Thông báo 153/TB-VPCP năm 2014 kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
Số hiệu: 153/TB-VPCP Loại văn bản: Thông báo
Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ Người ký: Nguyễn Quang Thắng
Ngày ban hành: 11/04/2014 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài chính, Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 153/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 11 tháng 04 năm 2014

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC TẠI PHIÊN HỌP BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ

Ngày 08 tháng 4 năm 2014, tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 389) chủ trì Phiên họp đầu tiên Ban Chỉ đạo 389 để công bố Quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 19 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; danh sách các thành viên Ban Chỉ đạo 389 và bàn một số công việc của Ban Chỉ đạo 389 trong thời gian tới. Tham dự Phiên họp có các thành viên Ban Chỉ đạo 389 và đại diện lãnh đạo một số Bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Sau khi nghe Bộ Công Thương báo cáo tổng kết hoạt động của Ban Chỉ đạo 127 Trung ương; Bộ Tài chính báo cáo phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2014, dự thảo Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo 389 và Văn phòng Thường trực, ý kiến tham gia của các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 kết luận như sau:

1. Các Bộ, ngành, địa phương cn quán triệt nhận thức, phương châm hành động, xác định hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả tác động tiêu cực nhiều mặt đến tình hình kinh tế - xã hội, an ninh trật tự, sức khỏe của người dân và gắn liền với tệ nạn tham nhũng. Vì vậy, công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài; là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, cả hệ thống chính trị mà trực tiếp là các cơ quan chức năng, thành viên Ban Chỉ đạo 389 ở trung ương và địa phương. Các Bộ, ngành, địa phương phải tập trung chỉ đạo quyết liệt, kịp thời ngăn chặn có hiệu quả và từng bước đẩy lùi tình trạng này. Bộ, ngành, cơ quan chức năng, địa phương nào để tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả xảy ra, kéo dài thì người đứng đầu các Bộ, ngành, cơ quan chức năng và chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ.

2. Để công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có hiệu quả cao cần có những giải pháp đồng bộ, trong đó công tác tổ chức cán bộ và hoàn thiện cơ chế, chính sách có ý nghĩa hết sức quan trọng, là nhân tố quyết định. Do đó, lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương cần rà soát lại mô hình tổ chức của các lực lượng chức năng, bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất đạo đức để hoàn thành tốt nhiệm vụ; chú trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao tinh thần trách nhiệm và phòng, chống các biểu hiện tiêu cực trong cán bộ, công chức; xử lý nghiêm cán bộ, công chức có dấu hiệu tiếp tay, bao che cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Về cơ chế, chính sách cần hoàn thiện một cách đồng bộ, cụ thể, phù hợp thực tiễn, đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả và trách nhiệm của các lực lượng chức năng. Có cơ chế khuyến khích tinh thần và vật chất để kịp thời động viên cán bộ, công chức, người thi hành công vụ; bảo vệ, khen thưởng cho người dân tố giác các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

3. Các lực lượng chức năng: Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Công an, Quản lý thị trường, Thuế phải thực hiện tốt công tác phối hợp, nắm chắc tuyến, địa bàn, đối tượng để chủ động theo sát diễn biến tình hình, kịp thời tổ chức lực lượng, xây dựng biện pháp, kế hoạch ngăn chặn, bắt giữ và xử lý nghiêm các vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, nếu phát hiện những vướng mắc, bất cập trong quản lý, cơ chế chính sách cần đề xuất kịp thời với cấp có thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

4. Các Bộ, ngành có trách nhiệm cùng với các địa phương thực hiện tốt các chính sách kinh tế, an sinh xã hội nhằm nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân. Xây dựng chính sách phát triển thương mại mậu dịch khu vực biên giới kết hợp chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả gắn với giải quyết việc làm để người dân khu vực biên giới có cuộc sống ổn định, không tham gia, không tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Ngoài ra, cần có cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện giúp doanh nghiệp xây dựng, bảo vệ thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh, chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài.

5. Để nâng cao hiệu quả chỉ đạo điều hành trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, yêu cầu:

- Bộ Công Thương, Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thành việc bàn giao nhiệm vụ thường trực và các vấn đề có liên quan; bảo đảm các điều kiện cần thiết để Ban Chỉ đạo 389 sớm đi vào hoạt động ổn định t tháng 5 năm 2014.

