Quyết định 908/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt Quy hoạch phát triển Công nghệ thông tin tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành
Số hiệu: 908/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai Người ký: Nguyễn Hữu Vạn
Ngày ban hành: 23/04/2007 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Bưu chính, viễn thông, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 908/QĐ-UBND

Lào Cai, ngày 23 tháng 04 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ban hành ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Xây dựng ban hành ngày 26/11/2003;

Căn cứ Chiến lược phát triển CNTT và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020;

Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai giai đoạn 2001 - 2010;

Xét đề nghị của Sở Bưu chính Viễn thông tại Tờ trình số 13/TT-SBCVT ngày 20/3/2007, Sở Kế hoạch - Đầu tư tại báo cáo kết quả thẩm định số 218/BC-SKH&ĐT-TĐ ngày 03 tháng 4 năm 2007,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển Công nghệ thông tin tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020 với các nội dung chính như sau:

I. Tên Quy hoạch: Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020.

II. Chủ đầu tư: Sở Bưu chính Viễn thông

III. Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.

IV. Đơn vị lập quy hoạch: Viện chiến lược Bưu chính Viễn thông & Công nghệ thông tin - Bộ Bưu chính, Viễn thông.

V. Mục tiêu Quy hoạch:

- Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước về lĩnh vực công nghệ thông tin; Ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ cải cách hành chính của Nhà nước, nâng cao hiệu quả của chính quyền, từng bước xây dựng Chính phủ điện tử, cung cấp các dịch vụ công;

- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong cơ quan Đảng và Quản lý Nhà nước; triển khai ứng dụng đồng bộ đến 100% cơ quan đơn vị cấp huyện, thành phố trong giai đoạn 2006 - 2010, đến 100% đơn vị cấp xã, phường trong giai đoạn 2011-2020.

- Thực hiện giao dịch hành chính điện tử trong 100% các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan Đảng, Đoàn thể, chính trị - xã hội từ tỉnh đến huyện. 100% UBND các xã, phường có sử dụng máy vi tính hỗ trợ công việc, trong đó 70% được kết nối Internet.

- Khuyến khích ứng dụng CNTT rộng rãi trong doanh nghiệp; chú trọng trong quản lý, sản xuất và xúc tiến thương mại, để nâng cao hiệu quả, chất lượng sản xuất kinh doanh. Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tác động tích cực đến sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh.

Không ngừng xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thông tin đảm bảo cho quá trình hình thành và phát triển cơ quan đơn vị điện tử và chính quyền điện tử.

- Phát triển nguồn nhân lực CNTT theo hướng chuyên nghiệp với trình độ chuyên môn cao, và hội nhập. Xây dựng các cơ sở đào tạo có chất lượng, quy mô đạt tiêu chuẩn quốc gia. Khuyến khích xã hội hóa việc đào tạo nguồn nhân lực CNTT; tạo cơ sở vững chắc cho quá trình phát triển KTXH và đặc biệt là ngành công nghệ công nghệ cao.

- Thúc đẩy phát triển thị trường CNTT, tạo dựng môi trường đầu tư thuận lợi; nhằm kích thích các doanh nghiệp CNTT nội tỉnh, thu hút các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước đầu tư phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh Lào Cai, đặc biệt là CN CNTT.

VI. Nội dung của Quy hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2006 - 2010.

1. Quy hoạch ứng dụng Công nghệ thông tin giai đoạn 2006 - 2010:

a. Ứng dụng Công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng, Nhà nước

Xây dựng, tiếp nhận các ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản lý nhà nước theo chuẩn quốc gia. Đảm bảo điều kiện ứng dụng CNTT trong các cơ quan đơn vị từ tỉnh đến huyện. Ưu tiên nâng cấp và hoàn thiện ứng dụng một cách đồng bộ các chương trình sau:

- Chương trình quản lý Đảng viên.

- Chương trình quản lý cán bộ.

- Chương trình quản lý công văn và hồ sơ công việc.

- Chương trình quản lý văn bản quy phạm pháp luật.

- Hệ thống thông tin hỗ trợ điều hành, tác nghiệp và thư điện tử.

- Các CSDL, hướng tới thực hiện các dịch vụ công trọng điểm.

b. Ứng dụng CNTT trong quốc phòng, an ninh

Đảm bảo an toàn bảo mật các hệ thống CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước. Đảm bảo CSHT hỗ trợ phục vụ các nhu cầu an ninh quốc phòng, các dự án quốc phòng, an ninh. Đảm bảo các phương án dự phòng. Thực hiện các quy định, quy chế an toàn bảo mật thông tin. Xây dựng các phương án dự phòng cho các hệ thống thông tin trọng yếu.

c. Quy hoạch ứng dụng CNTT cho các sở, ban, ngành

Xây dựng và nâng cấp hệ thống CSDL hướng tới cung cấp các dịch vụ công tương ứng, từng bước xây dựng cơ quan, đơn vị điện tử. Không ngừng làm giàu tài nguyên của tỉnh với các hệ thống CSDL. Đặc biệt, trong giai đoạn 2006 - 2010, tập trung xây dựng và nâng cấp 10 hệ thống dịch vụ công trọng điểm và 14 CSDL trọng điểm. Những năm tiếp theo sẽ đẩy mạnh việc phát triển hệ thống các dịch vụ công trực tuyến.

d. Ứng dụng CNTT phục vụ sản xuất, kinh doanh và dịch vụ

Đẩy mạnh ứng dụng và khai thác CNTT trong khối doanh nghiệp; trong đó giai đoạn 2006 - 2010, chú trọng 3 ứng dụng sau:

- Ứng dụng trong quản lý và tác nghiệp.

- Ứng dụng trong sản xuất.

- Ứng dụng trong điều khiển, đo lường, quản lý chất lượng.

Mở rộng phát triển CSHT thông tin, nâng cấp và mở rộng Cổng giao tiếp điện tử, sàn giao dịch TMĐT, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp.

e. Quy hoạch nâng cấp, phát triển giao dịch và thương mại điện tử

Hoàn thiện nội dung thông tin của Sàn giao dịch điện tử, bổ sung các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. Đảm bảo đến cuối giai đoạn Sàn giao dịch điện tử Lào Cai có đủ cơ sở trở thành một Website thương mại điện tử hoạt động hiệu quả.

Nâng cấp và phát triển Sàn giao dịch TMĐT của tỉnh ngày càng phong phú, an toàn, thu hút sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp, mọi thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh cũng như các doanh nghiệp nước ngoài, tạo điều kiện xúc tiến thương mại.

f. Ứng dụng CNTT trong phát triển cộng đồng

Ứng dụng CNTT nâng cao dân trí và đời sống văn hóa cộng đồng

Phát triển mạnh mẽ các dịch vụ hỗ trợ giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội, mà đặc biệt là xây dựng hệ thống Website cung cấp thông tin về lao động và việc làm trên mạng:

- Cho phép người lao động khai thác thông tin và tìm kiếm việc làm qua mạng.

- Cho phép các doanh nghiệp đăng tin, tìm kiếm và tuyển dụng lao động qua mạng.

- Cung cấp thông tin các ngành nghề và địa chỉ đào tạo nghề.

- Cung cấp, cập nhật các thông tin phục vụ sản xuất, lao động cũng như mọi thông tin thời sự khác nhằm nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của toàn dân.

Ứng dụng CNTT trong Giáo dục

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục, trong đó chú trọng các nội dung sau:

- Ứng dụng trong quản lý giáo dục.

- Ứng dụng hỗ trợ công tác giảng dạy.

- Ứng dụng phát triển mạng thông tin giáo dục, tăng cường giao tiếp giữa gia đình và nhà trường, giữa xã hội và Sở giáo dục.

- Đưa CNTT vào giảng dạy chính khóa trong nhà trường.

- Phát triển đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến.

Ứng dụng CNTT trong y tế

- Đến 2010, ngành y tế Lào Cai tập trung các nội dung sau:

- Phổ cập tin học cho cán bộ công chức, viên chức của ngành.

- Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý.

- Ứng dụng CNTT trong nghiệp vụ chuyên khoa.

- Ứng dụng CNTT trong phát triển hệ thống thông tin y tế trực tuyến.

- Cung cấp trang thiết bị CNTT cho các bệnh viện và trung tâm y tế từ tỉnh đến huyện; đào tạo những kiến thức cơ bản và kỹ năng về ứng dụng, khai thác CNTT cho các đơn vị y tế.

- Xây dựng mạng thông tin y tế với trang TTĐT y tế của tỉnh để hình thành hệ thống dịch vụ y tế phục vụ chăm sóc sức khỏe của người dân và kết nối thông tin giữa các bệnh viện. Xây dựng hệ thống CSDL về các bệnh tật, thuốc chữa bệnh và các phương pháp phòng bệnh, khám chữa bệnh bằng các phương pháp y học hiện đại và y học cổ truyền để cung cấp thông tin cho mạng thông tin y tế.

2. Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật Công nghệ thông tin

a. Phát triển các mạng LAN và hệ thống máy tính phục vụ quản lý nhà nước các cấp.

b. Xây dựng CSHT mạng chuyên dụng của Lào Cai

Mạng chuyên dụng trong các cơ quan nhà nước được xây dựng trên công nghệ truyền dẫn quang, tạo thành mạng lưới thông tin tốc độ cao phục vụ các hoạt động chỉ đạo, điều hành tác nghiệp, trao đổi thông tin và đáp ứng hệ thống để cung cấp, thực hiện các dịch vụ công, đáp ứng nhu cầu phát triển KTXH của tỉnh:

- Xây dựng đồng bộ hệ thống cáp quang kết nối trực tiếp tất cả các cơ quan Đảng, Chính quyền cấp tỉnh, ở khu đô thị mới.

- Tất cả các cơ quan đơn vị cấp huyện, thành phố, một số xã phường đủ điều kiện sẽ kết nối vào mạng chuyên dụng bằng các công nghệ khác nhau (cáp quang, ISDN, xDSL, Dail-up) với mô hình VPN.

c. Nâng cấp và phát triển Cổng giao tiếp điện tử Lào Cai.

Thông qua Cổng giao tiếp điện tử cho phép tích hợp, trao đổi và khai thác nhiều nguồn dữ liệu từ các cơ quan, ban, ngành, của tỉnh, đồng thời kết nối với mạng thông tin Chính phủ, nhằm mục đích:

- Cung cấp thông tin giới thiệu về tỉnh, kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch, xúc tiến thương mại, thúc đẩy hội nhập trong nước và quốc tế.

- Đáp ứng các nhu cầu về thông tin của người dân.

- Thực hiện các giao tiếp và tiến tới giao dịch điện tử với người dân, với doanh nghiệp thông qua hệ thống cung cấp các dịch vụ công.

Xây dựng, khai thác và phát triển Cổng giao tiếp điện tử theo các bước:

- Bước 1: Cung cấp thông tin.

- Bước 2: Giao tiếp.

- Bước 3. Cung cấp các dịch vụ công.

3. Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực

a. Quy hoạch đào tạo CNTT cho các cơ quan quản lý nhà nước

Đến năm 2010: 100% cơ quan đơn vị từ cấp huyện, thành phố trở lên có đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT, trong đó:

Các cơ quan đơn vị cấp tỉnh cần có ít nhất 01 CĐ/ĐH, 01 kỹ thuật viên CNTT.

Đối với cấp huyện, thành phố cần có ít nhất 01 CĐ, 02 kỹ thuật viên CNTT.

Từ năm 2010 - 2015: 100% cơ quan đơn vị từ cấp tỉnh, huyện, thành phố cần có cán bộ lãnh đạo CNTT (CIO), đặc biệt là các Sở, Ngành.

b. Quy hoạch đào tạo CNTT cho các đối tượng trong xã hội

Nâng cao chất lượng đào tạo về CNTT ở các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, thúc đẩy các loại hình đào tạo phi chính quy, phát triển mô hình đào tạo từ xa hướng nghiệp thực hành …, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực. Xã hội hóa việc đào tạo nguồn nhân lực CNTT tạo điều kiện thuận lợi, góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục của tỉnh.

4. Quy hoạch Phát triển Công nghiệp công nghệ thông tin

a. Chuẩn bị sẵn sàng cho thu hút đầu tư phát triển công nghiệp phần cứng từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước; khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước xây dựng nhà máy sản xuất và lắp ráp linh kiện điện tử, linh kiện máy tính tại Lào Cai.

b. Phát triển công nghiệp phần mềm

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp CNTT, các trung tâm CNTT trên địa bàn tỉnh đầu tư phát triển phần mềm.

Tăng cường tìm kiếm đối tác trong và ngoài nước đầu tư phát triển CNPM trong đó chú trọng hướng gia công phần mềm xuất khẩu.

c. Công nghiệp nội dung và dịch vụ

Xây dựng một diễn đàn thúc đẩy đầu tư, cùng hỗ trợ các doanh nghiệp với các nhà đầu tư và các nhóm đầu tư khác kiểm tra những vấn đề đầu tư, phát triển các phương thức để hỗ trợ đầu tư, đổi mới và hỗ trợ những giai đoạn đầu trong phát triển công nghiệp nội dung.

Hợp tác với các tổ chức công nghiệp, tăng sự chú ý và tăng cường tận dụng các chương trình nghiên cứu, phát triển của chính phủ để thúc đẩy đổi mới cho các doanh nghiệp nội dung và dịch vụ.

Phát triển các dịch vụ gia tăng trên mạng Internet.

Triển khai các dịch vụ nội dung trực tuyến, chú trọng các dịch vụ trong văn hóa, du lịch, kích thích thị trường khai thác dịch vụ nội dung số thông qua mạng Internet và truyền hình.

5. Ban hành các chính sách về CNTT

Xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp CNTT&TT thuộc mọi thành phần kinh tế.

Xây dựng thể chế, chính sách quản lý và điều hành ứng dụng, phát triển CNTT&TT như: Chính sách thuế, tài chính, ưu đãi đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất các phần mềm quản trị doanh nghiệp; chính sách đặc biệt để khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng CNTT&TT tạo ra các sản phẩm CNTT mang thương hiệu của tỉnh. Khuyến khích các doanh nghiệp tăng đầu tư cho ứng dụng CNTT&TT.

Kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước về CNTT&TT sao cho năng lực quản lý phải theo kịp sự phát triển.

VII. Định hướng phát triển đến năm 2020:

1. Định hướng ứng dụng rộng rãi CNTT.

a. Hoàn thành xây dựng và triển khai thực hiện diện rộng hệ thống Chính quyền điện tử ở cấp tỉnh, huyện, thành phố, cơ bản các xã, phường để tác động tích cực, thúc đẩy sự tăng trưởng, đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa, nâng cao tính cạnh tranh. Hoàn thành các mục tiêu của chương trình cải cách hành chính của Chính phủ và của tỉnh. Hiện đại hóa, hợp lý hóa các quy trình quản lý, quy trình nghiệp vụ. Cải tiến các giao dịch và dịch vụ công. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT-TT trong toàn tỉnh nói chung được hiện đại hóa, hoàn thiện về số lượng, chất lượng, tốc độ và độ tin cậy.

b. Thực hiện công dân điện tử: 100% các xã, phường có điểm Bưu điện Văn hóa, được trang bị máy tính và truy cập Internet băng thông rộng. Đáp ứng nhu cầu kết nối, khai thác dịch vụ số theo yêu cầu (có nhu cầu sẽ được đáp ứng ngay), giúp người dân dễ dàng truy cập thông tin cần thiết liên quan đến sản xuất kinh doanh, chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo, du lịch, tin tức thời sự. Người dân có thể truy cập các dịch vụ công điện tử như đăng ký kinh doanh, kê khai thuế, nộp hồ sơ nhà đất, đăng ký các phương tiện …

c. Thực hiện doanh nghiệp điện tử: 100% các doanh nghiệp lớn ứng dụng các hệ thống quản lý tổng thể nguồn lực doanh nghiệp (ERPs) với đầy đủ các chức năng. Ứng dụng các phần mềm tự động hóa dây chuyền sản xuất và phần mềm nhúng. Các doanh nghiệp này có website và có tham gia giao dịch và khai thác sàn giao dịch điện tử. Trên 80% các doanh nghiệp vừa và nhỏ có kết nối Internet, thư điện tử và các hình thức giao dịch khác. Trên 90% các doanh nghiệp sử dụng các phần mềm để quản lý hoạt động của doanh nghiệp.

4. Phát triển thương mại điện tử: sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) của tỉnh thu hút trên 70% các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia. Tiến hành thường xuyên các giao dịch TMĐT giữa B2B (doanh nghiệp - doanh nghiệp), B2C (doanh nghiệp - cá nhân) và B2G (doanh nghiệp - chính phủ).

e. Thực hiện cơ quan đơn vị điện tử: đến năm 2015, về cơ bản tất cả các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh đã tạo lập môi trường nghiệp vụ, tác nghiệp điện tử, hoạt động giao dịch trực tuyến. Xây dựng điểm một số Sở, Ngành trở thành Sở, Ngành điện tử. Đến năm 2020 xây dựng thành công cơ quan đơn vị điện tử ở hầu hết cơ quan đơn vị.

f. Năm 2020, hình thành thêm một số các Sàn giao dịch cho một số các lĩnh vực: Thị trường lao động, thị trường thiết bị và dịch vụ khoa học kỹ thuật. Các giao dịch truyền thông để tìm việc, tuyển lao động qua website. Thông qua TMĐT, các doanh nghiệp có thể quảng bá các sản phẩm, các giải pháp kỹ thuật. Người tiêu dùng cũng có thể tìm kiếm những sản phẩm công nghệ phù hợp với điều kiện của mình.

2. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng CNTT đến năm 2020

Phát triển cơ sở hạ tầng CNTT&TT Lào Cai một cách toàn diện đảm bảo cho việc phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng.

Mở rộng tuyến cáp quang kết nối tới xã, phường. 100% xã, phường, trang bị máy tính, kết nối mạng LAN và mạng chuyên dụng.

Nâng cấp và phát triển Trung tâm CNTT đủ mạnh, đáp ứng tốt việc triển khai các ứng dụng tích hợp, quản trị an ninh hệ thống thông tin của tỉnh.

Triển khai thành công các dịch vụ cơ bản của CPĐT tại tỉnh. Các dịch vụ điện tử G2B (chính phủ - doanh nghiệp), G2C (chính phủ - cá nhân), G2G (chính phủ - chính phủ), B2B (doanh nghiệp - doanh nghiệp), B2C (doanh nghiệp - cá nhân).

3. Định hướng phát triển nguồn nhân lực CNTT đến 2020

Thúc đẩy các quan hệ hợp tác quốc tế về đào tạo CNTT, xây dựng các cơ sở đào tạo CNTT đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.

Tiếp tục mở rộng sự cộng tác với các đơn vị đào tạo trong và ngoài nước. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ứng dụng và phát triển CNTT theo hướng hội nhập và đạt trình độ quốc tế.

Thu hút và thúc đẩy mạnh mẽ tích cực chủ động trong đào tạo của các tổ chức, các thành phần kinh tế và các cá nhân trên địa bàn tham gia đầu tư đào tạo nguồn nhân lực CNTT có chất lượng.

Tăng cường căn cứ pháp lý cho xã hội hóa đào tạo nguồn nhân lực CNTT. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong ngoài nước tổ chức các loại cơ sở đào tạo CNTT 100% vốn nước ngoài. Thu hút và tạo điều kiện thuận lợi để các trường đại học quốc tế về giảng dạy CNTT tại tỉnh.

4. Định hướng phát triển công nghiệp CNTT đến 2020:

Công nghiệp CNTT trở thành động lực phát triển KTXH, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

Phát triển công nghiệp phần mềm chú trọng công nghiệp nội dung và dịch vụ phục vụ cho tất cả các lĩnh vực KTXH trong nước và xuất khẩu.

VIII. Giải pháp thực hiện:

1. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức

Nâng cao chất lượng, hiệu quả và đa dạng hóa các hình thức quy mô tuyên truyền, thông tin, phổ biến kiến thức về CNTT và xã hội thông tin.

Tổ chức các chương trình tuyên truyền bằng nhiều hình thức, nội dung thông tin thích hợp cho lãnh đạo các cấp về chiến lược và chính sách CNTT của các nước, xu hướng phát triển, ảnh hưởng, tầm quan trọng và khả năng ứng dụng CNTT hỗ trợ các lĩnh vực và hoạt động.

Xây dựng và triển khai việc đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao nhận thức, chất lượng ứng dụng, khai thác CNTT phục vụ chuyên môn, và chính quyền điện tử cho lãnh đạo các cấp chính quyền của tỉnh.

Xây dựng và triển khai việc đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao nhận thức về CNTT cho doanh nghiệp trong địa bàn Tỉnh, đặc biệt là về TMĐT.

2. Nhóm giải pháp đường lối, cơ chế, chính sách phát triển CNTT

Khẩn trương xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật tạo điều kiện thuận lợi và môi trường cho việc triển khai ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Xây dựng chính sách đảm bảo hình thành thị trường CNTT, tạo sức hút mạnh mẽ đầu tư vào phát triển thị trường CNTT và truyền thông trên địa bàn tỉnh. Phân định rõ hoạt động sản xuất kinh doanh với hoạt động mang tính công ích trong lĩnh vực CNTT và truyền thông.

Xây dựng thể chế, chính sách quản lý và điều hành ứng dụng, phát triển CNTT&TT. Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý ứng dụng CNTT, thu hút nguồn nhân lực. Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về công nghệ thông tin và truyền thông theo đúng nguyên tắc "Năng lực quản lý phải theo kịp sự phát triển".

Hoàn thiện các chính sách thu hút và đãi ngộ đúng mức đối với cán bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là cán bộ về CNTT.

3. Nhóm giải pháp tổ chức

Tỉnh thành lập Ban chỉ đạo CNTT do một lãnh đạo Tỉnh làm trưởng ban và lãnh đạo sở Bưu chính Viễn thông làm phó Ban chỉ đạo thường trực. Ban chỉ đạo CNTT có nhiệm vụ tham mưu cho tỉnh các chính sách khuyến khích đầu tư, ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh, chỉ đạo điều phối đồng bộ các ứng dụng CNTT lớn.

Lập quy hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo thông tin (CIO) các cấp để thúc đẩy các ứng dụng CNTT trong các sở ban ngành, các huyện, thành phố.

Sở BCVT là đơn vị chức năng sẽ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành. Thực hiện tham mưu cho lãnh đạo tỉnh điều phối, giám sát kiểm tra và đề xuất các giải pháp để đạt được các chỉ tiêu phát triển.

4. Nhóm giải pháp tăng cường ứng dụng CNTT

Tập trung triển khai các ứng dụng CNTT lớn trong thời gian tới đó là Chính phủ điện tử nhằm cải tiến quy trình quản lý điều hành, cung cấp được nhiều dịch vụ công cho người dân, tạo ra một chính quyền minh bạch, môi trường thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Tập trung triển khai các dự án TMĐT để thúc đẩy khối DN nhận thức đúng và đưa ứng dụng CNTT vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Tập trung triển khai các dự án liên quan đến e-learning, e-bibrary để tạo ra môi trường học tập cho mọi người dân.

5. Nhóm giải pháp nguồn nhân lực CNTT

Đào tạo ứng dụng CNTT cho đội ngũ cán bộ công chức của tỉnh. Xây dựng, phát triển các chương trình đào tạo CNTT chất lượng cao theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu đạt tiêu chuẩn quốc tế và đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong và ngoài nước với sự tham gia chỉ đạo xây dựng chương trình và trực tiếp giảng dạy của các chuyên gia đầu ngành về CNTT trong và ngoài nước.

6. Giải pháp về tạo lập và huy động vốn đầu tư

a. Huy động nguồn vốn trong nước

Vốn từ ngân sách:

Vốn từ ngân sách (ngân sách nhà nước và ngân sách của tỉnh) chủ yếu chỉ dành để đầu tư cho phát triển hạ tầng kỹ thuật CNTT, ứng dụng CNTT và đào tạo nguồn nhân lực CNTT tại các cơ quan: sở, ban, ngành, huyện, thành phố, xã, phường, các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Huy động vốn trong các doanh nghiệp:

Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ cho ứng dụng CNTT để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, phát triển sản xuất có thể tự huy động vốn, vay vốn ngân hàng.

Ưu tiên cho các DN CNTT của tỉnh tham gia các dự án CNTT của tỉnh để các DN mạnh dạn đầu tư nâng cao trình độ, công nghệ.

Huy động vốn trong dân:

Cần có biện pháp để huy động tối đa nguồn vốn này. Thực hiện tốt các chính sách của nhà nước về huy động vốn nhàn rỗi của dân.

Khuyến khích các cá nhân trong và ngoài tỉnh, Việt kiều ở nước ngoài đầu tư dưới hình thức liên doanh, góp cổ phần hoặc đầu tư trực tiếp để phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh.

b. Huy động vốn đầu tư nước ngoài

Xây dựng cơ chế thông thoáng, một cửa, giải quyết thủ tục thật nhanh chóng, nhiệt tình với các nhà đầu tư để thu hút các dự án đầu tư. Sử dụng một số phần vốn ODA của các nước giúp Việt Nam vào xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng CNTT&TT ở nông thôn. Tổ chức hội thảo, giới thiệu và mời chào các doanh nghiệp đầu tư, đặc biệt là đầu tư phát triển công nghiệp CNTT. Xây dựng quy hoạch chi tiết khu công nghiệp tạo điều kiện tham gia cho thu hút vốn đầu tư.

7. Giải pháp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực CNTT

Ứng dụng công nghệ Portal tạo ra một Cổng điện tử của tỉnh cho mọi người dân, doanh nghiệp truy cập. Làm cơ sở cho việc cung cấp các dịch vụ công. Ứng dụng chữ ký điện tử và thanh toán điện tử để phát triển TMĐT. Ứng dụng các giải pháp về bảo mật thông tin trên đường truyền và trong CSDL.

IX. Các dự án trọng điểm và nguồn vốn đầu tư:

1. Danh mục các chương trình, dự án trọng điểm như phụ lục kèm.

2. Khái toán vốn đầu tư giai đoạn 2006 - 2010: 221,40 tỷ đồng.

Trong đó:

- Dự kiến nguồn vốn từ ngân sách tỉnh: 52 tỷ đồng;

- Nguồn vốn từ ngân sách trung ương: 120,90 tỷ đồng;

- Nguồn kinh phí từ hoạt động hợp tác, liên kết, nhận tài trợ, vay tín dụng: 13,50 tỷ đồng;

- Nguồn kinh phí huy động từ các thành phần kinh tế: 35 tỷ đồng

X. Thời gian thực hiện: Từ năm 2006 đến năm 2020.

Điều 2. Quản lý và tổ chức thực hiện Quy hoạch

Giao Sở Bưu chính, Viễn thông chịu trách nhiệm tổ chức công bố, triển khai và theo dõi thực hiện quy hoạch. Đồng thời phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố để xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện quy hoạch này.

1. Sở Bưu chính, Viễn thông

Tham mưu cho lãnh đạo tỉnh các vấn đề liên quan đến chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án CNTT với chức năng là cơ quan quản lý ngành đảm bảo sự đồng bộ, sự nhất quán của toàn bộ hệ thống.

Xây dựng và trình UBND tỉnh kế hoạch ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh. Đề xuất những giải pháp, chương trình, dự án cần thiết trình UBND tỉnh quyết định. Theo dõi, giám sát, đánh giá, sơ kết tình hình thực hiện kế hoạch, dự án CNTT của tỉnh và tổng kết tình hình thực hiện quy hoạch và hiệu chỉnh vào năm 2010.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về BCVT và CNTT trên địa bàn tỉnh; thường trực giúp cơ quan điều phối chỉ đạo và phối hợp các sở, ban ngành, các địa phương và các cơ quan trong tỉnh thực hiện các dự án phát triển và ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh.

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ trong Chương trình quốc gia phát triển nguồn nhân lực CNTT.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở BCVT cân đối tổng hợp các nguồn lực trong kế hoạch phát triển KTXH 5 năm và hàng năm của tỉnh cho các dự án phát triển và ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh. Xây dựng các giải pháp phát triển triển khai chính sách huy động nguồn vốn trong nước và nước ngoài cho ứng dung và phát triển CNTT.

3. Sở Tài chính

Chủ trì xây dựng cơ chế tạo điều kiện đảm bảo ưu tiên bố trí kinh phí và cấp đủ kinh phí cho các dự án phát triển và ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh.

Đảm bảo nguồn kinh phí đầu tư theo kế hoạch được duyệt.

4. Sở Thương mại - Du lịch

Chủ trì, phối hợp với Sở BCVT và các sở, ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch phát triển TMĐT trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng và triển khai chương trình tạo thị trường và thương hiệu cho sản phẩm CNTT của tỉnh Lào Cai, hỗ trợ các doanh nghiệp CNTT tham gia thị trường quốc tế.

5. Các sở, ban, ngành khác; UBND các huyện, thành phố

Căn cứ vào Quy hoạch này xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng CNTT giai đoạn 2006 - 2010 và kế hoạch đầu tư, kế hoạch triển khai thực hiện hàng năm về ứng dụng và phát triển CNTT cho đơn vị mình.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Bưu chính Viễn thông, Sở Thương mại Du lịch, Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Bưu chính Viễn thông;
- TT. TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Như Điều 3 QĐ;
- Chủ Đầu tư (03 bản), Tư vấn;
- Lưu: VT, TH, XDCB.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Nguyễn Hữu Vạn

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
(Kèm theo Quyết định số 908/QĐ-UBND ngày 23/4/2007 của UBND tỉnh Lào Cai)

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT

Các dự án

Thời gian thực hiện

Ước tính kinh phí

I

Ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và Chính quyền

1

Tuyên truyền nâng cao nhận thức, nâng cao kỹ năng cơ bản ứng dụng CNTT và khai thác mạng Internet cho cán bộ công chức

Chủ trì: Sở BCVT.

2007-2009

3,50

Phối hợp: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nội vụ, Sở VHTT, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Trung tâm đào tạo CNTT.

Tham gia triển khai: Tất cả các cơ quan Đảng và Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp

2

Chuẩn hóa, tin học hóa các quy trình công tác, quy trình nghiệp vụ trong các cơ quan đơn vị và giữa các cơ quan đơn vị với nhau

Chủ trì: Văn phòng UBND tỉnh

2007-2008

6,00

Phối hợp: Sở BCVT, Sở KH&ĐT, Sở Nội vụ, và các sở ngành liên quan

Tham gia triển khai: Tất cả các cơ quan.

3

Khảo sát, đánh giá, chuẩn hóa, tối ưu hóa các CSDL, các HTTT, các chương trình hiện có và triển khai rộng rãi đến 100% các cơ quan đơn vị đến cấp huyện/thành phố.

Chủ trì: Sở BCVT.

2007-2009

8,50

Phối hợp: Tất cả các Sở ban ngành liên quan

Tham gia triển khai: Tất cả các cơ quan.

II

Ứng dụng CNTT trong các Sở Ban ngành

 

 

4

Chuẩn hóa và tin học hóa các quy trình nghiệp vụ

 

 

Chủ trì: Sở BCVT.

2007-2009

2,00

Phối hợp: Sở KHĐT, Sở Tài chính, các sở ban ngành liên quan.

Tham gia triển khai: Tất cả các cơ quan Nhà nước

5

Các dự án Xây dựng và nâng cấp 14 CSDL quan trọng của tỉnh giai đoạn 2006 - 2010

 

CSDL hệ thống đơn, thư khiếu nại và giải quyết đơn thư khiếu nại

 

Chủ trì: Thanh Tra tỉnh.

2007-2009

0,50

 

Phối hợp: Sở TNMT, UBND huyện, thành phố.

 

Tham gia triển khai: Các cơ quan, các đơn vị liên quan

 

CSDL lao động & chính sách xã hội

 

Chủ trì: Sở Lao động TB&XH

2007-2010

0,50

 

Phối hợp: Các sở ngành liên quan

 

Tham gia triển khai: Các cơ quan, các đơn vị liên quan

 

CSDL về giáo dục

 

Chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo

2007-2010

5,00

 

Phối hợp: sở BCVT Các Sở ngành liên quan

 

Tham gia triển khai: Các cơ quan, các đơn vị liên quan

 

CSDL về Tài nguyên môi trường như đất đai, khoáng sản, …

 

Chủ trì: Sở TN&MT

2007-2010

10,00

 

Phối hợp: Sở BCVT UBND các huyện/thành phố; Một số cơ quan TW liên quan

 

Tham gia triển khai: Sở TN&MT, các phòng chuyên môn về địa chính (thuộc UBND huyện/thành phố)

 

CSDL về Y tế

 

 

 

Chủ trì: Sở Y tế

2007-2010

5,00

 

Phối hợp: sở BCVT Các Sở Ban Ngành liên quan

 

Tham gia triển khai: Các cơ quan, các đơn vị liên quan

 

CSDL dân cư

 

 

 

Chủ trì: Công an tỉnh

2007-2010

4,00

 

Phối hợp: Sở Tài chính; Các Sở Ban Ngành liên quan, UBND các huyện/thành phố

 

Tham gia triển khai: Cục thống kê, các phòng thống kê

 

CSDL về quy hoạch đô thị & đầu tư xây dựng cơ bản

 

 

 

Chủ trì: Sở Xây dựng

2007-2008

2,00

 

Phối hợp: sở BCVT Các Sở ngành liên quan

 

Tham gia triển khai: Các cơ quan, các đơn vị liên quan

 

CSDL về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, bảo tàng, các hoạt động Văn hóa, lễ hội và du lịch

 

Chủ trì: Sở Văn hóa - Thông tin

2007-2009

1,00

 

Phối hợp: Sở BCVT TMDL, Các Sở ngành liên quan

 

Tham gia triển khai: Các cơ quan, các đơn vị liên quan

 

CSDL về Giao thông

 

 

 

Chủ trì: Sở Giao thông vận tải

2007-2010

2,00

 

Phối hợp: Các Sở ngành liên quan

 

Tham gia triển khai: Các cơ quan, các đơn vị liên quan

 

CSDL về Nông Lâm nghiệp

 

Chủ trì: Sở NN&PTNT

2007-2010

1,50

 

Phối hợp: Các Sở ngành liên quan

 

Tham gia triển khai: Các cơ quan, các đơn vị liên quan

 

CSDL về Hải quan

 

 

 

Chủ trì: Cục Hải quan

2007-2010

2,00

 

Phối hợp: Các Sở ngành liên quan

 

Tham gia triển khai: Các cơ quan, các đơn vị liên quan

 

Nâng cấp và hoàn thiện CSDL Văn bản, quy phạm pháp luật tỉnh

 

Chủ trì: Sở Tư pháp

2007-2008

1,00

 

Phối hợp: Các Sở ngành liên quan

 

Tham gia triển khai: Các cơ quan, các đơn vị liên quan

 

Nâng cấp và hoàn thiện CSDL về Thông tin KTXH

 

 

 

Chủ trì: Cục Thống kê

2007-2010

1,00

 

Phối hợp: Các Sở ngành liên quan

 

Tham gia triển khai: Các cơ quan, các đơn vị liên quan

 

Nâng cấp và hoàn thiện CSDL Cán bộ công chức

 

Chủ trì: Sở Nội vụ

2007-2010

1,00

 

Phối hợp: sở BCVT Các Sở ngành liên quan

 

Tham gia triển khai: Các cơ quan, các đơn vị liên quan

6

Các dự án Xây dựng và triển khai 10 dịch vụ công giai đoạn 2007-2010

 

Cung cấp thông tin về KTXH

 

Chủ trì: Cục Thống kê

2007-2008

0,50

 

Phối hợp: sở BCVT Các Sở ngành liên quan

 

