Quyết định 95/2007/QĐ-UBND về Quy trình phối hợp phòng ngừa và xử lý những trường hợp khiếu nại, tố cáo đông người, vi phạm trật tự công cộng do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu: | 95/2007/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Hồ Chí Minh | Người ký: | Lê Hoàng Quân |
Ngày ban hành: | 23/07/2007 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | 01/08/2007 | Số công báo: | Số 51 |
Lĩnh vực: | Trật tự an toàn xã hội, Khiếu nại, tố cáo, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
|
Số: 95/2007/QĐ-UBND |
TP. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 7 năm 2007 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 02 tháng 12 năm 1998, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 15 tháng 6 năm 2004 và ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo;
Căn cứ Chỉ thị số 36/2004/CT-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan hành chính Nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo;
Căn cứ Nghị định số 38/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 03 năm 2005 của Chính phủ về việc quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng;
Căn cứ Thông tư số 09/2005/TT-BCA ngày 05 tháng 09 năm 2005 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 38/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 03 năm 2005 của Chính phủ về việc quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng;
Căn cứ Chỉ thị số 20/2006/CT-UBND ngày 05 tháng 06 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan hành chính Nhà nước trong công tác tiếp công dân, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố;
Xét đề nghị của Chủ nhiệm Văn phòng Tiếp công dân thành phố tại Báo cáo số 31/BCN-TCD ngày 10 tháng 5 năm 2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHIẾU NẠI, TỐ CÁO ĐÔNG NGƯỜI, VI PHẠM TRẬT TỰ CÔNG CỘNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 95/2007/QĐ-UBND ngày 23 tháng 07 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố)
Bản Quy trình này quy định chi tiết các giai đoạn của quá trình các cơ quan chức năng chủ động phối hợp phòng ngừa và xử lý những trường hợp khiếu nại, tố cáo đông người, vi phạm trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
1. Cơ sở để phối hợp tổ chức thực hiện, cung cấp, thu thập và phân tích, đánh giá dự báo tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân, nhất là các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người phức tạp có liên quan đến công tác quy hoạch, bồi thường và tái định cư, làm cho thông tin được chuyển tải nhất quán, chính xác từ cơ sở đến Trung ương, đến các cơ quan có chức năng giám sát và các cơ quan thông tin đại chúng.
2. Một trong những cơ chế để phát huy dân chủ đi đôi với tăng cường kỷ cương, ngăn ngừa, khắc phục tình trạng công dân khiếu nại, tố cáo vượt cấp, không đúng nơi quy định, gây mất trật tự nơi công sở hoặc nhà riêng các đồng chí lãnh đạo, ảnh hưởng đến an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.
3. Cơ sở để Chính quyền phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể các cấp thống nhất cách chỉ đạo giải quyết nhanh, có hiệu quả những vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người phức tạp để có kết luận, phân định rõ trách nhiệm của cá nhân, của các ngành, các cấp và của công dân trong quá trình thực hiện và chấp hành các quy định của pháp luật; thống nhất đề xuất những biện pháp giúp lãnh đạo các cấp, các ngành chỉ đạo giải quyết những vướng mắc trong việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước sau khi xử lý các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người phức tạp.
4. Cơ sở để góp phần có hiệu quả vào việc phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo.
5. Quy định chi tiết các bước tổ chức thực hiện một cách khoa học, dễ nhớ, dễ thực hiện, khắc phục triệt để sự chồng chéo và thiếu sự chỉ huy thống nhất khi phát sinh những tình huống phức tạp.
Quy trình này quy định nguyên tắc, cách thức, các giai đoạn của quá trình phối hợp giữa Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể các cấp trong công tác tiếp công dân, giải quyết đúng pháp luật, kịp thời khiếu nại, tố cáo đông người; thống nhất một số biện pháp để dự báo, phòng ngừa và xử lý những trường hợp khiếu nại, tố cáo đông người vượt cấp tại các cơ quan Đảng và Nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh hoặc tại Thủ đô Hà Nội.
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Quy trình này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khiếu nại đông người là khiếu nại có từ 5 người trở lên có liên quan đến việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư phát triển hoặc có từ 5 người từ một số vụ việc riêng lẻ khác nhau, liên kết lại để khiếu nại vào cùng một thời điểm, tại một địa điểm.
2. Vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người phức tạp là vụ việc thường xảy ra có liên quan đến công tác quy hoạch, bồi thường giải tỏa và tái định cư hoặc một số vấn đề dân sinh khác mà trong đó có một số người dân không đồng ý với cách giải quyết của chính quyền hoặc của chủ đầu tư và tập hợp thành đoàn đông người để khiếu nại, tố cáo vượt cấp.
3. Phối hợp giữa Chính quyền, Mặt trận và đoàn thể là sự phối hợp giữa Ủy ban nhân dân thành phố hoặc Ủy ban nhân dân quận - huyện, xã - phường - thị trấn với Mặt trận, đoàn thể của từng cấp và một số đơn vị trực thuộc có liên quan đến quá trình tham gia giải quyết những vụ khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp.
4. Đợt công tác trọng điểm là đợt công tác cần phải tập trung nhân lực để dự báo hoặc giải quyết những vụ khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp phát sinh trong thời gian diễn ra các sự kiện chính trị lớn của đất nước, các cuộc Hội nghị quốc gia và quốc tế quan trọng (tại thành phố Hồ Chí Minh hoặc tại Thủ đô Hà Nội).
1. Tập trung giải quyết nhanh các nội dung khiếu nại, tố cáo đúng pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; xử lý cán bộ, công chức sai phạm; hạn chế đến mức thấp nhất việc phát sinh các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người phức tạp từ cơ sở; tập trung, kiên quyết giải quyết nhanh, dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người phức tạp đã phát sinh, làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
2. Kết hợp đồng bộ và nhuần nhuyễn các biện pháp giáo dục, thuyết phục với biện pháp hành chính, kể cả biện pháp hình sự khi cần thiết; trong đó áp dụng biện pháp giáo dục, thuyết phục là chính; đồng thời phải kiên quyết xử lý đối với những trường hợp người khiếu nại, tố cáo cố ý vi phạm pháp luật.
3. Trong tình huống đặc biệt phức tạp và có lệnh của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố khác với Quy trình này thì thực hiện theo lệnh của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.
QUY TRÌNH PHÒNG NGỪA PHÁT SINH KHIẾU NẠI, TỐ CÁO ĐÔNG NGƯỜI
Điều 6. Công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và công bố quy hoạch xây dựng
1. Căn cứ quy định tại Điều 27 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai; quy định tại Điều 32 Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003 về công bố quy hoạch xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Ủy ban nhân dân quận - huyện, Ủy ban nhân dân xã - phường - thị trấn chịu trách nhiệm công bố quy hoạch theo quy định của pháp luật.
