Thông tư 109/2014/TT-BQP hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp đặc thù đối với quân nhân, công nhân viên quốc phòng, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ sở y tế Quân đội và chế độ phụ cấp chống dịch
Số hiệu: 109/2014/TT-BQP Loại văn bản: Thông báo
Nơi ban hành: Bộ Quốc phòng Người ký: Nguyễn Thành Cung
Ngày ban hành: 20/08/2014 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Quốc phòng, Lao động, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ QUỐC PHÒNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 109/2014/TT-BQP

Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2014

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP ĐẶC THÙ ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN, CÔNG NHÂN VIÊN QUỐC PHÒNG, NGƯỜI LÀM VIỆC THEO CHẾ ĐỘ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC CƠ SỞ Y TẾ QUÂN ĐỘI VÀ CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP CHỐNG DỊCH

Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Căn cứ Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch (sau đây gọi tắt là Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg);

Xét đề nghị của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị,

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với quân nhân, công nhân viên quốc phòng, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ sở y tế Quân đội và chế độ phụ cấp chống dịch như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thường trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật đối với quân nhân, công nhân viên quốc phòng, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ sở y tế Quân đội và chế độ phụ cấp chống dịch.

2. Các cơ sở y tế trong Quân đội gồm:

a) Bệnh viện quân y, bệnh viện quân dân y, viện nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện);

b) Viện Pháp y Quân đội;

c) Viện Y học dự phòng Quân đội, Trung tâm Y học dự phòng phía Nam, Đội Y học dự phòng thuộc các quân khu, quân đoàn (sau đây gọi chung là cơ sở y học dự phòng);

d) Đội điều trị, tiểu đoàn quân y, đại đội quân y, bệnh xá quân y, bệnh xá quân dân y;

đ) Tổ quân y có giường lưu; thường trực cấp cứu của quân y các cấp có giường lưu.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân viên quốc phòng, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động đã được xếp lương theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang trong các cơ sở y tế Quân đội.

2. Thành viên Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp; cộng tác viên, tình nguyện viên được cấp có thẩm quyền huy động tham gia chống dịch.

Điều 3. Chế độ phụ cấp thường trực

1. Nguyên tắc thực hiện chế độ thường trực

Thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg.

2. Định mức nhân lực trong phiên trực

Định mức nhân lực trong phiên trực quy định dưới đây là định mức cao nhất. Các đơn vị, căn cứ vào công suất sử dụng giường bệnh để xác định số người trong phiên trực cho phù hợp; cụ thể như sau:

a) Đối với các bệnh viện đã được xếp hạng theo Quyết định của Bộ Quốc phòng hoặc chưa được xếp hạng, thực hiện định mức nhân lực trong một phiên trực theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 2 Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg.

b) Viện Pháp y Quân đội: 03 người/phiên trực.

c) Đối với đội điều trị, tiểu đoàn quân y, đại đội quân y, bệnh xá quân y, bệnh xá quân dân y:

Dưới 10 giường bệnh: 02 người/phiên trực;

Từ 10 giường bệnh đến dưới 20 giường bệnh: 03 người/phiên trực;

Từ 20 giường bệnh trở lên: 05 người/phiên trực.

d) Đối với các cơ sở y học dự phòng:

- Viện Y học dự phòng Quân đội; Trung tâm Y học dự phòng phía Nam: 03 người/phiên trực;

- Đội Y học dự phòng thuộc các quân khu, quân đoàn: 02 người/phiên trực.

đ) Tổ quân y có giường lưu; thường trực cấp cứu của quân y các cấp có giường lưu: 01 người/phiên trực.

3. Chế độ đối với người tham gia thường trực

a) Chế độ phụ cấp thường trực

- Ngưòi tham gia thường trực 24/24 giờ tại các cơ sở y tế trong Quân đội được hưởng mức phụ cấp thường trực như sau:

+ Đối với các bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I: Mức hưởng 115.000 đồng/người/phiên trực.

+ Đối với các bệnh viện hạng II; Viện Y học dự phòng Quân đội, Trung tâm học dự phòng phía Nam, Viện Pháp y Quân đội: Mức hưởng 90.000 đông/người/phiên trực.

+ Đối với các bệnh viện; đội y học dự phòng thuộc các quân khu, quân đoàn và các cơ sở y tế trong Quân đội có quy mô từ 20 giường trở lên: Mức hưởng 65.000 đồng/người/phiên trực.

+ Đối với các cơ sở y tế trong Quân đội còn lại: Mức hưởng 25.000 đồng/người/phiên trực.

- Mức phụ cấp thường trực tại khu vực hồi sức cấp cứu, khu vực chăm sóc đặc biệt ở các cơ sở y tế trong Quân đội được tính bằng 1,5 lần mức quy định trên tại khu vực thông thường của các cơ sở y tế cùng hạng; thường trực vào ngày nghỉ hằng tuần được tính bằng 1,3 lần mức quy định trên; thường trực vào ngày lễ, Tết được tính bằng 1,8 lần mức quy định trên.

Khu vực hồi sức cấp cứu và khu vực chăm sóc đặc biệt, cụ thể như sau:

+ Khu vực hồi sức cấp cứu bao gồm: Khoa hồi sức tích cực (kể cả bộ phận hồi sức tích cực ở các khoa khác); Khoa gây mê hồi sức; Khoa điều trị tích cực; Khoa cấp cứu lưu; Khoa chống độc; Khoa đột quỵ.

+ Khu chăm sóc đặc biệt bao gồm: Khoa Chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương (All) thuộc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Quân y 175, Viện Y học cổ truyền Quân đội; chăm sóc trẻ sinh non tháng ở bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I, hạng II; khu chăm sóc bệnh nhân, tâm thần cấp tính ở các bệnh viện.

Ví dụ 1: Bác sĩ Trần Văn A làm việc tại Khoa Tim mạch, Bệnh viện hạng I, được phân công trực 24/24 giờ. Phụ cấp thường trực của bác sĩ A được hưởng như sau:

- Trực vào ngày thường: 115.000 đồng.

- Trực vào Thứ 7, Chủ nhật: 149.500 đồng (115.000 đồng x 1,3).

Ví dụ 2: Bác sĩ Nguyễn Văn B làm việc tại Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện hạng đặc biệt, được phân công trực 24/24 giờ. Phụ cấp thường trực của bác sĩ B được hưởng như sau:

- Trực vào ngày thường: 172.500 đồng (115.000 đồng x 1,5).

- Trực vào Thứ 7, Chủ nhật: 224.250 đồng (172.500 đồng x 1,3).

- Trực vào ngày lễ, Tết: 310.500 đồng (172.500 đồng x 1,8).

