thực hiện như sau:

2.1 Khoản thu của VAMC tính trên số dư nợ gốc còn lại cuối kỳ của khoản nợ được mua bằng trái phiếu đặc biệt

a) Hàng năm, VAMC hạch toán vào doanh thu một khoản tiền tính trên số dư nợ gốc còn lại cuối kỳ của khoản nợ đang hạch toán nội bảng trên bảng cân đi kế toán của VAMC theo tỷ lệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định sau khi thống nhất với Bộ Tài chính.

b) Số dư còn lại cuối kỳ của khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt là giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ xấu tại VAMC vào thời điểm 31/12 ca năm xác định khoản thu, hoặc tại ngày trái phiếu đặc biệt được thanh toán.

2.2 Khoản thu của VAMC từ số tiền thu hồi khoản nợ xu được mua bằng trái phiếu đặc biệt

a) VAMC hạch toán vào doanh thu một khoản tiền tính trên số tiền thu hồi khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt theo tỷ lệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định sau khi thống nhất với Bộ Tài chính, trừ đi số tiền VAMC đã thu hàng năm tính trên số dư nợ gốc còn lại cuối kỳ của chính khoản nợ đó quy định tại Tiết a, Điểm 2.1, Khoản 2 Điều này.

Trường hợp số tiền này nhỏ hơn số tiền VAMC đã thu hàng năm quy định tại Tiết a, Điểm 2.1, Khoản 2 Điều này thì VAMC không phải hoàn trả tổ chức tín dụng số tiền đã thu.

b) Số tiền thu hồi nợ của các khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt của VAMC là các khoản tiền VAMC thu được thông qua thực hiện các biện pháp xử lý nợ xấu quy định tại Điều 16 Nghị định số 53/2013/NĐ-CP và Nghị định số 34/2015/NĐ-CP .

3. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu

3.1 Đối với khoản thu của VAMC tính trên số dư nợ gốc còn lại cuối kỳ của khoản nợ được mua bằng trái phiếu đặc biệt: VAMC hạch toán vào thu nhập tại thời điểm ngày 31/12 hàng năm hoặc tại thời điểm trái phiếu đặc biệt được thanh toán.

3.2 Đối với khoản thu của VAMC từ số tiền thu hồi khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt: VAMC hạch toán vào thu nhập chậm nhất tại thời điểm cuối tháng của tháng thu hồi được nợ.

3.3 Đối với khoản thu từ bán nợ, bán tài sản đảm bảo đối với khoản nợ mua theo giá thị trường: VAMC hạch toán vào thu nhập tại thời điểm chuyển quyền và nghĩa vụ cho người mua.

3.4 Đối với khoản thu từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần: doanh thu là slãi được chia khi có nghị quyết hoặc quyết định chia.

3.5 Đối với khoản thu từ các hoạt động khác (bao gồm thu từ hoạt động tư vấn, môi giới mua, bán, xử lý nợ và tài sản; thu từ các hoạt động cho thuê, khai thác tài sản; thu từ hoạt động tài chính; thu từ hoạt động đấu giá tài sản và các khoản thu khác): Doanh thu là toàn bộ số tiền được khách hàng chấp nhận thanh toán không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền.

3.6 Đối với các khoản thu phải thu từ tổ chức tín dụng đã hạch toán vào doanh thu nhưng đến kỳ hạn thu không thu được VAMC hạch toán vào chi phí và theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu. Khi thu được thì hạch toán vào doanh thu hoạt động kinh doanh. Các khoản phải thu còn lại, VAMC trích lập dự phòng theo quy đnh pháp luật đối với doanh nghiệp.

Điều 7. Chi phí

1. Nội dung chi phí của VAMC thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 53/2013/NĐ-CP.

2. Nguyên tắc ghi nhận chi phí

2.1 Đối với chi phí mua các khoản nợ xấu theo giá trị thị trường được hạch toán khi có phát sinh thu nhập từ việc xử lý khoản nợ xấu như sau:

a) Trường hợp khoản nợ được thu hồi nhiều lần:

- Trường hợp doanh thu thu được trong kỳ từ việc xử lý nợ (thu nợ từ khách nợ; bán nợ; khai thác, bán tài sản đảm bảo của khoản nợ) lớn hơn hoặc bng chi phí mua khoản nợ: thực hiện kết chuyển toàn bộ chi phí mua khoản nợ vào chi phí trong kỳ.