2. Nội dung công bố quy hoạch do người có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch quyết định.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện nơi có đất bị thu hồi có trách nhiệm chỉ đạo các tổ chức, cơ quan thực hiện tập hợp, biên tập bộ tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền. Cụ thể như sau:
a) Chỉ đạo, tổ chức cơ quan trực thuộc biên tập tài liệu tuyên truyền, tổ chức phối hợp tuyên truyền, vận động mọi tổ chức, cá nhân có liên quan đến dự án về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chấp hành và thực hiện giải phóng mặt bằng theo đúng quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trong tài liệu tuyên truyền phải có văn bản báo cáo tổng hợp những vấn đề cơ bản liên quan đến việc thu hồi đất về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thực hiện giải phóng mặt bằng (theo Mẫu số M01-BCTH) để phục vụ cho công tác vận động mọi tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện theo đúng quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tài liệu này phải cập nhật cho đến khi dự án hoàn thành việc giải phóng mặt bằng, không còn khiếu nại, thắc mắc của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
b) Nội dung và hình thức của tài liệu phục vụ cho công tác tuyên truyền.
Tài liệu biên tập tuyên truyền phải có nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ và phải kèm theo các tài liệu cơ bản như sau: quyết định thu hồi đất và giao đất cho chủ đầu tư của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, kèm Bản đồ hiện trạng vị trí đất bị thu hồi; quyết định thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án; quyết định phê duyệt kèm theo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cưcủa dự án đã được cấp có thẩm quyền thẩm định (bao gồm: danh sách của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến dự án; việc áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ của dự án; việc áp giá đất, giá tài sản để tính bồi thường; phương án bố trí tái định cư).
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện, chỉ đạo Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và Ban bồi thường giải phóng mặt bằng thực hiện các công việc có liên quan đến việc thu hồi đất, việc công khai các vấn đề có liên quan đến thu hồi đất và tuyên truyền vận động các tổ chức, cá nhân có liên quan cùng thực hiện. Cụ thể như sau:
a) Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của quận - huyện (bao gồm: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện; Trưởng Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận - huyện; Trưởng hoặc Phó Phòng Tài chính - Kế hoạch quận - huyện; đại diện chủ đầu tư (trừ các dự án có 100% vốn đầu tư nước ngoài); Trưởng hoặc Phó phòng: Quản lý đô thị; Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường - xã - thị trấn nơi có dự án; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cấp quận - huyện; đại diện những người bị thu hồi đất) kết hợp với việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, lập kế hoạch triển khai tổ chức tuyên truyền việc thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng; trên cơ sở tài liệu tuyên truyền tổ chức họp với các tổ chức, cá nhân sử dụng đất để tuyên truyền, phổ biến về mục đích thu hồi đất, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án, thể hiện rõ sự công khai, minh bạch đối với công tác quy hoạch, trình tự, thủ tục thu hồi đất và giao đất, phương án bồi thường, tái định cư đến từng tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng (đặc biệt là phải làm cho cá nhân, tổ chức thông suốt về điều kiện để được Nhà nước bồi thường hoặc hỗ trợ về đất đai, các điều kiện để được bố trí tái định cư, tạm cư); hướng dẫn, giải đáp thắc mắc của người sử dụng đất về những vấn đề liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, làm cho mọi chủ thể thông suốt chính sách, phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án; hướng dẫn kê khai, phát tờ kê khai; thực hiện tổ chức xác minh, kiểm kê, đo đạc xác định diện tích đất bị thu hồi, tài sản bị thiệt hại, nhân khẩu, công khai, minh bạch, khách quan để có cơ sở lập phương án bồi thường;
b) Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của quận - huyện lập phương án dự kiến áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (đối với từng trường hợp cụ thể), niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã - phường - thị trấn, nội dung niêm yết quy định tại khoản 5 Điều 50 Quyết định số 106/2005/QĐ-UBND ngày 16 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban nhân dân thành phố.
c) Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của quận - huyện tiếp thu ý kiến, giải đáp thắc mắc của mọi tổ chức, cá nhân có liên quan, hoàn chỉnh phương án chi tiết trình Ủy ban nhân dân quận - huyện phê duyệt theo bố cục và nội dung quy định tại khoản 7 Điều 50 của Quyết định số 106/2005/QĐ-UBND ngày 16 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban nhân dân thành phố (gồm: các mức bồi thường, hỗ trợ và dự toán chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư). Phương án dự kiến áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải kèm bảng phụ lục tính chi phí bồi thường, hỗ trợ theo danh sách của từng trường hợp bị thu hồi đất (được Chủ tịch Hội đồng Bồi thường của dự án ký tên và đóng dấu trên Phiếu chiết tính bồi thường theo Mẫu).
d) Ban Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của quận - huyện có trách nhiệm niêm yết công khai phương án bồi thường hỗ trợ và tái định cư được Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền phê duyệt tại trụ sở làm việc của đơn vị và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi, thông báo kế hoạch và thời gian chi trả tiền bồi thường, giải quyết tái định cư và thực hiện giải phóng mặt bằng; đồng thời tổ chức vận động, tuyên truyền, giải thích để các tổ chức, cá nhân có liên quan cùng thực hiện (theo khoản 8 Điều 50, Quyết định số 106/2005/QĐ-UBND ngày 16 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành kèm theo Bản Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh); cung cấp tài liệu tuyên truyền cho các tổ chức, cá nhân có liên quan khi họ yêu cầu, cụ thể như sau:
- Quyết định thu hồi đất và giao đất cho chủ đầu tư của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Quyết định thành lập Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án.
- Phương án bồi thường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Phiếu chiết tính bồi thường của từng hộ.
- Phương án giáo dục, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm (trong phương án tổng thể).
- Các chính sách hỗ trợ thêm đối với các hộ gia đình là nông dân, diện chính sách (nếu có).
- Thông báo kế hoạch và thời gian chi trả tiền bồi thường, giải quyết tái định cư và thực hiện giải phóng mặt bằng: thời gian tổ chức tiếp xúc với từng trường hợp bị thu hồi đất để ban hành quyết định bồi thường hoặc bổ sung hồ sơ, kiểm tra xem xét lại; thời điểm chi trả tiền bồi thường và tổ chức bố trí tái định cư.
- Phân công cán bộ nắm vững chính sách pháp luật và tiến độ thực hiện các dự án trực tiếp tiếp dân thường xuyên tại trụ sở làm việc để kịp thời giải thích, động viên, thuyết phục khi người dân đến liên hệ, thắc mắc hoặc tìm hiểu các vấn đề liên quan đến dự án.
Ngoài các đối tượng là tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực thi chính sách, pháp luật về quy hoạch, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có liên quan đến dự án, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng có trách nhiệm cung cấp các tài liệu trên đến các cơ quan có chức năng giám sát (Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Thanh tra nhân dân) và các cơ quan tiếp công dân chuyên trách thuộc cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước tại thành phố, quận - huyện, phường - xã - thị trấn và các cơ quan chức năng của Trung ương, báo đài (nếu có yêu cầu).
