Quyết định 90/2006/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu Lâm viên Biển Hồ, thành phố Pleiku
Số hiệu: | 90/2006/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Gia Lai | Người ký: | Phạm Thế Dũng |
Ngày ban hành: | 01/11/2006 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Xây dựng nhà ở, đô thị, Tổ chức bộ máy nhà nước, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số : 90/2006/QĐ-UBND |
Pleiku, ngày 01 tháng 11 năm 2006 |
QUYẾT ĐỊNH
V/V PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG KHU LÂM VIÊN BIỂN HỒ, THÀNH PHỐ PLEIKU.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về Quy hoạch Xây dựng;
Theo đề nghị của UBND thành phố Pleiku tại Tờ trình số 182/TT-BQL ngày 19/10/2006 kèm theo Báo cáo thẩm định số 50/BCTĐ-SXD ngày 20/10/2006 của Sở Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu Lâm viên Biển Hồ, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai theo các nội dung sau:
1/ Địa điểm và ranh giới quy hoạch:
- Địa điểm: Xã Biển Hồ, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
- Giới cận:
+ Phía Đông : Giáp đất trồng cây công nghiệp và khu dân cư thôn 3.
+ Phía Tây : Giáp đất trồng cây công nghiệp.
+ Phía Nam : Giáp đường Tôn Đức Thắng.
+ Phía Bắc : Giáp đường giao thông và đất trồng cây công nghiệp.
2/ Quy mô quy hoạch:
- Quy mô quy hoạch: 440,42 ha.
Trong đó: + Diện tích mặt nước : 220,7 ha.
+ Diện tích trên cạn : 219,72 ha.
3/ Quy hoạch sử dụng đất:
- Diện tích mặt nước : 220,7 ha; chiếm tỷ lệ: 50,11%.
- Đất khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng : 20,6 ha; chiếm tỷ lệ: 4,67%.
- Đất giao thông, bãi đỗ xe : 51,3 ha; chiếm tỷ lệ: 4,67%.
- Đất nhà ở hiện trạng : 4,48 ha; chiếm tỷ lệ: 1,01%.
- Đất khu nhà vườn : 1,6 ha; chiếm tỷ lệ: 0,37%.
- Đất khu thưởng ngoạn ngắm cảnh, dạo bộ, vườn cây cảnh: 10,7 ha; chiếm tỷ lệ: 2,43%.
- Đất trồng cây xanh lâm viên, hoa viên, khu thưởng ngoạn ngắm cảnh: 131,04 ha; chiếm tỷ lệ 29,76%.
Tổng cộng : 440,42 ha; chiếm tỷ lệ: 100%.
4/ Quy hoạch kiến trúc cảnh quan:
Do cấu trúc địa hình của Biển Hồ hình thành từ miệng núi lửa âm nên độ dốc lớn và thoải đều bốn phía về lòng hồ. Giải pháp hình thành các đường vành đai, đường kỹ thuật, đường dạo bộ song song với đường đồng mức nhằm chống xói lở, chống ô nhiễm. Trên cơ sở đó hình thành 3 lớp cảnh quan chính do Lâm viên gồm:
- Lớp cảnh quan vành đai (vành đai ngoài):
+ Hành lang bảo vện tiếp giáp các khu dân cư, đường giao thông chính, đất sản xuất nông nghiệp, quốc phòng...
+ Hình thành đường vành đai cho Lâm viên, tạo hành lang cứng có hàng rào bảo vệ nghiệm ngặt hệ sinh thái của Biển Hồ. Trên cơ sở đó bố trí hệ thống thu và xử lý nước mưa tập trung nhằm tránh ô nhiễm và xạt lở cho thành hồ. Bố trí các vị trí giao tiếp với đường giao thông chính thông qua các lối vào Lâm viên theo 4 vị trí (Cổng vào đường chính Tôn Đức Thắng, cổng vào lâm viên và khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng phía Tây và cổng vào phía Đông khu sinh vật cảnh, vườn tượng, lâm viên trồng cây bản địa...).
+ Cảnh quan vành đai ngoài chủ yếu là cảnh quan dọc hai bên đường Tôn Đức Thắng đường Đ1, Đ2, Đ3, Đ4. Bố trí trồng cây xanh, đèn chiếu sáng, trang trí, hình thành vỉa hè đi bộ, cổng chào, bài đậu xe, các công trình dịch vụ, hàng rào bảo vệ...
