Thông báo 371/TB-VPCP năm 2018 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh
Số hiệu: 371/TB-VPCP Loại văn bản: Thông báo
Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ Người ký: Mai Tiến Dũng
Ngày ban hành: 24/09/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tổ chức bộ máy nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 371/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 24 tháng 09 năm 2018

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN XUÂN PHÚC TẠI BUỔI LÀM VIỆC VỚI LÃNH ĐẠO TỈNH QUẢNG NINH

Ngày 01 tháng 9 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh về Kết quả thực hiện nhiệm vụ đến giữa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của những năm tiếp theo. Cùng dự buổi làm việc có Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyn Văn Bình, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà và lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Công an, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Công Thương, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty than Đông Bc. Sau khi nghe báo cáo của lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, phát biu của Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương và lãnh đạo các Bộ, cơ quan, Thủ tướng Chính phủ kết luận như sau:

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ biểu dương và đánh giá cao sự đoàn kết, quyết tâm sáng tạo và những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, cải cách hành chính, đi ngoại của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Ninh. Sau hơn hai năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, với tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, Quảng Ninh đã đạt được những kết quả toàn diện, trong đó nổi bật là: Tc độ tăng trưởng kinh tế tăng cao liên tục nhiều năm liền (năm 2016: 10,1%; năm 2017: 10,2%; dự kiến năm 2018: 11%); cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực dựa trên lợi thế so sánh của Tỉnh. Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế từ “nâu” sang “xanh” gắn với bảo vệ môi trường; thu nhập bình quân đầu người trên 5.000 USD (gp đôi mức bình quân cả nước); là một trong những địa phương đi đầu về hợp tác công - tư (nguồn vốn xã hội hóa chiếm 75% tổng vn đầu tư trên địa bàn). Thu ngân sách nhà nước trong nhóm 5 tỉnh dẫn đầu cả nước. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 73,5% (thuộc nhóm cao nhất cả nước). Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt 45% (cao hơn bình quân cả nước). Ch s năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trong 5 năm qua luôn duy trì vị trí cao, năm 2016 đạt vị trí thứ 2 đặc biệt, năm 2017 đứng vị trí dẫn đầu các tỉnh, thành phố cả nước.

Quảng Ninh là địa phương tiên phong triển khai nhiều mô hình mới, cách làm hay: Tỉnh đầu tiên thành lập và vận hành Trung tâm hành chính công tập trung trên cả nước; Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư chuyên nghiệp; tỉnh đu tiên và duy nhất trên cả nước đến thời điểm này đã thực hiện thành công nhiu dự án hạ tầng quan trọng theo hình thức đi tác công tư như: Đường cao tc Hải Phòng - Hạ Long, cầu Bạch Đằng, sân bay Quốc tế Vân Đồn, Trung tâm hành chính công liên cơ quan theo mô hình “đầu tư tư - sử dụng công”. Tỉnh đu tiên có sân bay quốc tế do tư nhân đầu tư xây dựng; đi đầu trong xây dựng và công bố chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, huyện thị; đi đu trong sử dụng mạng xã hội tương tác với người dân, doanh nghiệp.

Các lĩnh vực lao động, việc làm, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội được quan tâm chỉ đạo và thực hiện tốt; đời sống vật chất và tinh thần nhân dân được cải thiện, tỷ lhộ nghèo giảm xuống dưới 2%. Chất lượng giáo dục tiếp tục chuyển biến tích cực (Học sinh đạt 49 giải kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, đạt Huy chương Đồng Olympic quốc tế môn Vật lý khu vực Châu Á - Thái Bình Dương).

Công tác xây dựng Đảng được chú trọng, thực hiện hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đu của các tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên trên địa bàn. Hệ thống chính trị đoàn kết, thng nhất, quyết liệt, hiệu quả gắn với tinh thần đổi mới sáng tạo; tích cực phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm. An ninh và trật tự an toàn xã hội ổn định, môi trường sống an toàn cho nhân dân được bảo đảm; chủ quyền biên giới, biển đảo quốc gia được giữ vững; hoạt động đi ngoại được mở rộng và đi vào chiều sâu, đạt nhiều kết quả tích cực.

Bên cạnh đó, Quảng Ninh vẫn còn tồn tại và hạn chế như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế dưới mức tiềm năng; sản phẩm ứng dụng công nghệ cao còn ít; doanh nghiệp địa phương còn nhỏ về quy mô và khả năng cạnh tranh. Nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, tệ nạn xã hội, khai thác vận chuyn than trái phép vẫn còn diễn biến phức tạp. Vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, nguy cơ ô nhiễm môi trường Vịnh Hạ Long còn rất cao. Mặc dù du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn nhưng đóng góp chưa được 10% GRDP của địa phương.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI

Để phát huy vai trò động lực, dẫn dắt sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc, Quảng Ninh tiếp tục đi tiên phong, trở thành nguồn cảm hứng và bài học kinh nghiệm cho các tỉnh - thành phố khác trên cả nước về sáng kiến cải cách hành chính, cải cách thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh; khơi thông các điểm nghẽn tăng trưởng, huy động các nguồn lực xã hội cho phát triển cơ sở hạ tầng, tiếp tục đột phá tái cơ cấu kinh tế gắn với đi mới mô hình tăng trưởng.

1. Quan điểm phát triển Quảng Ninh: Mong muốn Quảng Ninh là nơi khởi phát những ý tưởng sáng tạo đột phá, luôn đi đầu và đón trước những xu thế phát triển toàn cầu hiện nay; thể hiện xuất sắc vai trò là cực tăng trưởng phía Bắc để tạo sự kết nối, có sức lan tỏa trong vùng và cả nước. Định hướng chiến lược là đẩy mạnh dịch vụ, du lịch, thương mại; phấn đấu trở thành một trong những trung tâm dịch vụ - du lịch - thương mại hiện đại, lớn nht trong cả nước, thu hút các nhà đầu tư lớn trong nước và quốc tế đến đầu tư, kinh doanh; là điểm đến hấp dẫn hàng đầu của các du khách quốc tế có khả năng chi tiêu cao khi đến Việt Nam tham quan và nghỉ dưỡng.

2. Đẩy mạnh phát triển giáo dục, đào tạo dạy nghề, đào tạo đại học và cao đẳng; đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Đại học Hạ Long và các trường dạy nghề chuyên nghiệp, phù hợp với những định hướng chiến lược của Tỉnh, đáp ứng nhu cầu phát triển thực tiễn của xã hội. Đề xuất các cơ chế ưu đãi, chính sách đặc thù thu hút và trọng dụng nhân tài. Phát triển kinh tế tri thức, ứng dụng công nghệ với trọng tâm khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới và sáng tạo.

3. Chú trọng đầu tư hiện đại hóa toàn bộ kết cấu hạ tầng đô thị vừa phục vụ cho việc phát triển kinh tế vừa đáp ứng được gia tăng dân scơ học. Quy hoạch phát triển đô thị, phát triển không gian theo mô hình công viên trong thành phố - một động lực tăng trưởng mới của Tỉnh. Xây dựng các thành phố xanh - sạch - thông minh, bền vững dựa trên nền tảng phát triển kinh tế tri thức, công nghệ 4.0 và chất lượng quản trị địa phương, gắn với việc bảo vệ và duy trì môi trưng sống xanh, an toàn cho người dân, tạo dựng được vị trí vững chắc trong chuỗi giá trị quốc tế, cạnh tranh với các đô thị khác trong khu vực và trên thế giới. Tuyên truyền, xây dựng nếp sống văn minh tự giác của người dân và du khách, hướng tới Quảng Ninh phải sạch như Singapore.

4. Nghiên cứu và cụ thể hóa các điều kiện, nhất là thu hút mạnh mọi nguồn lực để xây dựng Vân Đồn trở thành đô thị biển đảo xanh, hiện đại, thông minh; trung tâm kinh tế, năng động phát triển ngành nghề mới, công nghệ mới, trình độ cao, trọng tâm là dịch vụ logistics, du lịch cao cấp, công nghiệp giải trí hiện đại có casino, công nghiệp công nghệ cao; trung tâm khởi nghiệp, sáng tạo và giao thương quốc tế của khu vực Hành lang kinh tế Trung Quốc - ASEAN. Phn đấu đến năm 2050, Vân Đồn trở thành một trong những động lực kinh tế của Việt Nam, nằm trong nhóm dẫn đầu về thành phố đáng sống của Châu Á - Thái Bình Dương.

5. Tiếp tục các chương trình tái cơ cấu kinh tế với tốc độ nhanh hơn, chất lượng hơn. Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, trọng điểm để kết nối, phát huy các trung tâm tăng trưởng của vùng. Phát huy nội lực, tiềm năng, thế mạnh, xây dựng Quảng Ninh ngày càng văn minh, hiện đại, phát triển nhanh và bn vững theo chiều sâu. Cùng với phát triển kinh tế phải xây dựng xã hội an ninh, an toàn và chăm lo sinh kế của người dân, lưu ý bảo đảm lợi ích hài hòa giữa nhà đầu tư, người dân và Nhà nước. Tăng cường xây dựng các cơ sở công cộng phục vụ công chúng và du khách (không gian chung, phđi bộ, nhà vệ sinh, công viên); ứng phó nhanh với các sự cố thiên tai và các sự ckhác do con người gây ra.

6. Chú trọng phát triển du lịch, dịch vụ đẳng cấp cao, tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng các trung tâm du lịch, đa dạng các loại hình du lịch; kết nối với các trung tâm du lịch lớn của quốc gia và quốc tế. Nâng cao chất lượng du lịch theo hướng chuyên nghiệp, bảo đảm môi trường du lịch an ninh, an toàn, sạch đẹp, thân thiện và mang tính bền vững. Quản lý chặt chẽ và tăng cường các hình thức kiểm tra hoạt động kinh doanh du lịch, lữ hành, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ và ô nhiễm môi trường. Chú trọng chất lượng môi trường sống, bảo tn và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, các di tích văn hóa - lịch sử, đặc biệt là môi trường biển trên Vịnh Hạ Long để Di sản - Kỳ quan thiên nhiên thế giới này luôn là đim du lịch hp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế. Phấn đấu đến năm 2020, nâng tỷ lệ đóng góp của ngành du lịch từ 15% trở lên trong cơ cấu GRDP của tỉnh.

7. Quảng Ninh phải đi đầu trong việc cải thiện chỉ số công nghệ và năng lực đổi mi - sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 trong mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, nht là trong công tác quản lý, điều hành. Tiếp tục cải cách hành chính mạnh mẽ hơn nữa; giữ vững vị trí tốp dẫn đầu về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), đây là thương hiệu để bảo vệ và phát triển môi trường đầu tư của Quảng Ninh, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Tổng kết, rút kinh nghiệm và hoàn thiện những sáng kiến cải cách thể chế, trong đó có mô hình Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và các Trung tâm phục vụ hành chính công trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; mô hình hợp nhất tổ chức một số cơ quan của cấp ủy và chính quyền.

8. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và đa chức năng; khai thác bền vững kinh tế biển, nuôi trồng thy sản sạch; đầu tư xây dựng cơ sở chế biến thủy sản và cơ sở hạ tầng phục vụ cho chế biến thủy sản bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường sinh thái, vừa hỗ trợ du lịch, đáp ứng nguồn cung cho nhu cầu của nhân dân và xuất khẩu. Phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo gắn liền với công nghệ 4.0; đổi mới, ứng dụng công nghệ tiên tiến, tự động hóa vào việc khai thác than và chế biến khoáng sản, nâng cao mức độ an toàn cho người lao động, hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm tối đa tác động tiêu cực đến tài nguyên du lịch.

9. Chủ động phối hợp với các Bộ, cơ quan trung ương trong công tác phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu và nước bin dâng. Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ trên cơ sở đề xuất của Tỉnh, giải quyết các bài toán mưa lũ gây ngập lụt ở các thành phố ven biển, xử lý chất thải than, các hồ chứa bùn thải, nht là vấn đề sạt lở của ngành than... bảo đảm an toàn cho người dân và tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác than, phát triển kinh tế xanh bền vững trong ngành khai khoáng.

10. Tăng trưởng kinh tế gắn với đảm bảo chính sách an sinh xã hội; giảm thiểu khoảng cách chênh lệch giàu nghèo nht là giữa vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo với các vùng đô thị, tạo dựng niềm tin vững chc của người dân vào sự minh bạch và liêm khiết của chính quyền. Thúc đy kinh tế cửa khu gắn với giữ vững an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội trên các tuyến biên giới, làm tốt công tác đối ngoại. Có cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư và người dân giao thương với nước bạn.

11. Tiếp tục xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, phát huy dân chủ và sức mạnh đoàn kết. Rà soát, bổ sung, bi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ kế cận tiêu biểu, xuất sắc, luôn đi đầu trong đi mới sáng tạo, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới. Giải quyết tt khiếu nại, tố cáo; phòng chống tham nhũng, lãng phí, chống buôn lậu, gian lận thương mại. Bảo đảm quốc phòng - an ninh, góp phần giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

III. VỀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỦA TỈNH

1. Về việc tổ chức triển khai lập 02 đồ án: Quy hoạch triển khai lập 02 đồ án: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn:

- Đồng ý Tỉnh căn cứ theo các quy định của pháp luật có liên quan hiện nay để triển khai lập 02 đồ án: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn, đồng thời nghiên cứu theo định hướng là Đơn vị Hành chính kinh tế đặc biệt trong tương lai gần, để xin ý kiến.

- Về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội: Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, hướng dẫn tỉnh Quảng Ninh lập và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề án Quy hoạch theo quy định tại Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 2006, Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

- Về Quy hoạch chung xây dựng: Giao Bộ Xây dựng chủ trì, tham mưu hướng dẫn tỉnh Quảng Ninh lập và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề án Quy hoạch theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014, Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng.

2. Về quyết định chủ trương đầu tư dự án Khu phức hợp nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp có casino tại Khu kinh tế Vân Đồn (Văn bản số 6936/UBND-XD1 ngày 15 tháng 9 năm 2017 và văn bản số 2927/UBND-XD1 ngày 7 tháng 5 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh): Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương thẩm định, hoàn thiện quy hoạch và hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10 năm 2018, theo quy định tại khoản 1, Điều 31, Luật Đầu tư năm 2014 và Nghị định số 03/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ.

3. Về việc tính tổng vốn đầu tư các dự án đầu tư khác trên địa bàn Khu kinh tế Vân Đồn và các dự án đầu tư hạ tầng giao thông quan trọng kết nối với Khu kinh tế Vân Đồn do nhà đầu tư thực hiện để làm căn cứ xác định khả năng đáp ứng điều kiện về quy mô vốn, việc giải ngân vốn đầu tư theo pháp luật về casino: Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan báo cáo, phân tích cụ thể trình Chính phủ xem xét, sửa đổi, bổ sung nội dung có liên quan của Nghị định số 03/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh casino hoặc ban hành Nghị quyết của Chính phủ làm căn cứ cơ sở để thực hiện.

4. Về chính sách miễn thị thực đối với người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Vân Đồn: Giao Bộ Công an đề xuất chính sách miễn thị thực và quy trình, quản lý khách áp dụng chung cho cả Phú Quốc và Vân Đồn theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài đến du lịch và đầu tư kinh doanh, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đng thời báo cáo việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 451/TB-VPCP ngày 23 tháng 9 năm 2017 trong tháng 11 năm 2018.

5. Về việc bổ sung Khu kinh tế ven biển Quảng Yên vào Quy hoạch các khu kinh tế ven biển Việt Nam và phê duyệt Đề án thành lập Khu kinh tế Quảng Yên:

- Đồng ý về chủ trương, tỉnh Quảng Ninh khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trên nguyên tắc phát triển không gian kinh tế các khu kinh tế, khu công nghiệp không bị bó hẹp, ảnh hưởng bởi địa giới hành chính, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

- Giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp các Bộ, cơ quan có liên quan và 02 địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng rà soát, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc phân định ranh giới địa giới hành chính trên cơ sở tuân thủ các Nghị định của Chính phủ và thực trạng quản lý.

6. Về việc triển khai đầu tư Dự án Khu công nghiệp Việt Hưng (Giai đoạn II) theo hướng phát triển thành Khu công nghiệp Hỗ trợ và được hưởng các cơ chế, chính sách theo quy định tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 và Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 3/11/2015 của Chính phủ: Tỉnh Quảng Ninh căn cứ các quy định của pháp luật lập hồ sơ Dự án gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

7. Về việc hỗ trợ 300 tỷ đồng để thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao cuối tuyến: Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 5884/VPCP-KTTH ngày 28 tháng 7 năm 2015, theo hướng đề xuất sử dụng nguồn vốn dự phòng đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

8. Về Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 4B từ đảo Cái Bầu (tỉnh Quảng Ninh) đến Km 80 (giáp địa phận tỉnh Lạng Sơn): Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh làm việc với Bộ Giao thông vận tải đ xem xét, sp xếp thứ tự ưu tiên các dự án đề xuất sử dụng nguồn vốn dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 sau khi cấp có thẩm quyền thông qua chủ trương, nguyên tắc và tiêu chí sử dụng nguồn vốn này.

9. Về việc phân cấp cho Tỉnh.

- Về ủy quyền cho Tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư đối với các dự án nhóm A sử dụng toàn bộ vốn ngân sách địa phương: Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương hoàn thiện dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) trong đó có nội dung phân cấp cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A sử dụng toàn bộ vốn cân đi ngân sách địa phương, các nguồn vn khác của nhà nước chưa cân đối trong ngân sách nhà nước do địa phương quản lý, trình Chính phủ.

- Về việc ủy quyền cho Tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách có tổng vốn đầu tư từ 5.000 tỷ đng trở lên: Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu đề nghị của các địa phương trong đó có tỉnh Quảng Ninh khi sửa đổi, bổ sung Luật Đu tư theo hướng nâng mức vốn dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ để đẩy mạnh phân cấp, tạo chủ động cho các địa phương, giảm bớt thủ tục hành chính cho nhà đầu tư, tạo thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân.

Văn phòng Chính phủ thông báo để Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh và các Bộ, cơ quan liên quan biết, thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;
- Trưởng Ban Tổ chức Trung ương;
- Trưởng Ban Kinh tế Trung ương;
- Các B
: Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Giao thông vận tải, Nội vụ, Công Thương, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Xây dựng;
- Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sả
n Việt Nam, TCT Than Đông Bắc;
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Quảng Ninh
;
- VPCP: BTCN, các PCN, các Trợ lý TTgCP
, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TKBT, KTTH, NN, CN, QHQT, TCCV, NC, TH;
- Lưu: VT, QHĐP (3b). Lê Huyền
.

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM




Mai Tiến Dũng