Quyết định 975/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch chi tiết tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh đường bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Số hiệu: 975/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lai Châu Người ký: Đỗ Ngọc An
Ngày ban hành: 07/09/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Giao thông, vận tải, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 975 /QĐ-UBND

Lai Châu, ngày 07 tháng 9 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT TUYẾN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐỊNH NỘI TỈNH ĐƯỜNG BỘ ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;

Căn cứ Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;

Căn cứ Quyết định số 1854/QĐ-UBND ngày 26/12/2013 của UBND tỉnh Lai Châu về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Lai Châu giai đoạn 2013 - 2020 và định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chi tiết tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh đường bộ (sau đây gọi tắt là Quy hoạch chi tiết) với các nội dung chủ yếu sau:

I. Quan điểm, mục tiêu.

1. Quan điểm.

- Quy hoạch chi tiết tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh đường bộ phù hợp với Chiến lược phát triển giao thông vận tải, chiến lược phát triển dịch vụ vận tải, Quy hoạch phát triển Giao thông vận tải đường bộ Việt Nam và các chiến lược, quy hoạch đường bộ của địa phương.

- Phát triển mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh đường bộ trên địa bàn tỉnh đáp ứng nhu cầu đi lại của Nhân dân giữa các vùng, địa phương, đảm bảo an toàn, thuận lợi và chi phí hợp lý. Ưu tiên phát triển các tuyến ở những nơi chưa có tuyến vận tải hành khách.

- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, đảm bảo an toàn, chất lượng, hiệu quả khai thác tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh; tăng cường kết nối các tuyến vận tải hành khách nội tỉnh, liên tỉnh với các phương thức vận tải hành khách khác.

- Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch, bình đẳng, nâng cao tính cạnh tranh, lành mạnh, trật tự và hiệu quả giữa các đơn vị kinh doanh vận tải.

- Phát triển đồng bộ về cơ sở hạ tầng, luồng tuyến và phương tiện vận tải. Chú trọng nâng cao chất lượng, phương tiện vận tải hành khách phù hợp với chất lượng hệ thống đường bộ đảm bảo an toàn, hiệu quả, hiện đại, chất lượng, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

2. Mục tiêu.

Hình thành tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh có tính đồng bộ, thống nhất với kết cấu hạ tầng, với quy mô phù hợp và đảm bảo kết nối tới từng vùng, từng địa phương và kết nối với các phương thức vận tải hành khách khác, tạo thuận lợi cho người dân đi lại.

3. Nội dung quy hoạch chi tiết đến năm 2020.

a. Giai đoạn đến năm 2020.

Hoàn chỉnh các điều kiện về hạ tầng bến xe, bãi đỗ xe đảm bảo duy trì hoạt động của các tuyến đang khai thác. Bổ sung một số tuyến đi và đến bến xe mới hoặc có hành trình đi theo các tuyến đường bộ mới, đáp ứng nhu cầu đi lại của Nhân dân.

b. Giai đoạn 2021-2030.

Điều chỉnh, bổ sung các tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh đường bộ đáp ứng nhu cầu đi lại tăng trưởng bình quân đạt 6,5% năm.

II. Tiêu chí quy hoạch tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh.

Tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh (sau đây viết tắt là tuyến nội tỉnh) quy hoạch phải đáp ứng các tiêu chí sau:

1. Có bến xe nơi đi, bến xe nơi đến đã được cơ quan có thẩm quyền công bố và xếp loại theo quy định.

2. Có hệ thống đường bộ được công bố đưa vào khai thác trên toàn bộ hành trình.

3. Tuyến quy hoạch điều chỉnh, quy hoạch mới có cự ly không quá 300 km.

4. Có nhu cầu đi lại trên tuyến đủ lớn và ổn định, cụ thể có tần xuất khai thác không thấp hơn:

- 30 chuyến/tháng đối với các tuyến đi và đến trung tâm các huyện.

- 15 chuyến/tháng đối với các tuyến đi và đến trung tâm các xã, cụm xã.

III. Quy hoạch định hướng phát triển mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh đường bộ.

1. Giai đoạn đến năm 2020.

Dự kiến tổng lưu lượng vận chuyển hành khách tuyến cố định nội tỉnh đường bộ trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 có 37 tuyến nội tỉnh với lưu lượng khai thác đạt 118 chuyến/ngày (chi tiết lưu lượng vận chuyển giữa các địa phương tại Phụ lục kèm theo).

