Quyết định 952/QĐ-BXD năm 2011 về Chương trình khung bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước về lĩnh vực xây dựng cho công chức địa chính - xây dựng - nông nghiệp và môi trường xã do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
Số hiệu: 952/QĐ-BXD Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Xây dựng Người ký: Trịnh Đình Dũng
Ngày ban hành: 01/11/2011 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Cán bộ, công chức, viên chức, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ XÂY DỰNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 952/QĐ-BXD

Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CÁC CHƯƠNG TRÌNH KHUNG BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC, KỸ NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LĨNH VỰC XÂY DỰNG CHO CÔNG CHỨC ĐỊA CHÍNH - XÂY DỰNG - NÔNG NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG XÃ

BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG

Căn cứ Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức và Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về Đào tạo, bồi dưỡng công chức;

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

Xét đề nghị của Giám đốc Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị tại Tờ trình số 267/TTr-HVCBXD ngày 14/7/2011 và đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thẩm định các chương trình Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước về lĩnh vực xây dựng cho công chức địa chính - xây dựng - nông nghiệp và môi trường xã;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này các chương trình khung bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước về lĩnh vực xây dựng cho công chức địa chính - xây dựng - nông nghiệp và môi trường xã, bao gồm:

1. Chương trình khung bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước về lĩnh vực xây dựng cho công chức địa chính - xây dựng - nông nghiệp và môi trường các xã khu vực đồng bằng;

2. Chương trình khung bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước về lĩnh vực xây dựng cho công chức địa chính - xây dựng - nông nghiệp và môi trường các xã khu vực trung du, miền núi, vùng dân tộc.

Điều 2. Các chương trình khung này là căn cứ để biên soạn tài liệu, giáo trình phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước về lĩnh vực xây dựng cho công chức địa chính - xây dựng - nông nghiệp và môi trường xã.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh Văn phòng Bộ, Giám đốc Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nội vụ;
- Lưu: VT, TCCB.

BỘ TRƯỞNG




Trịnh Đình Dũng

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG

BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC, KỸ NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LĨNH VỰC XÂY DỰNG CHO CÔNG CHỨC ĐỊA CHÍNH - NÔNG NGHIỆP - XÂY DỰNG VÀ MÔI TRƯỜNG CÁC XÃ KHU VỰC ĐỒNG BẰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 952/QĐ-BXD ngày 01/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích: Bồi dưỡng kiến thức kỹ năng quản lý nhà nước về xây dựng cho công chức địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường các xã khu vực đồng bằng, đáp ứng yêu cầu được quy định trong Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009.

2. Yêu cầu: Kết thúc khoá học, học viên phải:

- Nắm vững các yêu cầu, nhiệm vụ và nội dung công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực xây dựng trên địa bàn xã.

- Nắm vững kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và có các kỹ năng cần thiết để làm tốt công tác tham mưu cho Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã hoặc trực tiếp thực thi các nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực xây dựng trên địa bàn các xã khu vực đồng bằng.

B. ĐỐI TƯỢNG

Công chức địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường các xã khu vực đồng bằng.

C. THỜI GIAN: 100 tiết (10 ngày học)

D. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

SỐ TT

CHUYÊN ĐỀ

SỐ TIẾT

Tổng số

lý thuyết

Trao đổi, thảo luận

1

CHUYÊN ĐỀ 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ

I. Tổng quan về ngành Xây dựng

1. Chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước ngành Xây dựng (Theo Nghị định 17/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 và Thông tư liên tịch 20/2008/TTLT/BXD-BNV)

1.1. Sơ lược về chức năng, nhiệm vụ của Bộ Xây dựng và Sở Xây dựng/Sở Quy hoạch - Kiến trúc

1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Kinh tế và hạ tầng

1.3. Chức năng, nhiệm vụ của của UBND xã, của công chức địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường xã

2. Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về xây dựng

2.1. Sơ lược hệ thống quản lý nhà nước về xây dựng ở Trung ương và cấp Tỉnh

2.2. Phòng Kinh tế và hạ tầng

2.3. UBND xã (Bộ phận phụ trách địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường)

II. Quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn xã: Giới thiệu chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn của UBND xã theo Thông tư liên tịch số 20/2008/TTLT/BXD-BNV, tập trung vào các lĩnh vực

1. Xây dựng

2. Kiến trúc, quy hoạch xây dựng

3. Lĩnh vực Hạ tầng kỹ thuật

4. Lĩnh vực vật liệu xây dựng

05

3

2

2

Chuyên đề 2: QUY HOẠCH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ

I. Thực trạng quy hoạch xây dựng trên địa bàn xã

1. Những kết quả đạt được

2. Tồn tại, thách thức

II. Quy hoạch xây dựng trên địa bàn xã

1. Hệ thống pháp luật về QHXDNT

2. Những vấn đề chung về quy hoạch xây dựng NT

2.1. Một số khái niệm

2.2. Các loại quy hoạch trên địa bàn xã (Quy hoạch xây dựng; Quy hoạch sản xuất, quy hoạch sử dụng đất): Phương pháp lập quy hoạch, đối tượng, các yêu cầu, căn cứ của từng loại quy hoạch

3. Trình tự lập quy hoạch xây dựng trên địa bàn xã

3.1. Công tác chuẩn bị lập quy hoạch xây dựng

3.2. Lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng

3.3. Lập đồ án quy hoạch xây dựng

3.4. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch xây dựng

III. Quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn xã

1. Công tác quản lý quy hoạch xây dựng

1.1. Công bố quy hoạch xây dựng: nội dung công bố, hình thức, thời gian công bố...

1.2. Cắm mốc và quản lý mốc giới ngoài thực địa: nội dung cắm mốc, yêu cầu, hình thức, thời gian, kinh phí cho việc cắm mốc..

