Quyết định 964/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015 - 2020
Số hiệu: 964/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 30/06/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 964/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI MIỀN NÚI, VÙNG SÂU, VÙNG XA VÀ HẢI ĐẢO GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Biển Việt Nam ngày 21 tháng 6 năm 2012;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015 - 2020 (sau đây gọi là Chương trình) với những nội dung chính sau:

I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu tổng quát:

Chương trình xây dựng và phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền; đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập của người dân, đảm bảo an ninh quốc phòng ở miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

2. Mục tiêu cụ thể:

Mục tiêu cụ thể của Chương trình đến năm 2020 như sau:

a) Đạt mức tăng trưởng hàng năm về giá trị của tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ở địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015 - 2020 khoảng 10% - 12%.

b) Phát triển các sản phẩm, hàng hóa có thương hiệu là đặc trưng, đặc sản, tiềm năng, lợi thế của miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo để đưa vào các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trong cả nước và xuất khẩu.

c) Phát triển nguồn nhân lực quản lý thương mại trên địa bàn, bảo đảm 100% cán bộ quản lý thương mại thuộc đối tượng của Chương trình được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ về phát triển thương mại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

d) Số lượng thương nhân, doanh nghiệp có năng lực thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại ở tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo mỗi năm tăng trung bình 8-10% trong giai đoạn 2015 - 2020.

đ) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu các văn bản quy phạm pháp luật quy định cơ chế, chính sách đặc thù về phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo thống nhất, đồng bộ, không chồng chéo, mâu thuẫn với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

e) Phát triển sản phẩm, hàng hóa tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đáp ứng tiêu chuẩn, chất lượng tham gia hệ thống phân phối tiêu thụ trên thị trường nội địa và xuất khẩu.

g) Xây dựng hệ thống phân phối hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo chuỗi, liên kết chặt chẽ trong quá trình kinh doanh, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ trên thị trường khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

h) Góp phần xây dựng nông thôn mới, phát triển hạ tầng giao thông nông thôn, giảm nghèo bền vững khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; nâng cao thu nhập của người dân khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; củng cố an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, giữ vững chủ quyền quốc gia trên địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Phạm vi địa bàn thực hiện Chương trình:

Thực hiện trên phạm vi địa bàn 287 huyện có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn thuộc khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.

Thời gian thực hiện: Chương trình được thực hiện từ năm 2015 đến hết năm 2020.

2. Đối tượng của Chương trình

a) Tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hoạt động thương mại tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

b) Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia vào hoạt động quản lý, thực hiện Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

c) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác có liên quan.

III. NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Nghiên cứu, xây dựng và phát triển hệ thống chính sách, pháp luật đặc thù về phát triển thương mại khu vực biển và hải đảo:

a) Nghiên cứu xây dựng chiến lược, kế hoạch đặc thù phát triển thương mại biển và hải đảo đối với từng vùng, từng khu vực hoặc từng huyện đảo, xã đảo.

b) Xây dựng, áp dụng và phát triển cơ chế “biên mậu trên biển” đối với một số huyện đảo, xã đảo.

2. Khuyến khích phát triển thương nhân, các loại hình doanh nghiệp hoạt động thương mại tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo:

a) Phát huy các doanh nghiệp do chính cư dân khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo quản lý và điều hành.

b) Tổ chức trao đổi, học hỏi kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo với các thương nhân trong và ngoài nước.

c) Xây dựng và phát triển mối quan hệ, liên kết bạn hàng giữa các thương nhân tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo cũng như với các thương nhân trong và ngoài nước.

d) Đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp hoạt động thương mại tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

3. Khuyến khích phát triển mặt hàng là lợi thế phát triển của miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo:

a) Khuyến khích đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ đối với hàng hóa là lợi thế phát triển của miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

b) Thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa là lợi thế phát triển của miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo thông qua hệ thống phân phối trên thị trường nội địa.

c) Khuyến khích một số mặt hàng là lợi thế phát triển của miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo xuất khẩu ổn định ra thị trường quốc tế.

4. Xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo:

a) Xây dựng, thiết lập hệ thống dịch vụ kho bãi, gia công, chế biến, bao bì, đóng gói, nhãn mác, giao nhận, vận chuyển hàng hóa, tài chính, ngân hàng.

b) Xây dựng hệ thống kho hàng tại các hải đảo.

c) Xây dựng và phát triển các điểm phân phối tổng hợp tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

d) Xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ thanh toán, tài chính, ngân hàng tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

đ) Xây dựng mô hình phân phối đặc thù phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

5. Xây dựng và phát triển hoạt động đối với chợ miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo:

a) Rà soát, đánh giá hiệu quả các hoạt động tại chợ miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

b) Xây dựng hạ tầng chợ miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo từ ngân sách Trung ương.

c) Khuyến khích địa phương kêu gọi hỗ trợ vốn đầu tư phát triển chợ từ các nguồn kinh phí của các tổ chức, đơn vị hợp tác.

6. Tăng cường năng lực cho công chức, viên chức của tỉnh, huyện, xã về phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

7. Tuyên truyền, quảng bá đối với phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo:

a) Phát hành ấn phẩm “Hàng hóa thương hiệu miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo Việt Nam”.

b) Xây dựng chuyên trang thông tin về sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trên cổng thông tin điện tử hiện có.

8. Đối với các hoạt động khác trong phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo thì áp dụng lồng ghép các quy định hiện hành có liên quan:

a) Các hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo thực hiện theo quy định tại Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.

b) Các hoạt động xúc tiến du lịch trên địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo thực hiện theo quy định tại Quyết định số 2151/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn 2013 - 2020.

c) Các hoạt động khuyến công trên địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo thực hiện theo quy định tại Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2020.

d) Phát triển thương mại điện tử trên địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo thực hiện theo quy định tại Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014 - 2020.

đ) Về phát triển sản phẩm quốc gia trên địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo thực hiện theo quy định tại Quyết định số 2441/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020.

e) Hỗ trợ đăng ký bảo hộ, chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ đối với các hàng hóa đặc trưng, đặc sản, sản vật trên địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo thực hiện theo Quyết định số 2204/QĐ-TTg ngày 06 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011 - 2015.

g) Về phân phối hàng Việt Nam trên địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo thực hiện theo quy định tại Quyết định số 634/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam giai đoạn 2014 - 2020.

h) Các hoạt động phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo thực hiện kế hoạch phối hợp, lồng ghép giữa các Chương trình có chung mục tiêu theo quy định tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020; Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 08 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020.

i) Các hoạt động khác liên quan trực tiếp đến phát triển thương mại trên địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn kinh phí:

Tổng mức kinh phí thực hiện Chương trình cho giai đoạn 2015 - 2020 khoảng 466 (bốn trăm sáu mươi sáu) tỷ đồng để thực hiện các hoạt động. Trong đó:

a) Ngân sách trung ương khoảng 149,120 tỷ đồng, trong đó vốn sự nghiệp khoảng 44,736 tỷ đồng và vốn đầu tư phát triển khoảng 104,384 tỷ đồng.

b) Ngân sách địa phương khoảng 37,280 tỷ đồng.

c) Các nguồn vốn hỗ trợ hợp pháp khác: Nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của Chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các tổ chức liên Chính phủ hoặc liên quốc gia khoảng 279,600 tỷ đồng.

2. Nguyên tắc quản lý kinh phí:

a) Kinh phí thực hiện của Chương trình của Bộ Công Thương được giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của Bộ Công Thương.

b) Kinh phí thực hiện Chương trình của các Bộ, ngành được giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của các Bộ, ngành.

c) Kinh phí thực hiện Chương trình của các địa phương được giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của các địa phương.

d) Việc quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp, kinh phí chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước và kinh phí huy động hợp pháp khác được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Trách nhiệm của các Bộ, ngành:

a) Bộ Công Thương: Là cơ quan chủ trì, quản lý và điều hành Chương trình có trách nhiệm:

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình, hoàn thiện khung pháp lý về phát triển thương mại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

- Tổng hợp, phê duyệt, thực hiện và theo dõi việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình.

- Tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả triển khai thực hiện Chương trình định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu.

b) Trách nhiệm của Bộ Tài chính:

- Bố trí kinh phí hàng năm để thực hiện các nội dung hoạt động của Chương trình theo phân cấp và theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

- Phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình.

c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

- Cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển hàng năm để thực hiện các dự án đầu tư thuộc nội dung Chương trình.