- Trường hợp doanh thu thu được trong kỳ từ việc xử lý nợ (thu nợ từ khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ và bên bảo đảm; bán nợ; khai thác, bán tài sản đảm bảo ca khoản nợ) nhỏ hơn chi phí mua khoản nợ:

Thực hiện kết chuyển một phần chi phí mua khoản nợ vào chi phí trong kỳ với mức bằng số tiền thực tế thu được từ việc xử lý khoản nợ.

Khi khoản nợ tiếp tục được thu hồi thì phần chi phí mua khoản nợ được tiếp tục kết chuyển vào chi phí theo nguyên tắc nêu trên.

Khi phần còn lại cuối cùng của khoản nợ được thu hồi thì kết chuyển toàn bộ phần chi phí mua khoản nợ còn lại vào chi phí trong kỳ.

b) Trường hợp khoản nợ được thu hồi một lần: thực hiện kết chuyển toàn bộ chi phí mua khoản nợ đó vào chi phí trong kỳ tại thời điểm thu hi được nợ.

2.2 Đối với chi phí cho việc sa chữa, nâng cấp tài sản:

a) Đối với trường hợp khoản nợ xấu được mua theo giá trị thị trường: VAMC được hạch toán chi phí ứng trước (chi tiết theo từng khoản nợ) tương ứng với chi phí cho việc sửa chữa, nâng cấp tài sn. Khi bán được tài sản hoặc thu hi được khoản nợ xấu gắn với tài sản hoặc thu được tiền từ việc khai thác tài sản thì số tiền thu được phải hạch toán doanh thu, đng thời việc tt toán khoản chi phí ứng trước tương ng với chi phí VAMC đã sử dụng để sa chữa, nâng cấp tài sản thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.

b) Đối với trường hợp khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt: VAMC được hạch toán chi phí ứng trước (chi tiết theo từng khoản nợ) tương ứng với chi phí cho việc sa chữa, nâng cp tài sản. Khi bán được tài sản hoặc thu hi được khoản nợ xấu gắn với tài sản hoặc thu được tiền từ việc khai thác tài sản VAMC thực hiện tất toán dần khoản phải thu tương ứng với chi phí VAMC đã sử dụng để sửa chữa, nâng cấp tài sản.

2.3 Đối với các khoản chi khác (bao gồm chi phí đòi nợ; chi phí tư vấn, môi gii mua, bán, xử lý nợ và tài sản; chi phí cho hoạt động bán nợ, bán cổ phần và chuyển nhượng vốn góp; chi phí trích lập dự phòng rủi ro; chi tiền lương, tiền thưởng, chi phụ cấp cho cán bộ, nhân viên; chi phí đấu giá tài sản; chi phí qun lý công ty; chi trả lãi tiền vay; chi phí về tài sản và các khoản chi khác): VAMC chỉ ghi nhận vào chi phí những khoản phải chi thực tế phát sinh căn cứ vào hóa đơn chứng từ hợp lý, hợp lệ của từng khoản chi.

3. VAMC không được tính vào chi phí các khoản sau:

3.1 Các khoản chi không liên quan đến hoạt động kinh doanh của VAMC.

3.2 Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính mà cá nhân phải nộp phạt theo quy định của pháp luật.

3.3 Các khoản chi không có chứng từ hp lệ.

3.4 Các khoản đã hạch toán chi nhưng thực tế không chi trả.

3.5 Các khoản chi do các nguồn kinh phí khác đài thọ.

3.6 Các khoản chi không hợp lý, hợp lệ khác.

Điều 8. Phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ.

1. Lợi nhuận của VAMC được xác định bằng tổng doanh thu phát sinh trong kỳ trừ đi tổng các khoản chi phí hợp lý phát sinh trong kỳ theo quy định.

2. Phân phối lợi nhuận và trích lập các qucủa VAMC.

Lợi nhuận của VAMC sau khi bù đắp lỗ năm trước, hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật, phần lợi nhuận còn lại được phân phối theo thứ tự như sau:

2.1 Trích tối đa 30% vào quỹ đầu tư phát triển.

2.2 Trích quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi cho người lao động tại VAMC. Việc trích quỹ khen thưng, quỹ phúc lợi cho người lao động được thực hiện theo quy định của pháp luật về trích quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

2.3 Trích quỹ thưởng người quản lý, kiểm soát viên VAMC. Việc trích quỹ thưởng người quản lý, kiểm soát viên VAMC được thực hiện theo quy định của pháp luật về trích quỹ thưởng người qun lý, kiểm soát viên đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nm giữ 100% vn điều lệ.

2.4 Trường hợp số lợi nhuận còn lại sau khi trích lập quỹ đầu tư phát triển quy định tại điểm 2.1 khoản này mà không đủ nguồn để trích các quỹ khen thưởng, quphúc lợi cho người lao động, quỹ thưng người qun lý, kim soát viên VAMC theo mức quy định thì VAMC được giảm trừ phn lợi nhuận trích lập quỹ đu tư phát triển để bổ sung nguồn trích lập đủ quỹ khen thưng, phúc lợi cho người lao động; quthưởng người quản lý, kiểm soát viên theo mức quy định, nhưng mức giảm ti đa không quá mức trích vào quđầu tư phát triển trong năm tài chính.

2.5 Lợi nhuận còn lại (nếu có) sau khi trích lập theo quy định tại điểm 2.1, điểm 2.2, điểm 2.3, điểm 2.4 khoản này được nộp về ngân sách nhà nước.

Điều 9. Quản lý và sử dụng các quỹ

VAMC quản lý và sử dụng các quỹ theo quy định hiện hành của Nhà nước đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nm giữ 100% vốn điều lệ.

Điều 10. Kế hoạch tài chính, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại; chế độ kế toán, thống kê, kiểm toán; báo cáo và công khai tài chính

1. Kế hoạch tài chính, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại của VAMC được thực hiện theo quy định hiện hành ca Nhà nước đi với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lvà quy định tại Thông tư này v đc thù của VAMC, cụ th:

1.1 VAMC có trách nhiệm lập và gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính dự kiến kế hoạch tài chính trước ngày 01 tháng 3 năm kế hoạch.

1.2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện rà soát kế hoạch tài chính do VAMC lập để có ý kiến chính thức bng văn bản và giao cho VAMC trước ngày 30 tháng 4 năm kế hoạch các ch tiêu kế hoạch; các chỉ tiêu đánh giá hiệu quhoạt động và xếp loại VAMC. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại không được điều chỉnh trong sut kỳ thực hiện kế hoạch (trừ các trường hợp bất khả kháng lớn).

1.3. Căn cứ các chỉ tiêu kế hoạch được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giao, Chủ tịch Hội đồng thành viên VAMC phê duyệt kế hoạch tài chính chi tiết để thực hiện.

2. VAMC tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê theo quy định của pháp luật hiện hành; lập, ghi chép chứng từ ban đầu, cập nhật sổ sách kế toán, đảm bảo phản ánh đầy đủ, kịp thời, trung thực, chính xác, khách quan các hoạt động kinh tế, tài chính.

3. Năm tài chính của VAMC bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.

4. Cuối kỳ kế toán (quý, năm), VAMC lập, trình bày, gửi báo cáo tài chính cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành.

5. VAMC gửi Báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán bởi Kiểm toán Nhà nước hoặc kiểm toán độc lập kèm theo Báo cáo kiểm toán cho Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đồng thời đăng tải Báo cáo này trên trang tin điện tử website của VAMC ngay sau khi nhận được báo cáo kiểm toán.

6. Ngoài các báo cáo tài chính, thống kê định kỳ lập và gửi theo quy định, VAMC phải thực hiện lập và gửi các báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và cơ quan quản lý nhà nước.

Điều 11. Trách nhiệm của cơ quan quản lý

1. Trách nhiệm của Bộ Tài chính:

1.1 Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài chính đối với VAMC theo quy định của pháp luật;

1.2 Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý các vấn đề về tài chính của VAMC.

2. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

2.1 Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với toàn bộ hoạt động của VAMC theo quy định của pháp luật. Định kỳ hàng quý, năm (chậm nhất trong vòng 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý, năm), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo cho Bộ Tài chính tình hình tài chính của VAMC và các vi phạm về chế độ tài chính của VAMC được phát hiện trong quá trình kiểm tra, thanh tra, giám sát (nếu có) để có biện pháp phối hợp xử lý kịp thời.

2.2 Thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đi với VAMC:

a) Quyết định và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trong phạm vi thẩm quyền của chủ sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật.

