Quyết định 964/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính mới áp dụng chung tại cấp xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
Số hiệu: | 964/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Vĩnh Long | Người ký: | Trương Văn Sáu |
Ngày ban hành: | 19/06/2012 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 964/QĐ-UBND |
Vĩnh Long, ngày 19 tháng 6 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH ÁP DỤNG CHUNG TẠI CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP , ngày 08 tháng 06 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 46/TTr-SNN&PTNT, ngày 25/5/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 02 (hai) thủ tục hành chính mới ban hành áp dụng chung tại cấp xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long (có phụ lục kèm theo).
Điều 2. Giao Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã:
- Niêm yết, công khai đầy đủ danh mục và nội dung các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết tại trụ sở.
- Tổ chức thực hiện đúng các thủ tục hành chính được công bố kèm theo Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH ÁP DỤNG CHUNG TẠI CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
(Ban hành kèm theo Quyết định số:964/QĐ-UBND, ngày 19/6/2012 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)
PHẦN I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH ÁP DỤNG CHUNG TẠI CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
STT |
Tên thủ tục hành chính |
Ghi chú |
|
Lĩnh vực Thủy sản |
|
1 |
Kiểm tra, chứng nhận cơ sở kinh doanh thủy sản đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) đối với các Cơ sở kinh doanh có sản phẩm chỉ tiêu thụ nội địa do cấp huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đóng tại địa bàn cấp xã. |
|
2 |
Cấp lại giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (ATTP) trong kinh doanh thủy sản do Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp (trong trường hợp Giấy chứng nhận bị mất; Giấy chứng nhận bị hư hỏng; khi Cơ sở có thay đổi hoặc bổ sung thông tin liên quan của Cơ sở trong Giấy chứng nhận (trừ các trường hợp Cơ sở quy định tại Khoản 1, Điều 11, Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT); riêng đối với tàu cá đã được chứng nhận nhưng sau đó thay đổi chủ sở hữu hoặc chuyển vùng). |
|
PHẦN II
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH ÁP DỤNG CHUNG TẠI CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
Lĩnh vực Thủy sản:
1. Kiểm tra, chứng nhận cơ sở kinh doanh thủy sản đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) đối với các Cơ sở kinh doanh có sản phẩm chỉ tiêu thụ nội địa do cấp huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đóng tại địa bàn cấp xã.
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan theo qui định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi theo đường bưu chính đến Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở kinh doanh đặt trụ sở.
* Đối với trường hợp nộp trực tiếp:
+ Công chức tiếp nhận kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì ra phiếu tiếp nhận, hẹn ngày trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính giao cho người nộp; nếu hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn để người nộp bổ sung hồ sơ theo quy định.
+ Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ đăng ký phù hợp, Uỷ ban nhân dân cấp xã thông báo cho Cơ sở thời gian dự kiến tiến hành kiểm tra (Thời gian này không muộn quá 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ).
+ Trong thời gian 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ, nếu nội dung hồ sơ đăng ký chưa phù hợp theo quy định, Uỷ ban nhân dân cấp xã gửi văn bản qua đường bưu chính thông báo cho người nộp và hướng dẫn hoàn chỉnh hồ sơ.
* Đối với trường hợp gửi qua đường bưu chính, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần, tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ đăng ký phù hợp, trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc, Uỷ ban nhân dân cấp xã thông báo cho Cơ sở bằng điện thoại hoặc bằng văn bản gửi qua email hoặc đường bưu chính thời gian dự kiến tiến hành kiểm tra (Thời gian này không muộn quá 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ).
+ Nếu hồ sơ không phù hợp, trong thời gian 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Uỷ ban nhân dân cấp xã gửi văn bản qua đường bưu chính thông báo cho người nộp và hướng dẫn hoàn chỉnh hồ sơ.
Bước 3: Kiểm tra thực tế tại cơ sở.
Bước 4: Nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi nộp hồ sơ.
+ Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại phiếu nhận hồ sơ (nếu gửi hồ sơ qua đường bưu chính thì xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu) và ký vào sổ trả kết quả;
+ Công chức kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận;
+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu điều chỉnh lại cho đúng.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp: Từ 07 giờ đến 11 giờ và từ 13 giờ đến 17 giờ, từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước hoặc qua đường bưu chính.
- Thành phần, số lượng hồ sơ: (Theo quy định tại Điều 9, Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT , ngày 03/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Bản chính Giấy đăng ký kiểm tra (theo mẫu);
+ Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở (không áp dụng đối với tàu cá);
+ Báo cáo hiện trạng về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở (theo mẫu);
+ Bản tổng hợp kế hoạch HACCP (Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn) cho nhóm sản phẩm tương tự đăng ký kiểm tra (áp dụng đối với cơ sở thuộc diện bắt buộc phải xây dựng Chương trình đảm bảo chất lượng, ATTP theo nguyên tắc HACCP theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02 – 02: 2009/BNNPTNT).