1.3. Cung cấp thông tin về quy hoạch: nội dung thông tin, trách nhiệm cung cấp thông tin...

2. Tham gia trực tiếp của UBND xã trong việc thực hiện quy hoạch xây dựng và quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn

2.1. Tham gia trong việc lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng

2.2. Tham gia trong việc lập đồ án quy hoạch xây dựng

2.3. Tham gia trong quản lý thực hiện đồ án quy hoạch xây dựng

2.4. Tham gia điều chỉnh quy hoạch xây dựng

3. Tham gia và giám sát cộng đồng

3.1. Quyền lợi của người dân với quy hoạch

3.2. Trách nhiệm của người dân với quy hoạch

IV. Kinh nghiệm, bài học thực tế

1. Hướng dẫn đọc bản vẽ quy hoạch xây dựng

2. Giới thiệu đồ án quy hoạch xây dựng

3. Giới thiệu kinh nghiệm quản lý quy hoạch xây dựng

4. Thảo luận, bài tập tình huống

V. Phụ lục: Một số mẫu biểu trong công tác quy hoạch trên địa bàn xã

30

20

10

3

Chuyên đề 3: QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ

I. Giới thiệu những vấn đề liên quan đến dự án đầu tư­ xây dựng công trình

1. Dự án đầu tư xây dựng

1.1. Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng

1.2. Mục đích và yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng

1.3. Phân loại dự án đầu tư xây dựng

2. Nguyên tắc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

2.1. Đối với các dự án sử dụng mọi nguồn vốn

2.2. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước

2.3. Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước

3. Các hình thức đầu tư

3.1. Bằng vốn ngân sách nhà nước

3.2. Vốn ngân sách + vốn đóng góp của nhân dân + vốn viện trợ

3.3. Liên doanh, liên kết

3.4. BOT, BTO, BT

4. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng

4.1. Quy định chung

4.2. Chứng chỉ hành nghề

4.3. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, năng lực hành nghề của cá nhân

4.4. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng đối với vùng sâu, vùng xa

5. Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng

5.1. Chủ đầu tư dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước

5.2. Chủ đầu tư dự án sử dụng vốn nhà nước

5.3. Chủ đầu tư dự án sử dụng các nguồn vốn khác

5.4. UBND xã làm chủ đầu tư các dự án

6. Thẩm quyền quyết định đầu tư

6.1. UBND huyện

6.2. UBND xã

7. Quyền, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng

7.1. Quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư

7.2. Quyền, nghĩa vụ của nhà thầu tư vấn xây dựng

7.3. Quyền, nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng

8. Các hình thức quản lý dự án

8.1. Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án

8.2. Hình thức thuê tư vấn quản lý dự án

9. Trình tự đầu tư xây dựng

9.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

9.2. Thực hiện đầu tư

9.3. Kết thúc đầu tư

II. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

1. Kế hoạch đầu tư xây dựng

1.1. Căn cứ lập kế hoạch đầu tư xây dựng

1.2. Nội dung kế hoạch đầu tư xây dựng

1.3. Trình HĐND xã thông qua

1.4. Trình UBND huyện chấp thuận

1.5. UBND xã phê duyệt kế hoạch đầu tư

2. Lập dự án đầu tư xây dựng

2.1. Căn cứ lập dự án đầu tư xây dựng

2.2. Nội dung dự án đầu tư xây dựng

2.3. Nội dung Báo cáo kinh tế kỹ thuật

3. Thẩm định, phê duyệt Dự án hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng

3.1. Đối với dự án hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật do UBND xã quyết định đầu tư

3.2. Đối với dự án do UBND huyện quyết định đầu tư, UBND xã là chủ đầu tư

III. Thực hiện dự án đầu tư xây dựng

1. Chuẩn bị mặt bằng

1.1. Xin giao đất

1.2. Bồi thường, giải phóng mặt bằng (nếu có)

1.3. San lấp mặt bằng

2. Khảo sát xây dựng

2.1. Các loại khảo sát xây dựng

2.2. Lập, phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng

2.3. Lập, phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng

2.4. Ký kết hợp đồng khảo sát

2.5. Thực hiện khảo sát

2.6. Giám sát, nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng

3. Thiết kế xây dựng

3.1. Các bước thiết kế

3.2. Lập thiết kế xây dựng

3.3. Thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng

3.4. Lưu trữ hồ sơ thiết kế

4. Lựa chọn nhà thầu

4.1. Những nguyên tắc trong lựa chọn nhà thầu

4.2. Lập, trình phê duyệt kế hoạch đấu thầu

4.3. Tổ chức đấu thầu

4.4. Phê duyệt và công bố kết quả đấu thầu

4.5. Điều kiện năng lực của tổ chuyên gia và cá nhân đánh giá hồ sơ dự thầu

4.6. Xử lý các tình huống trong quá trình đấu thầu

5. Ký kết hợp đồng

5.1. Đàm phán hợp đồng

5.2. Ký kết hợp đồng

6. Quản lý thi công xây dựng

6.1. Điều kiện khởi công

6.2. Biển báo công trường

6.3. Các nội dung quản lý (Quản lý tiến độ thi công; Quản lý khối lượng thi công; Quản lý chất lượng thi công xây dựng; Quản lý an toàn lao động trên công trường, Quản lý môi trường xây dựng)

7. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng

7.1. Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

7.2. Lập tổng mức đầu tư xây dựng

7.3. Lập dự toán xây dựng công trình

7.4. Tạm ứng, thanh toán, quyết toán hợp đồng

IV. Kết thúc xây dựng

1. Khi nào được coi là kết thúc công trình đưa vào sử dụng?

2. Trách nhiệm của chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng

3. Quy định về trách nhiệm bảo hành công trình của nhà thầu

4. Thời hạn bảo hành, chi phí bảo hành

V. Tình huống về đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn xã

Bư­ớc 1: Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư­ xây dựng công trình

1. Xác định phạm vi và yêu cầu của dự án

1.1. Các căn cứ

1.2. Xác định chủ đầu tư­ và yêu cầu lập dự án, hay lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật

2. Lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật

2.1. Lựa chọn tổ chức t­ư vấn lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật

2.2. Ký kết hợp đồng với tư vấn báo cáo kinh tế - kỹ thuật

2.3. Nội dung Báo cáo kinh tế - kỹ thuật

3. Trình thẩm định, phê duyệt dự án

3.1. Trường hợp UBND xã quyết định đầu tư

3.2. Trường hợp UBND huyện quyết định đầu tư

Bư­ớc 2: Thực hiện dự án đầu tư­ xây dựng công trình

1. Chuẩn bị mặt bằng, xin giấy phép xây dựng

2. Lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình

3. Đàm phán ký kết hợp đồng

4. Thi công xây dựng công trình

4.1. Yêu cầu đối với công trư­ờng xây dựng

4.2. Quản lý thi công xây dựng công trình

Bư­ớc 3: Kết thúc xây dựng đư­a công trình vào sử dụng

1. Kết thúc xây dựng công trình:

2. Bảo hành công trình

3. Quyết toán

30

20

10

4

Chuyên đề 4: QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT VÀ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ

I. Quản lý hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn xã

1. Tổng quan chung

1.1. Một số khái niệm

1.2. Phân loại hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn xã

1.3. Sơ lược về hiện trạng hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn xã

2. Quản lý về hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn xã

2.1. Trách nhiệm và quyền hạn quản lý hạ tầng kỹ thuật:

2.1.1. Trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền xã

2.1.2. Trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền cấp Huyện

2.2. Nội dung quản lý

2.2.1. Quy hoạch xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật

2.2.2. Quản lý xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật

2.2.3. Quản lý sử dụng và khai thác công trình hạ tầng kỹ thuật

2.2.4. Sửa chữa công trình hạ tầng

2.2.5. Nội dung quản lý cụ thể công trình hạ tầng kỹ thuật và các quy định về phạm vi bảo vệ

2.2.6. Quản lý cơ sở dữ liệu hạ tầng kỹ thuật

2.2.7. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật

II. Quản lý môi trường trên địa bàn xã

1. Tổng quan chung

1.1. Khái niệm và thuật ngữ

1.2. Các công cụ quản lý môi trường

1.3. Thực trạng môi trường và quản lý môi trường hiện nay trên địa bàn xã

2. Quản lý môi trường trên địa bàn xã

2.1. Trách nhiệm và quyền hạn quản lý môi trường

2.1.1. Trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền xã

2.1.2. Trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền cấp Huyện

2.2. Nội dung quản lý

2.2.1. Quản lý môi trường đối với các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn

2.2.2. Quản lý chất thải rắn

2.2.3. Quản lý nước thải

2.2.4. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý môi trường trên địa bàn

5

3

2

5

Chuyên đề 5: CÔNG TÁC THANH KIỂM TRA; XỬ LÝ, XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH; GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TỐ CÁO VỀ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ

I. Khái niệm chung về Thanh tra, kiểm tra

1. Khái niệm về Thanh tra, kiểm tra

1.1. Tính tất yếu của hoạt động kiểm tra, thanh tra

1.2. Khái niệm về kiểm tra, thanh tra

1.2.1. Mục đích của hoạt động thanh tra

1.2.2. Mục đính hoạt động Thanh tra xây dựng

1.2.3. Thanh tra hành chính

1.2.4. Thanh tra chuyên ngành

1.2.5. Đối tượng của Thanh tra và Thanh tra Xây dựng

1.3. Trách nhiệm của Chủ tịch UBND Xã trong công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết KNTC .

1.4. Trách nhịêm, nhiệm vụ của Chủ tịch UBND Xã liên quan đến lĩnh vực xây dựng tại địa bàn xã.

2. Ban Thanh tra nhân dân.

2.1. Tổ chức của Ban thanh tra nhân dân ở xã.

2.2. Chức năng của Ban Thanh tra nhân dân: Giám sát, phát hiện, xử lý

2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân ở xã.