Ví dụ 3: Bác sĩ Nguyễn Vãn C làm việc tại Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện hạng II, được phân công trực 16/24 giờ. Phụ cấp thường trực của bác sĩ C được hưởng như sau:

- Trực vào ngày thường: 67.500 đồng (90.000 đồng x 0,75).

- Trực vào Thứ 7, Chủ nhật: 87.750 đồng (67.500 đồng x 1,3).

- Trực vào ngày lễ, Tết: 121.500 đồng (67.500 đồng x 1,8).

b) Người tham gia thường trực 24/24 giờ được hỗ trợ tiền ăn và được nghỉ bù theo quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều 2 Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg.

c) Người được huy động làm việc vào thời gian nghỉ bù thì được sắp xếp nghỉ bù vào thời gian khác, do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định.

Điều 4. Chế độ phụ cấp chống dịch

1. Chế độ phụ cấp chống dịch, thường trực chống dịch đối với thành viên Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp; cộng tác viên, tình nguyện viên; người trực tiếp tham gia khám, chẩn đoán, điều trị người mắc bệnh dịch tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm trong Quân đội thực hiện theo quy định tại Điều 3 Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg.

2. Danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm B, nhóm C mà người trực tiếp tham gia khám, chẩn đoán, điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm trong Quân đội được hưởng chế độ phụ cấp chống dịch, thực hiện theo quy định của Bộ Y tế.

Danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm B thực hiện theo quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 10/2014/TTLT-BYT-BNV-BTC- BLĐTBXH ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg (kèm theo Thông tư này).

3. Cơ sở khám, chữa bệnh truyền nhiễm trong Quân đội gồm: Bệnh viện chuyên khoa bệnh truyền nhiễm; khoa truyền nhiễm thuộc các bệnh viện và các cơ sở y tế khác có nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm được Ban Chỉ đạo chống dịch có thẩm quyền quyết định huy động trong trường hợp có dịch.

4. Thời gian áp dụng phụ cấp chống dịch là số ngày thực tế tham gia khám, chẩn đoán, điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm theo Danh mực của Bộ Y tế ban hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm, trong thời gian kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật công bố dịch đến khi công bố hết dịch.

Điều 5. Chế độ phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật

Thực hiện theo quy định tại Điều 4 Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg.

Điều 6. Nguyên tắc và trách nhiệm chi trả

1. Nguyên tắc chỉ trả

Thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 5 Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg.

2. Trách nhiệm chi trả

a) Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm chi trả chế độ phụ cấp đặc thù quy định tại Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg và hướng dẫn tại Thông tư này cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.

b) Việc chi trả chế độ phụ cấp chống địch đối với thành viên Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp; cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia chống dịch trong Quân đội do cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo chống dịch hoặc cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thường trực chống dịch chi trả.

Điều 7. Nguồn kinh phí thực hiện

1. Kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thường trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật tại các cơ sở y tế trong Quân đội đối với những người làm nhiệm vụ thường trực trong định mức nhân lực phiên trực quy định tại Quyết định số 73/2011/QĐ- TTg, Thông tư này và định mức giường bệnh thu dung điều trị đối với đối tượng A theo quy định của Bộ Quốc phòng do ngân sách Nhà nước bảo đảm theo Luật Ngân sách Nhà nước và được hạch toán như sau:

- Kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thường trực hạch toán vào mục 6100, tiểu mục 6114, tiết mục 00, ngành 00.

- Kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật hạch toán vào mục 6100, tiểu mục 6116, tiết mục 60, ngành 00.

2. Kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thường trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật đối với những người làm nhiệm vụ thường trực ngoài định mức nhân lực quy định; khám, chữa bệnh theo bảo hiểm y tế, dịch vụ, do đơn vị tự cân đối bảo đảm.

3. Việc kết cấu chi phí chi trả phụ cấp đặc thù vào giá dịch vụ y tế thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư liên tịch số 10/2014/TTLT-BYT-BNV- BTC-BLDTBXH ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

4. Các cơ sở khám, chữa bệnh trong Quân đội ngoài sử dụng nguồn ngân sách trong dự toán định mức giường bệnh được giao theo quy định của Bộ Quốc phòng còn được sử dụng nguồn thu tự chủ để chi trả chế độ phụ cấp thường trực, chế độ phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg. Trường hợp cơ sở y tế khám, chữa bệnh chưa được cấp có thẩm quyền quyết định chế độ phụ cấp thường trực, chế độ phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật trong giá dịch vụ khám, chữa bệnh (hoặc chưa đầy đủ), sau khi đã sử dụng nguồn thu theo dự toán định mức giường bệnh được giao vả ngân sách tự chủ nhưng vẫn không bảo đảm nguồn thu để thực hiện các chế độ quy định tại Điều 2 và Điều 4 Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg, được ngân sách Nhà nước bổ sung theo phân cấp ngân sách hiện hành.

5. Kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp chống dịch do ngân sách Nhà nước bảo đảm theo quy định về phân cấp quản lý ngân sách hiện hành, được hạch toán vào mục 6100, tiểu mục 6114, tiết mục 00, ngành 00.

Điều 8. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị

1. Các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng

a) Cục Chính sách/TCCT

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện; giải quyết các vướng mắc, phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện chế độ, chính sách theo quy định tại Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg và hướng dẫn tại Thông tư này; định kỳ 6 tháng, 01 năm tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo Thủ trưởng Bộ Quốc phòng.

b) Cục Quân y/BQP

Căn cứ vào quy định của Bộ Y tế về phân loại phẫu thuật, thủ thuật; Danh mục các thủ thuật được hưởng phụ cấp thủ thuật và định mức nhân lực trong từng ca phẫu thuật, thủ thuật hướng dẫn thực hiện đối với các cơ sở y tế trong Quân đội.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng trình Thủ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành quy định về thẩm quyền công bố dịch và hết dịch; thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp và huy động nguồn nhân lực tham gia chống dịch trong Quân đội.

Phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách quy định tại Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg và Thông tư này.

c) Cục Quân lực/BTTM, Cục Cán bộ/TCCT

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng xây dựng, điều chỉnh định mức giường bệnh đối với các cơ sở y tế trong Quân đội, trình Thủ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định khi có sự thay đổi về nhiệm vụ; phối hợp hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách theo quy định tại Thông tư này.

d) Cục Tài chính/BQP

Chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng thẩm định, tổng hợp nhu cầu kinh phí; kiểm tra, giám sát và thanh quyết toán nguồn kinh phí thực hiện các chế độ phụ cấp quy định tại Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg và Thông tư này, báo cáo Thủ trưởng Bộ Quốc phòng đề nghị Bộ Tài chính bảo đảm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng kiểm tra, giải quyết các vướng mắc phát sinh.

2. Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ

a) Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, cơ sở y tế thuộc quyền quán triệt, triển khai, tổ chức thực hiện chế độ, chính sách theo quy định tại Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg và Thông tư này.

b) Phê duyệt định mức nhân lực phiên trực đối với các cơ sở y tế thuộc quyền quản lý; ban hành quy chế, tổ chức phân công phiên trực theo quy định.

c) Lập dự toán, thanh quyết toán kinh phí thực hiện chính sách của các đơn vị thuộc quyền, báo cáo Bộ Quốc phòng (qua Cục Tài chính, Cục Quân y) theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

d) Chỉ đạo cơ quan Chính trị chủ trì (cơ quan Chính sách làm thường trực), phối hợp với các cơ quan chức năng (Quân y, Cán bộ, Quân lực, Tài chính) hướng dẫn, quản lý việc triển khai thực hiện Thông tư này.

đ) Thường xuyên kiểm tra, giám sát thực hiện; chủ động giải quyết những vướng mắc, phát sinh; định kỳ kỳ 6 tháng, 01 năm tổng hợp báo cáo kết quả tổ chức thực hiện về Bộ Quốc phòng (qua Cục Chính sách, Cục Quân y).

Điều 9. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 06 tháng 10 năm 2014 và thay thế Thông tư số 294/2003/TT-BQP ngày 23 tháng 12 năm 2003 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp đặc thù đối với quân nhân, công chức, viên chức chuyên môn quân y.

2. Chế độ phụ cấp đặc thù quy định tại Thông tư này được tính hưởng từ ngày 15 tháng 02 năm 2012.

a) Đối với trường hợp đã hưởng chế độ phụ cấp thường trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật theo quy định tại Quyết định số 155/2003/QĐ-TTg thì được tính hưởng mức chênh lệch tăng thêm của các loại phụ cấp so với mức hưởng quy định tại Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg .

b) Trên cơ sở hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư liên tịch số 10/2014/TTLT- BYT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội kèm theo Phụ lục Thông tư này, các cơ quan, đơn vị báo cáo nhu cầu kinh phí tăng thêm để thực hiện Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ; khi có Quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền thì tổ chức chi trả cho đối tượng.

3. Đối với các bệnh viện đã có Quyết định ban hành biểu tổ chức biên chế quy định số lượng giường A thì thực hiện định mức phiên trực theo quy định tại Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg và hướng dẫn tại Thông tư này. Trường hợp chưa ban hành biểu tổ chức biên chế quy định số lượng giường A thì thực hiện theo biểu biên chế hiện hành.

4. Người làm nhiệm vụ tại cơ sở y tế thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ được thực hiện các chế độ phụ cấp quy định tại Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg và Thông tư này.

Điều 10. Trách nhiệm thi hành

1. Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị báo cáo về Bộ Quốc phòng (qua Cục Chính sách/TCCT) để xem xét, giải quyết./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Thượng tướng Nguyễn Thành Cung

 

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC BỆNH TRUYỀN NHIỄM THUỘC NHÓM B MÀ NGƯỜI TRỰC TIẾP THAM GIA KHÁM, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ TẠI CƠ SỞ KHÁM, CHỮA BỆNH TRUYỀN NHIỄM ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP CHỐNG DỊCH
(Kèm theo Thông tư liên tịch số 10/2014/TTLT-BYT-BNV-BTC-BLĐ TBXH ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)

TT

Tên bệnh

1

Bệnh cúm: Cúm A (H1N1)

2

Bệnh lỵ A - míp (Amibe)

3

Bệnh Ru - bê - ôn (Rubeon)

4

Bệnh sốt Đăng gơ (Dengue)/Bệnh sốt xuất huyết Đăng gơ (Dengue)

5

Bệnh sốt phát ban

6

Bệnh sốt rét

7

Bệnh tay chân miệng

8

Bệnh than

9

Bệnh tiêu chẩy do vi rút Rô - ta

10

Bệnh thủy đậu

11

Bệnh thương hàn

12

Bệnh do Vi rút A-đê-nô (Adeno)

13

Bệnh Viêm màng não do não mô cầu

14

Bệnh viêm não vi rút

15

Bệnh xoắn khuẩn vàng da

Ghi chú: Ngoài danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm B quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông này, Bộ trưởng Bộ Y tế, xem xét quyết định cụ thể danh mục các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B còn lại và danh mục các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm C theo quy định tại Điều 3 của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm mà người trực tiếp tham gia khám, chẩn đoán, điều trị tại cơ sở khám, chữa bệnh truyền nhiễm được hưởng chế độ phụ cấp chống dịch theo quy định tại Thông tư này.

 

PHỤ LỤC 2

CÁC MẪU QUY ĐỊNH VỀ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP ĐẶC THÙ ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC CƠ SỞ Y TẾ QUÂN ĐỘI VÀ CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP CHỐNG DỊCH
(Kèm theo Thông tư số 109/2014/TT-BQP ngày 20/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)

Số TT

NỘI DUNG MẪU

SỐ MẪU

1

Báo cáo nhu cầu kinh phí tăng thêm khi thực hiện Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

Mẫu số 01

2

Báo cáo nhu cầu kinh phí tăng thêm khi thực hiện Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tương Chính phủ.

Mẫu số 02

3

Tổng hợp chỉ tiêu chuyên môn để thực hiện Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

Mẫu số 03

4

Báo cáo chênh lệch định mức phụ cấp thường trực giữa Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg và Quyết định số 155/2003/QĐ-TTg .

Mẫu số 04

 


.......................(1)

.......................(2)

BÁO CÁO

Nhu cầu kinh phí tăng thêm khi thực hiện Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ

(Áp dụng cho các cơ sở y tế lập gửi cơ quan quản lý cấp trên)

Mẫu số 01

Năm.............

Đơn vị: 1.000 đồng

TT

Nội dung

Thực hiện năm trước (lấy theo số liệu quyết toán)

Số lượng phiên trực, số lượng ca phẫu thuật thực hiện trong năm (riêng năm 2012 kể từ 15/02/2012 đến 31/12/2012)

Theo quyết định số 155/2003/QĐ-TTg

Theo quyết định số 73/2003/QĐ-TTg

Kinh phí tăng thêm để thực hiện chế độ phụ cấp theo QĐ số 73 so với QĐ số 155 trong năm (riêng năm 2012 kể từ 15/02/2012 đến 31/12/2012)

Trong đó

Số chỉ tiêu

Kinh phí đã chi và quyết toán

Theo định mức tại 155/2003/QĐ-TTg

Kinh phí chi trả trong năm

Theo định mức tại QĐ 73/2003/QĐ-TTg (kể cả hỗ trợ tiền ăn)

Kinh phí chi trả trong năm

Số đơn vị đảm bảo cân đối nguồn thu thường xuyên trong năm (từ NSNN và nguồn thu khác...)