+ Đối với các Cơ sở đăng ký kiểm tra sau khi khắc phục sai lỗi của lần kiểm tra trước, Cơ sở chỉ lập hồ sơ bao gồm 01 (một) báo cáo kết quả khắc phục các sai lỗi (theo mẫu).
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
- Thời hạn giải quyết: 12 (mười hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, không tính thời gian kiến tiến hành kiểm tra thực tế tại cơ sở (Theo quy định tại Điểm a, b, Khoản 2, Điều 10 và Điều 16 của Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT , ngày 03/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Uỷ ban nhân dân cấp xã.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Uỷ ban nhân dân cấp xã.
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận (Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận là 03 năm).
- Lệ phí: Lệ phí cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn để sản xuất kinh doanh thực phẩm thủy sản: 40.000 đồng/lần cấp (Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 199/2010/TT-BTC , ngày 13/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Giấy đăng ký kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản; Báo cáo hiện trạng về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở; Báo cáo khắc phục sai lỗi (Theo mẫu Phụ lục 1, 2, 3 ban hành kèm theo Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT , ngày 03/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: (Theo Điều 19, Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12, ngày 17/6/2010)
Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
+ Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
+ Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
+ Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
+ Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
+ Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
+ Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12, ngày 17/6/2010;
+ Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá ngày 21/11/2007;
+Nghị định số 132/2008/NĐ-CP , ngày 31/12/2008 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá;
+ Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT , ngày 03/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng an toàn thực phẩm thủy sản;
+ Thông tư số 199/2010/TT-BTC , ngày 13/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và thú y thủy sản.
PHỤ LỤC 1
(Ban hành kèm theo Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT , ngày 03/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------
Vĩnh Long, ngày... tháng... năm..........
GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA, CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH THỦY SẢN (1)
Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã ...........................
Căn cứ các quy định trong Thông tư kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản số 55/2011/TT-BNNPTNT ngày 03/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đơn vị chúng tôi:
Tên Cơ sở(2):
Tên giao dịch thương mại tiếng Anh, tên viết tắt (nếu có):
Mã số của Cơ sở (nếu có):
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax: Email:
Tên cơ sở (phân xưởng)(3) đề nghị kiểm tra:
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax: Email:
Sau khi nghiên cứu kỹ các Quy định trong Quy chuẩn ……………………. và đối chiếu với điều kiện thực tế của Cơ sở, đề nghị cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra và làm thủ tục để cơ sở chúng tôi được:
- Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm: □
- Xuất khẩu sản phẩm vào thị trường: ..…………………………………....…
Chúng tôi xin gửi kèm sau đây hồ sơ đăng ký kiểm tra gồm:
1. ………………………………………………………………………………………
2. …………………………….…………………………………………………………
3. ………………………………………………………………………………………
|
GIÁM ĐỐC (CHỦ) CƠ SỞ |
(1): Sử dụng cho Cơ sở đăng ký kiểm tra để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
(2): Tên Cơ sở/doanh nghiệp được ghi trong giấy phép kinh doanh.
(3): Ghi rõ tên Xí nghiệp hoặc Phân xưởng thuộc Cơ sở đăng ký kiểm tra
PHỤ LỤC 2
(Ban hành kèm theo Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT , ngày 03/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỦY SẢN
I. Thông tin chung
1. Tên cơ sở (phân xưởng) đề nghị kiểm tra:
2. Địa chỉ:
3. Điện thoại: Fax: Email:
4. Mã số của Cơ sở (nếu có):
5. Thời điểm xây dựng:
6. Năm bắt đầu hoạt động:
7. Mô tả chung về sản phẩm :
7.1. Nhóm sản phẩm sản xuất:
7.2. Sản phẩm tiêu thụ nội địa:
7.3. Sản phẩm xuất khẩu vào các thị trường:
II. Tóm tắt đánh giá hiện trạng điều kiện sản xuất
1. Nhà xưởng
1.1. Tổng diện tích các khu vực sản xuất : m2 , trong đó:
1.1.1. Khu vực tiếp nhận nguyên liệu: m2.
1.1.2. Khu vực sơ chế: m2.
1.1.3. Khu vực chế biến (phân cỡ, xếp khuôn....): m2.
1.1.4. Khu vực cấp đông: m2.
1.1.5. Khu vực kho lạnh: m2.
1.1.6. Khu vực sản xuất khác (....): m2.
1.2. Mô tả hiện trạng điều kiện cơ sở vật chất nhà xưởng và kết cấu:
2. Thiết bị
2.1. Các loại thiết bị chính:
Tên thiết bị |
Số lượng |
Nước sản xuất |
Tổng công suất |
Năm bắt đầu sử dụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.2. Nhận xét chung về hiện trạng hoạt động của các thiết bị:
3. Hệ thống phụ trợ:
3.1. Nguồn nước sử dụng cho khu vực sản xuất:
3.1.1. Nguồn nước đang sử dụng:
Nước công cộng □ Nước giếng khoan □, số lượng: , độ sâu m.
