Thông tư 01/2016/TT-BTNMT quy định kỹ thuật về công tác thăm dò cát, sỏi lòng sông và đất, đá làm vật liệu san lấp
Số hiệu: 01/2016/TT-BTNMT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường Người ký: Trần Hồng Hà
Ngày ban hành: 13/01/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 09/02/2016 Số công báo: Từ số 171 đến số 172
Lĩnh vực: Tài nguyên, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
 
MÔI TRƯỜNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/2016/TT-BTNMT

Hà Nội, ngày 13 tháng 01 năm 2016

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH KỸ THUẬT VỀ CÔNG TÁC THĂM DÒ CÁT, SỎI LÒNG SÔNG VÀ ĐẤT, ĐÁ LÀM VẬT LIỆU SAN LẤP

Căn cứ Luật Khoáng sản s 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Nghị định s 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khoáng sản;

Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định kỹ thuật về công tác thăm dò cát, sỏi lòng sông và đất, đá làm vật liệu san lấp.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định kỹ thuật về công tác thăm dò cát, sỏi lòng sông và đất, đá làm vật liệu san lấp.

2. Thông tư này được áp dụng đối với các cơ quan quản lý Nhà nước về khoáng sản; tổ chức, cá nhân được phép thăm dò, khai thác khoáng sản và tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Cát, sỏi lòng sông là sản phẩm tích tụ trong bãi bồi, thềm sông và cửa sông, bao gồm: cuội, sỏi, sạn, cát chỉ có giá trị sử dụng làm vật liệu xây dựng thông thường.

2. Đất, đá làm vật liệu san lấp là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường khi đáp ứng đủ quy định tại Khoản 1 Điều 64 Luật khoáng sản.

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT

Điều 3. Yêu cầu về cấp trữ lượng và mạng lưới thăm dò

1. Mỏ cát, sỏi lòng sông và đất, đá làm vật liệu san lấp thăm dò đến trữ lượng cấp 122.

2. Mạng lưới các công trình thăm dò.

a) Mạng lưới công trình thăm dò theo tuyến tối đa là 400m, công trình trên tuyến tối đa là 200m;

b) Đối với mỏ có diện tích nhỏ hơn 1ha và chiều dài phân bố không quá 500m phải có 01 công trình khống chế bề dày thân khoáng hoặc khống chế đến cốt cao dự kiến thăm dò ở trung tâm khu vực thăm dò;

c) Đo vẽ mô tả địa chất tại thực địa từng điểm lộ phải được mô tả được đặc điểm địa chất, thành phần, cấu tạo và xác định được ranh giới thân khoáng làm cơ sở xác đnh bề dày biên, bề dày trung bình của thân khoáng trong diện tích thăm dò.

Điều 4. Yêu cầu kỹ thuật công tác thăm dò

1. Công trình thăm dò đều phải xác định tọa độ, độ cao theo hệ tọa độ, độ cao Quốc gia (đảm bảo không chồng lấn với: khu vực thăm dò khác, khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khai thác tại thực địa).

2. Tùy theo diện tích, mức độ phức tạp về địa hình của mỏ và mục đích sử dụng, địa hình mỏ phải được đo vẽ ở tỷ lệ 1: 5.000 hoặc lớn hơn.

3. Công trình thăm dò phải được chọn phù hợp với cấu tạo và chiều dày các thân khoáng, đặc điểm địa hình.

4. Mạng lưới các công trình thăm dò thiết kế theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này.

5. Công trình khoan (nếu có) phải bảo đảm tỷ lệ mẫu lõi khoan lấy được qua các thân khoáng không dưới 70%.

6. Công trình: giếng, hào, hố, moong khai thác, các vết lộ tự nhiên và nhân tạo trong khu vực thăm dò đều phải được thu thập tài liệu, thành lập thiết đồ theo quy định hiện hành và thể hiện vị trí trên bản đồ tài liệu thực tế.