Số NSNN bổ sung do không cân đối được nguồn thu

A

B

1

2

3

4

5=3*4

6

7=3*6

 

 

 

I

Phụ cấp thường trực 24/24

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Hạng bệnh viện, cơ sở y tế khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Giường bệnh biên chế để phục vụ đối tượng A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Giường bệnh thực hiện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Giường bệnh khác (nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Số người trực thực tế tại bệnh viện, cơ sở y tế khác/phiên trực

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Tổng kinh phí chi trả tiền trực trong năm (6 = 6.1+6.2+6.3)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6.1

Ngày thường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6.2

Ngày thứ 7, CN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6.3

Ngày lễ, tết

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Chế độ phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật (II = 1 + ... 8)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Phẫu thuật loại đặc biệt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Phẫu thuật loại I

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Phẫu thuật loại II

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Phẫu thuật loại III

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Ca thủ thuật loại đặc biệt được hưởng phụ cấp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Ca thủ thuật loại I được hưởng phụ cấp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Ca thủ thuật loại II được hưởng phụ cấp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Ca thủ thuật loại III được hưởng phụ cấp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng (I+II)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

- Cột 2: Tổng kinh phí đã quyết toán năm trước (từ nguồn NSNN, nguồn thu phí và lệ phí và nguồn kinh phí khác nếu có) để thực hiện.

- Cột 3: Số lượng ca trực, ca phẫu thuật, thủ thuật chỉ trong năm (riêng năm 2012 kể từ ngày 15/02/2012 đến 31/12/2012).

- Cột 4: là tổng số tiền chi cho một ca trực hoặc một kíp phẫu thuật theo định mức của Quyết định số 155 (bằng số lượng người thực hiện cho 01ca X định mức của từng người).

- Cột 6: Là tổng số tiền chi cho một ca trực hoặc một kíp phẫu thuật theo định mức của Quyết định số 73 (bằng số lượng người thực hiện cho 01ca X định mức của từng người).

- Cột 5,7: là tổng kinh phí chi tiền trực hoặc bồi dưỡng phẫu thuật, theo từng loại trong năm.

- (1) Đơn vị cấp trên trực tiếp.

- (2) Đơn vị báo cáo.

 

 

CHỈ HUY ĐƠN VỊ

(Ký tên, đóng dấu)

 

.......................(1)

.......................(2)

BÁO CÁO

Nhu cầu kinh phí tăng thêm về thực hiện Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ

(Áp dụng cho các cơ quan quản lý cấp trên thẩm định và tổng hợp gửi cơ quan tài chính cùng cấp)

Mẫu số 02

Năm.............

Đơn vị: Triệu đồng

TT

Đơn vị

Thực hiện năm trước

Chỉ tiêu chuyên môn

Tổng số tiền trực 24/24h đã chi năm...

Tổng số tiền chi bồi dưỡng phẫu thuật, thủ thuật năm...

Chi cho bồi dưỡng phẫu thuật, thủ thuật năm... (đã trừ đi tỷ lệ giường yêu cầu)

Kinh phí tăng thêm để thực hiện chế độ phụ cấp theo QĐ 73 so với QĐ 155 trong năm (riêng năm 2012 kể từ ngày 15/02/2012 đến 31/12/2012

Trong đó

Tổng cộng

Chi cho trực 24/24

Chi cho bồi dưỡng phẫu thuật, thủ thuật

Số giường theo biên chế được phê duyệt (giường A)

Số giường khác (nếu có)

Số lượng nhân lực trực theo định mức được phê duyệt (giường A)

Số lượng nhân lực trực thực tế tại cơ sở y tế/GB

Số lượng nhân lực điều chỉnh

Theo quy định mức tại QĐ 155/ 2003/ QĐ-TTg

Theo quy định mức tại QĐ73/ 2001/ QĐ-TTg (kể cả hỗ trợ tiền ăn theo quy định)

Chênh lệch tăng thêm

Theo quy định mức tại QĐ 155/ 2003/ QĐ-TTg

Theo quy định mức tại QĐ73/ 2001/ QĐ-TTg (kể cả hỗ trợ tiền ăn theo quy định)

Chênh lệch tăng thêm

Số đơn vị đảm bảo cân đối được nguồn giao thường xuyên trong năm (từ NSNN và nguồn thu)

Số NSNN bổ sung do không cân đối được nguồn

A

B

1=2+3

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11=(10 -9)*(8/6)

12

13

14= 13-12

15=14/ (4+5)*4

16=15+11

17

18=16-17

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Bệnh viện hạng ĐB, I

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Bệnh viện A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Bệnh viện hạng II, hạng III

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Bệnh viện A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Bệnh xá...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

Cơ sở y tế khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

- Cột 8: Lấy theo số liệu cột 6 nếu số liệu tại cột 6 thấp hơn số liệu tại cột 7 hoặc lấy theo số liệu cột 7 nếu số liệu cột 7 thấp hơn số liệu cột 6.

- (1) Đơn vị cấp trên trực tiếp.

- (2) Đơn vị báo cáo.

 

 

CHỈ HUY ĐƠN VỊ

(Ký tên, đóng dấu)

 

.......................(1)

.......................(2)

BÁO CÁO

Tổng hợp chỉ tiêu chuyên môn để thực hiện Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ

(Áp dụng cho các cơ quan quản lý cấp trên thẩm định và tổng hợp gửi cơ quan tài chính cùng cấp)

Mẫu số 03

Năm.............

TT

Đơn vị

Chỉ tiêu chuyên môn

Số ngày trực 24/24

Số ca phẫu thuật, thủ thuật

Hạng cơ sở y tế

GB được giao năm ....

Giường bệnh

Số lượng người trực

Trực hồi sức cấp cứu

Trực thường

Tiền ăn

Phẫu thuật

Thủ thuật

Số giường được phê duyệt (giường A), năm...

Số giường khác (nếu có)

Công suất sử dụng GB

SL nhân lực trực theo định mức được phê duyệt (giường A)

SL nhân lực trực thực tế tại cơ sở y tế/GB

SL nhân lực điều chỉnh

T.số

Ngày thường

Ngày thứ bẩy, chủ nhật

Ngày lễ, tết

T.số

Ngày thường

Ngày thứ bẩy, chủ nhật

Ngày lễ, tết

T.số

Loại đặc biệt

Loại 1

Loại 2

Loại 3

T.số

Loại đặc biệt

Loại 1

Loại 2

Loại 3

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Bệnh viện hạng ĐB, I

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Bệnh viện A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Bệnh viện B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Bệnh viện hạng II, hạng III

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Bệnh viện A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Bệnh viện B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Bệnh xá.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

Các cơ sở y tế khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

- Cột 8: Lấy theo số liệu cột 6 nếu số liệu tại cột 6 thấp hơn số liệu tại cột 7 hoặc lấy theo số liệu cột 7 nếu số liệu cột 7 thấp hơn số liệu cột 6.

