Quyết định 888/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án Nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, trách nhiệm của thanh niên đối với xã hội và đất nước giai đoạn 2015-2020
Số hiệu: | 888/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Hải Phòng | Người ký: | Nguyễn Xuân Bình |
Ngày ban hành: | 27/04/2015 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Giáo dục, đào tạo, Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Tổ chức chính trị - xã hội, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 888/QĐ-UBND |
Hải Phòng, ngày 27 tháng 04 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Thanh niên ngày 29/11/2005;
Căn cứ Quyết định số 2474/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011-2020;
Căn cứ Quyết định số 450/QĐ-UBND ngày 05/3/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Chương trình phát triển thanh niên thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013-2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp - Thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố tại Tờ trình số 210/TTr-STP ngày 08/4/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án Nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, trách nhiệm của thanh niên đối với xã hội và đất nước giai đoạn 2015-2020.
Sở Tư pháp - thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố có liên quan, Ủy ban nhân dân và Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các quận, huyện tổ chức triển khai thực hiện Đề án này.
Kinh phí thực hiện Đề án được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm ở các ngành, các cấp theo Luật Ngân sách nhà nước.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Tư pháp; Thủ trưởng các sở, ban, ngành thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
NÂNG CAO CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC Ý THỨC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT, TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN ĐỐI VỚI XÃ HỘI VÀ ĐẤT NƯỚC GIAI ĐOẠN 2015-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 888/QĐ-UBND ngày 27/4/2015 của Ủy ban nhân dân thành phố)
Thanh niên thành phố Hải Phòng tính đến ngày 31/12/2014 có trên 535.000 chiếm khoảng 29,5% dân số, trong đó, thanh niên nông thôn có trên 291.000 người, thanh niên thành thị có trên 244.000 người.
Nhìn chung, thanh niên Hải Phòng năng động, sáng tạo, sớm tiếp cận và tiếp cận nhanh với khoa học, đã và đang phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo và tính chủ động trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh những thuận lợi nhất định, một bộ phận thanh niên Hải Phòng cũng dễ tiếp cận với những mặt trái của đời sống xã hội đặc biệt là tệ nạn ma túy, mại dâm, HIV/AIDS...
Thành phố Hải Phòng đang bước vào giai đoạn phát triển toàn diện, đặt ra yêu cầu và nỗ lực rất lớn của giới trẻ, đặc biệt là thanh niên thành phố trong việc ứng dụng những kiến thức trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội... để phục vụ phát triển kinh tế- xã hội của thành phố. Trong đó, một trong những yêu cầu lớn đặt ra đối với thanh niên là nâng cao hiểu biết pháp luật và ý thức trách nhiệm của thanh niên trước yêu cầu hội nhập quốc tế.
Qua thực tiễn cho thấy, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên có ý nghĩa quan trọng, bằng các hình thức tuyên truyền thích hợp, phù hợp với từng đối tượng như thông qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc tuyên truyền trực tiếp cho thanh niên... sẽ góp phần từng bước xây dựng ý thức tự giác thi hành pháp luật của thanh niên, trở thành những hành động cụ thể. Vì vậy, việc xây dựng Đề án “Nâng cao công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, trách nhiệm của thanh niên đối với xã hội và đất nước giai đoạn 2015-2020” trong Chương trình phát triển thanh niên thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 450/QĐ-UBND ngày 05/3/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng là cần thiết, góp phần xây dựng thế hệ thanh niên thành phố Hải Phòng phát triển toàn diện, tạo sự chuyển biến rõ rệt về ý thức chấp hành pháp luật của thanh niên, phát huy vai trò, trách nhiệm và tiềm năng to lớn của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1. Mục tiêu chung:
- Tạo sự chuyển biến rõ rệt về ý thức pháp luật của thanh niên, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục thanh niên ý thức chấp hành pháp luật; phổ biến, giáo dục kịp thời các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến thanh niên.
- Xây dựng thế hệ thanh niên thành phố Hải Phòng phát triển toàn diện, giàu lòng yêu nước, kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức cách mạng, ý thức chấp hành pháp luật. Phát huy vai trò, trách nhiệm và tiềm năng to lớn của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Phát huy vai trò tích cực của thanh niên trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; Bồi dưỡng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao năng lực và chất lượng của cán bộ đoàn tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên.
- Huy động sức mạnh tổng hợp của các cấp ủy đảng và chính quyền trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, trách nhiệm của thanh niên đối với xã hội và đất nước.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, trách nhiệm của thanh niên đối với xã hội và đất nước bằng các hình thức, biện pháp thiết thực, hiệu quả, đúng trọng tâm, trọng điểm và phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục và đồng bộ; bám sát các văn bản pháp luật mới của Trung ương và thành phố liên quan đến thanh niên.
- Đảm bảo chỉ tiêu cơ bản: Phấn đấu 100% thanh niên khối sinh viên, trung học phổ thông được tuyên truyền, phổ biến những nội dung cơ bản của pháp luật về các lĩnh vực: Hiến pháp, hình sự, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, an toàn giao thông, xử lý vi phạm hành chính, bình đẳng giới, hôn nhân và gia đình, bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ trên biển...; 95% thanh niên có hiểu biết cơ bản pháp luật về phòng chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS.
III. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐỀ ÁN
1. Điều tra, khảo sát tình hình thực hiện pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật, nhu cầu học tập, tìm hiểu pháp luật; rà soát các biện pháp, mô hình tuyên truyền nhằm đánh giá, xác định nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với yêu cầu của thanh niên hiện nay.
2. Xây dựng nội dung tuyên truyền pháp luật, chú trọng các quy định của pháp luật về hình sự, dân sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, lao động, văn hóa, môi trường, xã hội, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội... Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật bằng hình thức, biện pháp phù hợp. Nâng cao tính chủ động của thanh niên trong học tập, tìm hiểu pháp luật; trách nhiệm của thanh niên đối với gia đình, xã hội và đất nước.
3. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách pháp luật của thành phố đối với thanh niên nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện, cơ hội thuận lợi cho thanh niên phát triển.
4. Phối hợp lồng ghép các chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng khác với chương trình, đề án về công tác thanh niên.
5. Đánh giá ý thức chấp hành pháp luật và đánh giá tinh thần trách nhiệm của thanh niên để tiếp tục có giải pháp, biện pháp thực hiện Đề án trong từng giai đoạn và cả giai đoạn 2015-2020.
1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho thanh niên giai đoạn 2015- 2020 bảo đảm đúng trọng tâm, trọng điểm, bằng các hình thức, biện pháp thiết thực hiệu quả.
1.1. Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tại địa bàn nơi cư trú.
Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Thành đoàn, Sở Nội vụ, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Công an thành phố và các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan chọn điểm Câu lạc bộ pháp luật để tổ chức bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật cho thanh niên trên địa bàn, chú trọng những địa bàn có nhiều lao động tự do như các quận, huyện: Thủy Nguyên, An Dương, Đồ Sơn, Lê Chân, Hồng Bàng, Ngô Quyền, Hải An...
Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước thành phố thuộc Sở Tư pháp, các Chi nhánh trợ giúp pháp lý, Đoàn Luật sư, các tổ chức hành nghề luật sư, Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc Hội Luật gia thành phố, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố, Liên đoàn lao động thành phố... tăng cường trợ giúp pháp lý cho thanh niên; biên soạn các tài liệu pháp luật phổ thông ngắn gọn, dễ hiểu, gắn với quyền, nghĩa vụ, học tập, công việc và địa bàn cư trú; xây dựng điểm tủ sách pháp luật, chương trình, chuyên mục pháp luật dành cho thanh niên;
Ủy ban nhân dân huyện, quận, xã, phường: tăng thời lượng việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên hệ thống loa truyền thanh cơ sở; tạo điều kiện cho thanh niên sử dụng, khai thác tủ sách pháp luật; tăng tổ viên tổ hòa giải ở cơ sở trong độ tuổi thanh niên, đoàn viên thanh niên.
Thành Đoàn Hải Phòng, các báo, đài thuộc tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong, Hội Sinh viên thành phố dành thời lượng thích hợp, xây dựng chuyên mục pháp luật, chương trình tuyên truyền pháp luật; tổ chức các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của thanh niên.
1.2. Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên trong trường học.
Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn Phòng Giáo dục quận, huyện, các trường học: tăng cường môn học giáo dục công dân trong các cấp học, bậc học; tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp; hội thi, hội trại chủ đề pháp luật; ký cam kết không vi phạm pháp luật, chấp hành nghiêm pháp luật; thí điểm xây dựng câu lạc bộ pháp luật ở trường đại học, cao đẳng, trung cấp, phổ thông trung học; cung cấp tài liệu pháp luật phù hợp với lứa tuổi cho học sinh, sinh viên.
1.3. Thời gian thực hiện: Hàng năm.
2. Nâng cao ý thức trách nhiệm của thanh niên trong học tập, tìm hiểu các quy định của pháp luật và phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của thanh niên trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho các tầng lớp nhân dân:
Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp các quận, huyện, cán bộ Tư pháp - Hộ tịch các xã, phường, thị trấn có kế hoạch đầu tư và tổ chức khai thác có hiệu quả tủ sách pháp luật tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; trong trường học, cơ quan, đơn vị; kịp thời cập nhật các đầu sách mới, tạo điều kiện nâng cao văn hóa pháp lý trong thanh niên.
Đoàn Thanh niên các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố phối hợp với Sở Tư pháp, Thành Đoàn Hải Phòng tổ chức tư vấn, giải đáp pháp luật cho nhân dân; phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước thành phố thực hiện trợ giúp pháp lý lưu động cho người dân vùng sâu, vùng xa, hải đảo...
Sở Tư pháp phối hợp với Thành Đoàn và các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố và UBND các quận, huyện chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về pháp luật và nghiệp vụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho cán bộ Đoàn, Hội liên hiệp thanh niên thành phố; biên soạn tài liệu pháp luật, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật cho thanh niên; duy trì các mô hình câu lạc bộ pháp luật hiện có, cần nhân rộng các mô hình câu lạc bộ pháp luật trong thanh niên đang hoạt động có hiệu quả như “Câu lạc bộ phòng chống tội phạm” của sinh viên trường Đại học Hải Phòng, Câu lạc bộ “Phụ nữ với pháp luật” tại các xã, phường trên địa bàn thành phố.
Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường chỉ đạo phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường - coi đây là một trong những biện pháp cơ bản có ý nghĩa chiến lược bồi dưỡng, xây dựng, và nâng cao ý thức pháp luật cho thế hệ mai sau, góp phần trực tiếp vào việc nâng cao chất lượng giáo dục, hình thành nhân cách, phẩm chất công dân.
2.2. Thời gian thực hiện: Hàng năm.
3. Tăng cường trách nhiệm của tổ chức Đoàn thanh niên CSHCM tại các sở, ngành, đoàn thể, UBND quận, huyện trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
3.1. Nội dung hoạt động
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể chỉ đạo cán bộ pháp chế hoặc cán bộ làm công tác pháp luật của đơn vị mình; Ủy ban nhân dân các quận, huyện chỉ đạo Phòng Tư pháp - cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật ở cấp mình có trách nhiệm đề xuất và tổ chức kiểm tra định kỳ, có biện pháp cụ thể nâng cao chất lượng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên;
- Thành Đoàn Hải Phòng, tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản HCM tại các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố, UBND các quận, huyện triển khai các phong trào học tập pháp luật; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của gia đình, nhà trường và cộng đồng trong việc giáo dục ý thức pháp luật cho thanh niên;
- Thành Đoàn Hải Phòng, Hội Liên hiệp thanh niên thành phố: có biện pháp và kế hoạch chỉ đạo phổ biến, giáo dục pháp luật, đưa giáo dục pháp luật vào nội dung sinh hoạt của các cấp bộ Đoàn, Hội, cụ thể hóa trong các phong trào thanh, thiếu niên và hoạt động của tổ chức thanh niên do Đoàn làm nòng cốt.
3.2. Thời gian thực hiện: Hàng năm.
1. Phân công trách nhiệm:
1.1. Sở Tư pháp - Cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố:
- Phối hợp hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, tổ chức triển khai thực hiện Đề án; chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Đề án này;
- Định kỳ hằng năm (trước ngày 30 tháng 11) tổng hợp kết quả thực hiện Đề án báo cáo UBND thành phố.
1.2. UBND các quận, huyện; các sở, ban, ngành, đoàn thể của thành phố:
- Các cơ quan được giao chủ trì hoặc phối hợp thực hiện các nhiệm vụ nêu tại Đề án này, chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện hiệu quả, đúng tiến độ theo yêu cầu của Đề án.
