Thông báo số 130/TB-VPCP về việc kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lai Châu
Số hiệu: | 130/TB-VPCP | Loại văn bản: | Thông báo |
Nơi ban hành: | Văn phòng Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 20/06/2007 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Thương mại, đầu tư, chứng khoán, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 130/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2007 |
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG TẠI BUỔI LÀM VIỆC VỚI LÃNH ĐẠO TỈNH LAI CHÂU
Ngày 12 tháng 6 năm 2007, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Lai Châu. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công nghiệp, Giao thông vận tải, Xây dựng, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa-Thông tin, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Ngoại giao, Ủy ban Dân tộc và Văn phòng Chính phủ. Sau khi nghe đồng chí Bí thư Tỉnh ủy báo cáo tóm tắt tình hình kinh tế-xã hội và một số đề nghị của Tỉnh, ý kiến của lãnh đạo các Bộ, cơ quan; Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận như sau:
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG:
Lai Châu là tỉnh miền núi Tây Bắc, mới được chia tách từ tỉnh Lai Châu cũ, sau 3 năm chia tách, Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc trong Tỉnh đã có nhiều cố gắng khắc phục mọi khó khăn vươn lên để có bước chuyển biến tích cực về kinh tế-xã hội, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2004-2006 đạt 10,8%; riêng năm 2006 đạt 12,5%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: trong GDP, tỷ trọng nông-lâm-thủy sản đạt 42,7%, công nghiệp-xây dựng đạt 27,7%, dịch vụ 29,6%; GDP bình quân đầu người đạt 4,1 triệu đồng/người; thu ngân sách trên địa bàn Tỉnh tăng từ 25 tỷ đồng (năm 2003) lên 102 tỷ đồng (năm 2006). Các lĩnh vực: văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục có nhiều tiến bộ. An ninh, chính trị được giữ vững. Lai Châu còn là Tỉnh có những tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế như: Cửa khẩu Ma Lù Thàng thông thương với Trung Quốc; Tỉnh lại nằm giữa Khu du lịch Sa Pa và tỉnh Điện Biên có điều kiện phát triển du lịch, dịch vụ; có tài nguyên khoáng sản rất phong phú, đa dạng như: Đất hiếm, sắt, chì, đồng, vàng... để chế biến phục vụ sản xuất và xuất khẩu; đặc biệt là có nhiều tiềm năng để phát triển thủy điện.
Tuy nhiên, Lai Châu vẫn là tỉnh nghèo, khó khăn nhất trong cả nước, tỷ lệ hộ nghèo còn cao (50,9%, theo tiêu chuẩn mới), cần phải tiếp tục phấn đấu quyết liệt để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn, thực hiện tốt các mục tiêu Đại hội Đảng bộ Tỉnh đã đề ra, nhất là giảm tỷ lệ hộ nghèo, cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt là đồng bào dân tộc ít người ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan Trung ương cần quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho Lai Châu phát triển kinh tế-xã hội.
II. VỀ MỘT SỐ ĐỀ NGHỊ CỦA TỈNH:
1. Về đầu tư Bệnh viện Đa khoa Tỉnh: đồng ý về nguyên tắc, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Tỉnh tính toán lại tổng dự toán; đồng thời, ứng trước vốn ngân sách (trong đó có cả vốn xây dựng cơ bản phần bao che và thiết bị) để Tỉnh thực hiện, hoàn thành trong năm 2009.
2. Đồng ý Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo tập trung phân bổ vốn kết dư đợt I Chương trình 159 cho Lai Châu, Đắk Nông, Hậu Giang là ba tỉnh mới chia tách để hoàn thành Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học giai đoạn I và hỗ trợ đầu tư nhà ở cho cán bộ, giáo viên.
3. Về bố trí vốn đầu tư tuyến đường Pắc Ma - U Ma Tu Khoòng để chuẩn bị mở cửa khẩu U Ma Tu Khoòng - Bình Hà (Trung Quốc): giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Giao thông Vận tải đề xuất nguồn vốn năm 2008, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
4. Về đề nghị bổ sung 150 tỷ đồng trong năm 2007 và từ năm 2007-2010 mỗi năm 300 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng và đầu tư cơ sở hạ tầng các khu dân cư khu vực thị xã Lai Châu: giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cho Tỉnh ứng trước vốn ngân sách từ năm 2007 để thực hiện và bố trí vốn ngoài phần chia tách địa giới hành chính đã ổn định năm 2007 để Tỉnh có khả năng hoàn vốn.
5. Đồng ý đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt cho thị xã Lai Châu: Tỉnh lập dự án (cả xây lắp và thiết bị) trình duyệt theo quy định. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính bố trí vốn kế hoạch ngân sách hàng năm.
6. Về đề nghị lập Dự án hỗ trợ phát triển kinh tế cho 4 dân tộc đặc biệt khó khăn là: La Hủ, Mảng, Cống, Khơ Mú và từ năm 2007-2010, mỗi năm bố trí cho Tỉnh 60 tỷ đồng để thực hiện xóa đói giảm nghèo: Chính phủ đã có chính sách và các Quyết định số 30, 31, 32, 33/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 về hỗ trợ đồng bào dân tộc vùng đặc biệt khó khăn. Tỉnh chủ động lồng ghép các chương trình, dự án để thực hiện. Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất chính sách hỗ trợ trong việc bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, qua đó tạo việc làm và thu nhập để đồng bào yên tâm sinh sống và làm tốt việc bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ.
7. Đồng ý về nguyên tắc, nâng cấp cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng lên Cửa khẩu quốc tế và mở mới Cửa khẩu quốc gia U Ma Tu Khoòng, huyện Mường Tè để thông thương với cửa khẩu Bình Hà, huyện Lục Xuân, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Tỉnh phối hợp với Bộ Ngoại giao hoàn tất các thủ tục, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
8. Về đề nghị phân cấp cho Tỉnh được cấp phép khai thác các mỏ khoáng sản có trữ lượng nhỏ để chế biến, xuất khẩu: Tỉnh làm việc cụ thể với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công nghiệp theo quy định của Luật Khoáng sản. Riêng mỏ đá Phiến đen phải cân nhắc kỹ.
9. Về đề nghị cho Tỉnh được hưởng 100% thuế VAT của các dự án thủy điện nhỏ trên địa bàn và được để lại một phần nguồn thu từ các công trình thủy điện quốc gia cho ngân sách địa phương: giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam xem xét trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
10. Về hỗ trợ vốn để trồng và phát triển cây cao su trên địa bàn Tỉnh: giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Tập đoàn Cao su Việt Nam nghiên cứu, xây dựng quy hoạch, trình Thủ tướng Chính phủ.
11. Về đề nghị sớm đầu tư tuyến đường vành đai Pa Tần-Mường Tè: Tỉnh lập và phê duyệt dự án; Bộ Kế hoạch và Đầu tư ghi vốn kế hoạch ngân sách hàng năm cho Tỉnh để triển khai và hoàn thành vào năm 2010.
12. Về chính sách ưu đãi vốn vay cho ngành Điện để triển khai đường dây tải điện 110 KV đến Trung tâm huyện Mường Tè-Pắc Ma-Mù Cả: Tỉnh cùng Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm việc với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
13. Về xây dựng Sân bay dân dụng nhỏ tại Lai Châu: đồng ý về nguyên tắc, Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, xây dựng quy hoạch.
14. Về phê duyệt Quy hoạch tổng thể tái định cư các công trình thủy điện: Huổi Quảng, Bản Chát và giao kế hoạch tái định cư; hướng dẫn cơ chế chuyển vốn và thanh quyết toán: giao Bộ Công nghiệp đôn đốc, chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoàn chỉnh thủ tục phê duyệt Quy hoạch tổng thể và giao vốn tái định cư cho Tỉnh để triển khai thực hiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bộ Tài chính hướng dẫn việc chuyển vốn, sử dụng vốn và thanh quyết toán. Tỉnh có trách nhiệm sử dụng vốn đúng mục đích, đúng quy định và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
15. Về xin phép tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Tỉnh cũ, 60 năm thành lập Đảng bộ và 5 năm thành lập Tỉnh mới vào năm 2009, nhằm động viên cán bộ và nhân dân các dân tộc trong Tỉnh: đồng ý về nguyên tắc; việc tổ chức kỷ niệm phải thiết thực, tạo không khí phấn khởi với tinh thần tiết kiệm, hiệu quả, không phô trương, hình thức.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu và các Bộ, cơ quan liên quan biết, thực hiện./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
Quyết định 33/2007/QĐ-TTg về Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007 – 2010 Ban hành: 05/03/2007 | Cập nhật: 24/03/2007