3.1.2. Phương pháp bảo đảm chất lượng nước cung cấp cho khu vực sản xuất (kể cả khu sản xuất nước đá)
- Hệ thống lắng lọc: Có □ Không □ Phương pháp khác □ :
- Hệ thống bể chứa: Tổng dung tích dự trữ: m3.
- Hệ thống bể cao áp: Dung tích bể cao áp : m3.
- Hệ thống xử lý nước: Chlorine định lượng □. Đèn cực tím □. Khác □…..
…………………………………………………………………………………….
3.2 .Nguồn nước đá:
3.2.1. Tự sản xuất: Đá cây □ tổng công suất: tấn/ngày.
Đá vảy □ tổng công suất tấn/ngày
3.2.2. Mua ngoài: Đá cây □ khối lượng: tấn/ngày.
Đá vảy □ khối lượng tấn/ngày
3.3. Hệ thống xử lý chất thải
3.3.1. Nước thải: Mô tả tóm tắt hệ thống thoát, xử lý nước thải, cơ quan quản lý môi trường kiểm tra đánh giá ….
3.3.2. Chất thải rắn: Cách thức bảo quản, vận chuyển, xử lý...
3.4. Nhà vệ sinh (dùng cho khu vực sản xuất)
3.4.1. Số lượng:
3.4.2. Cấu trúc:
3.5. Công nhân:
3.5.1. Tổng số công nhân sản xuất: người, trong đó:
- Công nhân dài hạn: người.
- Công nhân mùa vụ: người.
3.5.2. Số lượng công nhân ở thời điểm cao nhất/ca sản xuất: người, trong đó:
- Khu vực tiếp nhận nguyên liệu: người
- Khu vực sơ chế: người
- Khu vực chế biến: người
- Khu vực cấp đông, bao gói: người
- Khu vực khác (....): người
3.5.3. Kiểm soát sức khỏe người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
- Thời điểm kiểm tra sức khỏe gần nhất: tháng … năm….
- Số lượng người được kiểm tra: ………người.
- Kết quả kiểm tra:
+ Đủ sức khỏe để trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm:…………...người.
+ Không đủ sức khỏe để trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm:…..người
- Tên cơ quan thực hiện kiểm tra sức khỏe:………………………………………
3.5.4. Đào tạo, tập huấn kiến thức về ATTP cho cơ sở:
- Thời điểm đào tạo, tập huấn:
- Số người được đào tạo, tập huấn: người
- Tên đơn vị đào tạo, tập huấn:
3.6. Hệ thống ngăn chặn và tiêu diệt côn trùng, động vật gây hại
3.6.1. Biện pháp ngăn chặn và tiêu diệt côn trùng:
3.6.2. Biện pháp ngăn chặn và tiêu diệt động vật gây hại
3.7. Vệ sinh công nghiệp
3.7.1. Tần suất làm vệ sinh:
3.7.2. Nhân công làm vệ sinh công nghiệp: người;
3.7.3. Trong đó: của Cơ sở □ Đi thuê ngoài □
3.8. Danh mục hóa chất, phụ gia, chất tẩy rửa - khử trùng sử dụng tại Cơ sở:
Tên hóa chất |
Thành phần chính |
Nước sản xuất |
Mục đích sử dụng |
Nồng độ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4. Hệ thống quản lý chất lượng:
4.1. Chương trình quản lý chất lượng đang áp dụng tại Cơ sở:
HACCP: □ GMP: □ SSOP: □ Khác: □
4.2. Tổng số cán bộ quản lý chất lượng (QC):….….người, trong đó:
4.2.1. Số QC có trình độ Đại học: ……….người, Trung cấp: ……...người
4.2.2. Số cán bộ QC đã qua đào tạo về HACCP hoặc các chương trình quản lý chất lượng khác:…………người
4.3. Phòng kiểm nghiệm:
□ Của Cơ sở: Các chỉ tiêu có thể phân tích: …………….
……………………………………………………………………..
□ Thuê ngoài
|
GIÁM ĐỐC (CHỦ) CƠ SỞ |
PHỤ LỤC 3
(Ban hành kèm theo Thông tư số 55 /2011/TT-BNNPTNT, ngày 03/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TÊN CƠ SỞ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: / |
|
Kính gửi:……………………………………………..