Trên cơ sở hiện trạng các tuyến đang hoạt động và đề xuất của UBND các huyện, căn cứ các tiêu chí quy hoạch tuyến tại Mục II.1 và II.2. rà soát loại bỏ các tuyến không đáp ứng được các tiêu chí và bổ sung vào quy hoạch các tuyến mới đáp ứng đủ các tiêu chí.

2. Giai đoạn 2021-2030.

- Quy hoạch tổng lưu lượng vận chuyển hành khách tuyến cố định nội tỉnh đến năm 2030 đạt khoảng 200 chuyến/ngày.

- Căn cứ nhu cầu thực tế tại các huyện và các tiêu chí quy hoạch tuyến tại Mục II, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chi tiết các tuyến vận tải hành khách cố định đáp ứng đủ các tiêu chí.

IV. Các giải pháp triển khai thực hiện quy hoạch.

1. Nâng cao trách nhiệm, hiệu quả quản lý nhà nước đối với việc cấp phép vận tải hành khách tuyến cố định nội tỉnh; chuẩn hoá danh mục, mã số bến xe và nguyên tắc cấp mã số tuyến cố định thống nhất; rà soát, đánh giá kịp thời điều chỉnh đảm bảo đúng cơ chế chính sách để hoàn thiện theo hướng tạo lập thị trường vận tải cạnh tranh lành mạnh; củng cố, kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước về vận tải và tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, kết nối giữa các cơ quan quản lý, bến xe, đơn vị vận tải và hành khách.

2. Đẩy mạnh đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải tải hành khách tuyến cố định nội tỉnh; ưu tiên bố trí quỹ đất đầu tư hệ thống bến xe, điểm đón, trả khách, trạm dừng nghỉ, .... để Nhân dân thuận tiện tiếp cận và tăng cường kết nối với các phương thức vận tải khác; ưu tiên đầu tư xây dựng, nâng cấp, bảo trì các tuyến đường bộ phục vụ vận tải hành khách đến các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

3. Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách:

- Các đơn vị tham gia vận tải hành khách tuyến cố định nội tỉnh phải công khai các chỉ tiêu về chất lượng dịch vụ (lộ trình, điểm dừng đỗ, giá vé, dịch vụ hỗ trợ) và thiết lập hệ thống thông tin phản hồi giữa cơ quan QLNN, doanh nghiệp và người dân.

- Đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến vận tải hành khách cố định tuyến nội tỉnh: tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chế độ định kỳ, đột xuất; giám sát thực hiện nghiêm các quy định khi xe ra vào bến; kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình hoạt động trên tuyến; xây dựng chế độ hậu kiểm sau khi cấp phép khai thác tuyến đối với doanh nghiệp về phương tiện và nhân lực theo định kỳ; triển khai xử lý các vi phạm về tốc độ, dừng đỗ đón, trả khách, lái xe vượt quá thời gian quy định... thông qua thiết bị giám sát hành trình và trên thực địa.

4. Tăng cường quản lý, hỗ trợ nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực vận tải hành khách:

- Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn đối với đội ngũ công chức quản lý Nhà nước trong lĩnh vực vận tải, cán bộ quản lý điều hành hoạt động vận tải tại các doanh nghiệp và công tác giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về giao thông cho đội ngũ lái xe, nhân viên phục vụ trên xe; thường xuyên tổ chức các hội thi lái xe giỏi cấp tỉnh, cấp doanh nghiệp.

- Các doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải phải ký cam kết chất lượng dịch vụ vận tải và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định, vi phạm cam kết; khuyến khích xây dựng thương hiệu doanh nghiệp theo hướng an toàn - văn minh - lịch sự và hiệu quả; hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao chất lượng dịch vụ, đổi mới phương tiện vận tải theo hướng sử dụng công nghệ hiện đại, bảo vệ môi trường; hỗ trợ tổ chức các khoá đào tạo nhằm giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng quản lý điều hành vận tải, giảm chi phí, xây dựng mức giá hợp lý; kịp thời khen thưởng, tuyên dương trên phương tiện truyền thông đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải có tỉ lệ phản hồi tích cực cao từ hành khách.

5. Giải pháp về thông tin truyền thông:

Công bố, niêm yết công khai danh mục quy hoạch chi tiết tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh trên trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải các tỉnh để các đơn vị kinh doanh vận tải biết và thực hiện. Công bố, niêm yết công khai danh sách các tuyến đang khai thác; tổng số chuyến xe tối đa được phép hoạt động trên từng tuyến và tổng số chuyến xe đã đăng ký hoạt động. Danh sách các đơn vị vận tải hoạt động trên tuyến.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Giao thông Vận tải.