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết đnh các vn đề liên quan đến tài chính vượt thẩm quyền.

c) Căn cứ quy định của pháp luật và đặc thù hoạt động của VAMC để quy định hướng dẫn và thực hiện giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại đối với VAMC và gửi Bộ Tài chính kế hoạch giám sát tài chính, báo cáo kết quả giám sát tài chính theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp nhà nước.

d) Chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thay đi mức vốn điều lệ của VAMC căn cứ đề nghị của Hội đng thành viên VAMC.

Điều 12. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 21 tháng 2 năm 2017 và áp dụng từ năm tài chính 2016.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 209/2013/TT-BTC ngày 27/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính đối với VAMC, Thông tư s171/2015/TT-BTC ngày 09/11/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 209/TT-BTC.

3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, xem xét, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban c
a Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện kiểm sát nhân dân t
i cao;
- T
òa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Bộ Tư pháp;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Vụ Pháp chế, Vụ CĐKT&KT; Cục TCDN;
- Lưu: VT, Vụ TCNH (50b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Hiếu

 

Điều 7. Phương thức Công ty Quản lý tài sản mua nợ xấu của tổ chức tín dụng

1. Mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị ghi sổ bằng trái phiếu đặc biệt do Công ty Quản lý tài sản phát hành.

Xem nội dung VB
Điều 7. Phương thức Công ty Quản lý tài sản mua nợ xấu của tổ chức tín dụng

1. Mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị ghi sổ bằng trái phiếu đặc biệt do Công ty Quản lý tài sản phát hành.

Xem nội dung VB
Điều 7. Phương thức Công ty Quản lý tài sản mua nợ xấu của tổ chức tín dụng
...

2. Mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị thị trường bằng nguồn vốn không phải trái phiếu đặc biệt.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam như sau:
...

5. Bổ sung Điều 14a vào sau Điều 14 như sau:

“Điều 14a. Phát hành trái phiếu để mua nợ theo giá trị thị trường

1. Công ty Quản lý tài sản được phát hành trái phiếu để mua nợ xấu theo giá trị thị trường trên cơ sở kế hoạch phát hành trái phiếu được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

2. Việc phát hành trái phiếu của Công ty Quản lý tài sản không phải áp dụng quy định về nguyên tắc, điều kiện phát hành, hồ sơ phát hành trái phiếu theo quy định của Chính phủ về phát hành trái phiếu doanh nghiệp và không áp dụng quy định về nguyên tắc huy động vốn theo quy định của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

3. Công ty Quản lý tài sản được phát hành trái phiếu theo các phương thức:

a) Đấu thầu phát hành;

b) Bảo lãnh phát hành;

c) Đại lý phát hành;

d) Bán trực tiếp.

4. Trái phiếu của Công ty Quản lý tài sản do tổ chức tín dụng nắm giữ được sử dụng để tham gia nghiệp vụ thị trường mở và tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước.

5. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể việc phát hành trái phiếu của Công ty Quản lý tài sản.”

Xem nội dung VB
Điều 12. Hoạt động của Công ty Quản lý tài sản
...

1. Công ty Quản lý tài sản được thực hiện các hoạt động sau đây:
...

g) Đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần;

Xem nội dung VB
Điều 12. Hoạt động của Công ty Quản lý tài sản
...

1. Công ty Quản lý tài sản được thực hiện các hoạt động sau đây:
...

d) Đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê tài sản bảo đảm đã được Công ty Quản lý tài sản thu nợ;

Xem nội dung VB
Điều 17. Biện pháp cơ cấu lại nợ xấu, hỗ trợ khách hàng vay của Công ty Quản lý tài sản
...

3. Trong trường hợp đánh giá khách hàng vay có khả năng phục hồi tốt, Công ty Quản lý tài sản xem xét, đầu tư, cung cấp tài chính để hỗ trợ khách hàng vay xử lý khó khăn tài chính tạm thời và phục hồi sản xuất kinh doanh.

Xem nội dung VB
Điều 17. Biện pháp cơ cấu lại nợ xấu, hỗ trợ khách hàng vay của Công ty Quản lý tài sản
...

4. Công ty Quản lý tài sản thực hiện bảo lãnh cho khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng trong trường hợp đánh giá khách hàng có khả năng phục hồi tốt hoặc có dự án mới có hiệu quả đảm bảo trả được nợ vay.