2.4. Về hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.

3. Khái niệm về khiếu nại, tố cáo

3.1. Khái niệm về khiếu nại

3.2. Khái niệm về tố cáo

3.3. Xác định thẩm quyền giải quyết KNTC:

3.3.1 Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND xã

3.3.2 Một số nhiệm vụ của UBND xã về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực xây dựng

II. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực xây dựng đối với xã

1. Thanh tra, kiểm tra các công trình xây dựng

1.1. Các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND xã (Nguồn vốn dự án, thực hiện dự án đầu tư xây dựng)

1.2. Nội dung kiểm tra, thanh tra đối với các dự án đầu tư xây dựng tại xã bao gồm:

1.2.1. Chủ trương đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng của xã.

1.2.2. Tổng nhu cầu vốn để xây dựng và hoàn thành công trình.

1.2.3. Thiết kế.

1.2.4. Lập dự toán.

1.2.5. Dự kiến tiến độ thực hiện công trình.

1.2.6. Cân đối các nguồn vốn bố trí cho công trình, trong đó có phần huy động nhân dân đóng góp;

1.2.7. Mức đóng góp đối với từng hộ gia đình.

1.2.8. Tổ chức họp lấy ý kiến của nhân dân.

1.2.9. Thành lập Ban quản lý công trình của xã.

1.2.10. Thành lập Ban Tài chính xã.

1.2.11. Các xã thành lập Ban giám sát công trình để giám sát quá trình huy động, quản lý và sử dụng vốn đóng góp.

1.2.12. Kiểm tra việc lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án

1.2.13. Kiểm tra và nghiệm thu công trình xây dựng

1.2.14. Kiểm tra việc kết thúc xây dựng công trình

1.3. Nội dung Kiểm tra việc quản lý và sử dụng vốn đóng góp của nhân dân bao gồm:

1.3.1. Kiểm tra việc sử dụng vốn đóng góp.

1.3.2. Kiểm tra căn cứ để tính mức đóng góp.

1.3.3. Kiểm tra việc quản lý vốn.

2. Thanh tra, kiểm tra xử lý, xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng ở xã

2.1. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND xã.

2.2. Các hành vi vi phạm hành chính trong xây dựng:

2.2.1. Hành vi của chủ đầu tư

2.2.2. Hành vi của các nhà thầu

2.3. Các hành vi vi phạm về quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật

2.4. Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực khai thác, sản xuất, kinh doanh VLXD

2.5. Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý phát triển nhà và công sở

2.6. Công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn xã bao gồm:

2.6.1. Quản lý quy hoạch xây dựng, xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng và quản lý sử dụng nhà theo quy định tại Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/2/2009.

2.6.2. Thẩm quyền xử lý, xử phạt của Chủ tịch UBND Xã trong lĩnh vực xây dựng

20

15

5

6

CHUYÊN ĐỀ 6: KỸ NĂNG ĐỌC BẢN VẼ VÀ ĐO BÓC TIÊN LƯỢNG PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

I. Kỹ năng đọc bản vẽ

1 Những khái niệm cơ bản về vẽ kỹ thuật

2. Biểu diễn vật thể

3. Bản vẽ nhà

3.1. Khái niệm chung (Khái niệm về bản vẽ nhà; Phân loại bản vẽ nhà; Ký hiệu bản vẽ nhà)

3.2. Bản vẽ mặt bằng toàn thể (Mặt bằng quy hoạch; Mặt bằng toàn thể)

3.3. Các hình biểu diễn của một ngôi nhà (Mặt bằng; Mặt đứng; Hình cắt)

3.4. Các quy định và các kí hiệu quy ước trên mặt bằng mặt cắt công trình

4. Bản vẽ kết cấu bê tông cốt thép

4.1. Các khái niệm chung

4.2. Đặc điểm và các quy định trên bản vẽ bê tông cốt thép

4.3. Trình tự vẽ và đọc bản vẽ bê tông cốt thép

5. Bản vẽ kết cấu gỗ

5.1. Khái niệm chung

5.2. Đặc điểm và các quy định trên bản vẽ kết cấu gỗ

5.3. Trình tự vẽ và đọc bản vẽ kết cấu gỗ

II. Kỹ năng đo bóc khối lượng theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng

1. Khái niệm về công tác đo bóc khối lượng

1.1. Mục đích, ý nghĩa của việc tính khối lượng

1.2. Các yêu cầu với đo bóc khối lượng

1.3. Một số sai sót thường gặp trong công tác đo bóc khối lượng

1.4. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sai sót trong công tác đo bóc khối lượng

1.5. Căn cứ đo bóc khối lượng công tác xây lắp:

1.6. Một số hình thường gặp trong công tác đo bóc khối lượng

1.7. Trình tự đo bóc khối lượng công tác xây lắp

1.8. Những điểm cần chú ý:

2. Hướng dẫn đo bóc khối lượng một số công tác

2.1. Công tác đất

2.2. Công tác xây

2.3. Công tác bê tông

2.4. Công tác ván khuôn

2.5. Công tác cốt thép

2.6. Công tác làm đường

2.7. Công tác hoàn thiện

2.8. Công tác giàn giáo phục vụ thi công

10

7

3

7

Kiểm tra trắc nghiệm cuối khoá

 

 

 

 

Tổng số

100

68

32

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG

BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC, KỸ NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LĨNH VỰC XÂY DỰNG CHO CÔNG CHỨC ĐỊA CHÍNH - NÔNG NGHIỆP - XÂY DỰNG VÀ MÔI TRƯỜNG CÁC XÃ KHU VỰC TRUNG DU, MIỀN NÚI, VÙNG DÂN TỘC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 952/QĐ/BXD ngày 01/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích: Bồi dưỡng kiến thức kỹ năng quản lý nhà nước về xây dựng cho công chức địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường các xã khu vực trung du, miền núi, đáp ứng yêu cầu được quy định trong Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009.

2. Yêu cầu: Kết thúc khoá học, học viên phải:

- Nắm vững các yêu cầu, nhiệm vụ và nội dung công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực xây dựng trên địa bàn xã.

- Nắm vững kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và có các kỹ năng cần thiết để làm tốt công tác tham mưu cho Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã hoặc trực tiếp thực thi các nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực xây dựng trên địa bàn các xã khu vực trung du, miền núi, vùng dân tộc.

B. ĐỐI TƯỢNG

Công chức địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường các xã khu vực trung du, miền núi, vùng dân tộc.

C. THỜI GIAN: 150 tiết (15 ngày học)

D. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

SỐ TT

CHUYÊN ĐỀ

SỐ TIẾT

Tổng số

lý thuyết

Trao đổi, thảo luận

1

CHUYÊN ĐỀ 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ

I. Tổng quan về ngành Xây dựng

1. Chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước ngành Xây dựng (Theo Nghị định 17/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 và Thông tư liên tịch 20/2008/TTLT/BXD-BNV)

1.1. Sơ lược về chức năng, nhiệm vụ của Bộ Xây dựng và Sở Xây dựng

1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Kinh tế và hạ tầng

1.3. Chức năng, nhiệm vụ của của UBND xã, của công chức Địa chính-nông nghiệp-xây dựng và môi trường xã

2. Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về xây dựng

2.1. Sơ lược hệ thống quản lý nhà nước về xây dựng ở Trung ương và cấp tỉnh

2.2. Phòng Kinh tế và hạ tầng

2.3. UBND xã (Bộ phận phụ trách địa chính - xây dựng và môi trường)

II. Quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn xã: Giới thiệu chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn của UBND xã theo Thông tư liên tịch số 20/2008/TTLT/BXD-BNV, tập trung vào các lĩnh vực:

1. Xây dựng

1.1. Nội dung quản lý

1.2. Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh

2. Kiến trúc, quy hoạch xây dựng

2.1. Quy hoạch điểm dân cư nông thôn

2.2. Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh

3. Lĩnh vực Hạ tầng kỹ thuật

3.1. Nội dung quản lý hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn xã

3.2. Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh

4. Lĩnh vực vật liệu xây dựng

4.1. Nội dung quản lý

4.2. Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh

20

15

5

2

Chuyên đề 2: QUY HOẠCH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ

I. Thực trạng quy hoạch xây dựng trên địa bàn các xã khu vực trung du, miền núi, vùng dân tộc

1. Những kết quả đạt được

2. Tồn tại, thách thức

II. Quy hoạch xây dựng trên địa bàn các xã khu vực trung du, miền núi, vựng dân tộc

1. Hệ thống pháp luật về quy hoạch xây dựng nông thôn

2. Những vấn đề chung về quy hoạch xây dựng nông thôn

2.1. Khái niệm

2.2. Các loại quy hoạch trên địa bàn xã (Quy hoạch xây dựng; Quy hoạch sản xuất, quy hoạch sử dụng đất): Phương pháp lập quy hoạch, đối tượng, các yêu cầu, căn cứ của từng loại quy hoạch

3. Trình tự lập quy hoạch xây dựng trên địa bàn xã

3.1.Công tác chuẩn bị lập quy hoạch xây dựng

3.1.1. Rà soát, đánh giá tình hình xây dựng nông thôn, xác định yêu cầu xây dựng nông thôn

3.1.2. Xây dựng, trình phê duyệt kế hoạch đầu tư cho công tác lập quy hoạch xây dựng nông thôn

3.1.3. Xác định nguồn lực thực hiện: vốn, phân bổ vốn, vốn dành cho quy hoạch xây dựng…

3.2. Lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng

3.2.1. Nội dung nhiệm vụ quy hoạch xây dựng

3.2.2 Tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng

3.2.3. Hướng dẫn phương pháp lấy ý kiến về nhiệm vụ quy hoạch: Đối tượng lấy ý kiến; Hình thức lấy ý kiến; quy cách hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch xây dựng

3.2.4. Thông qua nhiệm vụ quy hoạch xây dựng

3.2.5. Thẩm định nhiệm vụ quy hoạch xây dựng

3.2.6. Phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng

3.3. Lập đồ án quy hoạch xây dựng

3.3.1. Lựa chọn tư vấn lập đồ án quy hoạch xây dựng (Căn cứ chọn tư vấn lập quy hoạch xây dựng; Phương pháp lựa chọn tư vấn lập quy hoạch xây dựng)

3.3.2. Tổ chức lập đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn

3.3.2.1. Điều tra, khảo sát hiện trạng quy hoạch xây dựng nông thôn: Trách nhiệm thực hiện; Phạm vi, đối tượng điều tra, khảo sát; Nội dung khảo sát, điều tra hiện trạng; Phương thức điều tra, đánh giá hiện trạng...