QUY TRÌNH PHỐI HỢP XỬ LÝ CÁC VỤ VIỆC KHIẾU NẠI, TỐ CÁO ĐÔNG NGƯỜI PHỨC TẠP
Điều 8. Thông tin về các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người phức tạp
1. Khi phát sinh các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người phức tạp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện hoặc Thủ trưởng cơ quan nơi có đông người tụ tập hoặc chuẩn bị tụ tập báo cáo nhanh với Thường trực Tổ Công tác phối hợp xử lý các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người phức tạp của Ủy ban nhân dân thành phố hoặc của Ủy ban nhân dân quận - huyện (Tổ Công tác phối hợp xử lý khiếu-tố) qua đường dây nóng.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện, Thủ trưởng cơ quan nơi có dự án đang bị khiếu nại chịu trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ đã cập nhật cho Tổ Công tác phối hợp xử lý các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người.
Điều 9. Tiếp nhận, xử lý thông tin và điều phối lực lượng
1. Sau khi tiếp nhận đầy đủ thông tin, Thường trực Tổ Công tác phối hợp xử lý khiếu-tố báo cáo nhanh cho Tổ trưởng Tổ Công tác phối hợp xử lý khiếu-tố của cấp mình; đồng thời thông báo cho các thành viên trong Tổ để điều phối lực lượng theo hệ thống dọc cùng phối hợp giải quyết vụ việc.
2. Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện nơi phát sinh khiếu nại đông người phải có mặt ngay tại địa điểm đông người tụ tập để điều động lực lượng phối hợp (gồm đại diện lãnh đạo các cơ quan Dân vận, Mặt trận, các đoàn thể của quận - huyện); mang theo các tài liệu, hồ sơ có liên quan đến dự án đang bị khiếu nại, tố cáo và báo cáo tổng hợp đã được biên tập ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu và đã cập nhật, phục vụ cho việc vận động thuyết phục, xử lý các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người phức tạp.
Điều 10. Xử lý tình huống tại hiện trường
1. Phân công triển khai lực lượng:
a) Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự (căn cứ quy trình nghiệp vụ và sự phân công của ngành mình) nhanh chóng ổn định và bảo vệ trật tự trên đường phố xung quanh địa điểm đông người tụ tập; khi cần thiết thì phân công chốt chặn, cô lập các tuyến đường vào địa điểm đang có đông người tụ tập.
b) Lãnh đạo Tổ Công tác phối hợp xử lý khiếu-tố và người đứng đầu Ủy ban nhân dân quận - huyện nơi phát sinh khiếu nại đông người cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan Dân vận, Mặt trận, các đoàn thể của quận - huyện hội ý nhanh cách thức xử lý và cử ra 02 thành viên Tổ Công tác để thống nhất chỉ đạo và thống nhất cách tiếp xúc, thuyết phục đoàn đông người đến đúng địa điểm tiếp công dân để được tiếp xúc.
c) Thành viên Tổ Công tác phối hợp xử lý khiếu-tố điều động phương tiện (đã có kế hoạch chuẩn bị trước), để đưa đoàn người đến trụ sở Văn phòng Tiếp công dân thành phố hoặc đưa về địa phương nơi phát sinh vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người.
2. Tiếp xúc đại diện người khiếu nại, tố cáo:
a) Trường hợp đoàn người ra Hà Nội để khiếu nại, tố cáo thì Tổ Công tác phối hợp xử lý khiếu-tố của Ủy ban nhân dân thành phố phối hợp với Tổ Công tác của Thanh tra Chính phủ mời về trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại Hà Nội để tiếp xúc, đối thoại và xử lý theo quy định của pháp luật đối với từng nội dung yêu cầu của người khiếu nại, tố cáo và bàn biện pháp đưa dân về giải quyết tại địa phương.
b) Trường hợp đoàn người khiếu nại đến tại trụ sở các cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh thì Tổ Công tác phối hợp xử lý khiếu-tố mời về trụ sở Văn phòng Tiếp công dân thành phố để tiếp xúc, đối thoại và xử lý theo quy định của pháp luật đối với từng nội dung yêu cầu của người khiếu nại, tố cáo.
c) Trường hợp số người khiếu nại, tố cáo quá đông thì Tổ Công tác phối hợp xử lý khiếu-tố của thành phố hoặc của quận - huyện tiếp từ 03 đến 05 người, đại diện người khiếu nại, tố cáo (do đoàn người khiếu nại, tố cáo tín nhiệm cử) để trực tiếp trình bày với Tổ Công tác. Nếu số người khiếu nại, tố cáo ít hoặc họ liên kết đông người, mỗi người có nội dung khiếu nại, tố cáo khác nhau thì Tổ Công tác phân công cán bộ tiếp từng người để nghe họ trình bày và hướng dẫn họ thực hiện việc khiếu nại, tố cáo đúng theo quy định của pháp luật.
d) Lãnh đạo cơ quan tiếp công dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện nơi phát sinh khiếu nại, tố cáo cùng chủ trì tiếp xúc: nêu rõ mục đích, yêu cầu, chương trình, nội quy tiếp xúc và kết luận rõ những việc cần làm sau khi nghe đại diện người khiếu nại, tố cáo trình bày (theo Mẫu số M02-BB-TXĐT); đồng thời vận động, thuyết phục đoàn người khiếu nại, tố cáo ra về trong trật tự và thực hiện việc khiếu nại, tố cáo đúng theo pháp luật khiếu nại, tố cáo.
đ) Nơi tiếp đoàn đông người khiếu nại, tố cáo phải trang bị phương tiện ghi âm, ghi hình, cơ quan Công an phụ trách địa bàn nơi tiếp đoàn đông người khiếu nại, tố cáo phải lập biên bản ghi nhận vụ việc vi phạm, ngăn chặn xử lý kịp thời hành vi kích động, gây rối làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan Nhà nước.
1. Khi phát sinh những vụ khiếu nại, tố cáo đông người làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan Nhà nước tại thành phố thì Thủ trưởng cơ quan nơi có đông người tụ tập phải thông báo cho Thủ trưởng cơ quan Công an phụ trách địa bàn kịp thời có biện pháp xử lý nhanh để ổn định tình hình.
2. Trường hợp vụ khiếu nại, tố cáo đông người quá phức tạp không tự xử lý được thì Thủ trưởng cơ quan có đông người tụ tập khiếu nại, tố cáo báo cáo nhanh cho Thường trực Tổ Công tác phối hợp xử lý các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người phức tạp nơi cơ quan mình trú đóng để phối hợp xử lý theo quy định tại Điều 10.
Điều 12. Phương pháp xử lý đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người sau khi tiếp xúc
1. Đối với những vụ việc đã có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoặc kết luận giải quyết của các Bộ - ngành chức năng của Trung ương, có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật của Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện phải khẩn trương tổ chức thực hiện dứt điểm.
2. Tổ Công tác phối hợp xử lý khiếu-tố báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, đồng thời chuyển giao vụ việc cho Thủ trưởng sở - ngành hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện rà soát lại vụ việc bị khiếu nại, có kế hoạch tập trung giải quyết và xác định rõ thời hạn dứt điểm từng vụ việc, trên tinh thần chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Giải quyết khiếu nại phải công khai, chưa giải quyết được cũng công khai và thông báo rõ cho cá nhân, tổ chức biết tiến độ giải quyết đơn thư và hồ sơ khiếu nại, tố cáo (nếu bị trở ngại khách quan, không hoàn thành đúng thời hạn Luật định).
3. Nếu nội dung khiếu nại, tố cáo có cơ sở thì Tổ Công tác phối hợp xử lý khiếu-tố tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan tự khắc phục, sửa chữa những sai sót trong thời hạn do Tổ trưởng Tổ Công tác ấn định hoặc báo cáo, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét quyết định việc thay đổi, hủy bỏ các biện pháp, các quyết định giải quyết trước đó; kết luận về trách nhiệm và hình thức xử lý đối với cán bộ, công chức, cơ quan Nhà nước có sai phạm; quyết định việc công bố những trường hợp điển hình trên các phương tiện thông tin đại chúng để có tác dụng giáo dục và phòng ngừa.
4. Nếu nhận thấy việc giải quyết của các cấp có thẩm quyền là đúng chính sách, pháp luật thì Tổ Công tác đối thoại trực tiếp, giải thích, thuyết phục người khiếu nại, tố cáo để họ chấp hành, chấm dứt khiếu nại, tố cáo. Trong trường hợp người khiếu nại, tố cáo vẫn không chấp nhận thì Tổ trưởng Tổ Công tác có văn bản đề nghị cơ quan có chức năng giám sát hoặc tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho lợi ích của người khiếu nại, tố cáo có ý kiến chính thức bằng văn bản để Tổ Công tác công bố cho người khiếu nại, tố cáo biết.
Trong trường hợp người khiếu nại, tố cáo vẫn tỏ ra thiếu thiện chí, lạm dụng quyền khiếu nại, tố cáo để xuyên tạc, vu khống cán bộ, công chức, cơ quan Nhà nước, gây rối trật tự công cộng, cư trú trái pháp luật thì Tổ trưởng Tổ Công tác yêu cầu cơ quan Công an áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính hoặc áp dụng biện pháp xử lý hình sự theo quy định của pháp luật, đồng thời công bố rõ nội dung vụ việc trên các phương tiện thông tin đại chúng.
5. Đối với những vụ việc chưa được xem xét giải quyết theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định thì Tổ Công tác giải thích và có văn bản hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo đến cơ quan có trách nhiệm để giải quyết theo thẩm quyền. Cơ quan có trách nhiệm giải quyết phải thụ lý, ra quyết định giải quyết theo quy định của pháp luật và báo cáo kết quả lên Tổ Công tác và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp.
ĐỊA ĐIỂM LÀM VIỆC, CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ KINH PHÍ CHO CÁC ĐỢT CÔNG TÁC
Điều 13. Địa điểm làm việc của Thường trực Tổ Công tác phối hợp xử lý khiếu-tố
1. Địa điểm làm việc của Thường trực Tổ Công tác phối hợp xử lý khiếu -tố của Ủy ban nhân dân thành phố đặt tại trụ sở Văn phòng Tiếp công dân thành phố.
2. Địa điểm làm việc của Tổ Công tác phối hợp xử lý khiếu-tố của Ủy ban nhân dân quận - huyện đặt tại trụ sở Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận - huyện.
Điều 14. Chế độ báo cáo và hình thức gửi báo cáo
1. Do yêu cầu xử lý nhanh, đi đôi với việc gửi báo cáo qua đường công văn hành chính, cơ quan có trách nhiệm gửi báo cáo phải gửi theo địa chỉ hộp thư điện tử cho Tổ Công tác phối hợp xử lý khiếu-tố của Ủy ban nhân dân thành phố hoặc của Ủy ban nhân dân quận - huyện (theo Quy định về sử dụng thư tín điện tử ban hành kèm theo Quyết định số 37/2005/QĐ-UB ngày 28 tháng 02 năm 2005 của Ủy ban nhân dân thành phố, trừ các tài liệu thuộc danh mục bảo vệ bí mật Nhà nước).
2. Báo cáo của sở - ngành, quận - huyện do Tổ Công tác phối hợp xử lý khiếu-tố hướng dẫn gồm: báo cáo nhanh, báo cáo tuần, báo cáo tháng và báo cáo sơ kết trong từng đợt công tác trọng điểm.
a) Báo cáo nhanh gửi ngay trong ngày, sau khi có sự kiện xảy ra.
b) Báo cáo tuần gửi trước 15 giờ thứ tư hàng tuần trong đợt công tác trọng điểm.
c) Báo cáo sơ kết gửi sau 05 ngày khi kết thúc từng đợt công tác trọng điểm.
Điều 15. Nơi tiếp nhận báo cáo
1. Cấp thành phố:
Báo cáo của sở - ngành và quận - huyện có liên quan đến các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người được gửi đến 2 cơ quan: Tổ Công tác phối hợp xử lý khiếu-tố của Ủy ban nhân dân thành phố và Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố.
2. Cấp quận - huyện:
Báo cáo của Phòng - ban có liên quan đến các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người phức tạp được gửi đến Tổ Công tác phối hợp xử lý khiếu-tố của Ủy ban nhân dân quận - huyện.
Điều 16. Chế độ giao ban và nội dung giao ban
1. Tổ Công tác phối hợp xử lý khiếu-tố của Ủy ban nhân dân thành phố họp giao ban vào chiều thứ ba hàng tuần tại trụ sở Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố.
2. Tổ Công tác phối hợp xử lý khiếu-tố của Ủy ban nhân dân quận - huyện họp giao ban vào chiều thứ hai hàng tuần tại trụ sở Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận - huyện.
3. Nội dung giao ban: kiểm điểm công tác tuần, bàn biện pháp tháo gỡ những vướng mắc, đề ra kế hoạch, phân công công tác tuần tới và lập báo cáo diễn biến tình hình đề xuất giải quyết những vướng mắc trong việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách đối với từng vụ việc để Thường trực Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo giải quyết.
Kính phí cho từng đợt công tác trọng điểm của Tổ Công tác phối hợp xử lý khiếu-tố của cấp nào do Ủy ban nhân dân cấp đó phê duyệt (trên cơ sở tham mưu của Sở Tài chính hoặc Phòng Tài chính - Kế hoạch và Đầu tư là thành viên của Tổ Công tác).
Điều 18. Thành lập Tổ Công tác phối hợp xử lý khiếu-tố
1. Quyết định thành lập Tổ Công tác
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện ký quyết định thành lập Tổ Công tác trực thuộc cấp mình.
2. Thành viên Tổ công tác của Ủy ban nhân dân thành phố
a) Lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố, Tổ trưởng;
b) Lãnh đạo Văn phòng Tiếp công dân thành phố, Tổ phó Thường trực;
c) Lãnh đạo Thanh tra thành phố, Tổ phó;
d) Lãnh đạo Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Tổ phó;
đ) Lãnh đạo Ban Dân vận Thành ủy, thành viên;
e) Lãnh đạo Hội Cựu Chiến binh thành phố, thành viên;
g) Lãnh đạo Sở Tư pháp, thành viên;
h) Lãnh đạo Công an thành phố, thành viên;
i) Lãnh đạo Sở Tài chính, thành viên;
k) Lãnh đạo Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, thành viên;
l) Lãnh đạo Thanh tra Sở Xây dựng, thành viên;
m) Lãnh đạo Phòng Pháp chế - Nội chính, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, thành viên;
n) Lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận - huyện có phát sinh khiếu nại, tố cáo đông người sẽ là thành viên đương nhiên của Tổ Công tác.
3. Thành viên Tổ Công tác của Ủy ban nhân dân quận - huyện
a) Tổ trưởng Tổ Công tác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện kiêm nhiệm.
b) Thành viên Tổ Công tác của Ủy ban nhân dân quận - huyện cơ cấu thành phần theo ngành dọc tương ứng với cơ cấu Tổ Công tác của Ủy ban nhân dân thành phố và lãnh đạo Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng quận - huyện
c) Các thành viên của Tổ Công tác chịu trách nhiệm trưng tập cán bộ, công chức có tâm huyết, có năng lực trình độ, am hiểu pháp luật, tác phong nhanh nhẹn để phục vụ cho Tổ Công tác, đáp ứng yêu cầu đối với từng đợt công tác trọng điểm.
Thủ trưởng sở - ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện tập trung chỉ đạo rà soát lại cơ sở pháp lý, củng cố hồ sơ của các dự án và các vụ việc khiếu nại gay gắt kéo dài; quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan chức năng để thống nhất giải thích cho người khiếu nại, tố cáo; tăng cường tiếp xúc công dân nơi phát sinh khiếu nại, tố cáo đông người để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân; vận động, giải thích để giải quyết dứt điểm các vụ việc, không để xảy ra tình trạng khiếu nại kéo dài, tụ tập đông người tại trụ sở các cơ quan của Đảng và Nhà nước.
Chánh Thanh tra thành phố chủ trì, phối hợp các cơ quan hữu quan tiến hành tổ chức kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện đã được quy định tại Điều 19 của Quy trình này. Trong trường hợp cần thiết thì phối hợp với các thành viên của Tổ Công tác phối hợp xử lý khiếu-tố của Ủy ban nhân dân thành phố triệu tập Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp dưới họp để đề xuất biện pháp tổ chức chỉ đạo, xử lý đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp kéo dài.
Tổ trưởng Tổ Công tác phối hợp xử lý khiếu-tố của Ủy ban nhân dân thành phố phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức họp báo với người đứng đầu các cơ quan Báo - Đài có trụ sở trú đóng trên địa bàn thành phố để đăng tải công khai, nhất quán về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các quy định của pháp luật đối với những dự án đầu tư có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân, dự báo có khả năng phát sinh khiếu nại đông người, phức tạp hoặc những dự án đang phát sinh khiếu nại đông người, phức tạp để hướng dẫn dư luận hiểu rõ các biện pháp nhằm an dân của Lãnh đạo thành phố.
Thành viên của Tổ Công tác phối hợp xử lý khiếu-tố thuộc Ban Dân vận Thành ủy; Hội Cựu Chiến binh thành phố và quận - huyện tiến hành xem xét, góp ý đối với việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở của Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án và Chủ đầu tư về việc tổ chức phổ biến, giải thích, hướng dẫn thực hiện cụ thể phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt) đến các đối tượng bị thu hồi đất trong khu vực quy hoạch xây dựng công trình; đồng thời tham mưu cho Tổ Công tác phối hợp xử lý khiếu-tố nắm tình hình và đề xuất biện pháp giải quyết đối với việc Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện đã thực hiện những biện pháp để giúp đỡ, tạo điều kiện để các hộ bị ảnh hưởng của dự án sớm ổn định chỗ ở và cuộc sống nơi mới, nhất là việc học tập, hướng nghiệp, đào tạo chuyển đổi ngành nghề và giải quyết việc làm cho các đối tượng có yêu cầu, các thủ tục hành chính khi chuyển đổi nơi ở, chuyển trường học.
Thành viên của Tổ Công tác phối hợp xử lý khiếu-tố thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố; Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Văn phòng Tiếp công dân thành phố theo chức năng nhiệm vụ của cơ quan mình, tham mưu về tình trạng pháp lý của các chủ thể sử dụng đất về giá trị pháp lý của các quyết định thu hồi đất đang được áp dụng tại các dự án có khiếu nại, tố cáo; tham mưu về bố trí sử dụng nhà ở hoặc các căn hộ tại các khu tái định cư, có liên quan đến các dự án đang phát sinh khiếu nại, tố cáo, biên tập báo cáo nhanh, báo cáo tháng, báo cáo sơ kết, tổng kết các đợt công tác và thiết kế chương trình họp của Tổ Công tác phối hợp xử lý khiếu-tố.
Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu có vướng mắc, phát sinh, Tổ Công tác phối hợp xử lý khiếu-tố của Ủy ban nhân dân thành phố hoặc của Ủy ban nhân dân quận - huyện phối hợp cùng Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện, Thủ trưởng sở - ngành có liên quan và các chủ đầu tư kịp thời báo cáo, đề xuất trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Các Biểu mẫu:
- M01-BC-TH: Báo cáo về khiếu nại đông người, phức tạp;
- M02-BB-TXĐT: Biên bản tiếp xúc, đối thoại;
- M03-NQ: Nội quy tiếp xúc, đối thoại với công dân.
|
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
|
Số: /BC-UBND |
(……………), ngày ... tháng ... năm 200... |
Về khiếu nại đông người, phức tạp
tại dự án ..................................................................
Thực hiện Quyết định số ............../QĐ-UBND ngày ............. tháng ............. năm 200...... của Chủ tịch Ủy ban nhân dân ............................................................ về thành lập Tổ Công tác để phối hợp phòng ngừa và xử lý những trường hợp khiếu nại, tố cáo đông người và thực hiện sự chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố (do Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố truyền đạt tại Văn bản số 2662/VP-PC ngày 29 tháng 5 năm 2006) về việc giao Thủ trưởng các sở - ngành thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện khẩn trương tập trung rà soát lại cơ sở pháp lý, củng cố hồ sơ của các dự án do Ủy ban nhân dân thành phố quản lý; tích cực tham mưu đề xuất trình Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết dứt điểm các khiếu nại, tố cáo của công dân theo đúng quy định pháp luật; không để xảy ra tình trạng khiếu nại đông người, gay gắt, kéo dài trên địa bàn thành phố;
Ủy ban nhân dân quận (huyện) .................................................... báo cáo tình hình khiếu nại liên quan đến dự án ....................................................... như sau:
I. Khái quát tình hình:
Tên dự án, tính chất, mục đích của dự án.
Địa điểm triển khai dự án: tại đường, phường (xã), quận (huyện).
II. Những căn cứ pháp luật để triển khai dự án:
- Quyết định số ............/QĐ-TTg ngày ........... tháng .......... năm ............. của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt dự án (nếu có).
- Quyết định số ............../QĐ-UBND ngày ......... tháng ......... năm .................. của Ủy ban nhân dân thành phố về việc chấp thuận địa điểm để triển khai dự án.
- Quyết định số ................ /QĐ-UBND ngày ......... tháng.......... năm ............... của Ủy ban nhân dân thành phố về việc thu hồi .......................... m2 đất tại phường ……………………….................................., quận ...………. và giao cho ........................................... m2 đất để xây công trình .....................................................
- Quyết định số ................... /QĐ-UBND ngày ......... tháng .......... năm .............. của Ủy ban nhân dân thành phố về điều chỉnh di chuyển nhà ở của nhân dân tại phường(xã).............................,quận (huyện)........................................
- Quyết định số .................... /QĐ-UBND ngày ....... tháng ...... năm ……… của Ủy ban nhân dân thành phố về phương án bồi thường, hỗ trợ thiệt hại và tái định cư.
Trong báo cáo phải khẳng định: việc triển khai thực hiện dự án nêu trên đã đúng và đủ thủ tục pháp lý hay chưa? Nếu cần phải bổ sung thì bổ sung việc gì? Lý do phải bổ sung? Dự kiến thời hạn hoàn thành việc bổ sung.
III. Tình hình di dời, giải tỏa, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
1. Đến ngày ........... tháng .......... năm ................, có .................... hộ thuộc diện phải di dời giải tỏa (trong đó có .................... hộ có hành vi lấn chiếm đất đai, xây dựng bất hợp pháp - kèm danh sách).
2. Đến ngày .......... tháng .......... năm ........, có......... hộ/........... hộ nhận .............. nền tái định cư theo Quyết định số ................. /QĐ-UBND ngày .......... tháng ............ năm ................ của Ủy ban nhân dân thành phố.
3. Đến ngày ........tháng ......... năm .........., có ........... hộ/.......... hộ nhận .............. căn hộ tái định cư theo Quyết định số ............ /QĐ-UBND ngày .......... tháng ......... năm ..............của Ủy ban nhân dân thành phố.
4. Đến ngày ....... tháng ....... năm ........., có ......... hộ/.............. hộ nhận .............. căn hộ tái định cư theo Quyết định số ............ /QĐ-UBND ngày ............ tháng .......... năm .............. của Ủy ban nhân dân thành phố. Tuy nhiên do chưa có nơi tái định cư nên có ............ hộ/........... hộ phải ở khu tạm cư và có ..........hộ/ ............. hộ phải ở nhà thuê.
* Như vậy, đến ngày .......... tháng .......... năm .................., có:
............... hộ nhận ........................ nền tái định cư.
.............. hộ nhận ........................ căn hộ tái định cư.
............... hộ được bố trí tái định cư nhưng do chưa có nơi tái định cư nên có ............... hộ phải ở khu tạm cư và có ............... hộ phải ở nhà thuê.
5. Đến ngày ......... tháng .......... năm ........, có .......... hộ/........... hộ nhận tiền bồi thường, trợ cấp theo Quyết định số .......... /QĐ-UBND ngày ........... tháng .......... năm ............... của Ủy ban nhân dân thành phố.
IV. Phát sinh khiếu nại và giải quyết khiếu nại:
1. Tổng số hộ khiếu nại và nội dung khiếu nại:
* Chú ý: Trong phần này nội dung khiếu nại phải nêu thật cụ thể.
Hiện nay có ............ hộ khiếu nại/tổng số............ hộ bị giải tỏa (kèm danh sách theo mẫu của Thanh tra thành phố đã hướng dẫn cho các quận - huyện). Qua tiếp nhận và phân loại đơn và căn cứ tình trạng pháp lý sử dụng nhà đất, Ủy ban nhân dân quận (huyện) ..................................... chia đối tượng khiếu nại thành .................... Nhóm và nội dung khiếu nại như sau:
1.1. Nhóm các hộ sử dụng nhà đất hợp pháp, hợp lệ: .................... hộ.
* Nội dung khiếu nại:
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
1.2. Nhóm các hộ sử dụng nhà do Nhà nước quản lý: .................... hộ.
* Nội dung khiếu nại:
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
1.3. Nhóm các hộ lấn chiếm, đất cất nhà bất hợp pháp: .................... hộ
* Nội dung khiếu nại:
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
2. Tình hình bồi thường, hỗ trợ thiệt hại, tái định cư và giải quyết khiếu nại đối với từng Nhóm hộ:
2.1. Nhóm các hộ sử dụng nhà đất hợp pháp, hợp lệ đang khiếu nại:
a) Thực hiện bồi thường, hỗ trợ thiệt hại và tái định cư:
Thực hiện bồi thường, hỗ trợ thiệt hại, tái định cư và tạm cư theo Quyết định số .................... /QĐ-UBND ngày ……..... tháng .......... năm .................... của Ủy ban nhân dân thành phố về phương án bồi thường, hỗ trợ thiệt hại và tái định cư.
Hội đồng Bồi thường và tái định cư của quận (huyện) ............................... đã giải quyết như sau:
- Bồi thường, hỗ trợ: .................................. đ, cho : .................... hộ.
- Tái định cư do Nhà nước bố trí : .................... hộ.
- Tự tổ chức tái định cư: .................... hộ.
......
(Kèm danh sách, do Hội đồng Bồi thường và tái định cư của quận (huyện) ............................................ cung cấp).
b) Các cấp, các ngành đã giải quyết khiếu nại:
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
2.2. Nhóm các hộ sử dụng nhà do Nhà nước quản lý đang khiếu nại:
a) Thực hiện bồi thường, hỗ trợ thiệt hại và tái định cư:
Thực hiện bồi thường, hỗ trợ thiệt hại, tái định cư và tạm cư theo Quyết định số ................. /QĐ-UBND ngày .......... tháng .......... năm ................. của Ủy ban nhân dân thành phố về phương án bồi thường, hỗ trợ thiệt hại và tái định cư.
Hội đồng Bồi thường và tái định cư của quận (huyện) .............................. đã giải quyết như sau:
- Bồi thường, hỗ trợ: .............................. đ, cho : .................... hộ.
- Tái định cư do Nhà nước bố trí : .................... hộ.
- Tự tổ chức tái định cư : .................... hộ.
......
(Kèm danh sách, do Hội đồng Bồi thường và tái định cư của quận (huyện) ................................... cung cấp).
b) Các cấp, các ngành đã giải quyết khiếu nại:
a) Thực hiện hỗ trợ thiệt hại và tạm cư (nếu có):
Thực hiện bồi thường, hỗ trợ thiệt hại, tái định cư và tạm cư theo Quyết định số ................... /QĐ-UBND ngày .......... tháng .......... năm ....................... của Ủy ban nhân dân thành phố về phương án bồi thường, hỗ trợ thiệt hại và tái định cư.
Hội đồng Bồi thường và tái định cư của quận (huyện) .................................. đã giải quyết như sau:
- Bồi thường, hỗ trợ: ............................... đ, cho : .................... hộ.
- Tái định cư do Nhà nước bố trí : .................... hộ.
- Tự tổ chức tái định cư : .................... hộ.
(Kèm danh sách, do Hội đồng Bồi thường và tái định cư của quận (huyện) ........................................ cung cấp).
b) Các cấp, các ngành đã giải quyết khiếu nại:
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
3. Hỗ trợ để tạo lập nghề tại khu tái định cư (theo Điều 36 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004
của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất):
- Tổng số những người lao động (trong đó có ........................ lao động nữ).
- Đã hỗ trợ các nghề nghiệp như sau:
Tại các Trường, Trung tâm dạy nghề:
Đã giải quyết việc làm cho …....... người (trong đó có ............ lao động nữ).
4. Kết quả kiểm tra và kiến nghị của Đoàn Kiểm tra đối với từng Nhóm hộ (nếu có):
4.1.............................................................................................................................................................................
4.2..............................................................................................................................................................................
4.3V. Nhận xét và kết luận:
1. Nhận xét:
1.1. Về công tác bồi thường, hỗ trợ thiệt hại, tái định cư và tạm cư theo Quyết định số ............. /QĐ-UBND ngày ......... tháng ......... năm ............... của Ủy ban nhân dân thành phố về phương án bồi thường, hỗ trợ thiệt hại và tái định cư. Hội đồng Bồi thường và tái định cư của quận (huyện) ......................... đã thực hiện đúng, sai như thế nào?
- Có công khai, dân chủ theo đúng nội dung Nghị quyết số 18/NQ-TU ngày 08 tháng 8 năm 1998 của Ban Thường vụ Thành ủy về công tác quy hoạch, bồi thường khi thu hồi đất và tái bố trí dân cư trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hay không?
- Việc bố trí tái định cư: có đúng theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, về “Điều kiện bắt buộc đối với khu tái định cư”: Khu tái định cư phải xây dựng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy hoạch xây dựng, tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng; Khu tái định cư phải được sử dụng chung cho nhiều dự án; Trước khi bố trí đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân, khu tái định cư phải được xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ đảm bảo đủ điều kiện cho người sử dụng tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ.
1.2. Nhận xét về các nội dung khiếu nại, kiến nghị của từng Nhóm hộ, vấn đề nào đã giải quyết đúng pháp luật, vấn đề nào phải xem xét giải quyết tiếp.
1.3. Nhận xét về cách giải quyết của các cấp, các ngành.
2. Kết luận:
Những khó khăn, vướng mắc và những vấn đề gì Ủy ban nhân dân quận - huyện, sở - ngành và Ủy ban nhân dân thành phố còn phải xem xét giải quyết tiếp để chấm dứt khiếu nại.
VI. Những kiến nghị:
Tùy theo thực tế tình hình và căn cứ pháp luật, Ủy ban nhân dân quận (huyện) báo cáo đưa vào phần kiến nghị.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH |
Chú ý:
Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản phải áp dụng đúng theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 26 tháng 5 năm 2005 của Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ; áp dụng Bảng mã Unicode, phông chữ Times New Roman.
ỦY BAN NHÂN DÂN .......... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
|
Số: /BB-TCD |
(……………), ngày tháng năm 200 |
1. Thời gian: từ ........... giờ .......... đến .............. giờ............., thứ .............. ngày ................ tháng ............... năm 200.
2. Địa điểm: trụ sở Văn phòng .............................................................................., số................, đường ..................................................., phường ....................................., quận ...............................................
3. Thành phần tham dự:
3.1. Đại diện các cơ quan Nhà nước:
Số TT |
HỌ VÀ TÊN |
CHỨC VỤ |
CƠ QUAN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.2. Đại diện người khiếu nại
a) Họ và tên: .............................................................................
- Số CMND: ............................. do ............................. cấp, ngày ................ tháng .............. năm ........................
- Địa chỉ cư trú: ........................................................................................................................................
b) Họ và tên: .............................................................................
- Số CMND: ............................. do .............................. cấp, ngày ................ tháng .............. năm .......................
- Địa chỉ cư trú:.........................................................................................................................................
c) Họ và tên: .............................................................................
- Số CMND: ................................ do ............................. cấp, ngày ............ tháng ........... năm ............................
- Địa chỉ cư trú: ........................................................................................................................................ : ...............................................................................
- Số CMND: .............................. do ............................... cấp, ngày ................ tháng .............. năm ………………
- Địa chỉ cư trú: ........................................................................................................................................
d) Họ và tên: ............................................................................
- Địa chỉ cư trú: ........................................................................................................................................
đ) Họ và tên: ..............................................................................
- Số CMND: ....................... do ................................... cấp, ngày ................ tháng .............. năm ........................
- Địa chỉ cư trú: ........................................................................................................................................
4. Chủ trì: ................................................. Chức vụ: ................................................................................
5. Thư ký ghi biên bản:
….................................................... Chức vụ:............................................................................................................................................
........................................................ Chức vụ: ...........................................................................................................................................
DIỄN TIẾN BUỔI LÀM VIỆC
I. Ông ......................................................, Chức vụ: ................................................................................
Tổ Công tác .........................................................................................................., chủ trì buổi tiếp công dân:
1. Công bố nội quy làm việc và phân công cán bộ lập biên bản.
2. Trao đổi để xác định rõ mục đích, yêu cầu và nguyện vọng của đại diện các công dân (đề nghị công dân phát biểu ngắn gọn, rõ ràng ý kiến của mình và phải hợp pháp, hợp lý).
.............................................................................................................................................................................................
3. Đại diện Tổ Công tác ......................................... nhắc lại từng yêu cầu của công dân và giới thiệu ......................................................., Chủ tịch Ủy ban nhân dân ............................................giải thích từng nội dung của công dân vừa trình bày:
............................................................................................................................................................................................
4. Phần phát biểu công dân:
............................................................................................................................................................................................
5. ..................................., Chủ tịch Ủy ban nhân dân .................................... trả lời cho công dân.
.............................................................................................................................................................................................
6. Đại diện lãnh đạo các cơ quan Dân vận, Mặt trận, đoàn thể phát biểu:
...........................................................................................................................................................................................
7. Phần phát biểu công dân (tiếp theo):
...........................................................................................................................................................................................
8. ..........................................., Chủ tịch Ủy ban nhân dân ..................................... trả lời cho công dân.
..........................................................................................................................................................................................
9. Người chủ trì kết luận:
...........................................................................................................................................................................................
Cuộc tiếp công dân kết thúc vào lúc .................... giờ .................... phút cùng ngày, biên bản có đọc lại cho những người tham dự nghe, công nhận đúng và cùng ký tên.
ĐẠI DIỆN CÁC CƠ QUAN |
NGƯỜI CHỦ TRÌ |
|
ĐẠI DIỆN NGƯỜI KHIẾU NẠI |
THƯ KÝ (1) |
THƯ KÝ (2) |
ỦY BAN NHÂN DÂN .......... |
|
|
(……………), ngày tháng năm 200 |
TIẾP XÚC, ĐỐI THOẠI VỚI CÔNG DÂN
Căn cứ Quyết định số 132/2006/QĐ-UBND ngày 05 tháng 9 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Quy định tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; để buổi tiếp công dân của Tổ Công tác phối hợp xử lý khiếu-tố của Ủy ban nhân dân .......................... có trật tự và hiệu quả, đề nghị các công dân và các thành viên dự họp thực hiện đúng Nội quy sau đây:
1. Người tham dự tiếp công dân phải tôn trọng và tuân theo sự điều khiển của người chủ trì. Khi phát ngôn phải thể hiện trình độ văn hóa trong giao tiếp, phát ngôn phải đúng mực, tôn trọng lẫn nhau. Dù có đang trong tình trạng bức xúc cũng phải biết kềm chế, không được dùng lời lẽ có tính chất xúc phạm cán bộ, công chức Nhà nước khi thi hành công vụ hoặc các công dân cùng dự họp. Chú ý, không được dùng lời lẽ nặng nề xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của cán bộ, công chức của các cấp chính quyền trước đó đã tiếp xúc, giải quyết công việc của công dân nhưng công dân chưa đồng ý.
