Thông báo 49/TB-VPCP năm 2017 ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại cuộc làm việc với Kiểm toán Nhà nước
Số hiệu: | 49/TB-VPCP | Loại văn bản: | Thông báo |
Nơi ban hành: | Văn phòng Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Văn Tùng |
Ngày ban hành: | 02/02/2017 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Kế toán, kiểm toán, Tổ chức bộ máy nhà nước, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 49/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2017 |
THÔNG BÁO
Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG VƯƠNG ĐÌNH HUỆ TẠI CUỘC LÀM VIỆC VỚI KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Ngày 17 tháng 01 năm 2017, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm việc với Kiểm toán Nhà nước về kết quả kiểm toán năm 2016, phương hướng nhiệm vụ năm 2017. Tham dự cuộc họp có đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Tài chính, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Nội vụ, Lao động Thương binh và xã hội, Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Văn phòng Chính phủ. Sau khi nghe lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước báo cáo và ý kiến các Thành viên dự họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ có ý kiến kết luận như sau:
1. Đồng tình đánh giá cao báo cáo của Kiểm toán Nhà nước (báo cáo số 71/BC-KTNN ngày 16 tháng 01 năm 2017). Năm 2016, Kiểm toán nhà nước đã tập trung thực hiện nhiệm vụ được giao với nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ, đổi mới nên đã đạt được những kết quả kiểm toán nổi bật. Kết quả kiểm toán toàn diện, trong đó kiểm toán thu chi ngân sách tăng gấp 1,8 lần so với năm 2015, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật chưa phù hợp, tỷ lệ thực hiện các kết luận và kiến nghị xử lý của kiểm toán Nhà nước đạt 74,1%, tăng cao so năm 2015,... đã góp phần hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật của Nhà nước và góp phần tích cực vào việc phòng, ngừa tham nhũng, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm trong các cơ quan, đơn vị được kiểm toán.
2. Các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động-Thương binh và Xã hội, Nội vụ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách còn hạn chế, bất cập theo phát hiện, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước về cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp,... nhằm ngăn ngừa thất nguồn lực Nhà nước. Trường hợp vượt thẩm quyền các Bộ theo chức năng nhiệm vụ được phân công trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
3. Về kiến nghị của Kiểm toán nhà nước đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:
a) Bộ Tài chính khẩn trương trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần; Nghị định số 151/2013/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.
b) Các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và đầu tư, Lao động-Thương binh và Xã hội, Nội vụ tiếp tục nghiên cứu các phát hiện, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước để rà soát các văn bản quy phạm pháp đã ban hành báo cáo Thủ tướng Chính phủ cần thiết sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
4. Các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương, đơn vị được kiểm toán thực hiện đầy đủ, kịp thời kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước trong năm 2016 đối với niên độ ngân sách 2015.
5. Thanh tra Chính phủ và các cơ quan thanh tra, kiểm tra thuộc các bộ, ngành, căn cứ kế hoạch kiểm toán hàng năm của Kiểm toán Nhà nước rà soát, điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra có liên quan nhằm hạn chế sự trùng lắp, chồng chéo và đảm bảo tính độc lập của Kiểm toán Nhà nước theo quy định của Hiến pháp. Thanh tra Chính phủ cần phối hợp sớm hơn với Kiểm toán Nhà nước trước khi Kiểm toán Nhà nước trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội cho ý kiến về kế hoạch kiểm toán năm để thực hiện.
6. Kiểm toán Nhà nước cần phê duyệt các dự án theo đúng quy định Luật đầu tư công để Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối bố trí đủ cho các dự án của Kiểm toán Nhà nước trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020.
7. Các Bộ: Tài chính, Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan phối hợp chặt chẽ với Kiểm toán Nhà nước trong việc xây dựng Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước để Kiểm toán Nhà nước trình Chính phủ theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; triển khai Nghị quyết số 325/2016/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định chế độ đối với cán bộ, công chức của Kiểm toán Nhà nước và việc tổ chức Đại hội ASOSAI lần thứ 14 vào năm 2018 nhằm nâng cao vị thế, hiệu lực và hiệu lực hoạt động của Kiểm toán Nhà nước.
8. Đề nghị Kiểm toán Nhà nước
a) Theo chức năng, nhiệm vụ:
- Tập trung vào tiền kiểm, nhất là trong tình hình đổi mới khâu lập kế hoạch ngân sách nhà nước, đầu tư và thực hiện đầu tư. Trên cơ sở dữ liệu số liệu về kinh tế xã hội, Kiểm toán Nhà nước có cảnh báo sớm với cơ quan Nhà nước.
- Kiểm toán Nhà nước ngoài việc đôn đốc thực hiện kết quả kiểm toán về mặt tài chính, cần chỉ ra đối tượng cụ thể, trách nhiệm người đứng đầu trong chấp hành pháp luật giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có địa chỉ cụ thể để điều hành.
- Nghiên cứu, xem xét đưa vào Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn thực hiện Luật Kiểm toán Nhà nước các nội dung về quan hệ Kiểm toán Nhà nước, với nhất là cơ quan kiểm toán nhà nước khu vực, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; việc Hội đồng nhân dân sử dụng kết quả của kiểm toán để phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; Cơ chế phối hợp với cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của Chính phủ (các Bộ, ngành).
b) Tham gia ngay từ khâu đầu trong công tác xây dựng thể chế, nhất là thể chế về kinh tế, sớm cung cấp cho Chính phủ (các bộ, ngành) để nghiên cứu tiếp thu hoàn thiện, nhất là về điều hành kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, cơ chế phối hợp và sự phân định công cụ chính sách tài khóa với công cụ của chính sách tiền tệ.
c) Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán toàn diện, tập trung hơn vào các lĩnh vực trọng tâm như: chính sách tài khóa, thu-chi ngân sách, nợ công, nợ đọng xây dựng cơ bản,... Quan tâm theo dõi hơn về chính sách tiền tệ, đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu theo dõi giúp Chính phủ hàng năm để nâng cao hiệu quả.
d) Công tác kiểm toán về đầu tư công và tái cơ cấu đầu tư (trọng điểm là những dự án lớn, Chương trình mục tiêu quốc gia), dự án BOT và PPP nhằm công khai, minh bạch đồng thời giúp Chính phủ tháo gỡ bất cập, hoàn thiện về chính sách đối tác công-tư; tái cơ cấu doanh nghiệp, cổ phần hóa (giúp xác định giá trị doanh nghiệp, quản trị, tiền lương, công bố thông tin,...), phân loại doanh nghiệp để niêm yết; đối với đơn vị sự nghiệp công để cơ cấu lại thu, chi và có điều kiện thì cổ phần hóa.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các cơ quan biết, thực hiện./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
Nghị định 151/2013/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước Ban hành: 01/11/2013 | Cập nhật: 02/11/2013
Nghị định 59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần Ban hành: 18/07/2011 | Cập nhật: 22/07/2011