Thông báo 272/TB-VPCP ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh tại Hội nghị trực tuyến đánh giá công tác điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014
Số hiệu: | 272/TB-VPCP | Loại văn bản: | Thông báo |
Nơi ban hành: | Văn phòng Chính phủ | Người ký: | Phạm Viết Muôn |
Ngày ban hành: | 16/07/2014 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Tài chính, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 272/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 16 tháng 07 năm 2014 |
THÔNG BÁO
Ý KIẾN CHỈ ĐẠO CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VŨ VĂN NINH TẠI HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 6 THÁNG ĐẦU NĂM, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ 6 THÁNG CUỐI NĂM 2014
Ngày 04 tháng 7 năm 2014, tại trụ sở Bộ Tài chính, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh đã tham dự Hội nghị trực tuyến đánh giá công tác điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm, triển khai thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014. Sau khi nghe Lãnh đạo Bộ Tài chính báo cáo, ý kiến phát biểu của Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đại biểu, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh đã có ý kiến chỉ đạo như sau:
I. VỀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 6 THÁNG ĐẦU NĂM:
Trong 6 tháng đầu năm, các Bộ, ngành, địa phương đã tích cực, chủ động triển khai các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014. Nhờ đó, tình hình kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục chuyển biến và đạt được kết quả tích cực trên hầu hết các lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm; lạm phát được kiểm soát; mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm; dự trữ ngoại tệ tăng; xuất khẩu tăng cao và tiếp tục xuất siêu. Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm ước đạt 5,18%, cao hơn so với cùng kỳ năm 2013. Thu ngân sách nhà nước đạt 52,8% dự toán, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội được quan tâm. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; quốc phòng, an ninh được tăng cường; các hoạt động đối ngoại được đẩy mạnh.
Đánh giá cao và biểu dương nỗ lực của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành tài chính đã phấn đấu, chủ động triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, đạt được tiến bộ vượt bậc và những kết quả quan trọng về tài chính, ngân sách nhà nước, góp phần đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, nhiệm vụ đột xuất phát sinh.
Bên cạnh những kết quả đạt được, kinh tế nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Sản xuất kinh doanh phục hồi chậm; các doanh nghiệp còn nhiều khó khăn; số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động còn cao, khó tiếp cận vốn, tăng trưởng tín dụng thấp; thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp. Đặc biệt từ đầu tháng 5 đến nay Trung Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, trái với Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và thỏa thuận cấp cao giữa hai nước và ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội nước ta, trong đó có thu, chi ngân sách nhà nước.
II. VỀ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ 6 THÁNG CUỐI NĂM 2014:
Đồng ý phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm và các giải pháp chủ yếu trong 6 tháng cuối năm 2014 đã nêu trong Báo cáo của Bộ Tài chính và ý kiến của các đại biểu. Để phấn đấu hoàn thành cao nhất nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014, Ngành tài chính cần tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra từ đầu năm, trong đó chú trọng một số nội dung chủ yếu sau đây:
1. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả chính sách tài khóa, phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra, nhất là bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 5,8%. Ngành tài chính chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng các phương án, giải pháp ứng phó với những tình huống phát sinh trong quan hệ với Trung Quốc; đồng thời khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tìm kiếm, mở rộng, đa dạng hóa thị trường, giảm sự tập trung quá lớn vào một thị trường, một đối tác. Quản lý chặt chẽ nợ công, bảo đảm trong giới hạn an toàn cho phép; có giải pháp phù hợp để cơ cấu lại các khoản nợ, giảm chi phí vay nợ và rủi ro, tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay.
2. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tập trung chỉ đạo, phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2014 khoảng 8 - 10%; điều hành ngân sách nhà nước chủ động, tích cực, bảo đảm cân đối ngân sách các cấp. Tăng cường kiểm tra, giám sát chống thất thu, chống chuyển giá, nợ đọng thuế..., bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào ngân sách nhà nước. Trong điều hành từ nay đến cuối năm, dự phòng ngân sách trung ương không còn nhiều phải tập trung cho các nhiệm vụ khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ, dịch bệnh, yêu cầu các địa phương cần chủ động điều hành dự phòng ngân sách cấp mình, bảo đảm đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ chi cấp bách phát sinh trên địa bàn.
