Thông báo 137/TB-VPCP năm 2015 kết luận của Thủ tướng Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính lĩnh vực hải quan
Số hiệu: | 137/TB-VPCP | Loại văn bản: | Thông báo |
Nơi ban hành: | Văn phòng Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Văn Nên |
Ngày ban hành: | 16/04/2015 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 137/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 16 tháng 04 năm 2015 |
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN
Ngày 25 tháng 3 năm 2015, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì hội nghị về cải cách thủ tục hành chính lĩnh vực hải quan. Cùng dự Hội nghị có các Phó Thủ tướng: Vũ Văn Ninh và Vũ Đức Đam; Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Quốc phòng, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Giao thông vận tải, Văn phòng Chính phủ; Lãnh đạo các Bộ: Công an, Tài nguyên và Môi trường, Y tế; Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và lãnh đạo Bộ đội Biên phòng, Cục Quản lý xuất nhập cảnh. Sau khi nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng báo cáo “Kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong lĩnh vực giao lưu hàng hóa qua biên giới năm 2014 và nhiệm vụ, giải pháp năm 2015 và năm 2016”; ý kiến của các Phó Thủ tướng và đại biểu dự Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận như sau:
Mục đích của Hội nghị này là tập trung bàn về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan nhằm góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong giao lưu hàng hóa qua biên giới theo mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2014 và Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ.
Thời gian qua Bộ Tài chính đã tích cực phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo Tổng cục Hải quan thực hiện các nhiệm vụ về cải cách thủ tục hành chính theo Nghị quyết của Chính phủ và đạt được những kết quả bước đầu, như: đã trình Quốc hội ban hành Luật hải quan năm 2014 để bãi bỏ 14 thủ tục hành chính và đơn giản hóa 41 thủ tục hành chính khác; thực hiện hải quan điện tử theo Dự án VNACCS/VCIS tại 34/34 Cục Hải quan và 171/171 Chi cục hải quan; triển khai cơ chế một cửa quốc gia kết nối giữa Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) với Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, trang bị hiện đại phục vụ công tác kiểm tra, giám sát hải quan nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, so với yêu cầu của Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ và theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) thì một số chỉ số liên quan đến lĩnh vực này vẫn còn thấp so với các nước tiên tiến trên thế giới và khu vực ASEAN. Để tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan thời gian tới đạt mục tiêu, yêu cầu của Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ đã đề ra, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
1. Các Bộ, ngành nhất là người đứng đầu phải nhận thức rõ trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp cải cách thủ tục hành chính được giao tại Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ. Lập kế hoạch, chương trình, nội dung và tiến độ cụ thể để thực hiện Nghị quyết. Tiếp tục rà soát lại hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung theo hướng cắt bỏ ngay những thủ tục hành chính không còn phù hợp, đảm bảo tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phù hợp với thông lệ quốc tế, nhưng vẫn đảm bảo quản lý Nhà nước. Tăng cường sự phối hợp, trao đổi trực tiếp giữa các Bộ, ngành, đặc biệt là giữa những người đứng đầu để tháo gỡ, giải quyết kịp thời những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, trường hợp không giải quyết được thì đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Để thực hiện hiệu quả Cơ chế một cửa quốc gia, yêu cầu:
a) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan đẩy nhanh kết nối chính thức giữa Cổng thông tin một cửa quốc gia với hệ thống thông tin của các Bộ, ngành theo kế hoạch, tiến độ đề ra.
b) Các Bộ, ngành: đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng thuê dịch vụ công nghệ thông tin; thực hiện chứng từ hồ sơ điện tử, không yêu cầu doanh nghiệp xuất trình bản giấy về kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thực hiện chia sẻ, kết nối cơ sở dữ liệu với Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan); bổ sung quy định về phạm vi và số lượng các thủ tục hành chính tham gia cơ chế một cửa quốc gia.
c) Bộ Quốc phòng (Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng) chia sẻ thông tin quản lý xuất nhập cảnh đối với người, phương tiện qua đường bộ, đường biển.
d) Bộ Tài chính làm việc với Bộ Công an (Cục Quản lý xuất nhập cảnh) để xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp làm thủ tục xuất cảnh đối với những đối tượng có nguy cơ rủi ro cao về hải quan.
đ) Bộ Giao thông vận tải: Chỉ đạo các Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đường bộ, Cục Hàng không Việt Nam tiếp tục hoàn thiện hệ thống kết nối với cơ quan hải quan, chia sẻ thông tin, dữ liệu tàu biển, vận đơn hàng không và dữ liệu định vị ô tô.
e) Bộ Tài chính chỉ định Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) triển khai thực hiện gói thầu kết nối cơ chế một cửa quốc gia.
3. Đẩy mạnh phát triển đại lý hải quan; huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư, trang bị máy móc, thiết bị phục vụ công tác kiểm tra, kiểm định hàng hóa xuất nhập khẩu và thực hiện một số dịch vụ công về hải quan.
4. Tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp và cơ quan báo chí.
5. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định giao Giám đốc Cảng vụ cảng hàng không quốc tế, cảng biển quốc tế là người chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước tại địa bàn cảng trong điều phối các hoạt động quản lý nhà nước chung tại cảng.
6. Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ:
a) Bổ sung nhiệm vụ đối với Ban Chỉ đạo quốc gia về cơ chế một cửa ASEAN về cơ chế hải quan một cửa quốc gia thực hiện nhiệm vụ “cải cách toàn diện thủ tục hành chính góp phần cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh quốc gia trong lĩnh vực giao lưu hàng hóa qua biên giới” theo Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ.
b) Xây dựng Đề án “Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu”, trong đó có các nhóm giải pháp cụ thể để thực hiện Đề án.
c) Bổ sung kinh phí năm 2015 cho các Bộ: Công Thương, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ để triển khai cơ chế một cửa quốc gia và thực hiện Đề án nâng cao năng lực kiểm tra chuyên ngành.
d) Báo cáo Chính phủ cơ chế quản lý tài chính và biên chế ổn định giai đoạn năm 2016 - 2020 của Tổng cục Hải quan để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định.
7. Đồng ý giao Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chỉ định thầu: bảo trì, bảo dưỡng Hệ thống VNACCS/VCIS; đầu tư mua sắm hệ thống công nghệ thông tin phục vụ triển khai cơ chế một cửa quốc gia; mua sắm 5 máy soi container và bảo trì, bảo dưỡng 2 máy soi container do Nhật Bản tài trợ theo quy định.
8. Đồng ý về chủ trương thành lập Cục Kiểm định hải quan (trên cơ sở Trung tâm Phân tích, phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu hiện nay) và Cục Quản lý rủi ro (trên cơ sở Ban Quản lý rủi ro hải quan hiện nay), đảm bảo nguyên tắc không tăng thêm biên chế. Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
9. Về đề nghị Chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại cho Hải quan Việt Nam thực hiện giai đoạn II Dự án VNACCS/VCIS: Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và cơ quan liên quan xử lý theo quy định hiện hành.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các cơ quan biết, thực hiện./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2020 về phê duyệt Bản ghi nhớ thành lập Trung tâm ASEAN-Trung Quốc giữa các thành viên ASEAN và Trung Hoa Ban hành: 28/02/2020 | Cập nhật: 04/03/2020
Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2018 về thí điểm thực hiện thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại huyện, quận, thị xã và xã, phường, thị trấn của 07 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Ban hành: 23/03/2018 | Cập nhật: 26/03/2018
Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2015 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015 - 2016 Ban hành: 12/03/2015 | Cập nhật: 13/03/2015
Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2014 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Ban hành: 18/03/2014 | Cập nhật: 19/03/2014
Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2013 về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của tỉnh Bắc Giang Ban hành: 07/02/2013 | Cập nhật: 19/02/2013
Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2010 thành lập thành phố Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng Ban hành: 08/04/2010 | Cập nhật: 10/04/2010
Nghị quyết số 19/NQ-CP về việc xác lập địa giới hành chính xã Đông Xuân thuộc huyện Quốc Oai; các xã: Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Thạch Thất; huyện Mê Linh thuộc thành phố Hà Nội; thành lập quận Hà Đông và các phường trực thuộc; chuyển thành phố Sơn Tây thành thị xã Sơn Tây thuộc thành Hà Nội Ban hành: 08/05/2009 | Cập nhật: 12/05/2009
Nghị quyết 19/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01 năm 2021 Ban hành: 10/02/2021 | Cập nhật: 11/02/2021