- Rà soát, đề xuất với Chính phủ sửa đổi, bổ sung chính sách khuyến khích, ưu đãi và hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đối với các dự án hạ tầng thương mại chủ yếu ở địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

- Phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình.

d) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và Bộ, ngành liên quan đề xuất Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách để phát triển các vùng nông, lâm, thủy sản có thế mạnh nhằm khuyến khích tiêu thụ sản phẩm cho khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

đ) Bộ Tài nguyên và Môi trường:

Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ, ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương rà soát quy hoạch sử dụng đất, khu vực biển, cân đối và phân bổ quỹ đất, khu vực biển phù hợp với quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại ở miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

e) Trách nhiệm của Ủy ban Dân tộc:

Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và Bộ, ngành liên quan đề xuất Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

g) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Công Thương lồng ghép các dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác với các đề án thuộc Chương trình này để triển khai thực hiện.

2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Tổ chức triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn và huy động thêm các nguồn lực cho các dự án của Chương trình.

- Bố trí kinh phí để triển khai thực hiện các nội dung hoạt động của Chương trình thuộc trách nhiệm của địa phương.

- Thực hiện lồng ghép các nội dung hoạt động của Chương trình này với các chương trình, đề án khác trên địa bàn để huy động tối đa nguồn lực của địa phương nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình này.

- Tổng hợp, báo cáo Bộ Công Thương về tình hình triển khai thực hiện Chương trình tại địa phương định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu.

3. Trách nhiệm của các đơn vị có liên quan:

- Xây dựng, tổ chức thực hiện các đề án, dự án phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo theo các nội dung Chương trình tại Quyết định này.

- Phối hợp với Bộ Công Thương phổ biến, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các đối tượng thụ hưởng thực hiện các đề án, dự án của Chương trình.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;
- Lưu: Văn thư, KTTH (3b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC ĐỊA BÀN ƯU TIÊN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI MIỀN NÚI, VÙNG SÂU, VÙNG XA VÀ HẢI ĐẢO GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)

STT

Tỉnh, thành phố

Số lượng huyện

Quận, huyện, thị xã

(1)

(2)

(3)

(4)