- Lớp cảnh quan cây xanh, kỹ thuật:
+ Vành đai chuyển tiếp giữa vành đai và vành đai bảo vệ lòng hồ. Vành đai này có diện tích lớn 161,58 ha chiếm 68% so với diện tích trên cạn. Trong đó diện tích Lâm viên, thưởng ngoại là 107,68 ha. Diện tích trồng cây xanh chiếm tỷ lệ 80% còn lại là đường giao thông nội bộ và khu thưởng ngoại.
+ Tạo lớp cây xanh Lâm viên dày, trồng bổ sung thêm cây lớn, có tuổi thọ lâu năm, đây là lớp nền cho Lâm viên có ranh giới từ vành đai ngoài đến đường giao thông nội bộ.
+ Quy hoạch tuyến giao thông nội bộ ở cốt 745 m dọc theo đường đồng mức cùng cốt. Đường giao thông này có nhiệm vụ thu nước mưa, chống sạt lở và bố trí trồng cây xanh, đèn trang trí, lan can, kè đá bảo vệ...
+ Các điểm giao tiếp của đường nội bộ với các trục cảnh quan xương cá (các trục đầu nối từ cổng vào xuống lòng hồ) bố trí các hoa viên nhỏ, chòi nghỉ, ngắm cảnh...
- Lớp cảnh quan ven hồ:
+ Khu vực có nền đất yếu phủ trên bề mặt là phù sa do thủy triều lên xuống của dòng nước. Giải pháp trồng cây trang trí ven hồ và một số cây có chiều cao thấp, có khả năng chống xói lở.
+ Khu vực có khả năng bị xâm thực lớn cần gia cố kè đá, trồng cỏ chống sạt lở...
5/ Quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật:
a. Giao thông:
- Hình thành đường giao thông vành đai ngoài, gồm các đường Tôn Đức Thắng, Đ2, Đ3, Đ4. Các đường có chỉ giới như sau:
+ Đường Tôn Đức Thắng (đoạn qua khu quy hoạch): Mặt cắt đường là: 30m; lòng đường 21m, vỉa hè mỗi bên 4,5m.
+ Đường Đ2: Lòng đường: 7m, vỉa hè mỗi bên từ 3m - 5m.
+ Đường Đ3: Mặt cắt đường là: 30,5m; lòng đường: 10,5m, vỉa hè mỗi bên 1,5m, ta ly đường mỗi bên 8,5m.
+ Đường giao thông nội bộ Đ4: Lòng đường 6m - 7m, vỉa hè + mương thu nước: 3m - 5m.
+ Đường giao thông dạo bộ Đ5: Lòng đường 3m, vỉa hè + mương thu nước: 2m.
+ Đường Đ6: Mặt cắt đường là: 26m; lòng đường: 14m, vỉa hè mỗi bên 5m, dãy cây xanh cách ly: 2m.
+ Đường Đ7: Mặt cắt đường là: 50m; lòng đường: 28m, vỉa hè mỗi bên 10m, dãy cây xanh cách ly: 2m.
b. Cấp nước:
- Nước cấp sinh hoạt cho các công trình sử dụng nguồn cấp nước chung Thành phố.
- Nước tưới cây xanh lâm viên, nước tạo cảnh quan sử dụng hệ thống bơm nước cục bộ lấy nước từ Biển Hồ.
- Kết cấu:
+ Đường ống chính cấp nước sạch cho sinh hoạt trong phạm vi Lâm viên dùng ống thép tráng kẽm D100 chôn dưới mặt đất dọc theo vỉa hè sâu 0,7mj. Dọc theo trục đường ống khoảng trung bình 50m bố trí một trụ cứu hỏa D100 để cấp nước cứu hỏa.
+ Đường ống cấp nước tưới cây dùng ống thép tráng kẽm D50 chôn dưới mặt đất sâu 0,7m.
+ Lắp đặt 4 trạm bơm nước có công suất mỗi trạm 0,7 lít/giây để bơm cấp nước tưới cây và tạo cảnh quan cho Lâm viên.
- Công suất cấp nước sinh hoạt:
+ Cấp nước cho cán bộ công nhân viên 100 lít/người/ngày đêm.
+ Cấp nước cho khách du lịch 10-70 lít/người/ngày đêm.
+ Cấp cho chữa cháy và rò rỉ lấy 30% cấp nước sinh hoạt.