- Thường trực, đôn đốc, tổng hợp tình hình để tham mưu cho UBND tỉnh trong việc triển khai thực hiện Quy hoạch chi tiết tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh đường bộ đến năm 2020 định hướng đến năm 2030;

- Phối hợp với UBND các huyện cập nhật, bổ sung Quy hoch chi tiết tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh đường bộ; định kỳ trình UBND tỉnh phê duyệt trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.

- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch chi tiết tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh đường bộ.

- Hướng dẫn, đôn đốc UBND các huyện, thành phố lập quy hoạch bến xe khách; công bố danh mục, mã số bến xe và nguyên tắc đánh mã số tuyến cố định nội tỉnh thống nhất trên địa bàn tỉnh làm cơ sở bổ sung, điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh đường bộ trong những năm tiếp theo.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố hướng dẫn, tổ chức thực hiện; chủ động nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách cần sửa đổi, bổ sung trong quá trình triển khai thực hiện.

- Định kỳ trước ngày 31 tháng 3 hàng năm công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Sở Giao thông Vận tải tổng số chuyến xe tối đa được khai thác trên tuyến trong 12 tháng tiếp theo, giãn cách chạy xe tối thiểu giữa các chuyến xe và biểu đồ chạy xe đang khai thác của từng tuyến do Sở quản lý phù hợp với quy hoạch mạng lưới tuyến đã được phê duyệt.

- Định kỳ tổ chức sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch. Tổng hợp nội dung đề xuất điều chỉnh, bổ sung tuyến quy hoạch do các địa phương báo cáo hàng năm, trình UBND tỉnh trước ngày 30 tháng 11 hàng năm.

2. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố.

- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết hàng năm; hướng dẫn cho các đơn vị vận tải; kiểm tra việc thực hiện và đề xuất những giải pháp cần thiết để thực hiện Quy hoạch theo phân cấp quản lý.

- Tuyên truyền đến các đơn vị vận tải, các bến xe khách và hành khách đi xe, người dân... thông tin về các tuyến vận tải hành khách nội tỉnh để thuận lợi trong việc đầu tư, khai thác, sử dụng các dịch vụ ... của các tuyến vận tải hành khách nội tỉnh.

- Căn cứ số liệu thng kê hiện trạng, đăng ký của đơn vị kinh doanh vận tải, đề xuất của đơn vị quản lý bến xe, phối hợp với các địa phương khác để tổng hợp tổng nhu cầu vận tải của từng tuyến liên quan đến địa bàn địa phương mình làm cơ sở để cấp phép hoặc rút giấy phép khai thác tuyến đảm bảo tiêu chí lưu lượng như Quy hoạch định hướng.

- Căn cứ tình hình và nhu cầu đi lại thực tế tại địa phương nghiên cứu đề xuất điều chỉnh bổ sung Quy hoạch chi tiết tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh của địa phương gửi Sở Giao thông vận tải trước ngày 30 tháng 10 hàng năm.

3. Các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định.

Căn cứ danh mục tuyến quy hoạch chi tiết theo Quyết định đã được phê duyệt, đăng ký khai thác tuyến trong danh mục phù hợp với năng lực của đơn vị và nhu cầu vận tải tại Sở Giao thông vận tải theo quy định.

Các đơn vị có thể cùng đăng ký khai thác một tuyến để đảm bảo tổng số xe của các phương án chạy xe phù hợp tiêu chí lưu lượng tuyến.

4. Các đơn vị quản lý, khai thác bến xe.

Niêm yết công khai, cung cấp đầy đủ thông tin, tình hình khai thác trên các tuyến vận tải hành khách nội tỉnh ( tần suất, biểu đồ chạy xe, doanh nghiệp khai thác vận tải,....) theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ GTVT;
- TT. Tỉnh uỷ;
(B/c)
- TT. HĐND tỉnh;
- Chủ tịch và các P. Chủ tịch UBND tỉnh;
- VP UBND tỉnh: Lãnh đạo, CV các khối;
- Lưu VT, XD.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Đỗ Ngọc An

 

PHỤ LỤC

QUY HOẠCH LƯU LƯỢNG VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH TUYẾN CỐ ĐỊNH NỘI TỈNH ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số: 975 /QĐ-UBND ngày 07 tháng 9 năm 2015 của UBND tỉnh Lai Châu)