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẮC PHỤC SAI LỖI
I. Thông tin chung:
1. Tên Cơ sở:
2. Mã số của Cơ sở (nếu có):
3. Địa chỉ Cơ sở:
4. Số điện thoại: Fax: Email:
II. Tóm tắt kết quả khắc phục sai lỗi
TT |
Sai lỗi theo kết luận kiểm tra ……. ngày………. của ………….. |
Biện pháp khắc phục |
Kết quả |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đề nghị cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra và làm thủ tục để cơ sở chúng tôi được:
- Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm: □
- Xuất khẩu sản phẩm vào thị trường: ……………………………………………..
………,ngày….. tháng…..năm……
|
GIÁM ĐỐC (CHỦ) CƠ SỞ |
2. Cấp lại giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (ATTP) trong kinh doanh thủy sản do Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp (trong trường hợp Giấy chứng nhận bị mất; Giấy chứng nhận bị hư hỏng; khi Cơ sở có thay đổi hoặc bổ sung thông tin liên quan của Cơ sở trong Giấy chứng nhận (trừ các trường hợp Cơ sở quy định tại Khoản 1, Điều 11, Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT); riêng đối với tàu cá đã được chứng nhận nhưng sau đó thay đổi chủ sở hữu hoặc chuyển vùng).
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan theo qui định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi theo đường bưu chính đến Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở kinh doanh đặt trụ sở.
* Đối với trường hợp nộp trực tiếp, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần, tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì ra phiếu nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính giao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hoặc viết phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ trao cho người nộp, để người nộp bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ.
* Đối với trường hợp gửi qua đường bưu chính, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần, tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì sau 01 (một) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Uỷ ban nhân dân cấp xã sẽ thông báo ngày trả kết quả bằng điện thoại hoặc bằng văn bản gửi qua email hoặc đường bưu chính cho người nộp biết.
+ Nếu hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì sau 01 (một) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Uỷ ban nhân dân cấp xã gửi văn bản qua đường bưu chính thông báo cho người nộp và hướng dẫn hoàn chỉnh hồ sơ.
Bước 3: Nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi nộp hồ sơ.
+ Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải trả lại phiếu nhận hồ sơ (nếu gửi hồ sơ qua đường bưu chính thì xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu) và ký vào sổ trả kết quả;
+ Công chức kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trao cho người nhận;
+ Người nhận kết quả kiểm tra lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc không đúng thì yêu cầu điều chỉnh lại cho đúng.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp: Từ 07 giờ đến 11 giờ và từ 13 giờ đến 17 giờ, từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định).
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước hoặc qua đường bưu chính.
- Thành phần, số lượng hồ sơ: (Theo quy định tại Điều 20 của Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT , ngày 03/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
a) Thành phần hồ sơ bao gồm: Văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (theo mẫu).
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
- Thời hạn giải quyết: 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị cấp lại của Cơ sở (theo quy định tại Điểm d, Khoản 2, Điều 20 của Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT , ngày 03/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Uỷ ban nhân dân cấp xã.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Uỷ ban nhân dân cấp xã.
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận (Thời hạn hiệu lực của kết quả: Trùng với thời hạn hết hiệu lực của Giấy chứng nhận ATTP cũ).
- Lệ phí: Lệ phí cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn để sản xuất kinh doanh thực phẩm thủy sản: 40.000 đồng/lần cấp (Phụ lục 1, ban hành kèm theo Thông tư số 199/2010/TT-BTC , ngày 13/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận (Theo mẫu tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT , ngày 03/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12, ngày 17/6/2010;
+ Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá ngày 21/11/2007;
+Nghị định số 132/2008/NĐ-CP , ngày 31/12/2008 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá;
+ Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT , ngày 03/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng an toàn thực phẩm thủy sản;
+ Thông tư số 199/2010/TT-BTC , ngày 13/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và thú y thủy sản.
PHỤ LỤC 7
(Ban hành kèm theo Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT , ngày 03/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Tên Cơ sở |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……………….…… |
.........., ngày...... tháng......... năm …... |
ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
Kính gửi: Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản Vĩnh Long
Đơn vị chúng tôi (tên cơ sở) ........................................................ ………………………………………, mã số................đề nghị quý cơ quan cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thủy sản, cụ thể như sau:
Giấy chứng nhận cũ đã được cấp số ………….. ngày cấp ……….………
Lý do xin cấp lại Giấy chứng nhận: ……………..……........………………..
………………………………………...…………………........…………………
……………………………………...……………………........…………………
Đề nghị Quý cơ quan xem xét chấp thuận.
Nơi nhận: |
GIÁM ĐỐC (CHỦ) CƠ SỞ |
Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT về kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản Ban hành: 03/08/2011 | Cập nhật: 05/08/2011
Thông tư 199/2010/TT-BTC hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản Ban hành: 13/12/2010 | Cập nhật: 24/12/2010
Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 08/06/2010 | Cập nhật: 11/06/2010
Nghị định 132/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa Ban hành: 31/12/2008 | Cập nhật: 06/01/2009