Sắc lệnh số 137 về việc ấn định một khoản phụ cấp hàng tháng cho các nhân viên cao cấp trong các Bộ do Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ban hành
Số hiệu: 137 Loại văn bản: Sắc lệnh
Nơi ban hành: Chủ tịch nước Người ký: Huỳnh Thúc Kháng
Ngày ban hành: 24/07/1946 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 17/08/1946 Số công báo: Số 33
Lĩnh vực: Cán bộ, công chức, viên chức, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

SẮC LỆNH

CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ SỐ 137 NGÀY 24 THÁNG 7 NĂM 1946 VỀ VIỆC ẤN ĐỊNH MỘT KHOẢN PHỤ CẤP HÀNG THÁNG CHO CÁC NHÂN VIÊN CAO CẤP TRONG CÁC BỘ

CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ

Chiểu chi Sắc lệnh ngày 3 tháng 5 năm 1946 tổ chức các Bộ,

Theo đề nghị của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính,

Sau khi Ban thường trực Quốc hội và Hội đồng Chính phủ đã thoả hiệp,

RA SẮC LỆNH:

Điều thứ nhất

Chiểu theo những Điều 5 và 9 của Sắc lệnh ngày 3 tháng 5 năm 1946 tổ chức các Bộ, nhân viên văn phòng của các Bộ trưởng và Thứ trưởng, Đổng lý sự vụ cùng Phó Đổng lý sự vụ tại các Bộ, sẽ được hưởng phụ cấp hoặc lương bổng ấn định như sau đây kể từ ngày 1-7-1946.

Điều thứ hai

Các tư nhân được cử ra giữ các chức vụ ấy mà trước kia không ở một ngạch công chức nào, được hưởng, trong khi thừa hành chức vụ, một khoản phụ cấp định nhất luật như sau:

Đổng lý sự vụ 400 đồng một tháng

Đổng lý văn phòng 400 đồng một tháng

Phó Đổng lý sự vụ 400 đồng một tháng

Chánh Văn phòng 400 đồng một tháng

Phó Văn phòng 350 đồng một tháng

Bí thư 350 đồng một tháng

Tham chính văn phòng 350 đồng một tháng

Điều thứ ba

Nhân viên nào có gia đình (có vợ hoặc có từ 2 con trở lên) sẽ được hưởng thêm một khoản phụ cấp gia đình bằng nửa khoản phụ cấp nói ở điều thứ hai.

Điều thứ tư

Những công chức ở chính ngạch, hoặc làm việc theo lối công nhật hay hợp đồng, được cử ra giữ một chức vụ kể trên, sẽ được hưởng lương bổng như sau này:

a) Khi nào tổng cộng số lương bổng của công chức (lương chính, lương phụ và các phụ cấp) cao hơn số phụ cấp ấn định ở điều thứ hai nếu không có gia đình, ở Điều thứ hai và thứ ba nếu có gia đình: vẫn được giữ nguyên số lương bổng cũ của mình;

b) Khi nào tổng cộng số lương bổng của công chức kém số phụ cấp ấn định ở điều thứ hai nếu không có gia đình, ở Điều thứ hai và thứ ba nếu có gia đình: được lĩnh thêm với số lương bổng của mình, một khoản phụ cấp chức vụ bằng số phụ cấp ấn định ở Điều thứ hai hay ở điều thứ hai và thứ ba tuỳ theo là không có hay có gia đình, trừ số tổng cộng lương bổng của mình.

Điều thứ năm

Bộ trưởng các Bộ phụ trách thi hành Sắc lệnh này.

 

Huỳnh Thúc Kháng

(Đã ký)

 

 





Hiện tại không có văn bản nào liên quan.