Thông báo 321/TB-VPCP năm 2018 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo quốc gia về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng
Số hiệu: | 321/TB-VPCP | Loại văn bản: | Thông báo |
Nơi ban hành: | Văn phòng Chính phủ | Người ký: | Mai Tiến Dũng |
Ngày ban hành: | 28/08/2018 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Thương mại, đầu tư, chứng khoán, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 321/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2018 |
Ngày 02 tháng 08 năm 2018, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo. Tham dự phiên họp có Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; các Ủy viên Ban Chỉ đạo là Bộ trưởng, Thủ trưởng một số bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, lãnh đạo Ban, Ủy ban của Trung ương, Quốc hội, các Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Tổng cục Trưởng Tổng cục Thống kê; lãnh đạo các Bộ: Nội Vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội và đại diện Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
Sau khi nghe Báo cáo “Sơ kết kết quả cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng giai đoạn 2016 - 2020” và Báo cáo “Khung chỉ tiêu giám sát, đánh giá quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng giai đoạn 2016 - 2020 và kết quả đánh giá thí điểm giai đoạn 2016 - 2017” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ý kiến của các Ủy viên Ban Chỉ đạo và ý kiến phát biểu của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc kết luận như sau:
1. Trong bối cảnh vừa phải giải quyết các bất cập, tồn tại cố hữu của nền kinh tế đồng thời với việc tiếp tục duy trì tăng trưởng kinh tế - xã hội, với sự nỗ lực, cố gắng của các bộ, ngành, địa phương thời gian qua, việc triển khai cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng giai đoạn 2016 - 2020 theo các Nghị quyết của Trung ương và Quốc hội đã đạt những kết quả tích cực, chất lượng tăng trưởng đi vào chiều sâu tăng lên, năng suất lao động tăng. Các trọng tâm cần cơ cấu lại của nền kinh tế như: Đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước, hệ thống tổ chức tín dụng, ngân sách nhà nước và nợ công, đơn vị sự nghiệp công lập đều có chuyển biến rõ rệt.
2. Bên cạnh kết quả đạt được, nhiều nội dung cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Mô hình tăng trưởng chưa thực sự đổi mới, còn phụ thuộc nhiều vào vốn thay vì đổi mới công nghệ. Giải ngân vốn đầu tư công vẫn thấp. Chuyển biến cơ cấu nội ngành nông nghiệp chưa rõ nét, giá trị gia tăng của sản phẩm công nghiệp thấp, khu vực dịch vụ chưa tương xứng với tiềm năng. Các tồn tại, hạn chế do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau, trong đó cần đặc biệt lưu ý đến việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xác định rõ hơn vai trò định hướng, điều tiết, can thiệp của Nhà nước khi cần thiết.
II. ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
1. Giai đoạn 2018 - 2020, tình hình khu vực và thế giới tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, tác động trực tiếp tới việc bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện các mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng. Song song với thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, cần tiếp tục xử lý thực chất những điểm nghẽn trong nền kinh tế thông qua việc tìm kiếm, khai thác các động lực tăng trưởng mới, trong đó nhấn mạnh vai trò các động lực về thể chế, chính sách, pháp luật; kinh tế tư nhân; hội nhập kinh tế quốc tế; cách mạng công nghệ 4.0 và động lực tăng trưởng nội tại từ các trung tâm phát triển, các đô thị, đầu tàu kinh tế của đất nước như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng...
2. Yêu cầu các bộ, ngành, địa phương xác định nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng là trọng tâm ưu tiên hàng đầu trong điều hành để triển khai thực chất, hiệu quả hơn, tạo đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, khi đó mới bảo đảm sự phát triển nhanh và bền vững. Thực hiện nguyên tắc thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong tái cơ cấu; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh hơn nữa.
3. Phân công Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ điều hành hoạt động Ban chỉ đạo nhằm đôn đốc, thúc đẩy tháo gỡ các vướng mắc cho các bộ, ngành, địa phương bảo đảm thực hiện thực chất cơ cấu lại nền kinh tế; chỉ đạo hoàn thiện hai Báo cáo nêu trên của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Phiên họp này để trình Chính phủ thông qua trong Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9, chuẩn bị báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo:
a) Tiếp thu ý kiến các đại biểu dự họp, hoàn thiện hai Báo cáo nêu trên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; đồng thời hướng dẫn các bộ, cơ quan xây dựng bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá cho từng đề án được Chính phủ giao quản lý, hoàn thành trước ngày 10 tháng 9 năm 2018.
b) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, chuẩn bị các phiên họp định kỳ Ban Chỉ đạo theo đúng Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo; đôn đốc, theo dõi, tổng hợp và báo cáo định kỳ theo quy định kết quả thực hiện các nhiệm vụ, đề án được giao của các bộ, ngành, địa phương tại Nghị quyết 27/NQ-CP ngày 21 tháng 2 năm 2017 của Chính phủ và tại Thông báo này.
5. Các bộ, ngành, địa phương khẩn trương, nghiêm túc triển khai các nhiệm vụ đã được giao tại Nghị quyết số 27/NQ-CP của Chính phủ bảo đảm thực chất, hiệu quả, đúng tiến độ, trong đó lưu ý thêm một số nhiệm vụ sau:
a) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với các bộ, ngành, địa phương ban hành văn bản xử lý các vướng mắc liên quan trong quá trình xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
b) Bộ Công Thương có cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp tư nhân lớn, đầu tư dài hạn, tạo dựng sản phẩm thương hiệu cạnh tranh trong nước và quốc tế. Xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về công nghiệp hỗ trợ trong năm 2019, thí điểm hình thành một số cụm ngành công nghiệp với các ngành công nghiệp như dệt may, da giầy, chế biến thực phẩm...
c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông lâm trường quốc doanh theo Nghị quyết 30 của Bộ Chính trị; phát triển các mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn, đẩy mạnh công nghiệp chế biến.
d) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục nghiên cứu các giải pháp phát triển thị trường lao động, đánh giá tình trạng thất nghiệp, xử lý vấn đề lao động trên 35 tuổi, đặc biệt là lao động các khu công nghiệp, khu chế xuất, kiến nghị giải pháp xử lý.
đ) Các bộ, ngành, địa phương chủ động rà soát, cắt giảm, đơn giản thủ tục hành chính, tạo điều kiện cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp; xây dựng, ban hành bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá cho từng đề án được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao quản lý, tổ chức thực hiện, phấn đấu hoàn thành trước 15 tháng 10 năm 2018, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các bộ, cơ quan, địa phương liên quan biết, thực hiện./.
|
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
Nghị quyết 27/NQ-CP năm 2020 về cho phép áp dụng thí điểm cơ chế, quy trình đặc thù để rút ngắn thời gian thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bàn giao mặt bằng dự án có thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Ban hành: 09/03/2020 | Cập nhật: 11/03/2020
Nghị quyết 27/NQ-CP năm 2018 về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) tỉnh Hưng Yên Ban hành: 17/04/2018 | Cập nhật: 20/04/2018
Nghị quyết 27/NQ-CP năm 2017 Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TW về chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế và Nghị quyết 24/2016/QH14 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 Ban hành: 21/02/2017 | Cập nhật: 22/02/2017
Nghị quyết 27/NQ-CP năm 2016 Chương trình hành động tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2016-2020 Ban hành: 05/04/2016 | Cập nhật: 07/04/2016
Nghị quyết 27/NQ-CP năm 2014 phê duyệt Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Bô-li-vi-a Ban hành: 22/04/2014 | Cập nhật: 25/04/2014
Nghị quyết 27/NQ-CP năm 2013 về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) tỉnh Thái Nguyên Ban hành: 23/02/2013 | Cập nhật: 26/02/2013
Nghị quyết 27/NQ-CP năm 2012 thành lập phường: Hòa Chung, Duyệt Trung thuộc thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng Ban hành: 09/07/2012 | Cập nhật: 12/07/2012
Nghị quyết 27/NQ-CP năm 2011 phê chuẩn đơn vị bầu cử, danh sách đơn vị bầu cử và đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long nhiệm kỳ 2011-2016 Ban hành: 28/03/2011 | Cập nhật: 30/03/2011
Nghị quyết 27/NQ-CP năm 2010 thành lập thành phố Tuyên Quang thuộc tỉnh Tuyên Quang Ban hành: 02/07/2010 | Cập nhật: 06/07/2010
Nghị quyết số 27/NQ-CP về một số giải pháp cấp bách trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường Ban hành: 12/06/2009 | Cập nhật: 16/06/2009
Nghị quyết 27/NQ-CP năm 2021 phê duyệt nội dung sửa đổi và gia hạn Biên bản ghi nhớ giữa Việt Nam - Italia về khoản vay ưu đãi cho Dự án “Cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố Cà Mau” Ban hành: 03/03/2021 | Cập nhật: 04/03/2021