Quyết định 9792/QĐ-BCT năm 2014 về Kế hoạch hành động triển khai Nghị quyết 08/NQ-CP thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
Số hiệu: | 9792/QĐ-BCT | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Công thương | Người ký: | Vũ Huy Hoàng |
Ngày ban hành: | 30/10/2014 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Tài nguyên, Môi trường, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 9792/QĐ-BCT |
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2014 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT SỐ 08/NQ-CP NGÀY 23 THÁNG 01 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 24-NQ/TW CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XI VỀ CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương triển khai Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Tổng Cục trưởng, Vụ trưởng, Cục trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và các doanh nghiệp ngành Công Thương chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT SỐ 08/NQ-CP NGÀY 23 THÁNG 01 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 24-NQ/TW CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XI VỀ CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 9792/QĐ-BCT ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
1. Về ứng phó với biến đổi khí hậu
1.1. Nâng cao nhận thức, năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước của Bộ Công Thương trong chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.
1.2. 100% các Chiến lược, Quy hoạch phát triển ngành từ sau năm 2015 do Bộ Công Thương ban hành, trình ban hành được rà soát, lồng ghép các nội dung về ứng phó với biến đổi khí hậu.
1.3. Thúc đẩy các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính trong công nghiệp và năng lượng góp phần thực hiện mục tiêu giảm từ 8-10% cường độ phát thải khí nhà kính trên một đơn vị GDP so với năm 2010.
2. Về quản lý tài nguyên
2.1. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước.
2.2. Phát triển các nguồn năng lượng mới, tái tạo đạt mục tiêu của Chính phủ đề ra trong các Chiến lược và quy hoạch quốc gia về năng lượng.
3. Về bảo vệ môi trường
3.1. Nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong ngành Công Thương.
3.2. Không phát sinh các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong các doanh nghiệp do Bộ Công Thương quản lý.
3.3. Từng bước xây dựng và phát triển ngành công nghiệp môi trường đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
1. Về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu
1.1. Tăng cường năng lực cho các cơ quan/đơn vị đầu mối về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường ở cấp Trung ương, địa phương và các doanh nghiệp ngành Công Thương.
1.2. Đưa các nội dung về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vào các chương trình đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực và nhận thức cho các đối tượng ngành Công Thương.
1.3. Rà soát, lồng ghép các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu vào các Chiến lược, Quy hoạch phát triển ngành Công Thương; điều chỉnh, bổ sung và ban hành các cơ chế chính sách đảm bảo an ninh năng lượng trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
1.4. Nghiên cứu xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách thúc đẩy thực hiện các hành động giảm phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện của ngành Công Thương; thực hiện thí điểm các công cụ kinh tế để thúc đẩy việc hình thành thị trường các-bon trong nước, sẵn sàng tham gia thị trường các-bon thế giới.
1.5. Nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, ứng dụng công nghệ phát thải thấp, phát triển công nghệ thu giữ khí thải gây hiệu ứng nhà kính, sử dụng hiệu quả năng lượng, tài nguyên trong sản xuất công nghiệp.
1.6. Nghiên cứu xây dựng thí điểm và phát triển mô hình “doanh nghiệp công nghiệp xanh” theo hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
1.7. Xây dựng mô hình và tổ chức thực hiện việc quản lý cơ sở dữ liệu kiểm soát phát thải khí nhà kính ngành Công Thương phù hợp với điều kiện quốc gia và phù hợp với thông lệ quốc tế.
1.8. Đề xuất và triển khai thí điểm các dự án giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong năng lượng và công nghiệp (Dự án giảm nhẹ) theo hướng có thể đo đạc, báo cáo và kiểm chứng cho một số lĩnh vực có tiềm năng như sản xuất thép, hóa chất, điện năng, năng lượng mới, năng lượng tái tạo và năng lượng thay thế.
1.9. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về tăng trưởng xanh thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương.
2. Về quản lý tài nguyên
2.1. Rà soát, điều chỉnh bổ sung chiến lược, quy hoạch khai thác, sử dụng các loại tài nguyên quan trọng một cách hiệu quả, bền vững.
2.2. Xây dựng và ban hành cơ chế quản lý, giám sát minh bạch, bảo đảm sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên quốc gia.