2. Người định phát biểu phải giơ tay, xin ý kiến của người chủ trì.
3. Khi được người chủ trì đề nghị phát biểu, công dân phải giới thiệu họ và tên, năm sinh, địa chỉ cư trú; trình bày ngắn, gọn, đầy đủ nội dung sự việc, nguyện vọng và cung cấp các tài liệu có giá trị chứng minh về việc khiếu nại của mình.
4. Người phát biểu sau nếu đồng ý với ý kiến của người phát biểu trước mình thì nói rõ: “Tôi đồng ý với ý kiến của Ông A hoặc Bà B vừa phát biểu” và sau đó trình bày ngắn gọn ý kiến khác của mình.
5. Sau khi công dân phát biểu xong, người chủ trì có thể trực tiếp trả lời hoặc chỉ định một hoặc một số đại diện của các cơ quan dự họp trả lời những câu hỏi do công dân đặt ra trong quá trình đối thoại.
6. Cán bộ, công chức khi được chỉ định phát biểu phải nêu rõ họ và tên, chức vụ, cơ quan đang công tác.
7. Sau khi nghe những thành viên tham dự đối thoại trình bày ý kiến, người chủ trì đối thoại đánh giá các chứng cứ do các bên cung cấp; đối chiếu với hồ sơ, tài liệu; phân tích đúng, sai của nội dung vụ việc; căn cứ các quy định của pháp luật để có ý kiến kết luận đối với từng vấn đề trong buổi tiếp xúc, đối thoại.
8. Việc đối thoại được lập thành biên bản. Biên bản đối thoại phải có chữ ký của những người tham dự đối thoại./.
|
TỔ CÔNG TÁC PHỐI HỢP XỬ LÝ KHIẾU-TỐ
|
Quyết định 132/2006/QĐ-UBND về Quy định giá thuê đất trên địa bàn tỉnh Hưng Yên do Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành Ban hành: 29/12/2006 | Cập nhật: 30/12/2010
Quyết định 132/2006/QĐ-UBND phê duyệt mức hỗ trợ công tác phí (xăng xe đi địa bàn) cho cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn xã Ban hành: 29/12/2006 | Cập nhật: 30/07/2013
Chỉ thị 20/2006/CT-UBND tăng cường công tác xây dựng, quản lý và khai thác Tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bình Phước Ban hành: 16/10/2006 | Cập nhật: 26/07/2013
Nghị định 136/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo Ban hành: 14/11/2006 | Cập nhật: 22/11/2006
Chỉ thị 20/2006/CT-UBND về thực hiện trao đổi thông tin qua mạng tin học, giảm văn bản, giấy tờ hành chính trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước Ban hành: 01/11/2006 | Cập nhật: 30/07/2013
Chỉ thị 20/2006/CT-UBND tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS Ban hành: 02/10/2006 | Cập nhật: 02/08/2013
Quyết định 132/2006/QĐ-UBND Quy định tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết tranh chấp,khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 05/09/2006 | Cập nhật: 13/09/2006
Chỉ thị 20/2006/CT-UBND về hưởng ứng cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” của Bộ Giáo dục & Đào tạo Ban hành: 05/09/2006 | Cập nhật: 20/12/2014
Quyết định 132/2006/QĐ-UBND phê duyệt nhiệm vụ thiết kế quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) khu dịch vụ tổng hợp tại phường Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 04/08/2006 | Cập nhật: 22/09/2009
Chỉ thị 20/2006/CT-UBND về việc chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan hành chính Nhà nước trong công tác tiếp công dân, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố do Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 05/06/2006 | Cập nhật: 14/06/2006
Chỉ thị 20/2006/CT-UBND về một số việc khi sử dụng phần mềm Quản lý văn bản và hồ sơ công việc trong hệ thống mạng quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh Ban hành: 31/05/2006 | Cập nhật: 21/09/2018
Chỉ thị 20/2006/CT-UBND tổ chức kỷ niệm 59 năm ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7 (27/7/1947 – 27/7/2006) do tỉnh Bình Dương ban hành Ban hành: 08/06/2006 | Cập nhật: 29/07/2013
Chỉ thị 20/2006/CT-UBND thực hiện tiết kiệm điện trong sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Ban hành: 08/05/2006 | Cập nhật: 27/07/2013
Công văn số 2662/VP-PC của Văn phòng HĐND về việc tập trung giải quyết tình hình khiếu nại, tố cáo phức tạp Ban hành: 26/04/2006 | Cập nhật: 10/06/2006
Quyết định 106/2005/QĐ-UBND thực hiện cơ chế “một cửa” trong giải quyết công việc của tổ chức và công dân tại Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn Ban hành: 15/12/2005 | Cập nhật: 03/08/2013
Quyết định 106/2005/QĐ-UBND về Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2006 -2010 trên địa bàn tỉnh Bình Phước Ban hành: 08/09/2005 | Cập nhật: 15/12/2012
Thông tư 09/2005/TT-BCA hướng dẫn thi hành Nghị định 38/2005/NĐ-CP quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng Ban hành: 05/09/2005 | Cập nhật: 07/04/2007
Quyết định 106/2005/QĐ-UBND về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 16/06/2005 | Cập nhật: 20/05/2006
Quyết định 37/2005/QĐ-UB về Quy định thủy lợi phí, tiền nước công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Ban hành: 19/05/2005 | Cập nhật: 15/12/2012
Quyết định 37/2005/QĐ-UB về Quy chế tổ chức và hoạt động của Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh Bình Phước Ban hành: 23/03/2005 | Cập nhật: 26/09/2014
Quyết định 37/2005/QĐ-UB về việc thực hiện mở rộng uỷ nhiệm thu cho Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn và ban quản lý các chợ trực tiếp thu một số loại thuế do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 21/03/2005 | Cập nhật: 04/11/2009
Nghị định 38/2005/NĐ-CP quy định biện pháp bảo đảm trật tự công cộng Ban hành: 18/03/2005 | Cập nhật: 11/12/2009
Quyết định 37/2005/QĐ-UB ban hành Quy định về sử dụng thư tín điện tử trong cơ quan hành chính thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 28/02/2005 | Cập nhật: 17/11/2010
Nghị định 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Ban hành: 03/12/2004 | Cập nhật: 06/12/2012
Nghị định 181/2004/NĐ-CP thi hành Luật Đất đai Ban hành: 29/10/2004 | Cập nhật: 10/12/2012
Chỉ thị 36/2004/CT-TTg về chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo Ban hành: 27/10/2004 | Cập nhật: 09/12/2009