Xem nội dung VB
Điều 23. Cơ chế tài chính và chế độ kế toán của Công ty Quản lý tài sản

1. Doanh thu của Công ty Quản lý tài sản, trong đó bao gồm:

a) Tiền thu được do đòi nợ, khách hàng trả;

b) Tiền thu từ bán nợ, tài sản bảo đảm;

c) Thu từ đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần;

d) Phí, hoa hồng được hưởng từ các hoạt động tư vấn, môi giới mua, bán, xử lý nợ và tài sản;

đ) Tiền thu từ các hoạt động cho thuê, khai thác tài sản;

e) Thu từ hoạt động tài chính;

g) Thu nhập bất thường;

h) Thu phí đấu giá tài sản;

i) Các khoản thu khác

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam như sau:
...

13. Sửa đổi, bổ sung Điểm a và bổ sung Điểm k vào Khoản 1 Điều 23 như sau:

“a) Tiền thu từ hoạt động thu hồi nợ;”

“k) Tiền thu theo quy định tại Điểm l Khoản 1 Điều 13 Nghị định này.”

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung Điểm i và Điểm l của Khoản 1 Điều 13 như sau:

“i) Đối với Khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt, Công ty Quản lý tài sản được thu một số tiền trên số tiền thu hồi Khoản nợ xấu theo tỷ lệ do Ngân hàng Nhà nước quy định sau khi thống nhất với Bộ Tài chính trừ đi số tiền Công ty Quản lý tài sản đã thu theo quy định tại Điểm l Khoản này, trong trường hợp số tiền thu được từ thu hồi Khoản nợ xấu lớn hơn số tiền đã thu theo Điểm l Khoản này.

Trong trường hợp số tiền này nhỏ hơn số tiền Công ty Quản lý tài sản đã thu theo Điểm l Khoản này thì Công ty Quản lý tài sản không phải hoàn trả tổ chức tín dụng số tiền đã thu theo Điểm l Khoản này;”.

“l) Đối với Khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt, hàng năm, Công ty Quản lý tài sản được thu một số tiền theo một tỷ lệ do Ngân hàng Nhà nước quy định sau khi thống nhất với Bộ Tài chính tính trên số dư nợ gốc còn lại cuối kỳ của Khoản nợ đang được hạch toán nội bảng trên bảng cân đối kế toán của Công ty Quản lý tài sản.

Số tiền tổ chức tín dụng trả cho Công ty Quản lý tài sản theo quy định tại Điểm i và Điểm l Khoản này được hạch toán vào chi phí của tổ chức tín dụng;”.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung Điểm i và Điểm l của Khoản 1 Điều 13 như sau:

“i) Đối với Khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt, Công ty Quản lý tài sản được thu một số tiền trên số tiền thu hồi Khoản nợ xấu theo tỷ lệ do Ngân hàng Nhà nước quy định sau khi thống nhất với Bộ Tài chính trừ đi số tiền Công ty Quản lý tài sản đã thu theo quy định tại Điểm l Khoản này, trong trường hợp số tiền thu được từ thu hồi Khoản nợ xấu lớn hơn số tiền đã thu theo Điểm l Khoản này.

Trong trường hợp số tiền này nhỏ hơn số tiền Công ty Quản lý tài sản đã thu theo Điểm l Khoản này thì Công ty Quản lý tài sản không phải hoàn trả tổ chức tín dụng số tiền đã thu theo Điểm l Khoản này;”.

“l) Đối với Khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt, hàng năm, Công ty Quản lý tài sản được thu một số tiền theo một tỷ lệ do Ngân hàng Nhà nước quy định sau khi thống nhất với Bộ Tài chính tính trên số dư nợ gốc còn lại cuối kỳ của Khoản nợ đang được hạch toán nội bảng trên bảng cân đối kế toán của Công ty Quản lý tài sản.

Số tiền tổ chức tín dụng trả cho Công ty Quản lý tài sản theo quy định tại Điểm i và Điểm l Khoản này được hạch toán vào chi phí của tổ chức tín dụng;”.

Xem nội dung VB
Điều 16. Các biện pháp xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm của Công ty Quản lý tài sản

1. Thực hiện các quyền của chủ nợ, bên nhận bảo đảm đối với khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm nhằm thu hồi nợ, tài sản bảo đảm.