3.3.2.2. Nghiên cứu đề xuất nội dung quy hoạch xây dựng

3.3.2.3. Quy định về quản lý quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn

3.3.3. Lấy ý kiến về đồ án quy hoạch xây dựng

3.3.4. Thông qua đồ án quy hoạch xây dựng

3.3.5. Thẩm định đồ án quy hoạch xây dựng

3.3.6. Phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng

3.4. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch xây dựng

3.4.1. Các cơ sở được điều chỉnh

3.4.2. Mức độ điều chỉnh

3.4.3. Các bước tiến hành điều chỉnh

III. Quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn xã khu vực trung du, miền núi, vùng dân tộc

1. Công tác quản lý quy hoạch xây dựng

1.1. Công bố quy hoạch xây dựng: nội dung công bố, hình thức, thời gian công bố...

1.2. Cắm mốc và quản lý mốc giới ngoài thực địa: nội dung cắm mốc, yêu cầu, hình thức, thời gian, kinh phí cho việc cắm mốc...

1.3. Cung cấp thông tin về quy hoạch: nội dung thông tin, trách nhiệm cung cấp thông tin...

2. Tham gia trực tiếp của UBND xã trong việc thực hiện quy hoạch xây dựng và quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn

2.1. Tham gia trong việc lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng

2.2. Tham gia trong việc lập đồ án quy hoạch xây dựng

2.3. Tham gia trong quản lý thực hiện đồ án quy hoạch xây dựng

2.4. Tham gia điều chỉnh quy hoạch xây dựng

3. Tham gia và giám sát cộng đồng

3.1. Quyền lợi của người dân với quy hoạch

3.2. Trách nhiệm của người dân với quy hoạch

IV. Kinh nghiệm, bài học thực tế

1. Hướng dẫn đọc bản vẽ quy hoạch xây dựng

2. Giới thiệu đồ án quy hoạch xây dựng

3. Giới thiệu kinh nghiệm quản lý quy hoạch xây dựng

4. Thảo luận, bài tập tình huống

V. Phụ lục: Một số mẫu biểu mẫu trong công tác quy hoạch trên địa bàn xã.

35

20

15

3

Chuyên đề 3: QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ

I. Giới thiệu những vấn đề liên quan đến dự án đầu tư­ xây dựng công trình

1. Dự án đầu tư xây dựng

1.1. Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng

1.2. Mục đích và yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng

1.3. Phân loại dự án đầu tư xây dựng

2. Nguyên tắc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

2.1. Đối với các dự án sử dụng mọi nguồn vốn

2.2. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước

2.3. Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước

3. Các hình thức đầu tư

3.1. Bằng vốn ngân sách nhà nước

3.2. Vốn ngân sách + vốn đóng góp của nhân dân + vốn viện trợ

3.3. Liên doanh, liên kết

3.4. BOT, BTO, BT

4. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng

4.1. Quy định chung

4.2. Chứng chỉ hành nghề

4.3. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, năng lực hành nghề của cá nhân

4.4. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng đối với vùng sâu, vùng xa

5. Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng

5.1. Chủ đầu tư dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước

5.2. Chủ đầu tư dự án sử dụng vốn nhà nước

5.3. Chủ đầu tư dự án sử dụng các nguồn vốn khác

5.4. UBND xã làm chủ đầu tư các dự án

6. Thẩm quyền quyết định đầu tư

6.1. UBND huyện

6.2. UBND xã

7. Quyền, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng

7.1. Quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư

7.2. Quyền, nghĩa vụ của nhà thầu tư vấn xây dựng

7.3. Quyền, nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng

8. Các hình thức quản lý dự án

8.1. Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án

8.2. Hình thức thuê tư vấn quản lý dự án

9. Trình tự đầu tư xây dựng

9.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

9.2. Thực hiện đầu tư

9.3. Kết thúc đầu tư:

II. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

1. Kế hoạch đầu tư xây dựng

1.1. Căn cứ lập kế hoạch đầu tư xây dựng

1.2. Nội dung kế hoạch đầu tư xây dựng

1.3. Trình HĐND xã thông qua

1.4. Trình UBND huyện chấp thuận

1.5. UBND xã phê duyệt kế hoạch đầu tư

2. Lập dự án đầu tư xây dựng

2.1. Căn cứ lập dự án đầu tư xây dựng

2.2. Nội dung dự án đầu tư xây dựng

2.3. Nội dung Báo cáo kinh tế kỹ thuật

3. Thẩm định, phê duyệt Dự án hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng

3.1. Đối với dự án hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật do UBND xã quyết định đầu tư

3.2. Đối với dự án do UBND huyện quyết định đầu tư, UBND là chủ đầu tư

III. Thực hiện dự án đầu tư xây dựng

1. Chuẩn bị mặt bằng

1.1. Xin giao đất

1.2. Bồi thường, giải phóng mặt bằng (nếu có)

1.3. San lấp mặt bằng

2. Khảo sát xây dựng

2.1. Các loại khảo sát xây dựng

2.2. Lập, phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng

2.3. Lập, phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng

2.4. Ký kết hợp đồng khảo sát

2.5. Thực hiện khảo sát

2.6. Giám sát, nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng

3. Thiết kế xây dựng

3.1. Các bước thiết kế

3.2. Lập thiết kế xây dựng

3.3. Thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng

3.4. Lưu trữ hồ sơ thiết kế

4. Lựa chọn nhà thầu

4.1. Những nguyên tắc trong lựa chọn nhà thầu

4.2. Lập, trình phê duyệt kế hoạch đấu thầu

4.3. Tổ chức đấu thầu

4.4. Phê duyệt và công bố kết quả đấu thầu

4.5. Điều kiện năng lực của tổ chuyên gia và cá nhân đánh giá hồ sơ dự thầu

4.6. Xử lý các tình huống trong quá trình đấu thầu

5. Ký kết hợp đồng

5.1. Đàm phán hợp đồng

5.2. Ký kết hợp đồng

6. Quản lý thi công xây dựng

6.1. Điều kiện khởi công

6.2. Biển báo công trường

6.3. Các nội dung quản lý (Quản lý tiến độ thi công; Quản lý khối lượng thi công; Quản lý chất lượng thi công xây dựng; Quản lý an toàn lao động trên công trường, Quản lý môi trường xây dựng)

7. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng

7.1. Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

7.2. Lập tổng mức đầu tư xây dựng

7.3. Lập dự toán xây dựng công trình

7.4. Tạm ứng, thanh toán, quyết toán hợp đồng

IV. Kết thúc xây dựng

1. Khi nào được coi là kết thúc công trình đưa vào sử dụng?

2. Trách nhiệm của chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng

3. Quy định về trách nhiệm bảo hành công trình của nhà thầu

4. Thời hạn bảo hành, chi phí bảo hành

V. Tình huống về đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn xã

Bư­ớc 1: Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư­ xây dựng công trình

I. Xác định phạm vi và yêu cầu của dự án

1.1. Các căn cứ

2.2. Xác định chủ đầu tư­ và yêu cầu lập dự án, hay lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật

2. Lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật

2.1. Lựa chọn tổ chức t­ư vấn lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật

2.2. Ký kết hợp đồng với tư vấn báo cáo kinh tế - kỹ thuật

2.3. Nội dung Báo cáo kinh tế - kỹ thuật

3. Trình thẩm định, phê duyệt dự án

3.1. Trường hợp UBND xã quyết định đầu tư

3.2. Trường hợp UBND huyện quyết định đầu tư

Bư­ớc 2: Thực hiện dự án đầu tư­ xây dựng công trình

1. Chuẩn bị mặt bằng, xin giấy phép xây dựng

2. Lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình

3. Đàm phán ký kết hợp đồng

4. Thi công xây dựng công trình

4.1. Yêu cầu đối với công trư­ờng xây dựng

4.2. Quản lý thi công xây dựng công trình

Bư­ớc 3: Kết thúc xây dựng đư­a công trình vào sử dụng

1. Kết thúc xây dựng công trình:

2. Bảo hành công trình

3. Quyết toán

35

20

15

4

Chuyên đề 4: QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT VÀ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ

I. Quản lý hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn xã

1. Tổng quan chung

1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ

1.2. Phân loại hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn xã

1.3. Sơ lược về hiện trạng hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn xã

2. Quản lý về hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn xã

2.1. Trách nhiệm và quyền hạn quản lý hạ tầng kỹ thuật:

2.1.1. Trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền xã

2.1.2. Trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền cấp Huyện

2.2. Nội dung quản lý

2.2.1. Quy hoạch xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật

2.2.2. Quản lý xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật

2.2.3. Quản lý sử dụng và khai thác công trình hạ tầng kỹ thuật

2.2.4. Sửa chữa công trình hạ tầng

2.2.5. Nội dung quản lý cụ thể công trình hạ tầng kỹ thuật và các quy định về phạm vi bảo vệ

2.2.6. Quản lý cơ sở dữ liệu hạ tầng kỹ thuật

2.2.7. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật

II. Quản lý môi trường trên địa bàn xã

1. Tổng quan chung

1.1. Khái niệm và thuật ngữ

1.2. Các công cụ quản lý môi trường

1.3. Thực trạng môi trường và quản lý môi trường hiện nay trên địa bàn xã

2. Quản lý môi trường trên địa bàn xã

2.1. Trách nhiệm và quyền hạn quản lý môi trường

2.1.1. Trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền xã

2.1.2. Trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền cấp huyện

2.2. Nội dung quản lý

2.2.1. Quản lý môi trường đối với các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn

2.2.2. Quản lý chất thải rắn

2.2.3. Quản lý nước thải

2.2.4. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý môi trường trên địa bàn

10

7

3

5

Chuyên đề 5: CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA; XỬ LÝ, XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH; GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TỐ CÁO VỀ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ.

I. Khái niệm chung về thanh tra, kiểm tra

1. Khái niệm về thanh tra, kiểm tra

1.1. Tính tất yếu của hoạt động kiểm tra, thanh tra

1.2. Khái niệm về kiểm tra, thanh tra

1.2.1. Mục đích của hoạt động thanh tra

1.2.2. Mục đính hoạt động Thanh tra xây dựng

1.2.3. Thanh tra hành chính

1.2.4. Thanh tra chuyên ngành

1.2.5. Đối tượng của thanh tra và Thanh tra Xây dựng

1.3. Trách nhiệm của Chủ tịch UBND Xã trong công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết KNTC .

1.4. Trách nhịêm, nhiệm vụ của Chủ tịch UBND Xã liên quan đến lĩnh vực xây dựng tại địa bàn xã.

2. Ban Thanh tra nhân dân.

2.1. Tổ chức của Ban thanh tra nhân dân ở Xã.

2.2. Chức năng của Ban Thanh tra nhân dân: Giám sát, phát hiện, xử lý

2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân ở Xã.

2.4. Về hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.

3. Khái niệm về khiếu nại, tố cáo

3.1. Khái niệm về khiếu nại

3.2. Khái niệm về tố cáo

3.3. Xác định thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo:

3.3.1. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND xã

3.3.2. Một số nhiệm vụ của UBND Xã về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực xây dựng

II. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong xây dựng đối với xã

1. Thanh tra, kiểm tra các công trình xây dựng

1.1. Các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND Xã (Nguồn vốn dự án, thực hiện dự án đầu tư xây dựng)

1.2. Nội dung kiểm tra, thanh tra đối với các dự án đầu tư xây dựng tại Xã bao gồm:

1.2.1. Chủ trương đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng của xã.

1.2.2. Tổng nhu cầu vốn để xây dựng và hoàn thành công trình.

1.2.3. Thiết kế.

1.2.4. Lập dự toán.

1.2.5. Dự kiến tiến độ thực hiện công trình.

1.2.6. Cân đối các nguồn vốn bố trí cho công trình, trong đó có phần huy động nhân dân đóng góp;

1.2.7. Mức đóng góp đối với từng hộ gia đình.

1.2.8. Tổ chức họp lấy ý kiến của nhân dân.

1.2.9. Thành lập Ban quản lý công trình của xã.

1.2.10. Thành lập Ban Tài chính xã.

1.2.11. Các xã thành lập Ban giám sát công trình để giám sát quá trình huy động, quản lý và sử dụng vốn đóng góp.

1.2.12. Kiểm tra việc lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án

1.2.13. Kiểm tra và nghiệm thu công trình xây dựng

1.2.14. Kiểm tra việc kết thúc xây dựng công trình

1.3. Nội dung Kiểm tra việc quản lý và sử dụng vốn đóng góp của nhân dân bao gồm:

1.3.1. Kiểm tra việc sử dụng vốn đóng góp.

1.3.2. Kiểm tra căn cứ để tính mức đóng góp.

1.3.3. Kiểm tra việc quản lý vốn.

2. Thanh tra, kiểm tra xử lý, xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng ở Xã

2.1. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND Xã.

2.2. Các hành vi vi phạm hành chính trong xây dựng:

2.2.1. Hành vi của chủ đầu tư

2.2.2. Hành vi của các nhà thầu

2.3. Các hành vi vi phạm về quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật

2.4. Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực khai thác, sản xuất, kinh doanh VLXD;

2.5. Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý phát triển nhà và công sở

2.6. Công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Xã bao gồm:

2.6.1. Quản lý quy hoạch xây dựng, Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng và quản lý sử dụng nhà theo quy định tại Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/2/2009.

2.6.2. Thẩm quyền xử lý, xử phạt của Chủ tịch UBND Xã trong lĩnh vực xây dựng

20

15

5

6

CHUYÊN ĐỀ 6: KỸ NĂNG ĐỌC BẢN VẼ VÀ ĐO BÓC TIÊN LƯỢNG PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

I. Kỹ năng đọc bản vẽ

1 Những khái niệm cơ bản về vẽ kỹ thuật

1.1. Đường nét

1.2. Tỉ lệ

1.3. Khổ giấy

1.4. Khung tên

1.5. Ghi kích thước

2. Biểu diễn vật thể

2.1. Phép chiếu vuông góc

2.2. Hình chiếu (Định nghĩa; Các loại hình chiếu)

2.3. Hình cắt và mặt cắt (Khái niệm, Hình cắt, Mặt cắt)

3. Bản vẽ nhà

3.1. Khái niệm chung (Khái niệm về bản vẽ nhà; Phân loại bản vẽ nhà; Ký hiệu bản vẽ nhà)

3.2. Bản vẽ mặt bằng toàn thể (Mặt bằng quy hoạch; Mặt bằng toàn thể)

3.3. Các hình biểu diễn của một ngôi nhà (Mặt bằng; Mặt đứng; Hình cắt)

3.3. Các quy định và các kí hiệu quy ước trên mặt bằng mặt cắt công trình

4. Bản vẽ kết cấu bê tông cốt thép

4.1. Các khái niệm chung

4.2. Đặc điểm và các quy định trên bản vẽ bê tông cốt thép

4.3. Trình tự vẽ và đọc bản vẽ bê tông cốt thép

5. Bản vẽ kết cấu gỗ

5.1. Khái niệm chung

5.2. Đặc điểm và các quy định trên bản vẽ kết cấu gỗ

5.3. Trình tự vẽ và đọc bản vẽ kết cấu gỗ

II. Kỹ năng đo bóc khối lượng theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng

1. Khái niệm về công tác đo bóc khối lượng

1.1. Phép chiếu

1.2. Bố trí các hình chiếu trên bản vẽ

1.3. Mục đích, ý nghĩa của việc tính khối lượng

1.4. Các yêu cầu với đo bóc khối lượng

1.5. Một số sai sót thường gặp trong công tác đo bóc khối lượng

1.6. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sai sót trong công tác đo bóc khối lượng

1.7. Căn cứ đo bóc khối lượng công tác xây lắp:

1.8. Một số hình thường gặp trong công tác ĐBKL

1.9. Trình tự đo bóc khối lượng công tác xây lắp

1.10. Những điểm cần chú ý:

2. Hướng dẫn đo bóc khối lượng một số công tác

2.1. Công tác đất

2.2. Công tác xây

2.3. Công tác bê tông

2.4. Công tác ván khuôn

2.5. Công tác cốt thép

2.6. Công tác làm đường

2.7. Công tác hoàn thiện

2.8. Công tác giàn giáo phục vụ thi công

30

20

10

7

Kiểm tra trắc nghiệm cuối khoá

 

 

 

 

Tổng số

150

97

53