7. Đối với công tác địa chất thủy văn, địa chất công trình:

Về địa chất thủy văn: công tác đo vẽ địa chất thủy văn đối với mỏ không ngập nước phải xác định lượng sơ bộ lượng nước chảy vào mỏ, khả năng tháo khô khu mỏ. Đối với mỏ ngập nước phải dự kiến ảnh hưởng của hoạt động khai thác đến dòng chảy của sông;

Về địa chất công trình: căn cứ vào kết quả mẫu cơ lý, các khu vực có điều kiện địa chất công trình tương tự, xác định góc dốc bờ moong định hướng cho khai thác.

Điều 5. Yêu cầu về công tác nghiên cứu chất lượng

1. Công trình thăm dò đã thi công đều phải thu thập thành lập các loại tài liệu theo quy định hiện hành và lấy mẫu nghiên cứu chất lượng, số lượng, chủng loại mẫu phù hợp với mục đích nghiên cứu và được thể hiện trong đề án thăm dò. Đối với mẫu rãnh, chiều dài tối đa không quá 10m.

2. Mỏ đất, đá làm vật liệu san lấp phải lấy, gia công, phân tích các loại mẫu sau:

a) Mu cơ lý: lấy tại công trình thăm dò, mỗi tầng sản phẩm phải có 01 mẫu cơ lý toàn diện;

b) Mỗi tầng sản phẩm phải lấy 01 mẫu xác định: thể trọng lớn, độ ẩm, hệ số nở rời; 01 mẫu rãnh phân tích hóa toàn diện và hoạt độ phóng xạ.

3. Mỏ cát, sỏi lòng sông phải lấy, gia công, phân tích các loại mẫu sau:

a) Mu phân tích độ hạt: lấy, phân tích theo tầng sản phẩm và tuân thủ quy định về chiều dài đối với mẫu rãnh;

b) Mu hóa toàn diện và hoạt độ phóng xạ, mẫu cơ lý, mẫu trọng sa và mẫu thể trọng, mẫu xác định hệ số nở rời: phải lấy đại diện cho các tầng sản phẩm có mặt trong mỏ, tối thiểu 01 mẫu/01 tầng sản phẩm.

Ngoài ra tùy mục đích sử dụng có thể lấy, phân tích các loại mẫu khác phù hp với chỉ tiêu tính trữ lượng.

Quy trình lấy, gia công, phân tích và việc xử lý kiểm soát chất lượng mẫu cơ lý đối với đất, đá làm vật liệu san lấp; mẫu độ hạt đối với cát, sỏi lòng sông phải tuân thủ theo quy định hiện hành về kiểm soát chất lượng.

Điều 6. Yêu cầu về mức độ nghiên cứu và khoanh nối khối tính trữ lượng

1. Yêu cầu về mức độ nghiên cứu địa chất

a) Xác định được ranh giới, hình dạng của các thân khoáng; bề mặt địa hình;

b) Mỏ đất, đá làm vật liệu san lấp phải xác định tính chất cơ lý, chỉ tiêu về đất xây dựng.

2. Yêu cầu về khoanh nối ranh giới tính trữ lượng

Khối tính trữ lượng được khoanh định dựa vào công trình thăm dò, các điểm lộ được đo vẽ, mô tả địa chất. Ranh giới khối tính trữ lượng cấp 122 có thể ngoại suy, nhưng phần ngoại suy không quá 200m theo đường phương hoặc chiều dài phân bố thân khoáng và không quá 100m theo hướng cắm hoặc bề rộng thân khoáng. Đồng thời phần ngoại suy phải có kết quả đo vẽ địa chất đã khẳng định được đặc điểm địa chất khoáng sản tương tự với vị trí có công trình khống chế.

3. Yêu cầu về mức độ nghiên cứu khả thi

a) Chỉ tiêu tính trữ lượng được áp dụng theo các tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật hoặc theo chỉ tiêu (hàm lượng, thành phần vật chất của khoáng vật...) ở khu mỏ có điều kiện địa chất, khai thác tương tự đã được phê duyệt;

b) Đã sơ bộ lựa chọn được giải pháp kỹ thuật khai thác và hướng sử dụng phù hợp.

4. Yêu cầu về mức độ hiệu quả kinh tế

Trên cơ sở so sánh với các mỏ đang khai thác có điều kiện tương tự, chứng minh được việc khai thác có hiệu quả kinh tế tại thời điểm đánh giá trữ lượng.