2.3. Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách nhằm hạn chế tối đa, từng bước tiến tới chấm dứt xuất khẩu khoáng sản thô và chỉ qua sơ chế, thúc đẩy chế biến sâu.
2.4. Xây dựng chính sách đảm bảo cân đối giữa nhập khẩu và xuất khẩu cho các loại khoáng sản đặc thù như than, dầu khí.
2.5. Đề xuất định hướng và thực hiện các phương án dự trữ, nhập khẩu một số loại khoáng sản quan trọng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội lâu dài của đất nước.
2.6. Thúc đẩy đầu tư, phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, tái sử dụng, tái chế và sản xuất, thu hồi năng lượng từ chất thải.
2.7. Xây dựng và ban hành các cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo.
2.8. Đẩy mạnh hợp tác thăm dò, khai thác tài nguyên từ bên ngoài, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong nước.
2.9. Nghiên cứu, phát triển sản xuất các loại nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu mới để thay thế các loại nguyên, nhiên liệu truyền thống.
3. Về bảo vệ môi trường
3.1. Xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ngành Công Thương.
3.2. Xây dựng và ban hành các chính sách phát triển ngành công nghiệp môi trường.
3.3. Nâng cao nhận thức, năng lực thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp ngành Công Thương.
3.4. Tăng cường năng lực tái chế chất thải, hình thành các khu công nghiệp tái chế tập trung; phát triển và tiếp nhận chuyển giao các loại hình công nghệ tái chế tiên tiến, phù hợp với điều kiện Việt Nam.
3.5. Đẩy mạnh thực hiện các chương trình, dự án đầu tư xử lý chất thải, quản lý chất thải nguy hại tại các doanh nghiệp ngành Công Thương.
3.6. Khuyến khích, thúc đẩy áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế (ISO 14001) ở các doanh nghiệp ngành Công Thương.
3.7. Tiến hành các biện pháp thúc đẩy, hỗ trợ các doanh nghiệp nằm trong danh sách cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 và Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ (Danh sách) hoàn thành các nghĩa vụ bảo vệ môi trường và không để phát sinh các cơ sở mới thuộc diện trong Danh sách.
3.8. Kiểm tra, kiểm soát đôn đốc các cơ sở khai thác và chế biến khoáng sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ cải tạo, phục hồi môi trường trong và sau khai thác.
1. Về tuyên truyền, hoàn thiện cơ chế chính sách và pháp luật
1.1. Kiện toàn tổ chức cơ quan đầu mối về ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ nhà nước từ Trung ương đến địa phương theo hướng tập trung thống nhất, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ cơ quan đầu mối về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường của Bộ Công Thương và Sở Công Thương tại các địa phương.
1.2. Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách khuyến khích, hỗ trợ, thúc đẩy sử dụng công nghệ, thiết bị, giải pháp tiết kiệm năng lượng, khai thác, sử dụng năng lượng tái tạo, vật liệu mới, tái chế trong hoạt động sản xuất và dịch vụ.
1.3. Hoàn thiện và ban hành quy định về bảo vệ môi trường của ngành Công Thương và quy chế của các Tập đoàn, Tổng công ty; chú trọng tuyên truyền quy định của pháp luật, giám sát chặt chẽ và nâng cao năng lực các đơn vị tư vấn trong việc lồng ghép các nội dung về biến đổi khí hậu trong các báo cáo môi trường chiến lược đối với các Chiến lược, Quy hoạch phát triển của ngành.
1.4. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.
2. Về tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, năng lực
2.1. Đa dạng hóa về nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến kinh nghiệm về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; nâng cao ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp và công nhân viên chức ngành Công Thương.
2.2. Nâng cao nhận thức và năng lực lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các đối tượng ngành Công Thương.
2.3. Tăng cường đào tạo tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định của pháp luật về biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
3. Về ứng dụng khoa học, công nghệ
3.1. Đẩy mạnh đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, sử dụng hiệu quả tài nguyên, ít chất thải và phát thải các-bon thấp trong các ngành, lĩnh vực quan trọng như sản xuất điện, khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và công nghiệp tiêu dùng.
3.2. Chú trọng áp dụng các giải pháp quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, năng lượng và bảo vệ môi trường trong sản xuất công nghiệp, kiểm soát phát thải khí nhà kính; áp dụng các biện pháp quản lý tài nguyên, môi trường và năng lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.
3.3. Thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, sử dụng năng lượng và bảo vệ môi trường ở các cơ sở sản xuất công nghiệp.
4. Về cơ chế tài chính
4.1. Phát huy các nguồn kinh phí từ các Chương trình, đề án có liên quan để triển khai các nhiệm vụ về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
4.2. Xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ về thuế, phí và vốn vay đối với các dự án phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, tái chế chất thải, sản xuất điện từ chất thải.
4.3. Xây dựng và thực hiện lộ trình xóa bỏ các cơ chế, chính sách hỗ trợ giá đối với nhiên liệu hóa thạch.
4.4. Nghiên cứu và đề xuất các cơ chế chính sách, thí điểm sử dụng các công cụ kinh tế tạo cơ chế trao đổi, mua bán chứng chỉ giảm phát thải trong nước, sẵn sàng tham gia thị trường các-bon quốc tế.
5. Hợp tác quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
5.1. Chủ động tham gia và thực hiện các điều ước quốc tế về biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
5.2. Tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm, đối thoại chính sách với các nước, tổ chức quốc tế; huy động nguồn lực, tiếp nhận chuyển giao công nghệ về ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng năng lượng hiệu quả, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Hỗ trợ, thúc đẩy hợp tác chuyển giao công nghệ, thiết bị bảo vệ môi trường giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
5.3. Đa phương hóa, đa dạng hóa mối quan hệ với các đối tác phát triển nhằm tiếp nhận các hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường.
1. Căn cứ Kế hoạch hành động này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công Thương tổ chức thực hiện theo phân công tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.
2. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Tập đoàn, Tổng công ty thuộc Bộ Công Thương quản lý và các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng và thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp có liên quan tại địa phương và đơn vị mình góp phần hoàn thành các mục tiêu của ngành Công Thương đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết của Đảng và Chính phủ.
3. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp chủ trì, phối hợp với Vụ Kế hoạch và các đơn vị có liên quan thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện, hàng năm tổng hợp đánh giá, rút kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp hoàn thành các nhiệm vụ đề ra trong Kế hoạch hành động và báo cáo Bộ Công Thương theo quy định;
4. Các cơ quan, đơn vị có liên quan, theo nhiệm vụ được phân công hàng năm tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm, báo cáo kết quả triển khai về Bộ Công Thương trước ngày 15 tháng 12 hàng năm và khi có yêu cầu (thông qua Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp).
5. Trong quá trình thực hiện, nếu cần sửa đổi, bổ sung Kế hoạch hành động, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị báo cáo Bộ Công Thương thông qua Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định./.
DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN, DỰ ÁN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT SỐ 08/NQ-CP NGÀY 23 THÁNG 01 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 24-NQ/TW CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XI VỀ CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 9792/QĐ-BCT ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
I. Các chương trình, đề án, nhiệm vụ, dự án thường xuyên
TT |
CHƯƠNG TRÌNH, NHIỆM VỤ, DỰ ÁN |
ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ |
ĐƠN VỊ PHỐI HỢP |
THỜI GIAN THỰC HIỆN |
NGUỒN KINH PHÍ |
1. |
Các nhiệm vụ chung |
||||
1.1. |
Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường |
Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp |
Vụ Pháp chế và các đơn vị truyền thông thuộc Bộ |
2015-2020 |
Ngân sách nhà nước, các Chương trình, đề án khác liên quan và các nguồn hỗ trợ khác |
1.2. |
Lồng ghép nội dung về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vào các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho các cán bộ, công chức, viên chức ngành Công Thương |
Vụ Phát triển nguồn nhân lực |
Vụ Tổ chức cán bộ, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Bộ |
2014-2020 |
Ngân sách nhà nước, các Chương trình, đề án liên quan và tài trợ quốc tế |
1.3. |
Xây dựng và triển khai Chương trình phát triển nguồn nhân lực đáp ứng các yêu cầu về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ngành Công Thương |
Vụ Phát triển nguồn nhân lực |
Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp và các đơn vị liên quan |
2014-2020 |
Ngân sách nhà nước, các Chương trình, đề án liên quan và tài trợ quốc tế |
1.4. |
Rà soát và đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế/hủy bỏ các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương |
Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp |
Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan |
2014-2020 |
Ngân sách nhà nước, tài trợ quốc tế |
2. |
Nhiệm vụ về ứng phó với biến đổi khí hậu |
||||
2.1. |
Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 - 2015 và triển khai nhân rộng kết quả của Chương trình sau 2015 |
Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp |
Các Cục, Vụ, Tổng Cục và các đơn vị liên quan |
2014-2020 |
Ngân sách nhà nước, doanh nghiệp, tài trợ quốc tế và các nguồn kinh phí hợp pháp khác |
2.2. |
Triển khai Chiến lược phát triển Công nghệ sạch đến năm 2020 |
Vụ Khoa học và Công nghệ |
Các đơn vị liên quan |
2014-2020 |
Ngân sách nhà nước, doanh nghiệp, tài trợ quốc tế và các nguồn kinh phí hợp pháp khác |
2.3. |
Xây dựng Kế hoạch hành động triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương (Kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh) |
Vụ Khoa học và Công nghệ |
Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp và các đơn vị liên quan |
2014-2015 |
Ngân sách nhà nước, tài trợ quốc tế |
2.4. |
Triển khai Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ, dự án trong Kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh của Bộ Công Thương |
Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp |
Vụ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục Năng lượng và các đơn vị liên quan |
2015-2020 |
Ngân sách nhà nước, tài trợ quốc tế và các nguồn vốn hợp pháp khác |
3. |
Nhiệm vụ về quản lý tài nguyên |
||||
3.1. |
Thiết lập, xây dựng các cơ chế, chính sách quản lý, giám sát minh bạch trong khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững các loại tài nguyên thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương |
Vụ Kế hoạch |
Các Cục, Vụ, Tổng cục và các đơn vị liên quan thuộc Bộ |
2014-2020 |
Ngân sách nhà nước, tài trợ quốc tế |
3.2. |
Xây dựng các biện pháp hạn chế xuất khẩu khoáng sản thô trừ than và dầu khí. |
Vụ Công nghiệp nặng |
Các Vụ, Cục liên quan, các Tập đoàn, Tổng công ty thuộc Bộ |
2014-2020 |
Ngân sách nhà nước, tài trợ quốc tế |
3.3. |
Nghiên cứu phát triển, sản xuất các loại nguyên, nhiên liệu, vật liệu mới nhằm thay thế các loại tài nguyên truyền thống đáp ứng được yêu cầu về giảm phát thải khí nhà kính, không gây ô nhiễm môi trường |
Vụ Khoa học và Công nghệ |
Các đơn vị liên quan |
2014-2020 |
Ngân sách nhà nước, doanh nghiệp và tài trợ quốc tế |
3.4. |
Chương trình mục tiêu quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2012-2015 |
Tổng cục Năng lượng |
Các đơn vị liên quan |
2014-2015 |
Ngân sách nhà nước, doanh nghiệp và tài trợ quốc tế |
3.5 |
Xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích, thúc đẩy phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo; sử dụng hiệu quả, hợp lý nguồn khoáng sản than và dầu khí |
Tổng cục Năng lượng |
Các đơn vị liên quan |
2014-2020 |
Ngân sách nhà nước, tài trợ quốc tế |
3.6. |
Xây dựng Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp và hộ gia đình phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo |
Tổng cục Năng lượng |
Các đơn vị liên quan |
2014 |
Ngân sách nhà nước, tài trợ quốc tế |
3.7. |
Triển khai Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến 2015, tầm nhìn đến 2020 |
Vụ Khoa học và Công nghệ |
Các đơn vị liên quan |
2014-2020 |
Ngân sách nhà nước, doanh nghiệp và tài trợ quốc tế |
3.8. |
Triển khai Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp |
Vụ Khoa học và Công nghệ |
Các đơn vị liên quan |
2014-2020 |
Ngân sách nhà nước, doanh nghiệp và tài trợ quốc tế |
4. |
Nhiệm vụ bảo vệ môi trường |
||||
4.1. |
Phổ biến, hướng dẫn thực hiện các quy định nhà nước về bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên cho các đối tượng thuộc ngành Công Thương |
Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp |
Vụ Pháp chế, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, các Tập đoàn, Tổng công ty, Doanh nghiệp thuộc Bộ |
2014-2020 |
Ngân sách nhà nước, doanh nghiệp và tài trợ quốc tế |
4.2. |
Kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp ngành Công Thương, đôn đốc thúc đẩy các cơ sở thuộc diện gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hoàn thành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. |
Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp |
Các Tập đoàn, Tổng công ty, Doanh nghiệp thuộc Bộ |
2014-2020 |
Ngân sách nhà nước, tài trợ quốc tế |
4.3. |
Tăng cường công tác bảo vệ môi trường, cải tạo, phục hồi môi trường trong và sau khai thác khoáng sản |
Các Tập đoàn, Tổng công ty, Doanh nghiệp trong lĩnh vực khai thác khoáng sản |
Cục ATMT, các Sở Công Thương và cơ quan liên quan |
2014-2020 |
Doanh nghiệp và tài trợ quốc tế |
II. Các chương trình, đề án, nhiệm vụ, dự án mở mới
TT |
CHƯƠNG TRÌNH, NHIỆM VỤ, DỰ ÁN |
ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ |
ĐƠN VỊ PHỐI HỢP |
THỜI GIAN THỰC HIỆN |
NGUỒN KINH PHÍ |
1. |
Nhiệm vụ về ứng phó với biến đổi khí hậu |
||||
1.1. |
Lồng ghép các nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào các Chiến lược, Quy hoạch phát triển ngành |
Vụ Kế hoạch |
Các đơn vị liên quan |
2014-2020 |
Ngân sách nhà nước, doanh nghiệp và tài trợ quốc tế |
1.2. |
Xây dựng và thí điểm thực hiện một số Dự án giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia (Dự án NAMA) cho một số ngành công nghiệp và năng lượng có tiềm năng |
Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp |
Các Cục, Vụ, Tổng cục, Tập đoàn, Tổng công ty, Doanh nghiệp thuộc Bộ |
2015-2020 |
Tài trợ quốc tế |
1.3. |
Nghiên cứu thí điểm các cơ chế, chính sách, biện pháp thúc đẩy hành động giảm phát thải khí nhà kính của ngành công thương trong bối cảnh biến đổi khí hậu |
Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp |
Các Cục, Vụ, Viện và các Bộ ngành có liên quan |
2015-2020 |
Tài trợ quốc tế |
1.4 |
Triển khai Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh |
Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp |
Vụ KHCN và Các đơn vị liên quan |
2015-2020 |
Ngân sách nhà nước, doanh nghiệp và tài trợ quốc tế |
1.5 |
Nghiên cứu thí điểm và phát triển mô hình doanh nghiệp công nghiệp xanh đáp ứng đa mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường. |
Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp |
Các Cục, Vụ, Viện, các Sở Công Thương, Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp thuộc Bộ và các đơn vị liên quan |
2015-2020 |
Ngân sách nhà nước, doanh nghiệp và tài trợ quốc tế |
1.6. |
Biên soạn các hướng dẫn kỹ thuật, sổ tay hướng dẫn các biện pháp quản lý xanh, biện pháp giảm thiểu phát thải và nâng cao hiệu suất tại các cơ sở công nghiệp |
Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp |
Các Cục, Vụ, Viện có liên quan |
2015-2020 |
Ngân sách nhà nước, doanh nghiệp và tài trợ quốc tế |
1.7. |
Kiểm soát phát thải các khí dẫn xuất Flo gây hiệu ứng nhà kính trong công nghiệp tại Việt Nam |