- Dự toán, bố trí kinh phí hợp lý, đảm bảo triển khai có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên của ngành, đoàn thể, đơn vị mình.
- Định kỳ hàng năm (trước ngày 30 tháng 10) báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện Đề án về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố.
2. Tiến độ thực hiện:
Việc thực hiện Đề án được chia làm 2 giai đoạn:
2.1. Giai đoạn 1: Từ năm 2015 - đến năm 2017
- Xây dựng, ban hành văn bản phục vụ cho việc quản lý, điều hành, thực hiện Đề án và chọn địa phương, mô hình điểm để tập trung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Tổ chức tập huấn cho những người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong độ tuổi thanh niên, cán bộ Đoàn thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên cơ sở; thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật đối với từng nhóm thanh niên cụ thể; tổ chức kiểm tra việc thực hiện Đề án, tổ chức sơ kết việc thực hiện Đề án.
2.2. Giai đoạn 2: Từ năm 2017 - đến năm 2020
- Tiếp tục triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đối với các nhóm thanh niên; tổ chức các phong trào, chương trình tuyên truyền đối với từng nhóm thanh niên; đánh giá tổng kết, nhân rộng mô hình tuyên truyền điểm hiệu quả.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá tổng kết việc thực hiện Đề án trên địa bàn thành phố.
3. Kinh phí triển khai thực hiện Đề án:
Sở Tài chính cân đối dành một khoản kinh phí hợp lý để đảm bảo thực hiện Đề án có hiệu quả;
Hàng năm, các cơ quan, đơn vị được giao thực hiện các nhiệm vụ theo Đề án, lập dự toán kinh phí triển khai các hoạt động được giao gửi Sở Tư pháp tổng hợp, trình UBND thành phố phê duyệt.
VI. ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN
1. Đối tượng được thụ hưởng và địa điểm thực hiện Đề án:
a) Đối tượng thụ hưởng:
Thanh niên trên địa bàn thành phố Hải Phòng, trong đó, giai đoạn đầu tập trung thực hiện tuyên truyền ở một số địa bàn làm điểm (thanh niên ở địa bàn tập trung đông dân cư, thanh niên nông thôn vùng sâu, vùng xa, thanh niên trong các khu công nghiệp, thanh niên nhập cư trong các khu nhà trọ, thanh niên là học sinh, sinh viên).
b) Địa điểm thực hiện Đề án:
UBND các cấp, các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố, nhà văn hóa, các khu dân cư, tổ dân phố trên địa bàn thành phố. Trong giai đoạn đầu, tập trung triển khai ở những địa bàn có điều kiện phức tạp về an ninh, trật tự, an toàn xã hội; địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, hiểu biết pháp luật của thanh niên còn hạn chế...)
2. Hiệu quả của Đề án:
a) Về nhận thức:
- Xác định vai trò nòng cốt của cơ quan tư pháp các cấp: Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp các quận, huyện, cán bộ Tư pháp - Hộ tịch xã, phường, thị trấn trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên.
- Nâng cao hiểu biết chính sách pháp luật của thanh niên, giúp thanh niên nâng cao ý thức trách nhiệm đối với xã hội và đất nước.
- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh niên như cán bộ Đoàn, hội, đội... đối với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và trách nhiệm của thanh niên đối với xã hội và đất nước.
b) Về kinh tế:
- Hạn chế các thiệt hại về tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân từ hậu quả của việc thanh niên vi phạm pháp luật.
- Hạn chế các vi phạm pháp luật do thanh niên gây ra, từ đó, giảm chi phí của Nhà nước và xã hội cho hoạt động xử lý các vi phạm pháp luật của thanh niên.
- Giúp thanh niên nhận thức đúng và tự bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia các quan hệ hình sự, dân sự, kinh tế.
c) Về xã hội, chính trị:
- Tạo điều kiện cho thanh niên phát huy dân chủ, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của thành phố.
- Nâng cao nhận thức chính sách pháp luật cho thanh niên có khả năng tự giải quyết tốt các mâu thuẫn, vướng mắc trong mỗi gia đình và cộng đồng dân cư, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở./.
Quyết định 2474/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 Ban hành: 30/12/2011 | Cập nhật: 04/01/2012