Tham gia triển khai: Các cơ quan, các đơn vị liên quan

 

Cung cấp thông tin về các loại hồ sơ, thủ tục và giải quyết đơn thư khiếu nại

 

Chủ trì: Thanh tra tỉnh

2007-2008

0,50

 

Phối hợp: Viện Kiểm soát, các Sở, Ngành liên quan

 

Tham gia triển khai: Tất cả các cơ quan Nhà nước 

 

Dự án ứng dụng CNTT ngành thuế (Quản lý, kê khai thuế, …)

 

Chủ trì: Cục Thuế

2007-2009

3,50

 

Phối hợp: Sở KHĐT, Sở TMDL, Sở Tài chính và các Sở Ban Ngành liên quan

 

Tham gia triển khai: Các cơ quan, các đơn vị liên quan

 

Dự án ứng dụng CNTT ngành xây dựng (Cấp chứng chỉ, quy hoạch, cấp phép xây dựng, …)

 

Chủ trì: Sở Xây dựng

2007-2009

3,30

 

Phối hợp: Sở BCVT TNMT, UBND huyện, thành phố.

 

Tham gia triển khai: Các cơ quan, các đơn vị liên quan

 

Dự án ứng dụng CNTT ngành Hải quan (Quản lý XNK, Kê khai làm thủ tục Hải quan, …)

 

Chủ trì: Cục Hải quan

2007-2009

1,00

 

Phối hợp: Các Sở ngành liên quan

 

Tham gia triển khai: Các cơ quan, các đơn vị liên quan

 

Cung cấp thông tin và giải quyết các vấn đề lao động & chính sách xã hội

 

Chủ trì: Sở LĐ, TB và Xã hội

2008-2009

2,50

 

Phối hợp: sở BCVT Các Sở ngành liên quan

 

Tham gia triển khai: Các cơ quan, các đơn vị liên quan

 

Dự án ứng dụng CNTT ngành Y tế (Khám chữa bệnh chăm sóc sức khỏe cộng đồng, …)

 

Chủ trì: Sở Y tế

2008-2010

0,80

 

Phối hợp: sở BCVT Các Sở ngành liên quan

 

Tham gia triển khai: Các cơ quan, các đơn vị liên quan

 

Dự án ứng dụng CNTT trong ngành Giáo Dục

 

Chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo

2008-2010

1,30

 

Phối hợp: sở BCVT Các Sở ngành liên quan

 

Tham gia triển khai: Các cơ quan, các đơn vị liên quan

 

Dự án ứng dụng CNTT ngành TN và MT (Quản lý quy hoạch đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp phép khai thác tài nguyên, …)

 

Chủ trì: Sở TN&MT

2008-2010

1,00

 

Phối hợp: sở BCVT Các Sở ngành liên quan

 

Tham gia triển khai: Các cơ quan, các đơn vị liên quan

 

Dự án ứng dụng CNTT ngành Kế hoạch và Đầu tư (Cấp giấy phép và quản lý kinh doanh ngành nghề, …)

 

Chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư

2009-2010

1,00

 

Phối hợp: Sở BCVT TMDL, Sở Tài chính, UBND các huyện/thành phố, và các Sở ngành liên quan

 

Tham gia triển khai: Các cơ quan, các đơn vị liên quan

III

Ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp phục vụ SXKD

7

Đầu tư, nâng cấp hệ thống máy tính, mang LAN và kết nối internet trong doanh nghiệp

Chủ trì: Các doanh nghiệp

2007-2010

7,00

Phối hợp: Sở BCVT

Tham gia triển khai: Các doanh nghiệp

8

Triển khai ứng dụng giải pháp quản lý nguồn lực doanh nghiệp - ERP và các chương trình hỗ trợ quản lý khác

Chủ trì: Sở BCVT

2007-2010

25,00

Phối hợp: Sở KHCN, Sở công nghiệp, Các doanh nghiệp lớn

Tham gia triển khai: TT CNTT, TT Xúc tiến Đầu tư

IV

Nâng cấp và phát triển Sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh

9

Nâng cấp và phát triển Sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh

Chủ trì: Sở BCVT

2007-2009

1,00

Phối hợp: Sở TMDL, Sở KHĐT, BQL các Khu công nghiệp Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại

Tham gia triển khai: Sở Thương mại và Du lịch

V

Ứng dụng CNTT trong cộng đồng

10

Ứng dụng CNTT nâng cao dân trí và đời sống văn hóa cộng đồng

Chủ trì: Sở Văn hóa Thông tin

2007-2010

3,00

Phối hợp: Sở BCVT, UBND các huyện/thành phố và các Sở Ban Ngành liên quan

Tham gia triển khai: Các điểm văn hóa xã thụ hưởng, UBND các xã, phường, các doanh nghiệp viễn thông, các trường tiểu học, THCS vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa

11

Ứng dụng CNTT trong giáo dục

 

Chủ trì: Sở GDĐT

2007-2010

7,00

 

Phối hợp: Sở BCVT

 

Tham gia triển khai: Các cơ quan, các đơn vị có liên quan

12

Ứng dụng CNTT trong Y tế

 

Chủ trì: Sở Y tế

2007-2010

13,00

 

Phối hợp: Sở BCVT, các bệnh viện tỉnh

 

Tham gia triển khai: Hệ thống các bệnh viện và các đơn vị y tế có liên quan

VI

Ứng dụng CNTT phục vụ quốc phòng, an ninh

13

Hỗ trợ ứng dụng CNTT phục vụ quốc phòng, an ninh

 

 

Chủ trì: Bộ chỉ huy quân sự tỉnh

2007-2010

6,00

Phối hợp: Các cơ quan, các đơn vị có liên quan

Tham gia triển khai: Các cơ quan, các đơn vị có liên quan

VII

Phát triển Cơ sở hạ tầng CNTT của tỉnh

14

Phát triển các mạng cục bộ và hệ thống máy tính phục vụ quản lý nhà nước cấp tỉnh, huyện, xã

 

Chủ trì: Văn phòng tỉnh ủy, sở BCVT

2008-2010

20,00

 