TT

Tuyến vận tải hành khách nội tỉnh (Đi và đến)

Cự ly tuyến

(Km)

Lưu lượng năm 2015 (chuyến/ngày)

Hành trình chạy xe chính

QH lưu lượng năm 2020 (chuyến/ngày)

1

Lai Châu <=> Than Uyên

100

13

QL4D

17

2

Lai Châu <=> Sìn Hồ

64

3

(A) ĐT 129

6

3

Lai Châu <=> Sìn Hồ

80

3

(B) QL4D-Nậm Pậy,Séo Lèng – ĐT129

5

4

Lai Châu <=> Mường So

30

1

QL4D

2

5

Lai Châu <=> Dào San

50

1

QL4D – ĐT132

2

6

Lai Châu <=> Nậm Nhùn

140

4

QL4D-QL12-ĐT127

6

7

Lai Châu < => Mường Tè

210

4

(A) QL4D-QL12-ĐT127

6

8

Lai Châu <=> Mường Tè

130

10

(B) QL4D-QL12-Pa tần, Mường Tè

12

9

Lai Châu <=> Nậm Tăm

130

2

QL4D-ĐT129-Séo Lèng, Nậm Tăm

4

10

Lai Châu <=> Nậm Mạ

150

2

QL4D-ĐT129-Séo Lèng, Nậm Ngập

4

11

Than Uyên <=> Sìn Hồ

164

0

QL32-QL4D-ĐT129

2

12

Than Uyên <=> Nậm Tăm

230

0

QL32-QL4D-ĐT129-Séo Lèng, Nậm Tăm

2

13

Than Uyên <=> Nậm Nhùn

240

0

QL32-QL4D-QL12- ĐT127

2

14

Than Uyên <=> Tam Đường

70

0

QL32-QL4D

2

15

Than Uyên <=> Mường Tè

230

0

QL32-QL4D-QL12-Pa Tần, Mường Tè

2

16

Mường Tè <=> Sìn Hồ

180

0

ĐT127 - QL12 – ĐT128

2

17

Mường Tè <=> Nậm Nhùn

60

0

ĐT127

2

18

Mường Tè <=> Phong Thổ

100

0

Mường Tè – QL12

2

19

Nậm Nhùn <=> Sìn Hồ

120

0

ĐT128-QL12-ĐT127

2

20

Tam Đường <=> Mường Tè

160

0

QL4D-QL12-Pa Tần, Mường Tè

2

21

Lai Châu <=> Sì Lờ Lầu

80

0

QL4D-ĐT132

2

22

Mường Tè <=> Ka Lăng

50

0

Nậm Pục, Pắc Ma

2

23

Lai Châu <=> Tân Uyên

60

0

QL4D-QL32

2

24

Tân Uyên <=> Than Uyên

40

0

QL32

2

25

Tân Uyên <=> Phong Thổ

90

0

QL32-QL4D

1

26

Tân Uyên <=> Sìn Hồ

125

0

QL32-QL4D-ĐT129

1

27

Tân Uyên <=> Mường Tè

190

0

QL32-QL4D-QL12-Pa Tần, Mường Tè

2

28

Lai Châu <=> Ka Lăng

205

0

(A) QL4D-QL12-Pa Tần, Mường Tè-Nậm Pục, Pắc Ma

2

29

Lai Châu <=> Ka Lăng

275

1

(B) QL4D-QL12-ĐT127-Nậm Pục, Pắc Ma

2

30

Nậm Nhùn <=> Phong Thổ

100

0

ĐT127-QL12

2

31

Tam Đường <=> Phong Thổ

60

0

QL4D

2

32

Phong Thổ <=> Sìn Hồ

50

0

QL12-Nập Pậy, Séo Lèng

2

33

Sìn Hồ <=> Tam Đường

94

0

ĐT129-QL4D

2

34

Lai Châu <=> Ma Lù Thàng

50

0

QL4D-QL12

2

35

Tân Uyên <= > Nậm Sỏ

90

0

 

2

36

Than Uyên <= > Khoen On

25

0

 

2

37

Lai Châu <=> Nậm Tăm

27

0

 

4

Tổng cộng

 

44

 

118

* Ghi chú: Ký hiệu (A), (B) là để xác định hành trình chạy xe khác nhau giữa hai bến xe đi và bến xe đến.

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN