Thông báo số 202/2006/TB-VPCP về ý kiến kết luận Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp về Quy hoạch tổng thể đường Hồ Chí Minh
Số hiệu: | 202/2006/TB-VPCP | Loại văn bản: | Thông báo |
Nơi ban hành: | Văn phòng Chính phủ | Người ký: | Văn Trọng Lý |
Ngày ban hành: | 19/12/2006 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Giao thông, vận tải, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 202/2006/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2006 |
THÔNG BÁO
Ý KIẾN KẾT LUẬN THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG TẠI CUỘC HỌP VỀ QUY HOẠCH TỔNG THỂ ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH
Ngày 13 tháng 11 năm 2006 tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp về Quy hoạch tổng thể đường Hồ Chí Minh. Tham dự có lãnh đạo các Bộ: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, lãnh đạo Văn phòng Chính phủ. Sau khi nghe báo cáo của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải, ý kiến của lãnh đạo các Bộ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có ý kiến kết luận như sau:
1. Đánh giá chung:
Công trình đường Hồ Chí Minh là công trình trọng điểm của Nhà nước, phục vụ mục tiêu hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước. Quốc hội đã có Nghị quyết số 38/2004/QH11 về chủ trưởng đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh, vì vậy công tác triển khai thực hiện cần quán triệt đúng tinh thần chỉ đạo của Quốc hội. Đây là dự án có vốn đầu tư lớn, thực hiện trong nhiều năm, với phạm vi trải dài qua 30 tỉnh, thành phố, do đó cần được tính toán kỹ, tránh điểu chỉnh Dự án nhiều lần. Yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương liên quan phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả, quyết tâm thực hiện mục tiêu đã đề ra.
2. Về các nội dung quy hoạch
Đồng ý với các nội dung cơ bản của Quy hoạch tổng thể đường Hồ Chí Minh do Bộ Giao thông Vận tải trình, trong đó lưu ý các vấn đề sau:
Đường Hồ Chí Minh là trục giao thông đường bộ Bắc -
- Giai đoạn 1 (từ năm 2000-2007):
Đầu tư hoàn chỉnh với quy mô 2 làn xe, bao gồm cả kiên cố hoá và chống sạt lở đoạn từ Hoà Lạc đến Ngọc Hồi (Kon Tum).
- Giai đoạn 2 (từ 2007-2010):
Nối thông toàn tuyến từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau), trong đó việc đầu tư cụ thể một số đoạn như sau:
+ Chưa triển khai đầu tư các đoạn tránh thành phố, thị xã thuộc Tây Nguyên hiện nay chưa khởi công (đoạn tránh thị xã Kon Tum, thành phố Buốn Ma Thuật và thị xã Gia Nghĩa), trước mắt sử dụng quốc lộ 14 để nối thông.
+ Tập trung nối thông và hoàn thiện các đoạn: Chơn Thành - Đức Hoà và Cà Mau - Năm Căn - Đất Mũi (trong đó cả cầu Đầm Cùng); ưu tiên đầu tư hoàn thành 2 cầu Vàm Cống và Cao Lãnh (có thể sử dụng vốn khác ngoài vốn của Dự án đường Hồ Chí Minh); riêng đoạn Năm Căn - Đất mũi, trước mắt chỉ xây dựng nền, sau khi ổn định nền đường sẽ tiếp tục hoàn thiện.
+ Nghiên cưu và triển khai đầu tư nâng cấp quốc lộ 80 đoạn qua An Giang - Kiên Giang và quốc lộ 63 đoạn qua Kiên Giang - Cà Mau, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng Băng sông Cửu Long.
- Giai đoạn 3 (từ năm 2010-2020):
Hoàn chỉnh toàn tuyến và từng bước xây dựng các đoạn tuyến theo tiêu chuẩn đường cao tốc phù hợp với quy hoạch được duyệt và khả năng nguồn vốn, trong đó lưu ý kết nối với Quy hoạch hệ thống đường sắt, đường ngang và các quy hoạch khác có liên quan.
3. Về nguồn vốn:
- Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, kêu gọi vốn ODA hoặc nguồn vốn khác để đầu tư 2 cầu Vàm Cống, Cao Lãnh và các quốc lộ 80, 63 phù hợp với quy hoạch đường Hồ Chí Minh.
- Trên cơ sở nhu cầu, tiến độ đầu tư từng giai đoạn đường Hồ Chí MInh, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối đủ vốn để thực hiện Dự án.
4. Về tổ chức thực hiện:
- Giao Bộ Giao thông vận tải khẩn trương hoàn chỉnh nội dung Quy hoạch và dự thảo Quyết định như nội dung chỉ đạo nêu trên, phối hợp với Văn phòng Chính phủ lấy ý kiến các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
- Thống nhất thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước về đường Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng làm Trưởng ban, Bộ Giao thông vận tải làm Thường trực Ban Chỉ đạo với sự tham gia của lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương liên quan. Giao Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Ban chỉ đạo; đồng thời dự thảo Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
- Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, chuyển đổi phương thức quản lý, điều hành Dự án đường Hồ Chí Minh phù hợp với các quy định hiện hành.
5. Giao Hội đồng nghiệm thu Nhà nước phối hợp với Bộ Giao thông Vân tải và các cơ quan liên quan tổ chức nghiệm thu giai đoạn I của Dự án sau khi giai đoạn I hoàn thành, thực hiện nghiệm thu từng giai đoạn sau khi đã hoàn thành để kịp thời đưa vào sử dụng.
6. Giao Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan hoàn chỉnh quy hoạch các Cụm dân cư còn lại liên quan đến đường Hồ Chí Minh.
7. Bộ Giao thông Vận tải hoàn chỉnh Quy hoạch tổng thể hệ thống đường bộ cao tốc toàn quốc giai đoạn đến năm 2020, trong đó lưu ý tình hình phù hợp với quy hoạch đường Hồ Chí Minh.
8. Các địa phương có Dự án đi qua cần nghiêm túc, quyết liệt trong cuông tác đền bù, giải phóng mặt bằng. Đối với các đoạn còn vướng mắc trên địa bàn 2 tỉnh Hà Tây và Hoà Bình, yêu cầu Chủ tịch tỉnh Uỷ ban nhân dân 2 tỉnh trên chỉ đạo khẩn trương giải phóng mặt bằng để đảm bảo tiến độ Dự án.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các cơ quan biết, thực hiện./.
Nơi nhận : |
KT. BỘ TRƯỞNG CHỦ NHIỆM |