- Trên cơ sở dự thảo và ý kiến đóng góp của các thành viên dự họp, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Phó Trưởng Ban thường trực khẩn trương chỉ đạo hoàn thiện phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2014 của Ban Chỉ đạo 389; phân công công tác các Thành viên; hoàn thiện Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo 389; Quy chế hoạt động của Văn phòng Thường trực theo tinh thần Văn phòng đặt tại Bộ Tài chính, làm việc theo chế độ chuyên trách, cán bộ là lãnh đạo cấp Vụ, Cục có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, có kinh nghiệm về lĩnh vực công tác được các Bộ, ngành tham gia Ban Chỉ đạo 389 cử biệt phái; trình Trưởng Ban ký ban hành trước ngày 15 tháng 4 năm 2014.

- Ngay sau cuộc họp này, các Bộ, ngành, cơ quan là thành viên Ban Chỉ đạo 389 theo chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực, địa bàn phụ trách xây dựng phương án, kế hoạch tăng cường hoạt động đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Bộ, ngành, cơ quan mình; báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo 389.

- Trên cơ sở hướng dẫn của Ban Chỉ đạo 389, y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập Ban Chỉ đạo 389 địa phương theo hướng phù hợp với tình hình và yêu cầu nhiệm vụ của từng địa phương; xây dựng quy chế hoạt động, phân công trách nhiệm rõ ràng để chỉ đạo tổ chức thực hiện ngay nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại địa phương; xây dựng ngay kế hoạch tăng cường hoạt động đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo địa bàn phụ trách và tổ chức thực hiện nghiêm túc; báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo 389 (qua Văn phòng Thường trực).

6. Văn phòng Thường trực, các Bộ, ngành, cơ quan, lực lượng chức năng và các địa phương phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để người dân hiểu rõ tác hại, không tiếp tay cho hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; tuyên truyền công khai, minh bạch kết quả hoạt động của các cơ quan chức năng trong chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, tạo hiệu ứng đồng thuận trong xã hội, xây dựng niềm tin cho nhân dân.

7. Đẩy mạnh tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương để nhân dân thấy rõ tác hại của việc buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả; lên án những hành động sai trái, biểu dương những người tốt, đơn vị làm tốt trong công việc này kịp thời.

8. Về những vấn đề còn bất cập trong cơ chế, chính sách:

Giao Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Văn phòng Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương nghiên cứu đề nghị sửa đổi, bổ sung quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn (bắt khẩn cp, gia hạn tạm giữ) cho Cục trưởng Cục phòng, chng tội phạm ma túy - Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng khi điều tra các vụ án buôn lậu do Cục phòng, chống tội phạm ma túy phát hiện; mở rộng tội danh sản xuất, kinh doanh, vận chuyển hàng cấm, mở rộng quyền hạn điều tra của Bộ đội Biên phòng với tội hàng giả quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự; tăng thẩm quyền điều tra hình sự cho lực lượng Cảnh sát biển, cụ thể: thẩm quyền được tạm giữ hình sự, bắt, khám xét khẩn cấp, giám định, bổ sung các tội danh Cảnh sát biển được khởi tố (trộm cắp tài sản, cướp tài sản, trốn thuế), tiến hành một số hoạt động điều tra, thời hạn điều tra; bổ sung thẩm quyền được tiến hành một số hoạt động điều tra cho chỉ huy đơn vị trinh sát độc lập thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển. Giao Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành liên quan rà soát, nghiên cứu để kiến nghị sửa đổi quy định chế độ đặc thù cho cán bộ, chiến sỹ làm công tác đấu tranh chống tội phạm ma túy cho thống nhất và phù hợp với tình hình thực tiễn (Quyết định số 15/2009/TTg ngày 21 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ). Báo cáo Phó Thủ tướng, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 kết quả trong quý 3 năm 2014.

9. Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 lập kế hoạch cụ thể để kiểm tra công tác này ở một số Bộ, ngành, địa bàn trọng điểm; trình Trưởng Ban Chỉ đạo 389 phương án để triển khai cụ thể.

Văn phòng Chính phủ thông báo để các cơ quan liên quan biết, thực hiện./

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng (để b/c);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ban Nội chính Trung ương;
- UB TW MT TQ Việt Nam;
- UBND các tnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Các Thành viên Ban Chỉ đạo 389;
- VPCP: BTCN, các PCN, các đơn vị: KTTH, TH, KGVX, NC, Cổng TTĐT;
- Lưu: VT, V.I (3).

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM





Nguyễn Quang Thắng