2. Tổ chức đôn đốc, yêu cầu trả nợ, thu nợ từ khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ và bên bảo đảm.

3. Thực hiện cơ cấu lại khoản nợ xấu, hỗ trợ khách hàng vay theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.

4. Thỏa thuận với khách hàng vay về việc chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần để tham gia cơ cấu lại tài chính và hoạt động của khách hàng vay.

5. Thu nợ bằng nhận chính tài sản bảo đảm của khoản nợ; thu hồi, thu giữ và xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật.

6. Bán nợ cho các tổ chức, cá nhân.

*Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Nghị định 34/2015/NĐ-CP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam như sau:
...
6. Khoản 6...Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“6. Bán nợ cho các tổ chức, cá nhân. Việc bán nợ cho các tổ chức, cá nhân là người không cư trú được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.*

7. Khởi kiện khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm ra Tòa án.

*Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Nghị định 34/2015/NĐ-CP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam như sau:
...
6. ...Khoản 7 Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:
...
7. Khởi kiện hoặc ủy quyền hoặc chuyển giao quyền cho tổ chức tín dụng bán nợ khởi kiện khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm ra Tòa án; ủy quyền hoặc chuyển giao quyền cho tổ chức tín dụng bán nợ thực hiện quyền và trách nhiệm của Công ty Quản lý tài sản trong thi hành án.”*

8. Nộp đơn yêu cầu Tòa án tiến hành các thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản đối với khách hàng vay không có khả năng trả nợ và đối với bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.

Xem nội dung VB
Điều 23. Cơ chế tài chính và chế độ kế toán của Công ty Quản lý tài sản
...

2. Chi phí kinh doanh của Công ty Quản lý tài sản, trong đó bao gồm:

a) Chi phí mua nợ;

b) Chi phí đòi nợ;

c) Chi phí tư vấn, môi giới mua, bán, xử lý nợ và tài sản;

d) Chi phí cho hoạt động bán nợ, bán cổ phần và chuyển nhượng vốn góp;

đ) Chi phí bảo quản, đầu tư, sửa chữa, nâng cấp tài sản;

e) Chi phí trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu mua theo giá trị thị trường; cho khoản đầu tư, cung cấp tài chính và bảo lãnh quy định tại Khoản 3, 4 Điều 17 Nghị định này.

g) Chi tiền lương, tiền thưởng, chi phụ cấp cho cán bộ, nhân viên theo quy định tại Điểm a Khoản 6 Điều này;
h) Chi phí đấu giá tài sản;

i) Chi phí quản lý công ty;

k) Chi trả lãi tiền vay;

l) Chi phí về tài sản;

m) Các khoản chi khác.

Xem nội dung VB
- Điều này được bổ sung bởi Điều 2 Thông tư 84/2020/TT-BTC

Điều 2. Bổ sung khoản 7 Điều 10 Thông tư số 01/2017/TT-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính đối với Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam như sau:

“7. Thời gian chốt số liệu và phương thức gửi báo cáo:

a) Thời gian chốt số liệu:

- Thời gian chốt số liệu kế hoạch tài chính quy định tại khoản 1 Điều này: Tính từ ngày 01 tháng 01 năm kế hoạch đến ngày 31 tháng 12 năm kế hoạch.

- Thời gian chốt số liệu báo cáo tài chính quý, năm quy định tại khoản 4 Điều này:

+ Đối với báo cáo tài chính quý: Tính từ ngày đầu tiên của quý báo cáo đến ngày cuối cùng của quý báo cáo (đối với số liệu lũy kế là ngày đầu năm báo cáo).

+ Đối với báo cáo tài chính năm: Tính từ ngày 01 tháng 01 năm báo cáo đến ngày 31 tháng 12 năm báo cáo.

b) Phương thức gửi báo cáo thực hiện theo một trong các phương thức sau:

- Gửi trực tiếp dưới hình thức văn bản giấy;

- Gửi qua dịch vụ bưu chính dưới hình thức văn bản giấy;

- Gửi qua hệ thống thư điện tử hoặc hệ thống phần mềm thông tin báo cáo chuyên dùng;

- Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.

c) Nội dung, thời gian chốt số liệu và thời hạn gửi báo cáo đột xuất quy định tại khoản 6 Điều này thực hiện theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và cơ quan quản lý nhà nước."

Xem nội dung VB