- (1) Đơn vị cấp trên trực tiếp.

- (2) Đơn vị báo cáo.

 

 

CHỈ HUY ĐƠN VỊ

(Ký tên, đóng dấu)

 

.......................(1)

.......................(2)

BÁO CÁO

Chênh lệch định mức phụ cấp trực giữa Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg và Quyết định số 155/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng

(Áp dụng cho các cơ sở y tế lập báo cáo cơ quan quản lý cấp trên thẩm định,tổng hợp gửi cơ quan tài chính cùng cấp)

Mẫu số 04

Năm.............

Đơn vị: Triệu đồng

TT

Đơn vị

Theo Quyết định số 155/2003/QĐ-TTg

Theo Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg

Trực hồi sức cấp cứu

Trực thường

Trực hồi sức cấp cứu

Trực thường

Ngày thường

Ngày thứ bẩy, chủ nhật

Ngày lễ, tết

Ngày thường

Ngày thứ bẩy, chủ nhật

Ngày lễ, tết

Ngày thường

Ngày thứ bẩy, chủ nhật

Ngày lễ, tết

Ngày thường

Ngày thứ bẩy, chủ nhật

Ngày lễ, tết

Số người/ngày

Định mức

Số người/ngày

Định mức

Số người/ngày

Định mức

Số người/ngày

Định mức

Số người/ngày

Định mức

Số người/ngày

Định mức

Số người/ngày

Định mức

Số người/ngày

Định mức

Số người/ngày

Định mức

Số người/ngày

Định mức

Số người/ngày

Định mức

Số người/ngày

Định mức

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Bệnh viện hạng ĐB, I

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Bệnh viện A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Bệnh viện B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Bệnh viện hạng II, hạng III

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Bệnh viện A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Bệnh viện B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Bệnh xá.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

Các cơ sở y tế khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

- (1) Đơn vị cấp trên trực tiếp.

- (2) Đơn vị báo cáo.

 

 

CHỈ HUY ĐƠN VỊ

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Điều 2. Chế độ phụ cấp thường trực

1. Nguyên tắc thực hiện chế độ thường trực:

a) Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường bệnh căn cứ vào tình hình thực tế về nhân lực và hoạt động của từng bộ phận trong đơn vị để quyết định hình thức bố trí người lao động làm việc theo ca kíp hoặc làm thêm giờ; trường hợp thiếu nhân lực, không thể bố trí người làm việc theo ca kíp hoặc làm thêm giờ, kể cả các khu vực quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì phải bố trí người lao động thường trực 24/24 giờ;

b) Đối với khoa, khu vực đặc biệt gồm: khoa hồi sức cấp cứu, khoa phẫu thuật gây mê hồi sức, khoa hồi sức sơ sinh, khoa điều trị tích cực, khoa cấp cứu, khoa chống độc; chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng tại bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I, hạng II; khu vực chăm sóc bệnh nhân tâm thần cấp tính ở bệnh viện và trung tâm chuyên khoa tâm thần thì thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ vào điều kiện thực tế để bố trí người lao động làm việc theo ca như sau:

- Ngày làm việc gồm 03 ca, mỗi ca làm việc 08 giờ;

- Ngày làm việc gồm 02 ca: một ca làm việc 08 giờ theo giờ hành chính và một ca làm việc 16 giờ hoặc mỗi ca làm việc 12 giờ.

Xem nội dung VB
Điều 2. Chế độ phụ cấp thường trực
...

2. Định mức nhân lực trong phiên trực:

a) Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường bệnh thì định mức nhân lực tiêu chuẩn cho 01 phiên trực gồm: trực lãnh đạo, trực lâm sàng, trực cận lâm sàng và trực hậu cần được quy định như sau:

- Bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện hạng I: 14 người/phiên trực/100 giường bệnh kế hoạch;

- Bệnh viện hạng II và hạng III: 13 người/phiên trực/100 giường bệnh kế hoạch;

- Bệnh viện hạng IV, bệnh viện chưa được xếp hạng: 12 người/phiên trực/100 giường bệnh kế hoạch (tính chung cho cả số giường bệnh của các phòng khám đa khoa khu vực, nhà hộ sinh trực thuộc). Riêng bệnh viện có quy mô dưới 70 giường bệnh được bố trí 10 người/phiên trực; bệnh viện có quy mô từ 70 giường bệnh đến dưới 100 giường bệnh được bố trí 11 người/phiên trực.

Thủ trưởng cơ sở khám, chữa bệnh căn cứ vào dự toán ngân sách được giao và các nguồn thu sự nghiệp, vào tình hình thực tế về công suất sử dụng giường bệnh để quyết định số nhân lực trong phiên trực cho phù hợp. Trường hợp quá tải, đơn vị được quyết định số nhân lực trực cao hơn nhưng tối đa cũng không được vượt quá tỷ lệ quá tải của đơn vị.

Xem nội dung VB
Điều 2. Chế độ phụ cấp thường trực
...

3. Chế độ đối với người lao động tham gia thường trực:

...

b) Người lao động thường trực 24/24 giờ được hỗ trợ tiền ăn là 15.000 đồng/người/phiên trực;

c) Người lao động được nghỉ và được hưởng nguyên lương sau khi tham gia thường trực như sau:

- Thường trực 24/24 giờ vào ngày thường, ngày nghỉ hằng tuần được nghỉ bù 01 ngày; vào các ngày lễ, Tết được nghỉ bù 02 ngày;

- Thường trực theo ca 12/24 giờ hoặc ca 16/24 giờ được nghỉ ít nhất 12 giờ tiếp theo.

Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh huy động người lao động làm việc vào giờ nghỉ trên thì phải trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định của pháp luật về lao động.

Xem nội dung VB
Điều 3. Chế độ phụ cấp chống dịch

1. Chế độ phụ cấp chống dịch:

a) Người đi giám sát, điều tra, xác minh dịch; tham gia chống dịch; trực tiếp tham gia khám, chẩn đoán, điều trị người mắc bệnh dịch tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm (sau đây gọi chung là tham gia chống dịch) được hưởng phụ cấp chống dịch theo mức sau đây:

- Bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A: 150.000 đồng/ngày/người;

- Bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B: 100.000 đồng/ngày/người;

- Bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm C: 75.000 đồng/ngày/người;

Nếu tham gia chống dịch vào ngày nghỉ hằng tuần thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,3 lần mức quy định trên. Nếu tham gia chống dịch vào ngày lễ, ngày Tết thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,8 lần mức quy định trên.

b) Trường hợp dịch chưa được công bố nhưng phải đi giám sát, điều tra, xác minh dịch cũng được hưởng mức phụ cấp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

c) Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể danh mục các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B, nhóm C mà người trực tiếp tham gia khám, chẩn đoán, điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm được hưởng chế độ phụ cấp chống dịch.

2. Chế độ phụ cấp thường trực chống dịch 24/24 giờ:

a) Nguyên tắc thực hiện:

- Việc tổ chức thường trực chống dịch 24/24 giờ căn cứ vào văn bản công bố dịch của cấp có thẩm quyền, văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc triển khai các giải pháp phòng chống dịch, trong đó có thường trực phòng, chống dịch. Bộ Y tế quyết định danh sách các cơ sở y tế thuộc trung ương quản lý tham gia thường trực chống dịch 24/24 giờ; Giám đốc Sở Y tế quyết định danh sách cơ sở y tế thuộc địa phương quản lý tham gia thường trực chống dịch 24/24 giờ; Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp quyết định phân công các thành viên Ban Chỉ đạo thường trực chống dịch 24/24 giờ;

- Thủ trưởng cơ sở y tế dự phòng được giao nhiệm vụ thường trực chống dịch 24/24 giờ căn cứ vào tình hình thực tế để quyết định và chịu trách nhiệm về số lượng và phân công người thường trực. Cơ cấu phiên trực gồm: lãnh đạo đơn vị, cán bộ dịch tễ, xét nghiệm, người tham gia xử lý dịch; riêng đối với cơ sở y tế dự phòng tuyến huyện bổ sung thêm 01 nhân viên của trạm y tế xã nơi xảy ra dịch;

- Người lao động thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm được phân công thường trực chống dịch 24/24 giờ tại nơi công tác thì áp dụng mức phụ cấp thường trực quy định tại Điều 2 Quyết định này; trường hợp được huy động tham gia thường trực chống dịch 24/24 giờ tại cơ sở y tế dự phòng thì áp dụng mức phụ cấp theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

- Trường hợp người lao động thuộc cơ sở y tế dự phòng, trong ngày được phân công và đang làm nhiệm vụ thường trực chống dịch 24/24 giờ tại cơ sở y tế dự phòng nhưng được thủ trưởng đơn vị điều động trực tiếp tham gia hoạt động chống dịch quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì được hưởng một chế độ phụ cấp có mức cao nhất.

b) Mức phụ cấp thường trực chống dịch 24/24 giờ vào ngày thường là 100.000 đồng/ngày/người, áp dụng cho tất cả các loại dịch; vào ngày nghỉ hằng tuần bằng 1,3 lần mức phụ cấp thường trực vào ngày thường; vào ngày lễ, ngày Tết bằng 1,8 lần mức phụ cấp thường trực vào ngày thường.

c) Người lao động tham gia thường trực chống dịch 24/24 giờ được hỗ trợ tiền ăn là 15.000 đồng/người/phiên trực.

d) Người lao động tham gia thường trực chống dịch 24/24 giờ được nghỉ và được hưởng nguyên lương như sau:

- Vào ngày thường, ngày nghỉ hằng tuần được nghỉ bù 01 ngày;

- Vào ngày lễ, Tết được nghỉ bù 02 ngày;

Trường hợp đơn vị huy động người lao động làm việc vào ngày nghỉ trên thì phải trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định của pháp luật về lao động.

3. Cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia chống dịch nhóm A trong thời gian có dịch được hưởng mức bồi dưỡng như sau:

a) Mức 100.000 đồng/ngày/người đối với cộng tác viên, tình nguyện viên trực tiếp hoặc phối hợp tham gia các hoạt động chống dịch quy định điểm a khoản 1 Điều này;

b) Mức 60.000 đồng/ngày/người đối với cộng tác viên, tình nguyện viên trực tiếp tuyên truyền, vận động nhân dân, phát tờ rơi hoặc tham gia diễn tập.

4. Trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chủ tịch nước ra lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì được hưởng mức phụ cấp chống dịch và mức bồi dưỡng được tính bằng 1,5 lần mức quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Xem nội dung VB
Điều 4. Chế độ phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật

1. Mức phụ cấp phẫu thuật được quy định như sau:

(Bảng biểu, xem chi tiết tại văn bản)

2. Mức phụ cấp thủ thuật bằng 0,3 lần mức phụ cấp phẫu thuật cùng loại quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc phân loại phẫu thuật, thủ thuật và quy định cụ thể Danh mục các thủ thuật được hưởng phụ cấp thủ thuật; hướng dẫn định mức nhân lực trong từng ca phẫu thuật, thủ thuật.

Xem nội dung VB
Điều 5. Quy định về nguyên tắc và trách nhiệm chi trả

1. Các mức phụ cấp quy định tại Điều 2, Điều 3 và Điều 4 Quyết định này không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn.

2. Căn cứ vào khả năng nguồn tài chính của đơn vị và kết quả, chất lượng công việc của người lao động, Thủ trưởng đơn vị được quyền quyết định mức phụ cấp cao hơn, nhưng mức tăng thêm tối đa không quá 01 lần so với mức quy định tại Quyết định này và được hạch toán vào chi phí hợp lý của đơn vị.

3. Chế độ phụ cấp thường trực; phụ cấp chống dịch; phụ cấp thường trực chống dịch 24/24 giờ; chế độ bồi dưỡng đối với cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia chống dịch nhóm A được tính trên cơ sở số ngày thực tế tham gia theo phân công của cấp có thẩm quyền và được trả cùng tiền lương hàng tháng.

Xem nội dung VB
Điều 4. Kết cấu chi phí chi trả phụ cấp đặc thù vào giá dịch vụ y tế

1. Chi phí chi trả phụ cấp thường trực (trừ phụ cấp thường trực của trạm y tế xã) được tính vào chi phí ngày giường bệnh, mức chi phí được cộng vào mức giá ngày giường bệnh theo từng loại bệnh viện như sau:

a) Bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I: tối đa 20.000 đồng;

b) Bệnh viện hạng II: tối đa 15.000 đồng;

c) Bệnh viện hạng III: tối đa 11.000 đồng;

d) Bệnh viện hạng IV và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa được xếp hạng (trừ trạm y tế xã): tối đa 10.000 đồng;

Ví dụ 1: Bệnh viện A là bệnh viện hạng I, mức giá ngày giường bệnh đã được cấp có thẩm quyền quyết định cho bệnh viện khi chưa kết cấu chi phí chi trả phụ cấp thường trực là 55.000 đồng. Nếu cấp có thẩm quyền quyết định mức chi phí chi trả phụ cấp thường trực cho các loại giường của bệnh viện hạng I được cộng vào mức giá là 18.000 đồng thì bệnh viện được thu của người bệnh hoặc thanh toán với cơ quan Bảo hiểm xã hội với mức giá ngày giường bệnh nội khoa là 55.000 đồng + 18.000 đồng = 73.000 đồng.