Trước tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp, ngành Tài chính cùng các Bộ, ngành và địa phương chủ động đánh giá sát khả năng thực hiện thu ngân sách nhà nước năm 2014. Bộ Tài chính tính toán, có phương án chủ động ứng phó, nhất là về thực hiện các nhiệm vụ tài chính, ngân sách nhà nước. Đồng thời tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động bị thiệt hại tại một số địa phương vừa qua.
3. Thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được giao để thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế, trong đó trọng tâm của ngành tài chính là đôn đốc, theo dõi, giám sát tình hình thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước theo kế hoạch và lộ trình đã được phê duyệt. Các Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước khẩn trương hoàn thành việc xây dựng lộ trình, các công việc cụ thể cần triển khai, định kỳ giao ban để xử lý kịp thời các vướng mắc.
4. Đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt trong các hoạt động có liên quan đến doanh nghiệp, người dân trên tinh thần cần tạo thuận lợi tối đa cho người dân và doanh nghiệp theo Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong đó, cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; xem xét đặt ra các chỉ tiêu cụ thể (như giảm thời gian kê khai, nộp thuế...) để phấn đấu.
5. Tăng cường quản lý thị trường, kiểm soát giá cả; phát huy kết quả trong việc điều hành giá xăng dầu, giá sữa thời gian qua, tiếp tục thực hiện lộ trình giá thị trường đối với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, bao gồm cả dịch vụ công. Các địa phương tăng cường kiểm soát, bình ổn giá trên địa bàn. Bộ Tài chính phối hợp các Bộ, ngành và các địa phương thực hiện việc sơ kết, đánh giá công tác bình ổn giá.
6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về tài chính, thu, chi ngân sách nhà nước, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm; tạo điều kiện, khuyến khích các doanh nghiệp, người dân tự giác chấp hành tốt các chính sách pháp luật về tài chính, ngân sách nhà nước; tiếp tục phát huy và tăng cường đối thoại với doanh nghiệp nhằm tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình chấp hành pháp luật về tài chính - ngân sách của doanh nghiệp.
7. Tập trung làm tốt công tác xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm chất lượng, đúng thời hạn; đồng thời chuẩn bị xây dựng báo cáo đánh giá, tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước 5 năm 2011-2015.
8. Về các đề xuất, kiến nghị tại Hội nghị, giao Bộ Tài chính tổng hợp, xử lý những vấn đề thuộc thẩm quyền, trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các Bộ, cơ quan, địa phương biết và thực hiện./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2020 về phê duyệt Bản ghi nhớ thành lập Trung tâm ASEAN-Trung Quốc giữa các thành viên ASEAN và Trung Hoa Ban hành: 28/02/2020 | Cập nhật: 04/03/2020
Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2018 về thí điểm thực hiện thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại huyện, quận, thị xã và xã, phường, thị trấn của 07 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Ban hành: 23/03/2018 | Cập nhật: 26/03/2018
Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2015 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015 - 2016 Ban hành: 12/03/2015 | Cập nhật: 13/03/2015
Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2014 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Ban hành: 18/03/2014 | Cập nhật: 19/03/2014
Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2013 về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của tỉnh Bắc Giang Ban hành: 07/02/2013 | Cập nhật: 19/02/2013
Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2010 thành lập thành phố Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng Ban hành: 08/04/2010 | Cập nhật: 10/04/2010
Nghị quyết số 19/NQ-CP về việc xác lập địa giới hành chính xã Đông Xuân thuộc huyện Quốc Oai; các xã: Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Thạch Thất; huyện Mê Linh thuộc thành phố Hà Nội; thành lập quận Hà Đông và các phường trực thuộc; chuyển thành phố Sơn Tây thành thị xã Sơn Tây thuộc thành Hà Nội Ban hành: 08/05/2009 | Cập nhật: 12/05/2009
Nghị quyết 19/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01 năm 2021 Ban hành: 10/02/2021 | Cập nhật: 11/02/2021