Thông báo 401/TB-VPCP năm 2017 kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp về tuyển sinh vào trường sư phạm
Số hiệu: | 401/TB-VPCP | Loại văn bản: | Thông báo |
Nơi ban hành: | Văn phòng Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Văn Tùng |
Ngày ban hành: | 29/08/2017 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Giáo dục, đào tạo, Tổ chức bộ máy nhà nước, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 401/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 29 tháng 8 năm 2017 |
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG VŨ ĐỨC ĐAM TẠI CUỘC HỌP VỀ VIỆC TUYỂN SINH VÀO CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM
Ngày 17 tháng 8 năm 2017, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chủ trì cuộc họp về việc tuyển sinh vào các trường sư phạm. Cùng dự có đồng chí Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, đại diện lãnh đạo các cơ quan: Hiệp hội các Trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam; Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Văn phòng Chính phủ. Sau khi nghe Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo, ý kiến phát biểu của các đại biểu tham dự cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã kết luận như sau:
1. Giáo viên là yếu tố quyết định trong đổi mới giáo dục và đào tạo. Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Nghị quyết số 44/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 29 đã xác định một trong những nhiệm vụ, giải pháp quyết định để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại; sắp xếp, kiện toàn hệ thống và điều chỉnh nhiệm vụ của các cơ sở đào tạo giáo viên; tổ chức bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ giáo viên phổ thông, giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình, sách giáo khoa mới.
2. Về thực trạng đào tạo và chất lượng giáo viên hiện nay còn có một số hạn chế sau đây:
a) Chất lượng giáo viên chưa đồng đều, một bộ phận giáo viên chưa cập nhật kiến thức, kỹ năng thường xuyên và kịp thời nên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, nhất là đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Từ một số năm, cơ cấu đội ngũ giáo viên có sự thừa, thiếu cục bộ trong từng môn học, cấp học ở từng địa phương nhưng chậm được xử lý.
b) Số lượng trường đào tạo giáo viên hiện nay đã vượt quá nhu cầu thực tế của xã hội. Việc phân bổ giáo viên hiện nay mang tính địa phương (hầu hết giáo viên là người ở địa phương nào thì học và dạy ở địa phương đó). Chất lượng đào tạo của trường sư phạm thuộc tỉnh, thành phố sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục của chính địa phương đó.
c) Công tác kiểm định chất lượng đào tạo đại học nói chung và đào tạo giáo viên nói riêng thực hiện chưa chặt chẽ, đầy đủ; công tác dự báo nhu cầu nhân lực, trong đó có nhu cầu về đào tạo giáo viên chưa sát với thực tế. Việc số lượng giáo viên đào tạo lớn hơn nhu cầu sử dụng dẫn đến tình trạng sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm khó tìm được việc làm là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng điểm tuyển sinh vào một số trường cao đẳng, đại học ngành sư phạm thấp.
3. Để khắc phục những hạn chế nêu trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các địa phương và các bộ, ngành liên quan cần tập trung chỉ đạo và triển khai thực hiện một số nhiệm vụ sau đây:
a) Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các địa phương rà soát, thống kê số lượng giáo viên từng cấp, từng môn. Trên cơ sở đó dự báo sát nhu cầu đào tạo, đào tạo lại, khắc phục bằng được thừa, thiếu cục bộ.
b) Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan rà soát, đánh giá, xây dựng tiêu chí chuẩn các trường sư phạm ở địa phương để quy hoạch, sắp xếp lại các trường sư phạm theo hướng hình thành một số trường trọng điểm (có thể có phân hiệu ở các địa phương) để bảo đảm chất lượng đào tạo giáo viên một cách đồng đều. Nâng chuẩn chất lượng giáo viên các cấp học.
c) Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với các trường sư phạm nghiên cứu, đề xuất cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên; xây dựng các chương trình đào tạo, đào tạo lại, đáp ứng nhu cầu nhân lực theo Nghị quyết 29.
Văn phòng Chính phủ thông báo để Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành, địa phương và cơ quan liên quan biết, thực hiện./
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
Nghị quyết 44/NQ-CP năm về phê duyệt Hiệp định về hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực hải quan giữa Việt Nam - Hoa Kỳ Ban hành: 11/04/2020 | Cập nhật: 13/04/2020
Nghị quyết 44/NQ-CP năm 2019 thông qua đề nghị xây dựng Nghị định quy định về định danh và xác thực điện tử Ban hành: 24/06/2019 | Cập nhật: 27/06/2019
Nghị quyết 44/NQ-CP năm 2018 điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) của tỉnh Phú Yên Ban hành: 09/05/2018 | Cập nhật: 15/05/2018
Nghị quyết 44/NQ-CP năm 2017 ký Bản ghi nhớ thành lập Trung tâm ASEAN-Ấn Độ giữa các quốc gia thành viên ASEAN và Ấn Độ Ban hành: 29/05/2017 | Cập nhật: 01/06/2017
Nghị quyết 44/NQ-CP năm 2015 phê duyệt Hiệp định Thương mại dịch vụ ASEAN-Ấn Độ Ban hành: 17/06/2015 | Cập nhật: 21/06/2015
Nghị quyết 44/NQ-CP năm 2014 Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Ban hành: 09/06/2014 | Cập nhật: 11/06/2014
Nghị quyết 44/NQ-CP năm 2013 quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) thành phố Hải Phòng Ban hành: 29/03/2013 | Cập nhật: 03/04/2013
Nghị quyết 44/NQ-CP năm 2011 phê chuẩn đơn vị bầu cử, danh sách đơn vị bầu cử và đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2011 - 2016 Ban hành: 28/03/2011 | Cập nhật: 31/03/2011
Nghị quyết 44/NQ-CP năm 2010 về phiên họp thường kỳ tháng 10 Ban hành: 09/11/2010 | Cập nhật: 11/11/2010
Nghị quyết 44/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2009 Ban hành: 05/09/2009 | Cập nhật: 07/09/2009