Phối hợp: Văn phòng UBND tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện xã

 

Tham gia triển khai: Các cơ quan, các đơn vị liên quan

15

Xây dựng Mạng chuyên dụng khu đô thị mới, Xây dựng mạng Cáp quang của tỉnh và mạng LAN các hợp khối trụ sở làm việc, các cơ quan đảng, chính quyền, các sở ban ngành của tỉnh

 

Chủ trì: Sở BCVT

2007-2009

23,00

 

Phối hợp: Văn phòng tỉnh ủy, VP UBND tỉnh, Các Sở ban ngành, Ban quản lý khu đô thị mới, Các Doanh nghiệp Viễn thông

 

Tham gia triển khai: Các cơ quan, các đơn vị liên quan

16

Nâng cấp và phát triển Cổng giao tiếp điện tử của tỉnh

 

 

 

Chủ trì: Sở BCVT

2007-2008

2,00

 

Phối hợp: Sở KHĐT, Sở Tài chính, Văn phòng UBND tỉnh và các Sở ban ngành liên quan, TT CNTT

 

Tham gia triển khai: Tất cả các cơ quan Nhà nước

VIII

Phát triển nguồn nhân lực CNTT

 

 

17

Đào tạo phổ cập và nâng cao kỹ năng khai thác CNTT cho tất cả cán bộ công chức

 

Chủ trì: Sở BCVT

2007-2010

3,00

 

Phối hợp: Sở Nội vụ và các đơn vị liên quan

 

Tham gia triển khai: Các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp, UBND huyện, thành phố, TT CNTT

18

Đào tạo nâng cao cho đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT trong các cơ quan đơn vị

 

Chủ trì: Sở BCVT

2007-2010

2,00

 

Phối hợp: Sở Nội vụ và các đơn vị liên quan

 

Tham gia triển khai: Các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp, UBND huyện, thành phố, TT CNTT

19

Đào tạo đội ngũ Lãnh đạo công nghệ thông tin (CIO)

 

 

 

Chủ trì: Sở BCVT

2007-2010

1,50

 

Phối hợp: Sở Nội vụ, Các Sở ngành liên quan

 

Tham gia triển khai: Các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp, UBND huyện, thành phố, TT CNTT

20

Đào tạo phổ cập và nâng cao kỹ năng ứng dụng, khai thác CNTT trong khối doanh nghiệp, đào tạo TMĐT

 

Chủ trì: Trung tâm CNTT & VT Lào Cai

2007-2010

2,50

 

Phối hợp: Sở BCVT, Sở KH và Đầu tư, Liên minh hợp tác xã các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hội doanh nghiệp trẻ Lào cai …

 

Tham gia triển khai: Các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp, UBND huyện, thành phố

21

Đào tạo CNTT cho các đối tượng xã hội

 

 

 

Chủ trì: trung tâm CNTT & VT Lào Cai và các TT khác của tỉnh

2007-2010

4,00

 

Phối hợp: Sở BCVT

 

Tham gia triển khai: Các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp, UBND huyện, thành phố

22

Nâng cấp hệ thống trường, trung tâm CNTT, các cơ sở đào tạo CNTT trên địa bàn tỉnh

 

Chủ trì: Sở BCVT, Sở GD và ĐT, Các TT và các cơ sở đào tạo khác trên địa bàn

2007-2010

6,00

 

Phối hợp: Sở KHCN, Trung tâm CNTT&VT

 

Tham gia triển khai: Trung tâm CNTT và tất cả các cơ sở đào tạo CNTT trong tỉnh

IX

Phát triển công nghiệp CNTT

23

Đầu tư hạ tầng cho phát triển CNPC

 

 

Chủ trì: Sở BCVT

2007-2010

6,00

Phối hợp: Sở KHĐT và các Sở ban ngành liên quan

Tham gia triển khai: Các doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị có liên quan 

24

Phát triển Công nghiệp phần mềm

 

Chủ trì: Sở BCVT

2007-2010

6,00

 

Phối hợp: Sở Văn hóa Thông tin, Sở KHĐT, Sở Công nghiệp, Sở Thương mại và Du lịch, Trung tâm CNTT

 

Tham gia triển khai: Các doanh nghiệp, TT CNTT, các cơ quan, đơn vị có liên quan 

25

Phát triển Công nghiệp nội dung và dịch vụ

 

Chủ trì: Sở BCVT

2007-2010

10,00

 

Phối hợp: Sở Văn hóa Thông tin, Sở KHĐT, Sở Công nghiệp, Sở Thương mại và Du lịch, Trung tâm CNTT

 

Tham gia triển khai: Các doanh nghiệp, TT CNTT, các cơ quan, đơn vị có liên quan 

X

Ban hành chính sách về CNTT

26

Kiện toàn tổ chức và chính sách về CNTT

 

Chủ trì: Sở BCVT

2007-2010

1,50

 

Phối hợp: Sở Tư pháp, Sở Nội vụ, Sở KHĐT, Sở Tài chính, Sở KHCN, Các Sở ngành liên quan

 

Tham gia triển khai: Tất cả các cơ quan Đảng và Nhà nước  

XI

Các Dự án trọng điểm

1

Dự án phát triển nguồn nhân lực CNTT

2007-2010

2

Xây dựng mạng chuyên dụng của tỉnh Lào Cai

2007-2010

3

Xây dựng và nâng cấp các CSDL trọng điểm: CSDL văn bản quy phạm pháp luật của Tỉnh, CSDL thống kê KTXH, CSDL về cán bộ công chức, CSDL về giáo dục, CSDL về Y tế, CSDL về tài nguyên môi trường, CSDL về dân cư, CSDL về văn hóa

2007-2010

4

Xây dựng hệ thống các dịch vụ công trực tuyến

2007-2010

5

Nâng cấp và phát triển Cổng giao tiếp điện tử, Sàn giao dịch TMĐT

2007-2009

6

Nâng cấp hệ thống các trường, trung tâm CNTT và các cơ sở đào tạo CNTT trên địa bàn tỉnh

2007-2010

7

Ban hành chính sách CNTT

2007-2010

 





Hiện tại không có văn bản nào liên quan.