Tổng lưu lượng nước sạch cấp cho sinh hoạt 16 m3/ngày đêm.
c. Cấp điện:
- Nguồn điện đầu nối từ hệ thống đường dây 22KV dọc đường Tôn Đức Thắng.
- Kết cấu:
+ Đường điện 22 KV dùng cột thép mạ kẽm nhúng nóng và bê tông ly tâm cao 12m, dây dẫn dùng cáp bọc 24KV 3*XLPE/PVC 95mm2.
+ Đường điện cáp ngầm 0,4KV cấp điện cho sinh hoạt và máy bơm nước, dùng cáp bọc hạ thế CVV3*95+1*70 luồn trong ống thép D60 mạ kẽm chôn sâu dưới mặt đất 0,8m.
+ Đường điện cáp ngầm 0,4KV cấp điện cho đèn chiếu sáng giao thông và đèn chùm trang trí hoa viên dùng cáp bọc hạ thế CVV4*35 luồn trong ống thép D60 mạ kẽm chôn sâu dưới mặt đất 0,8m. Cột đèn chiếu sáng dùng cột thép hình bát giác cao 9m, sử dụng bóng đơn hoặc bóng đôi 250W-220W ánh sáng vàng. Cột đèn chùm trang trí hoa viên dùng cột cao 2,5m một bóng đơn hoặc 4 bóng.
- Công suất cấp điện:
+ Chỉ tiêu cấp điện cho công viên cây xanh TDTT 30KW/ha: P = 948kW.
+ Chỉ tiêu cấp điện cho chiếu sáng giao thông 25 KW/ha: P = 744 KW.
Tổng công suất cấp điện P = 1692 KW.
Chọn 3 trạm biến áp có tổng dung lượng S = 2.115KVA.
d. Thoát nước thải và vệ sinh môi trường:
- Nước thải sinh hoạt và nước mưa bên ngoài khu Lâm viên được thu gom bằng hệ thống mương thoát chính xây đá hộc rộng 1m, sâu 1,2m có nắp đan BTCT, hố ga thu nước có kích thước 1,5m x 1,5m x 1,5m, khoảng cách trung bình 50m bố trí một hố ga. Thoát theo hai hướng Bắc và hướng Tây về 2 trạm xử lý nước thải để xử lý rồi xả vào suối Vối.
- Nước thải sinh hoạt các công trình thuộc Lâm viên quy hoạch được thu gom bằng hệ thống mương thoát xây đá hộc rộng 0,8m, sâu 1m có nắp đan BTCT, hố ga thu nước có kích thước 1,2m x 1,2m x 1,2m, khoảng cách trung bình 50m bố trí một hố ga. Nước thải phải được xử lý cục bộ bằng hầm vệ sinh tự hoại trước khi thoát ra hệ thống mương chính của toàn khu.
- Nước mưa, nước mặt trong lâm viên quy hoạch sẽ được hướng dẫn bằng các mương xây đá hộc rộng 0,6m, sâu 0,8m có nắp đan BTCT, hố ga thu nước có kích thước 1m x 1m x 1m, khoảng cách trung bình 50m bố trí một hố ga. Hệ thống mương được bố trí dọc theo các trục đường giao thông trong khu Lâm viên. Nước mưa, nước mặt được dẫn về các bể xử lý nước sinh học để xử lý lắng lọc đạt tiêu chuẩn loại A trước khi cho chảy xuống hồ.
- Nước thải sinh hoạt sau khi xử lý phải đạt loại A, TCVN 5945 - 1995 theo Tiêu chuẩn Việt Nam trước khi cho thải ra suối Vối.
- Lưu lượng nước thải sinh hoạt lấy bằng 80% lượng nước cấp cho sinh hoạt.
Điều 2. Giao cho UBND thành phố Pleiku:
1/ Tổ chức công bố quy hoạch để các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện.
2/ Lập phương án bồi thường và di dời các hộ dân, mồ mả, ruộng vườn nằm trong quy hoạch.
3/ Chỉ đạo thực hiện dự án theo quy hoạch được duyệt, phối hợp với các cơ quan có liên quan để triển khai thực hiện.
Điều 3. Các Ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; Giao thông Vận tải, Công nghiệp, Nông nghiệp và PTNT, Bưu chính Viễn thông, Nội vụ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Pleiku; Thủ trưởng các Sở, ban ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |