Thông báo số 105/TB-VPCP về việc kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp
Số hiệu: 105/TB-VPCP Loại văn bản: Thông báo
Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ Người ký: Phạm Văn Phượng
Ngày ban hành: 27/03/2009 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 105/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 27 tháng 03 năm 2009

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG TẠI BUỔI LÀM VIỆC VỚI LÃNH ĐẠO TỈNH ĐỒNG THÁP

Ngày 17 tháng 3 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã thăm và làm việc tại tỉnh Đồng Tháp. Cùng thăm và làm việc với Thủ tướng có các đồng chí: Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hồ Nghĩa Dũng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Nguyễn Văn Giàu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Tài chính, Xây dựng, Công thương, Văn phòng Chính phủ, các Ngân hàng thương mại: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Phát triển Việt Nam, Tổng công ty Lương thực miền Bắc và Tổng công ty Lương thực miền Nam.

Sau khi nghe Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2008, 3 tháng đầu năm 2009; kết quả sản xuất, tiêu thụ lúa, cá tra, chương trình xây dựng cụm, tuyển dân cư và nhà Ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu long và một số đề nghị của Tỉnh; ý kiến của lãnh đạo các Bộ, cơ quan; Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận như sau:

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Năm 2008, mặc dù có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, tỉnh Đồng Tháp đã đạt được kết quả đáng khích lệ: tăng trưởng kinh tế đạt 16,56% đứng đầu các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, môi trường đầu tư được cải thiện, nông nghiệp, thủy sản (lúa, cá tra) không ngừng tăng về diện tích, sản lượng và xuất khẩu; chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển tốt, góp phần cải thiện đời sống, tạo thu nhập cho người dân. Đầu tư xây dựng đã có sự quan tâm, giải ngân đúng tiến độ. Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu long đạt nhiều kết quả. Nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ đã có sự liên kết, đã gắn phát triển kinh tế với an sinh xã hội, bảo vệ môi trường; quốc phòng, an ninh được giữ vững.

Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế: tình hình tiêu thụ nông sản (lúa, cá tra. . .) còn bấp bênh; cơ sở hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi) còn nhiều yếu kém. Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, số hộ nghèo đã giảm (5,93%) nhưng số hộ cận nghèo còn cao (11,2%), tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo rất lớn. Lao động chưa qua đào tạo còn nhiều, nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn còn thấp, xã hội còn nhiều diễn biến phức tạp.

II. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRONG THỜI GIAN TỚI

Về cơ bản đồng ý với báo cáo của Tỉnh. Để tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, Tỉnh cần tập trung chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

1. Phải đánh giá đúng tiềm năng, lợi thế của Tỉnh, đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh theo hướng đảm bảo năng suất - chất lượng - hiệu quả, phát triển ổn định và bền vững. Lĩnh vực nông nghiệp mà cụ thể là sản xuất, chế biến, tiêu thụ lúa, cá tiếp tục là lợi thế của Tỉnh trong những năm tới.

2. Tập trung xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Tỉnh cùng với các Bộ, ngành trung ương thực hiện tốt việc quy hoạch phát triển trên cơ sở lợi thế so sánh của địa phương nhưng phải đảm bảo sự thống nhất quy hoạch chung của cả khu vực.

3. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất nông, lâm, thủy sản, trước hết là việc hỗ trợ lãi suất cho vay vốn trong sản xuất, tiêu thụ lúa, cá tra trên địa bàn, đảm bảo nông dân có lãi hợp lý. Sản xuất phải gắn với tiêu thụ, đảm bảo tốt mối quan hệ cung cầu để không tồn đọng lúa, cá hàng hóa trong dân. Tạo điều kiện phát triển đa dạng ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn để có thêm việc làm, cải thiện thu nhập người lao động.

4. Đẩy nhanh tiến độ thi công và hoàn thành đúng tiến độ các công trình, nhất là các công trình trọng điểm, giải ngân nhanh nhưng phải đảm bảo có sự kiểm soát chặt chẽ. Chính phủ đã có chủ trương miễn, giảm, chậm nộp thuế cho cá nhân, doanh nghiệp, các Bộ, ngành trung ương đã có hướng dẫn, Tỉnh cần triển khai nhanh để sớm phát huy hiệu quả.

5. Cần quan tâm hơn nữa đến an sinh xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực y tề, giáo dục, những hộ nghèo và cận nghèo. Cố gắng phấn đấu đến năm 2010 mỗi huyện có một Trường trung cấp nghề để đáp ứng đủ nguồn nhân lực có tay nghề trên địa bàn.

III. VỀ MỘT SỐ ĐỀ NGHỊ CỦA TỈNH

1. Chương trình kiên cố hoá kênh mương và Chương trình phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2009 - 2010: BỘ Tài chính tiếp tục làm việc với Tỉnh thống nhất việc phân bổ vốn của Chương trình này trong năm 2010 để hỗ trợ Tỉnh thực hiện.

2. Về dự án đầu tư xây dựng tuyến đường 845, dự án đầu tư xây dựng đường 843: Tỉnh sớm bổ sung quy hoạch để Bộ Giao thông vận tải phê duyệt theo quy định.

3 . Về việc quyết toán các hạng mục đã đầu tư thuộc Dự án Khu Kinh tế Quốc phòng của Bộ Quốc phòng: Bộ Tài chính làm việc với Bộ Quốc phòng để giải quyết dứt điểm, trường họp vượt thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

4. Đối với Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn II: năm 2009 do chưa đưa vào kế hoạch bố trí vốn cho chương trình này, để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện, Bộ Tài chính ứng trước vốn đầu tư (khi chưa có kế hoạch vốn) cho khối lượng hoàn thành theo tiến độ thực hiện của các địa phương (trong đó có tỉnh Đồng Tháp).

Đồng ý bổ sung 03 cụm tuyến dân cư để di dời dân trong vùng sạt lở của huyện Hồng Ngự mới chia tách vào giai đoạn II của Chương trình.

5. Về các dự án, công trình; kè chống xói lở giai đoạn II – thị xã Sa Đéc; kè xử lý các điểm sạt lở sông, suối biên giới Việt Nam – Campuchia; kè chống xói lở tuyến kênh xáng Lấp Vò; đê bao chống lũ Cao Lãnh; kênh Đường Thét – Cấu Lố; kênh Tân Chí – Đốc Vàng Hạ; kênh Kháng Chiến, kênh Thống nhất, kênh Cái Cái: trước mắt tỉnh sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và chủ động cân đối, bố trí vốn cho các công trình cấp bách. Đối với các dự án thật sự cấp bách, Tỉnh tổng hợp gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét, tổng hợp chung, báo cáo Thủ tướng Chính phủ bổ sung vào danh mục dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội

6. Về nguồn vốn đối ứng cho dự án kè chống xói lở bờ sông Tiền thị trấn Hồng Ngự, đầu tư từ nguồn vốn của Ngân hàng Thế giới: giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính đề xuất phương án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

7. Về viêc hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật và xây dựng trụ sở làm việc khối Đảng và khối Hành chính của huyện Hồng Ngự mới: Tỉnh làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để xem xét, bố trí vốn theo tiến độ đầu tư xây dựng.

8. Về Dự án xây dựng mô hình cụm công nghiệp nông thôn khép kín: Tỉnh làm việc với Tổng công ty Lương thực miền Nam để thống nhất quy mô, địa điểm và triển khai thực hiện; Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng chính sách khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng hệ thống kho lạnh, tạm trữ thủy sản chế biến, hạn chế thiệt hại khi thị trường có biến động, trình Thủ tướng Chính phủ.

9. Việc xuất khẩu gạo theo hợp đồng tập trung: căn cứ lượng lúa, gạo hành hóa còn tồn đọng tại địa phương, Tỉnh làm việc cụ thể với Bộ Công thương để xử lý; đối với các hợp đồng thương mại, Bộ Công thương tạo điều kiện thuận lợi để Tỉnh thực hiện nếu các hợp đồng đảm bảo giá bán thống nhất chung tại thời điểm theo quy định.

10. Về việc sử dụng số tiền hỗ trợ tiền tết cho người nghèo còn lại để hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở: thực hiện theo đúng quy định tại Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

1.1 Về hỗ trợ đầu tư trang thiết bị để nâng cấp các trường dạy nghề theo đề án quy hoạch mạng lưới dạy nghề của Tỉnh: Tỉnh làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo để xem xét, giải quyết; trên cơ sở đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính cân đối vốn để đầu tư sớm, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương.

12. Về việc mở cuộc vận động nhằm gây quỹ để thực hiện các chính sách an sinh xã hội, đảm bảo chăm lo đời sống nhân dân trong Tỉnh: thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của Tỉnh. Tỉnh cần có phương án cụ thể, thận trọng trong quá trình triển khai để tạo sự đồng thuận cao trong cộng đồng.

13. Về các đề nghị khác của Tỉnh, theo tinh thần Nghị quyết 30/2008/NQ- CP ngày 11 tháng 12 năm 2008, xử lý theo nguyên tắc sau:

- Đối với những dự án đã được phân bổ kế hoạch vốn năm 2009 nhưng thiếu vốn và có khả năng hoàn thành trong năm 2009, 2010: trên cơ sở đề nghị của Tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho ông trước vốn kế hoạch năm 2010 để hoàn thành sớm đưa vào khai thác, sử dụng.

- Đối với những dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ đã có trong danh mục (theo Quyết định số 171/QĐ-TTG), đồng ý điều chỉnh, bổ sung dự toán do trượt giá, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan, tổng hợp, bố trí vốn theo tiến độ thực hiện dự án.

- Đối với những dự án thuộc đối tượng sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ nhưng chưa có trong danh mục thì Tỉnh làm việc với các Bộ liên quan tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung vào danh mục.

Văn phòng Chính phủ xin thông báo để Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp và các Bộ, ngành có liên quan biết, thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- TTg, các Phó TTg Chính phủ;
- Các Bộ: Tài chính, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Xây dựng;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Các Ngân hàng Thương mại: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Phát triển Việt Nam;
- Tổng công ty Lương thực miền Bắc;
- Tổng công ty Lương thực miền Nam;
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Đồng Tháp;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTN, KTTH, TKBT;
- Lưu: VT, ĐP (5).

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Phạm Văn Phượng