Điều 7. Yêu cầu về công tác tính trữ lượng

1. Trữ lượng được tính trên cơ sở chỉ tiêu tính trữ lượng tương ứng với lĩnh vực sử dụng và được quy định cụ thể trong Đ án thăm dò.

2. Phải xác định sơ bộ ranh giới khai trường, góc dốc sườn tầng, góc dốc bờ moong kết thúc khai thác, hệ số bóc và khối lượng đất bóc.

3. Phương pháp tính trữ lượng được lựa chọn phù hợp với đặc điểm thân khoáng để đảm bảo độ tin cậy.

4. Trữ lượng được tính theo đơn vị m3.

Điều 8. Nội dung, hình thức trình bày các tài liệu của báo cáo thăm dò

Nội dung, hình thức trình bày các tài liệu của báo cáo thăm dò cát, sỏi lòng sông và đất, đá làm vật liệu san lấp thực hiện theo Quy định về trình tự, thủ tục trình duyệt, thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong báo cáo thăm dò khoáng sản ban hành kèm theo Thông tư số 16/2012/TT-BTNMT ngày 29 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 9. Tổ chức thực hiện

1. Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra thực hiện Thông tư này.

3. Trong trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo quy định mới.

Điều 10. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2016

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc, các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Kiểm toán Nhà nước;
- HĐND,
UBND các tnh, thành phtrực thuộc TW;
- Sở TN&MT các t
nh, thành phố trực thuộc TW;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);
- Công báo; Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ; Website Bộ TN&MT;

- Lưu: VT, PC, ĐCKS (300).

KT. BỘ TRƯỞNG
THTRƯỞNG




Trần Hồng Hà

 

Điều 64. Khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường

1. Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường bao gồm:

a) Cát các loại (trừ cát trắng silic) có hàm lượng SiO2 nhỏ hơn 85%, không có hoặc có các khoáng vật cansiterit, volframit, monazit, ziricon, ilmenit, vàng đi kèm nhưng không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

b) Đất sét làm gạch, ngói theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam, các loại sét (trừ sét bentonit, sét kaolin) không đủ tiêu chuẩn sản xuất gốm xây dựng, vật liệu chịu lửa samot, xi măng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam;

c) Đá cát kết, đá quarzit có hàm lượng SiO2 nhỏ hơn 85%, không chứa hoặc có chứa các khoáng vật kim loại, kim loại tự sinh, nguyên tố xạ, hiếm nhưng không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc không đủ tiêu chuẩn làm đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam;

d) Đá trầm tích các loại (trừ diatomit, bentonit, đá chứa keramzit), đá magma (trừ đá syenit nephelin, bazan dạng cột hoặc dạng bọt), đá biến chất (trừ đá phiến mica giàu vermiculit) không chứa hoặc có chứa các khoáng vật kim loại, kim loại tự sinh, đá quý, đá bán quý và các nguyên tố xạ, hiếm nhưng không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, không đủ tiêu chuẩn làm đá ốp lát, đá mỹ nghệ, nguyên liệu kỹ thuật felspat sản xuất sản phẩm gốm xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam;

đ) Đá phiến các loại, trừ đá phiến lợp, đá phiến cháy và đá phiến có chứa khoáng vật serixit, disten hoặc silimanit có hàm lượng lớn hơn 30%;

e) Cuội, sỏi, sạn không chứa vàng, platin, đá quý và đá bán quý; đá ong không chứa kim loại tự sinh hoặc khoáng vật kim loại;

g) Đá vôi, sét vôi, đá hoa (trừ nhũ đá vôi, đá vôi trắng và đá hoa trắng) không đủ tiêu chuẩn làm nguyên liệu sản xuất xi măng pooc lăng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam hoặc không đủ tiêu chuẩn làm nguyên liệu sản xuất đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam;

h) Đá dolomit có hàm lượng MgO nhỏ hơn 15%, đá dolomit không đủ tiêu chuẩn sản xuất thủy tinh xây dựng, làm nguyên liệu sản xuất đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam.

Xem nội dung VB




Nghị định 15/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật khoáng sản Ban hành: 09/03/2012 | Cập nhật: 13/03/2012