Thông báo số 170/TB-VPCP về Ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại buổi làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn .
Số hiệu: | 170/TB-VPCP | Loại văn bản: | Thông báo |
Nơi ban hành: | Văn phòng Chính phủ | Người ký: | Văn Trọng Lý |
Ngày ban hành: | 07/09/2007 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
Số: 170/TB-VPCP
|
Hà Nội, ngày 07 tháng 9 năm 2007
|
THÔNG BÁO
Ý KIẾN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG HOÀNG TRUNG HẢI TẠI BUỔI LÀM VIỆC VỚI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Ngày 29 tháng 8 năm 2007, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cùng tham dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Chính phủ.
Sau khi nghe Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo tóm tắt về tình hình nông nghiệp, nông thôn những năm qua, một số nhiệm vụ cấp bách năm 2008; ý kiến của các đồng chí lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đại diện các Bộ, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải có ý kiến kết luận như sau:
I. Về những kết quả đã đạt được:
Ngay từ đầu năm 2007, tuy có nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, giá cả vật tư tăng cao, nhưng ngành nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục duy trì được tốc độ phát triển, nổi bật nhất là: cơ cấu nông nghiệp có bước chuyên dịch theo hướng đẩy mạnh sản xuất các loại nông sản hàng hóa có nhu cầu của thị trường, có giá trị và hiệu quả; kinh tế thuỷ sản chuyển biến tích cực trên cả hai hướng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản; giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản tiếp tục tăng; khoa học công nghệ mới được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp; công nghiệp chế biến nông lâm sản có bước phát triển khá; quan hệ sản xuất tiếp tục được đổi mới; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được tiếp tục đầu tư phát triển, nhất là về thủy lợi; đời sống nông dân ở hầu hết các vùng nông thôn được cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân một nhân khẩu nông thôn tăng khá, tỷ lệ hộ nghèo đói ở nông thôn năm 2006 còn 25% theo tiêu chí mới, điều kiện ăn, ở, đi lại, học tập, khám chữa bệnh được cải thiện; bộ mặt nông thôn được khởi sắc rõ rệt, đời sống văn hóa tinh thần, trình độ dân trí được nâng lên.
lI. Về một số tồn tại:
- Việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn còn chậm, nhiều nơi còn lúng túng trước sự biến động của thị trường; bên cạnh đó, dịch bệnh, thiên tai, thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường, làm chậm tốc độ tăng trưởng của ngành.
- Ngành nông nghiệp chưa thực sự tạo được những đột phá về công nghệ nên năng suất, chất lượng nhiều loại nông sản còn thấp, khả năng cạnh tranh yếu (mía đường, nhiều loại rau quả, sản phẩm chăn nuôi). Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang đặt ra hết sức bức xúc, nhất là tồn dư thuốc bảo vệ thực vật đối với sản phẩm trồng trọt, tồn dư kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi và thuỷ sản, ảnh hưởng trực tiếp dấn sức khoẻ con người và xuất khẩu.
- Phát triển nuôi trồng thuỷ sản còn mang tính tự phát, có nguy cơ phá vỡ quy hoạch, làm ô nhiễm môi trường. Phương tiện đánh bắt xa bờ phát triển mạnh nhưng chưa được quản lý chặt chẽ, chưa đảm bảo an toàn tính mạng của ngư dân; mặt khác, dịch vụ hậu cần đánh bắt chưa đồng bộ nên hiệu quả khai thác thấp, trả nợ vốn vay cũng hết sức khó khăn.
- Cơ sở hạ tầng ở nhiều vùng nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao cuộc sống của người dân, nhất là ở các vùng miên núi.
- Quá trình đổi mới các hình thức sản xuất chuyển biến chậm, đa số hợp tác xã, doanh nghiệp nhà nước chưa làm tốt chức năng "bà đỡ" và tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế hộ phát triển; kinh tế tư nhân chưa hội tụ đủ các yếu tố phát triển.
- Đời sống một bộ phận nông dân còn nhiều khó khăn, chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa nông thôn và thành thị vẫn còn lớn; trong khi đó các khoản đóng góp của nông dân quá nhiều, hạn chế khả năng đầu tư phát triển sản xuất, cải thiện đời sống dân cư nông thôn. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng chưa có giải pháp hữu hiệu để khắc phục.
III. Về một số nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch 2008:
Việc hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Thủy sản có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn nước ta, tạo thuận lợi để thực hiện có hiệu quả chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về đổi mới quản lý, đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra sức cạnh tranh, phát triển bền vững; mặt khác tăng cơ hội tạo nhiều công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nông, ngư dân, xóa đói, giảm nghèo, góp phần quan trọng ỏnn định kinh tế xã hội đất nước.