1

An Giang

5

Huyện An Phú

2

Huyện Tịnh Biên

3

Huyện Tri Tôn

4

Thị xã Tân Châu

5

Thành phố Châu Đốc

6

Bà Rịa - Vũng Tàu

1

Huyện Côn Đảo

7

Bắc Giang

4

Huyện Sơn Động

8

Huyện Lục Ngạn

9

Huyện Yên Thế

10

Huyện Hiệp Hòa

11

Bắc Kạn

5

Huyện Chợ Đồn

12

Huyện Chợ Mới

13

Huyện Na Rì

14

Huyện Ba Bể

15

Huyện Pác Nặm

16

Bến Tre

3

Huyện Ba Tri

17

Huyện Thạnh Phú

18

Huyện Bình Đại

19

Bình Định

5

Thành phố Quy Nhơn

20

Huyện Phù Cát

21

Huyện Phù Mỹ

22

Huyện Hoài Nhơn

23

Huyện An Lão

24

Bình Phước

3

Huyện Lộc Ninh

25

Huyện Bù Đốp

26

Huyện Bù Gia Mập

27

Bình Thuận

3

Huyện Tuy Phong

28

Huyện Hàm Tân

29

Huyện Phú Quý

30

Cà Mau

6

Huyện Đầm Dơi

31

Huyện Ngọc Hiển

32

Huyện Năm Căn

33

Huyện Trần Văn Thời

34

Huyện U Minh

35

Huyện Phú Tân

36

Cao Bằng

11

Huyện Bảo Lâm

37

Huyện Quảng Uyên

38

Huyện Phục Hòa

39

Huyện Hạ Lang

40

Huyện Hà Quảng

41

Huyện Bảo Lạc

42

Huyện Nguyên Bình

43

Huyện Thông Nông

44

Huyện Thạch An

45

Huyện Trùng Khánh

46

Huyện Trà Lĩnh

47

Đà Nẵng

1

Huyện Hoàng Sa

48

Đắk Nông

5

Huyện Krong Nô

49

Huyện Cư Jut

50

Huyện Đắk Mil

51

Huyện Đắk Song

52

Huyện Tuy Đức

53

Đắk Lắk

3

Huyện Ea H'leo

54

Huyện Buôn Đôn

55

Huyện Ea Súp

56

Điện Biên

7

Huyện Điện Biên

57

Huyện Điện Biên Đông

58

Huyện Tuần Giáo

59

Huyện Mường Chà

60

Huyện Tủa Chùa

61

Huyện Nậm Pồ

62

Huyện Mường Nhé

63

Đồng Tháp

3

Huyện Tân Hồng

64

Huyện Hồng Ngự

65

Thị xã Hồng Ngự

66

Gia Lai

9

Huyện K'rông Pa

67

Huyện K'Bang

68

Huyện Koong Chro

69

Huyện Chư P'rông

70

Huyện Đắk Đoa

71

Huyện Đức Cơ

72

Huyện Mạng Yang

73

Huyện Chư Sê

74

Huyện Ia G’rai

75

Hà Giang

10

Huyện Quang Bình

76

Huyện Quang Bình

77

Huyện Vị Xuyên

78

Huyện Bắc Mê

79

Huyện Hoàng Su Phì

80

Huyện Xín Mần

81

Huyện Quản Bạ

82

Huyện Yên Minh

83

Huyện Đồng Văn

84

Huyện Mèo Vạc

85

Hà Tĩnh

8

Huyện Hương Sơn

86

Huyện Vũ Quang

87

Huyện Can Lộc

88

Huyện Hương Khê

89

Huyện Thạch Hà

90

Huyện Cẩm Xuyên

91

Huyện Kỳ Anh

92

Huyện Nghi Xuân

93

Hải Phòng

2

Huyện Cát Hải

94

Huyện Bạch Long Vỹ

95

Hòa Bình

7

Huyện Đà Bắc

96

Huyện Mai Châu

97

Huyện Cao Phong

98

Huyện Kim Bôi

99

Huyện Tân Lạc

100

Huyện Lạc Sơn

101

Huyện Lạc Thủy

102

Khánh Hòa

5

Thành phố Cam Ranh

103

Thị xã Ninh Hòa

104

Huyện Vạn Ninh

105

Huyện Khánh Vĩnh

106

Huyện Trường Sa

107

Kiên Giang

7

Thị xã Hà Tiên

108

Huyện An Minh

109

Huyện Phú Quốc

110

Huyện Kiên Hải

111

Huyện Kiên Lương

112

Huyện An Biên

113

Huyện Giang Thành

114

Kon Tum

3

Huyện Sa Thầy

115

Huyện Tu Mơ Rông

116

Huyện Đắk Glei

117

Nghệ An

15

Huyện Thanh Chương

118

Huyện Anh Sơn

119

Huyện Con Cuông

120

Huyện Tương Dương

121

Huyện Tân Kỳ

122

Huyện Kỳ Sơn

123

Huyện Quỳ Hợp

124

Huyện Quỳ Châu

125

Huyện Quế Phong

126

Huyện Nghĩa Đàn

127

Huyện Quỳnh Lưu

128

Huyện Diễn Châu

129

Huyện Nghi Lộc

130

Thị xã Cửa Lò

131

Huyện Yên Thành

132

Ninh Bình

2

Huyện Nho Quan

133

Huyện Kim Sơn

134

Ninh Thuận

1

Huyện Ninh Phước

135

Lai Châu

7

Huyện Tam Đường

136

Huyện Mường Tè

137

Huyện Sìn Hồ

138

Huyện Phong Thổ

139

Huyện Than Uyên

140

Huyện Tân Uyên

141

Huyện Nậm Nhùn

142

Lâm Đồng

2

Huyện Lâm Hà

143

Huyện Đam Rông

144

Lạng Sơn

10

Huyện Cao Lộc

145

Huyện Lộc Bình

146

Huyện Đình Lập

147

Huyện Tràng Định

148

Huyện Văn Lãng

149

Huyện Bắc Sơn

150

Huyện Bình Gia

151

Huyện Văn Quan

152

Huyện Hữu Lũng

153

Huyện Chi Lăng

154

Lào Cai

9

Thành phố Lào Cai

155

Huyện Bát Xát

156

Huyện Mường Khương

157

Huyện Si Ma Cai

158

Huyện Bắc Hà

159

Huyện Bảo Thắng

160

Huyện Bảo Yên

161

Huyện Sa Pa

162

Huyện Văn Bàn

163

Long An

7

Huyện Đức Huệ

164

Huyện Thạnh Hóa

165

Huyện Mộc Hóa

166

Huyện Tân Hưng

167

Huyện Vĩnh Hưng

168

Thị xã Kiến Tường

169

Huyện Cần Giuộc

170

Phú Thọ

7

Huyện Đoan Hùng

171

Huyện Hạ Hòa

172

Huyện Thanh Ba

173

Huyện Yên Lập

174

Huyện Cẩm Khê

175

Huyện Thanh Sơn

176

Huyện Tân Sơn

177

Phú Yên

7

Huyện Sơn Hòa

178

Huyện Sông Hinh

179

Huyện Đồng Xuân

180

Huyện Tuy An

181

Huyện Sông Cầu

182

Thành phố Tuy Hòa

183

Huyện Đông Hòa

184

Quảng Bình

6

Huyện Minh Hóa

185

Huyện Tuyên Hóa

186

Huyện Quảng Trạch

187

Huyện Bố Trạch

188

Huyện Quảng Ninh

189

Huyện Lệ Thủy

190

Quảng Nam

12

Thành phố Tam Kỳ

191

Thành phố Hội An

192

Huyện Núi Thành

193

Huyện Tiên Phước

194

Huyện Nam Trà My

195

Huyện Bắc Trà My

196

Huyện Thăng Bình

197

Huyện Duy Xuyên

198

Huyện Phước Sơn

199

Huyện Nam Giang

200

Huyện Đông Giang

201

Huyện Tây Giang

202

Quảng Ngãi

7

Huyện Bình Sơn

203

Huyện Sơn Tịnh

204

Huyện Đức Phổ

205

Huyện Sơn Hà

206

Huyện Ba Tơ

207

Huyện đảo Lý Sơn

208

Huyện Mộ Đức

209

Quảng Ninh

6

Thành phố Móng Cái

210

Huyện Bình Liêu

211

Huyện Hải Hà

212

Huyện Ba Chẽ

213

Huyện Vân Đồn

214

Huyện Cô Tô

215

Quảng Trị

7

Huyện Đakrông

216

Huyện Hướng Hóa

217

Huyện Vĩnh Linh

218

Huyện đảo Cồn Cỏ

219

Huyện Gio Linh

220

Huyện Hải Lăng

221

Huyện Triệu Phong

222

Sóc Trăng

5

Thị xã Vĩnh Châu

223

Huyện Kế Sách

224

Huyện Long Phú

225

Huyện Cù Lao Dung

226

Huyện Trần Đề

227

Sơn La

11

Huyện Quỳnh Nhai

228

Huyện Thuận Châu

229

Huyện Mường La

230

Huyện Bắc Yên

231

Huyện Phù Yên

232

Huyện Mộc Châu

233

Huyện Yên Châu

234

Huyện Mai Sơn

235

Huyện Sông Mã

236

Huyện Sốp Cộp

237

Huyện Vân Hồ

238

Tây Ninh

5

Huyện Tân Châu

239

Huyện Tân Biên

240

Huyện Châu Thành

241

Huyện Bến Cầu

242

Huyện Trảng Bàng

243

Thái Nguyên

5

Huyện Định Hóa

244

Huyện Võ Nhai

245

Huyện Phú Lương

246

Huyện Đồng Hỷ

247

Huyện Đại Từ

248

Thanh Hóa

17

Huyện Thạch Thành

249

Huyện Cẩm Thủy

250

Huyện Ngọc Lặc

251

Huyện Lang Chánh

252

Huyện Như Xuân

253

Huyện Như Thanh

254

Huyện Thường Xuân

255

Huyện Bá Thước

256

Huyện Quan Hóa

257

Huyện Quan Sơn

258

Huyện Mường Lát

259

Huyện Nga Sơn

260

Huyện Hậu Lộc

261

Huyện Hoằng Hóa

262

Thị xã Sầm Sơn

263

Huyện Quảng Xương

264

Huyện Tĩnh Gia

265

Thừa Thiên Huế

5

Huyện A Lưới

266

Huyện Phong Điền

267

Huyện Quảng Điền

268

Huyện Phú Vang

269

Huyện Phú Lộc

270

Hồ Chí Minh

1

Huyện Cần Giờ

271

Tuyên Quang

5

Huyện Sơn Dương

272

Huyện Yên Sơn

273

Huyện Hàm Yên

274

Huyện Chiêm Hóa

275

Huyện Na Hang

276

Trà Vinh

5

Huyện Duyên Hải

277

Huyện Cầu Kè

278

Huyện Trà Cú

279

Huyện Châu Thành

280

Huyện Càng Long

281

Yên Bái

7

Huyện Mù Cang Chải

282

Huyện Trạm Tấu

283

Huyện Văn Chấn

284

Huyện Văn Yên

285

Huyện Trấn Yên

286

Huyện Lục Yên

287

Huyện Yên Bình

TỔNG CỘNG

287

287 quận, huyện, thị xã