Cục Hóa chất |
Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và các đơn vị liên quan |
2015-2020 |
Ngân sách nhà nước, tài trợ quốc tế |
1.8. |
Xây dựng kế hoạch kiểm soát phát thải khí nhà kính ngành công nghiệp sản xuất hóa chất Việt Nam |
Cục Hóa chất |
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và các đơn vị liên quan |
2015-2020 |
Ngân sách nhà nước, tài trợ quốc tế |
2. |
Nhiệm vụ về quản lý tài nguyên |
||||
2.1. |
Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các chiến lược phát triển, quy hoạch khai thác, sử dụng hợp lý các loại tài nguyên thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương |
Vụ Kế hoạch |
Các Tổng cục, Vụ, Cục chuyên ngành, các Tập đoàn, Tổng công ty thuộc Bộ và các đơn vị liên quan |
2014-2020 |
Ngân sách nhà nước, tài trợ quốc tế |
2.2 |
Xây dựng và ban hành các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn về mức độ chế biến sâu cho từng loại khoáng sản |
Vụ Công nghiệp nặng |
Các đơn vị liên quan |
2014-2020 |
Ngân sách nhà nước, tài trợ quốc tế |
2.3 |
Xây dựng và tổ chức thực hiện đề án nâng cao năng lực tái chế chất thải, hình thành các khu công nghiệp tái chế chất thải tập trung |
Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp |
Các đơn vị liên quan |
2015-2020 |
Ngân sách nhà nước, doanh nghiệp và tài trợ quốc tế |
2.4. |
Xây dựng thí điểm và phát triển các mô hình khu, cụm công nghiệp xanh, phát thải thấp, ứng phó với biến đổi khí hậu |
Cục Công nghiệp địa phương |
Các đơn vị liên quan |
2015-2020 |
Ngân sách nhà nước, doanh nghiệp và tài trợ quốc tế |
3. |
Nhiệm vụ về Bảo vệ môi trường |
||||
3.1. |
Xây dựng và ban hành Quy chế bảo vệ môi trường ngành Công Thương |
Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp |
Các đơn vị liên quan |
2015-2016 |
Ngân sách nhà nước, tài trợ quốc tế |
3.2. |
Xây dựng và ban hành Quy chế bảo vệ môi trường của các Tập đoàn, Tổng công ty trong phạm vi quản lý của Bộ Công Thương |
Các Tập đoàn, Tổng công ty thuộc Bộ |
Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp |
2014-2016 |
Kinh phí của doanh nghiệp |
3.3 |
Thúc đẩy các hoạt động đầu tư xử lý chất thải, quản lý chất thải nguy hại tại các doanh nghiệp ngành Công Thương |
Các Tập đoàn, Tổng công ty, Doanh nghiệp thuộc Bộ |
Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, các Sở Công Thương và cơ quan liên quan |
2014-2020 |
Ngân sách nhà nước, doanh nghiệp và tài trợ quốc tế |
Nghị quyết 08/NQ-CP năm 2021 về thông qua đề nghị xây dựng Nghị định quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý, sử dụng kinh phí quản lý hành chính Ban hành: 28/01/2021 | Cập nhật: 30/01/2021
Nghị quyết 08/NQ-CP năm 2018 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập Ban hành: 24/01/2018 | Cập nhật: 30/01/2018
Nghị quyết 08/NQ-CP năm 2016 về chấm dứt hiệu lực của “Thỏa thuận hợp tác về nuôi con nuôi quốc tế giữa Việt Nam - Québec" Ban hành: 01/02/2016 | Cập nhật: 04/02/2016
Nghị quyết 08/NQ-CP năm 2014 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường Ban hành: 23/01/2014 | Cập nhật: 08/02/2014
Quyết định 1788/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020 Ban hành: 01/10/2013 | Cập nhật: 04/10/2013
Nghị quyết 08/NQ-CP năm 2013 về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Tuyên Quang Ban hành: 09/01/2013 | Cập nhật: 15/01/2013
Nghị định 95/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương Ban hành: 12/11/2012 | Cập nhật: 13/11/2012
Nghị quyết 08/NQ-CP năm 2012 Phiên họp chuyên đề về công tác xây dựng pháp luật Ban hành: 26/03/2012 | Cập nhật: 27/03/2012
Nghị quyết 08/NQ-CP năm 2011 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01 Ban hành: 30/01/2011 | Cập nhật: 03/03/2011
Nghị quyết 08/NQ-CP năm 2010 thành lập thị xã Hương Thủy và thành lập các phường thuộc thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành: 09/02/2010 | Cập nhật: 25/02/2010
Quyết định 64/2003/QĐ-TTg phê duyệt "Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng" Ban hành: 22/04/2003 | Cập nhật: 25/12/2009