2. Chi phí chi trả phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật được tính vào chi phí của từng phẫu thuật, thủ thuật, mức chi phí được cộng vào mức giá của từng loại phẫu thuật, thủ thuật như sau:

a) Phẫu thuật loại đặc biệt: tối đa 1.520.000 đồng/ca;

b) Phẫu thuật loại I: tối đa 660.000 đồng/ca;

c) Phẫu thuật loại II: tối đa 340.000 đồng/ca;

d) Phẫu thuật loại III: tối đa 190.000 đồng/ca;

đ) Thủ thuật loại Đặc biệt: tối đa 300.000 đồng/ca;

e) Thủ thuật loại I: tối đa 144.000 đồng/ca;

g) Thủ thuật loại II: tối đa 63.000 đồng/ca;

h) Thủ thuật loại III: tối đa 28.500 đồng/ca;

Ví dụ 2: Phẫu thuật A, theo quy định của Bộ Y tế được phân loại I. Mức giá của phẫu thuật này được cấp có thẩm quyền quyết định cho đơn vị, địa phương khi chưa kết cấu chi phí chi trả phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật vào giá là 3.500.000 đồng.

Nếu cấp có thẩm quyền quyết định mức chi phí chi trả phụ cấp phẫu thuật được cộng vào mức giá của phẫu thuật loại I là 600.000 đồng thì bệnh viện được thu của người bệnh hoặc thanh toán với cơ quan Bảo hiểm xã hội với mức giá là 3.500.000 đồng + 600.000 đồng = 4.100.000 đồng.

3. Thẩm quyền quyết định mức chi phí chi trả phụ cấp thường trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật vào giá dịch vụ y tế:

a) Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế quản lý: do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định;

b) Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 04/2013/TT-BYT ngày 21 tháng 01 năm 2013 của Bộ Y tế hướng dẫn việc phê duyệt và áp dụng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thuộc các Bộ, ngành khác quản lý;

c) Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc địa phương quản lý: Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định theo quy định tại Điểm i Khoản 4 Điều 8 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật giá.

Xem nội dung VB
Điều 6. Quy định về nguồn kinh phí

1. Kinh phí để thực hiện chế độ phụ cấp thường trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ các nguồn sau:

a) Ngân sách nhà nước giao cho đơn vị theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành;

b) Thu sự nghiệp của đơn vị: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được kết cấu chi phí để chi trả chế độ phụ cấp thường trực vào tiền ngày giường điều trị; chi phí chi trả chế độ phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật vào mức thu của các phẫu thuật, thủ thuật theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ Tài chính;

c) Nguồn thu hợp pháp khác của đơn vị (nếu có).

Trường hợp đơn vị sử dụng các nguồn kinh phí quy định tại điểm a, b và c khoản này nhưng vẫn không bảo đảm đủ nguồn để thực hiện chế độ phụ cấp quy định tại Quyết định này thì được ngân sách nhà nước bổ sung theo phân cấp ngân sách hiện hành.

Xem nội dung VB
Điều 2. Chế độ phụ cấp thường trực

1. Nguyên tắc thực hiện chế độ thường trực:

a) Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường bệnh căn cứ vào tình hình thực tế về nhân lực và hoạt động của từng bộ phận trong đơn vị để quyết định hình thức bố trí người lao động làm việc theo ca kíp hoặc làm thêm giờ; trường hợp thiếu nhân lực, không thể bố trí người làm việc theo ca kíp hoặc làm thêm giờ, kể cả các khu vực quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì phải bố trí người lao động thường trực 24/24 giờ;

b) Đối với khoa, khu vực đặc biệt gồm: khoa hồi sức cấp cứu, khoa phẫu thuật gây mê hồi sức, khoa hồi sức sơ sinh, khoa điều trị tích cực, khoa cấp cứu, khoa chống độc; chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng tại bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I, hạng II; khu vực chăm sóc bệnh nhân tâm thần cấp tính ở bệnh viện và trung tâm chuyên khoa tâm thần thì thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ vào điều kiện thực tế để bố trí người lao động làm việc theo ca như sau:

- Ngày làm việc gồm 03 ca, mỗi ca làm việc 08 giờ;

- Ngày làm việc gồm 02 ca: một ca làm việc 08 giờ theo giờ hành chính và một ca làm việc 16 giờ hoặc mỗi ca làm việc 12 giờ.

2. Định mức nhân lực trong phiên trực:

a) Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường bệnh thì định mức nhân lực tiêu chuẩn cho 01 phiên trực gồm: trực lãnh đạo, trực lâm sàng, trực cận lâm sàng và trực hậu cần được quy định như sau:

- Bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện hạng I: 14 người/phiên trực/100 giường bệnh kế hoạch;

- Bệnh viện hạng II và hạng III: 13 người/phiên trực/100 giường bệnh kế hoạch;

- Bệnh viện hạng IV, bệnh viện chưa được xếp hạng: 12 người/phiên trực/100 giường bệnh kế hoạch (tính chung cho cả số giường bệnh của các phòng khám đa khoa khu vực, nhà hộ sinh trực thuộc). Riêng bệnh viện có quy mô dưới 70 giường bệnh được bố trí 10 người/phiên trực; bệnh viện có quy mô từ 70 giường bệnh đến dưới 100 giường bệnh được bố trí 11 người/phiên trực.

Thủ trưởng cơ sở khám, chữa bệnh căn cứ vào dự toán ngân sách được giao và các nguồn thu sự nghiệp, vào tình hình thực tế về công suất sử dụng giường bệnh để quyết định số nhân lực trong phiên trực cho phù hợp. Trường hợp quá tải, đơn vị được quyết định số nhân lực trực cao hơn nhưng tối đa cũng không được vượt quá tỷ lệ quá tải của đơn vị.

b) Đối với trạm y tế xã có thể bố trí từ 1 người đến 2 người/phiên trực theo hướng dẫn của Bộ Y tế;

c) Đối với các bệnh xá quân dân y thực hiện định mức nhân lực trong phiên trực theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế;

d) Đối với cơ sở chữa bệnh được thành lập theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; cơ sở điều dưỡng thương binh, bệnh binh, người khuyết tật thực hiện định mức nhân lực trong phiên trực theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế;

đ) Trường hợp Ban Chỉ đạo chống dịch quyết định huy động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tham gia chống dịch thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được bổ sung nhân lực trong phiên trực 24/24 giờ để vừa đáp ứng công tác chống dịch, vừa đáp ứng công tác khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở.

3. Chế độ đối với người lao động tham gia thường trực:

a) Chế độ phụ cấp thường trực:

- Người lao động thường trực 24/24 giờ được hưởng mức phụ cấp như sau:

+ 115.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng I, hạng đặc biệt.

+ 90.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng II.

+ 65.000 đồng/người/phiên trực đối với các bệnh viện còn lại và các cơ sở khác tương đương.

+ 25.000 đồng/người/phiên trực đối với trạm y tế xã, trạm y tế quân dân y, bệnh xá quân dân y.

- Người lao động thường trực theo ca 12/24 giờ được hưởng mức bằng 0,5 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ;

- Người lao động thường trực theo ca 16/24 giờ được hưởng mức bằng 0,75 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ.

Nếu thường trực tại khu vực hồi sức cấp cứu, khu vực chăm sóc đặc biệt thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,5 lần mức quy định trên; thường trực vào ngày nghỉ hằng tuần thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,3 lần mức quy định trên; thường trực vào ngày lễ, ngày Tết thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,8 lần mức quy định trên.

b) Người lao động thường trực 24/24 giờ được hỗ trợ tiền ăn là 15.000 đồng/người/phiên trực;

c) Người lao động được nghỉ và được hưởng nguyên lương sau khi tham gia thường trực như sau:

- Thường trực 24/24 giờ vào ngày thường, ngày nghỉ hằng tuần được nghỉ bù 01 ngày; vào các ngày lễ, Tết được nghỉ bù 02 ngày;

- Thường trực theo ca 12/24 giờ hoặc ca 16/24 giờ được nghỉ ít nhất 12 giờ tiếp theo.

Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh huy động người lao động làm việc vào giờ nghỉ trên thì phải trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định của pháp luật về lao động.

d) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh huy động người lao động làm thêm giờ thì phải trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động. Người làm việc vào ca đêm được trả tiền lương làm việc vào ban đêm theo quy định của pháp luật về lao động.

...

Điều 4. Chế độ phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật

1. Mức phụ cấp phẫu thuật được quy định như sau:

(Bảng biểu, xem chi tiết tại văn bản)

2. Mức phụ cấp thủ thuật bằng 0,3 lần mức phụ cấp phẫu thuật cùng loại quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc phân loại phẫu thuật, thủ thuật và quy định cụ thể Danh mục các thủ thuật được hưởng phụ cấp thủ thuật; hướng dẫn định mức nhân lực trong từng ca phẫu thuật, thủ thuật.

Xem nội dung VB
Điều 6. Điều khoản chuyển tiếp

1. Trong thời gian chưa được tính phụ cấp thường trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật vào giá dịch vụ y tế: nguồn kinh phí để thực hiện chi trả chế độ phụ cấp thường trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật tăng thêm giữa Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg so với Quyết định số 155/2003/QĐ-TTg ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức ngành y tế (sau đây gọi tắt là Quyết định số 155/2003/QĐ-TTg) được xử lý như sau:

a) Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực tiếp trả lương cho người lao động có trách nhiệm lập báo cáo nhu cầu kinh phí tăng thêm theo Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này và gửi cơ quan quản lý cấp trên;

b) Cơ quan quản lý cấp trên thẩm định và tổng hợp theo Phụ lục số 3,4 và 5 ban hành kèm theo Thông tư này của các đơn vị trực thuộc gửi cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định;

c) Ủy ban nhân dân tỉnh, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổng hợp, lập báo cáo theo Phụ lục số 3,4 và 5 ban hành kèm theo Thông tư này gửi Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết theo quy định.

2. Thời gian thực hiện chi trả chế độ phụ cấp thường trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật tăng thêm giữa Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg so với Quyết định số 155/2003/QĐ-TTg được tính như sau:

a) Năm 2012: Chế độ phụ cấp thường trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật tăng thêm được tính kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2012 đến ngày 31 tháng 12 năm 2012;

b) Năm 2013: Chế độ phụ cấp thường trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật tăng thêm được tính kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 đến ngày 31 tháng 12 năm 2013;

c) Năm 2014: Chế độ phụ cấp thường trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật tăng thêm được tính kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 đến thời điểm cấp có thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư này quyết định tính phụ cấp thường trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật vào giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Xem nội dung VB
Điều 3. Phân loại bệnh truyền nhiễm

1. Bệnh truyền nhiễm gồm các nhóm sau đây:

a) Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm bệnh bại liệt; bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê - bô - la (Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg); bệnh sốt Tây sông Nin (Nile); bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh;

b) Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.

Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B bao gồm bệnh do vi rút A-đê-nô (Adeno); bệnh do vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); bệnh bạch hầu; bệnh cúm; bệnh dại; bệnh ho gà; bệnh lao phổi; bệnh do liên cầu lợn ở người; bệnh lỵ A-míp (Amibe); bệnh lỵ trực trùng; bệnh quai bị; bệnh sốt Đăng gơ (Dengue), sốt xuất huyết Đăng gơ (Dengue); bệnh sốt rét; bệnh sốt phát ban; bệnh sởi; bệnh tay-chân-miệng; bệnh than; bệnh thủy đậu; bệnh thương hàn; bệnh uốn ván; bệnh Ru-bê-ôn (Rubeon); bệnh viêm gan vi rút; bệnh viêm màng não do não mô cầu; bệnh viêm não vi rút; bệnh xoắn khuẩn vàng da; bệnh tiêu chảy do vi rút Rô-ta (Rota);

c) Nhóm C gồm các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm, khả năng lây truyền không nhanh.

Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm C bao gồm bệnh do Cờ-la-my-đi-a (Chlamydia); bệnh giang mai; các bệnh do giun; bệnh lậu; bệnh mắt hột; bệnh do nấm Can-đi-đa-an-bi-căng (Candida albicans); bệnh Nô-ca-đi-a (Nocardia); bệnh phong; bệnh do vi rút Xi-tô-mê-ga-lô (Cytomegalo); bệnh do vi rút Héc-péc (Herpes); bệnh sán dây; bệnh sán lá gan; bệnh sán lá phổi; bệnh sán lá ruột; bệnh sốt mò; bệnh sốt do Rích-két-si-a (Rickettsia); bệnh sốt xuất huyết do vi rút Han-ta (Hanta); bệnh do Tờ-ri-cô-mô-nát (Trichomonas); bệnh viêm da mụn mủ truyền nhiễm; bệnh viêm họng, viêm miệng, viêm tim do vi rút Cốc-xác-ki (Coxsakie); bệnh viêm ruột do Giác-đi-a (Giardia); bệnh viêm ruột do Vi-bờ-ri-ô Pa-ra-hê-mô-ly-ti-cút (Vibrio Parahaemolyticus) và các bệnh truyền nhiễm khác.

2. Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định điều chỉnh, bổ sung danh mục bệnh truyền nhiễm thuộc các nhóm quy định tại khoản 1 Điều này.

Xem nội dung VB