Sắc lệnh số 127 về việc ấn định chế độ hành chính cho các bệnh viện ở Hà Nội, Viện vi trùng học và các cơ quan cảnh sát y tế ở Bắc Bộ
Số hiệu: 127 Loại văn bản: Sắc lệnh
Nơi ban hành: Chủ tịch nước Người ký: Huỳnh Thúc Kháng
Ngày ban hành: 19/07/1946 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 31/08/1946 Số công báo: Số 35
Lĩnh vực: Y tế - dược, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

SẮC LỆNH

VỀ ẤN ĐỊNH CHẾ ĐỘ HÀNH CHÍNH CHO CÁC BỆNH VIỆN Ở HÀ NỘI, VIỆN VI TRÙNG HỌC VÀ CÁC CƠ QUAN CẢNH SÁT Y TẾ BẮC BỘ CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ SỐ 127 NGÀY 19 THÁNG 7 NĂM 1946

CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ

Chiểu chi Nghị quyết ngày 18 tháng 9 năm 1918 về việc tổ chức y tế ở Bắc bộ;

Chiểu chi Nghị định, ngày 23 tháng 12 năm 1912 về việc kế toán trong các công số, sửa đổi ngày 16 tháng 1 năm 1932;

Chiểu chi Nghị định ngày 28 tháng 10 năm 1942 định chế độ hành chính cho các bệnh viện ở Hà Nội từ ngày mùng 1 tháng 1 năm 1943 thuộc về ngân sách Đông Dương cũ;

Chiểu chi Nghị định ngày 18 tháng 10 năm 1945 của ông Bộ trưởng Bộ Y tế đặt viện Pasteur Hà Nội dưới quyền kiểm soát trực tiếp của ông Giám đốc Y tế Bắc Bộ;

Chiểu chi Nghị định ngày 27 tháng 2 năm 1946 của ông Bộ trưởng Bộ Y tế định chế độ tài chính của Viện Pasteur Hà Nội;

Chiểu chi lời đề nghị của ông Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Xã hội và Chủ tịch Uỷ ban Hành chính Bắc Bộ;

Sau khi thoả hiệp với Hội đồng Chính phủ,

RA SẮC LỆNH:

Khoản 1

Nay bãi bỏ Nghị định ngày 28 tháng 10 năm 1942 chiểu chi ở trên.

Khoản 2

Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1946 các viện Bạch Mai, Đồn Thuỷ, Chữa mắt, Yersin, viện Vi trùng học Việt Nam (Viện Pasteur cũ) và các cơ quan cảnh sát Y tế ở Bắc Bộ, đều sát nhập vào Ngân sách Bắc Bộ.

Riêng Viện Vi trùng học Việt Nam ché độ tài chính vẫn theo Nghị định ngày 27 tháng 2 năm 1946 của ông Bộ trưởng Bộ Y tế chiểu chi ở trên.

Khoản 3

Các bất động sau thuộc về Bắc Kỳ, chuyển cho phủ toàn quyền cũ muốn theo Nghị định ngày 28 tháng 10 năm 1942, nay trả lại cho Uỷ ban hành chính Bắc Bộ.

Khoản 4

Các thuốc men, bông, băng cùng vật dùng của các cơ quan kê ở khoản 2, trong số ấy có nhiều vật dùng của Bắc kỳ cho phủ Toàn quyền cũ muốn chưa kịp thanh toán, đều chuyển giao cho Uỷ ban Hành chính Bắc Bộ.

Sau này sẽ xét việc thanh toán giữa hai ngân sách Việt nam (kê theo ngân sách Đông Dương cũ) và Ngân sách Bắc bộ.

Khoản 5

Các món chi về các cơ quan kê ở khoản 2, kê cả các tiền sửa chữa và xây dựng mới, đều do ngân sách Bắc Bộ đảm nhận từ ngày 1 tháng 1 năm 1946.

Cũng kể từ ngày ấy các món thu của cơ quan ấy đều do Ngân sách Bắc bộ thu nhập.

Tuy nhiên:

a) Ngân sách Việt Nam sẽ hoàn lãi ngân sách Bắc bộ những món chi thuộc về niên khoá 1945 và những niên khoá trước nữa mà Ngân sách Bắc Bộ đảm nhận sau ngày 1 tháng 1 năm 1946.

b) Trái lại, ngân sách Bắc Bộ sẽ trả lại Ngân sách Việt Nam những món thuộc về niên khoá 1945 và những niên khoá trước nữa mà ngân sách Bắc Bộ thâu nhập sau ngày 1 tháng 1 năm 1946.

Khoản 6

Các thuốc men của kho thuộc Trung ương cũ bán cho các nhà thương sau này đều tính theo giá của bảng tổng kê và trả vào Ngân sách Việt Nam.

Khoản 7

Các viên chức tổng sự ở các cơ quan kê ở khoản 2 đều đặt dưới quyền hành chính và chuyên môn của Sở Y tế Bắc Bộ; lượng bông do quỹ Bắc Bộ đảm nhận kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1946.

Khoản 8

Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Xã hội và Chủ tịch Uỷ ban Hành chính Bắc Bộ chiểu theo Sắc lệnh này mà thi hành.

 

Huỳnh Thúc Kháng

(Đã ký)

 

 





Hiện tại không có văn bản nào liên quan.