Nhiệm vụ của Chính phủ khóa 12 (2007- 2011) rất nặng nề, thời gian chỉ còn 3 năm, phải tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo để hoàn thành những mục tiêu nhiệm vụ chính trị mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đề ra là:
- Tốc độ phát triển sản xuất phải đạt mức tăng trưởng GDP từ 8% đến 10% năm; đảm bảo sự công bằng, tiến bộ xã hội.
- Bảo đảm sự ổn định chính trị xã hội và an ninh quốc phòng vững chắc, nâng cao vị thế của Việt
Do đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phải sớm nhanh chóng ổn định về tổ chức bộ máy, bảo đảm sự điều hành, chỉ đạo sản xuất trên các lĩnh vực một cách liên tục và ổn định, nhằm hoàn thành xuất sắc mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch sản xuất các tháng còn lại của năm 2007; đồng thời chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất năm 2008 nhằm đạt và vượt các mục tiêu mà Đại hội Đảng toàn quốc đặt ra cho ngành nông nghiệp là: Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng về sản phẩm nông - lâm - thủy sản đạt 3,5% giá trị sản xuất nông - lâm thuỷ sản xuất khẩu đạt 4,5% - 4,8%.
Năm 2008 là năm thứ 3 triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X và phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển ngành 5 năm 2006 - 2010, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như sau:
1. Chỉ đạo triển khai thực hiện các chương trình trọng điểm nhằm duy trì mục tiêu tăng trưởng nông, lâm, thuỷ sản bền vững:
- Đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh.
- Phát triển thủy sản theo hướng hiệu quả và bền vững, trong đó nuôi trồng thuỷ sản phải trở thành ngành sản xuất hàng hoá lớn cung cấp nguyên liệu cho chế biến, xuất khẩu. Khai thác nguồn lợi hải sản phải gắn với bảo vệ và tái tạo nguồn lợi, an toàn cho ngư dân.
- Về lâm nghiệp, tiếp tục triển khai mạnh mẽ chủ trương xã hội hoá ngành lâm nghiệp, nâng cao năng lực quản lý bảo vệ rừng, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng; khuyến khích đầu tư trồng rừng sản xuất và lâm đặc sản, chế biến lâm sản.
- Coi trọng phát triển thị trường, đặc biệt thị trường xuất khẩu, góp phần khuyến khích phát triển sản xuất. Mục tiêu năm 2008 xuất khẩu 13 tỷ USD, trong đó các mặt hàng nông sản 6,1 tỷ USD, lâm sản 2,5 tý USD, thuỷ sản 4 tỷ USD.
- Đầu tư phát triển thuỷ lợi, hướng vào củng cố và phát triển thuỷ lợi đảm bảo an toàn công trình, cấp nước và tiêu thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh và các ngành kinh tế khác. Đảm bảo cấp nước, thoát nước chủ động phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.
2. Chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển nông thôn:
- Phát triển ngành nghề nông thôn, thực hiện Chương trình "Mỗi làng một nghề", có chính sách hỗ trợ khôi phục và phát triển các làng nghề, khuyến khích các hộ gia đình, tư nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đa dạng.
Thực hiện xã hội hóa dịch vụ ở nông thôn, thu hút sự tham gia của mọi thành phần kinh tế để đảm bảo cung cấp các dịch vụ cho sản xuất và đời sống nông dân nông thôn, năm 2008 tạo ra sự tăng trưởng mạnh mẽ GDP trong nông thôn.
- Tiếp tục đổi mới quan hệ sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể. nhất là hợp tác xã; tập trung triển khai mạnh Chương trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nông nghiệp, nông thôn.
- Tiếp tục thực hiện xây dựng các mô hình thí điểm phát triển nông thôn mới cấp làng, thôn, bản ở một số địa phương. Triển khai thực hiện các biện pháp đặc biệt hỗ trợ các vùng nông thôn còn nhiều khó khăn để xóa đói, giảm nghèo.
- Quy hoạch và điều chỉnh dân cư, ưu tiên bố trí dân cư cho vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai (sạt lở bờ sông, bờ biển, lũ quét,...), hải đảo, vùng xung yếu và rất xung yếu, vùng bảo vệ nghiêm ngặt của rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Thực hiện các dự án bố trí dân cư biên giới Việt - Trung; hạn chế dân di cư tự do và ổn định cho dân di cư đã đến trên địa bàn.
3. Triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủy lợi và công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai:
- Bảo vệ và sử dụng có hiệu quả, bền vững tài nguyên rừng. Triển khai tích cực công tác giao rừng, thuê đất rừng cho các hộ gia đình và cộng đồng địa phương với chính sách hưởng lợi phù hợp. Chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng, nâng cao năng lực kiểm lâm, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
- Rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch thuỷ lợi, hệ thống thuỷ nông nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; tổ chức điều tra nguồn lợi hải sản, xây dựng đề án khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Chỉ đạo thực hiện tốt công tác phòng, chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai. Tổ chức kiểm tra công trình trước lũ, phát hiện và sữa chữa kịp thời những công trình hư hỏng, đảm bảo vận hành an toàn trong mùa mưa bão năm 2008. Có phương án quản lý và thông tin kịp thời cho các tầu thuyền ra khơi đánh cá để chủ động phòng, tránh bão, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
4. Thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực và hội nhập kinh tế quốc tế:
- Về khoa học công nghệ: Bộ cần tập trung nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao phù hợp với các vùng sinh thái, ứng dụng công nghệ sinh học; các biện pháp kỹ thuật thâm canh cây trồng, nuôi dưỡng gia súc, đảm bão chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm, hạ giá thành. Nghiên cứu và phát triển công nghệ sau thu hoạch. Trong ngành thuỷ sản, chú trọng công nghệ sản xuất các loài giống thuỷ sản có giá trị kinh tế để hình thành cơ cấu sản phẩm chủ lực gắn với bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản. Nâng cao hiệu qủa của hệ thống khuyến nông và các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, thông tin thị trường.
- Thực hiện Chương trình khuyến khích phát triển doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và tiếp tục sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp thuộc Bộ.
- Phát triển thuỷ lợi và cơ sở hạ tầng nông thôn. Trong năm 2008, tập trung đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thuỷ lợi bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA. Đối với nguồn ngân sách trong nước, ưu tiên hoàn thành các công trình dở dang, đầu tư mới chủ yếu đề nâng cấp các công trình hiện có, trước hết đảm bảo an toàn hồ chứa; đầu tư các công trình thuỷ lợi phục vụ chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, tập trung ưu tiên cho các vùng miền núi, Tây Nguyên, biên giới, hải đảo và đồng bào dân tộc, các vùng thường bị thiên tai, hạn hán, thiếu nước.
- Về hội nhập kinh tế quốc tế, tiếp tục đàm phán về thuế và phi thuế quan, SPS, xuất xứ, dịch vụ, xây dựng mậu dịch tự do với các nước; có giải pháp hữu hiệu đối phó với những vấn đề mới phát sinh khi gia nhập WTO và các rào cản thương mại, nhất là vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Tiếp tục rà soát, xây dựng các cơ chế, chính sách, các văn bản pháp quy liên quan. Kết hợp với các Bộ, ngành và các Tổ chức quốc tế triển khai các lớp tập huấn, hội thảo phổ biến những cam kết của Việt
- Đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình Vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó: Triển khai thực hiện kế hoạch hành động quốc gia của Chính phủ về vệ sinh an toàn thực phẩm đến năm 2010; các biện pháp áp dụng GAP tại các vùng sản xuất trọng điểm, hướng dẫn và tập huấn kỹ thuật cho nông dân về sản xuất an toàn. Thực hiện thường xuyên và quyết liệt trong kiểm tra, kiểm soát kháng sinh hoá chất tồn dư trong nông sản thực phẩm; quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật; xây dựng và triển khai thực hiện chương trình kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y các cơ sở chăn nuôi, sản xuất thức ăn chăn nuôi, giết mổ, sơ chế sản phẩm động vật.
5. Nâng cao năng lực quản lý ngành.
- Nhanh chóng kiện toàn tổ chức ngành và thực hiện việc phân cấp cho địa phương và các Cục chuyên ngành. Phối hợp với Bộ Nội vụ, sớm hoàn thành việc sắp xếp, ổn định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước ở Bộ và địa phương theo chỉ đạo của Chính phủ.
- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình cải cách hành chính bao gồm hoàn thiện thể chế, đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho hiện tại và tương lai của ngành; đẩy mạnh tin học hóa trong quản lý của Bộ và của ngành.
- Thực hiện nghiêm túc Luật phòng, chống tham nhũng và Luật thi hành tiết kiệm, chống lãng phí.
6. Tập trung thực hiện các dự án đầu tư đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng.
- Tập trung chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các Dự án đầu tư trọng điểm của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, đặc biệt là các công trình thuỷ lợi Cửa Đạt (Thanh Hoá), Tả Trạch (Thừa Thiên Huế), các công trình tại các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, các công trình sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, phải đảm bảo triển khai thực hiện đúng tiến độ, chất lượng và chống thất thoát lãng phí.
Với những nỗ lực lớn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, Chính phủ tin tưởng rằng việc hợp nhất Bộ Thuỷ sản với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tăng cường thêm sức mạnh để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển đi lên của ngành trong những năm tới.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan biết, thực hiện./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng;
- Các Bộ: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính,
Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường;
- VPCP: BTCN, PCN: Văn Trọng Lý,
Các Vụ: TH, TCCB, CN, KTTH,
Website Chính phủ;
- Lưu: VT, NN (5) 24
|
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Văn Trọng Lý
|