Quyết định 875/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá trên địa bàn tỉnh Bình Định
Số hiệu: 875/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định Người ký: Trần Châu
Ngày ban hành: 20/03/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Khiếu nại, tố cáo, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
BÌNH ĐỊNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 875/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 20 tháng 3m 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH KẾ HOẠCH THANH TRA, KIỂM TRA, KIỂM SOÁT NGHỀ CÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 13/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác hải sản bất hp pháp, không báo cáo và không theo quy định.

Căn cứ Quyết định 27/QĐ-BNN-TCTS ngày 05/01/2018 về việc ban hành tài liệu hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá theo hướng dẫn mẫu của Ủy ban Châu Âu;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 94/TTr-SNN ngày 14/03/2018,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện ven biển và thành phố Quy Nhơn tổ chức triển khai thực hiện.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện ven biển, Chủ tịch UBND thành phố Quy Nhơn, Chi cục Trưởng Chi cục Thủy sản và Thủ trưởng các ngành liên quan, chịu trách nhiệm thi hành quyết định này kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:

- Như Điều 3;
- Bộ NN và PTNT (báo cáo);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Chi cục TS;
- CVP, PVPNN;
- Lưu: VT, K13 (30b).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Trần Châu

 

KẾ HOẠCH

THANH TRA, KIỂM TRA, KIỂM SOÁT NGHỀ CÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 875/QĐ-UBND ngày 20 tháng 03 năm 2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định)

Thực hiện Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 13/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ vmột số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác hải sản bất hp pháp, không báo cáo và không theo quy định;

Căn cứ Quyết định 27/QĐ-BNN-TCTS ngày 05/01/2018 về việc ban hành tài liệu hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá theo hướng dẫn của Ủy ban Châu Âu;

Căn cứ Quyết định số 645/QĐ-UBND ngày 28 tháng 02 năm 2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định v/v ban hành Kế hoạch thực hiện một số giải pháp cấp bách khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về khai thác thủy sản bất hp pháp, không báo cáo, không theo quy định.

UBND tỉnh Bình Định xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá trên địa bàn tỉnh như sau:

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Mục đích:

Thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động nghề cá thực hiện một cách hiệu quả, nhằm ngăn chặn các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định, đồng thời đảm bảo tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế cũng như các biện pháp bảo tồn và qun lý nguồn lợi, gắn với quy hoạch phát triển quản lý nghề cá, kiểm soát cường lực khai thác hải sản, đảm bảo sử dụng bn vững nguồn lợi thủy sản.

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hành động của tổ chức, cá nhân, đặc biệt là thuyền trưởng, chủ tàu, cảng cá, doanh nghiệp chế biến thủy sản phải tuân thủ quy chế chống đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định của Ủy ban Châu Âu.

2. Yêu cầu:

Phối hợp chặt chẽ các sở ngành liên quan, UBND các huyện ven biển, thành phố Quy Nhơn để nâng cao vai trò, trách nhiệm trong công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động khai thác thủy sản, nhằm đảm bảo thực hiện các quy định chống khai thác bất hp pháp, không báo cáo, không theo quy định theo quy định Ủy ban Châu Âu.

Thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình và tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định, đảm bảo thực hiện các khuyến cáo của Ủy ban Châu Âu.

Tổ chức Bộ phận để thực hiện thanh tra, kiểm soát nghề cá tại cảng cá đối với tàu cá cập bến, xuất bến làm cơ sở để thực hiện việc xác nhận, chứng nhận nguồn gốc khai thác hải sản theo quy định.

II. Nội dung kế hoạch:

1. Phạm vi, nội dung thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá

1.1. Kiểm tra tàu cá trước khi xuất bến, cập bến lên cá tại Cảng cá Quy Nhơn, Đề Gi, Tam Quan.

1.2. Kiểm tra, theo dõi, giám sát hoạt động tàu cá khai thác thủy sản trên biển.

2. Nội dung cụ thể:

2.1. Kiểm tra tàu cá trước khi xuất bến và khi cập bến lên cá tại Cảng cá Quy Nhơn, Đ Gi, Tam Quan.

- Mục tiêu chung của kiểm tra tàu cá xuất, nhập bến: Đảm bảo việc kiểm tra, kiểm soát, thanh tra truy xuất nguồn gốc khai thác hải sản một cách đầy đủ, minh bạch và cách tiếp cận đánh giá rủi ro, các tiêu chuẩn kiểm tra để đảm bảo thực hiện việc kiểm soát, ngăn chặn các hoạt động khai thác bất hp pháp, không báo cáo, không theo quy định theo các hướng dẫn của Ủy ban Châu Âu.

- Thành phần kiểm tra: chủ trì là lực lượng Thủy sản (Chi cục Thủy sản, BQL Cảng cá) và Bộ đội Biên phòng là cơ quan phối hợp.

2.1.1. Kiểm tra trước khi tàu xuất bến.

- Mục tiêu: 100% tàu cá được kiểm tra Hồ sơ giấy tờ và kiểm tra thực tế khi tàu cá xuất bến. Trong đó chú trọng đến việc kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ đối với các chủ tàu cá nằm trong danh sách vi phạm, có dấu hiệu nghi ngờ đánh bắt hải sản ở vùng biển nước ngoài, nhằm chấm dứt tình trạng chủ tàu/thuyền trưởng vi phạm vùng biển các nước.

- Quy trình, nội dung kiểm tra:

Bước 1: Chủ tàu/thuyền trưởng phải thông tin, thông báo trực tiếp hoặc sử dụng điện thoại, thông tin liên lạc cho Văn phòng đại diện thanh tra, kiểm soát nghề cá (Văn phòng đại diện) tại cảng cá ít nhất 01 giờ để bố trí lực lượng kiểm tra.

Bước 2: Chủ tàu/thuyền trưởng phải xuất trình hồ sơ, giấy tờ, khai báo các thông tin cho Văn phòng đại diện tại cảng cá để đối chiếu, kiểm tra.

Bước 3: Kiểm tra Hồ sơ tàu cá: Sổ nhật ký; Giấy chứng nhận đăng ký, đăng kiểm tàu cá; Giấy phép khai thác thủy sản (ngư trường, vùng biển khai thác, đối tượng khai thác...); văn bằng, chứng nhận thuyền trưởng, máy trưởng; Sổ danh bạ thuyn viên tàu cá.

Bước 4: Kiểm tra thực tế:

- Kiểm tra các trang thiết bị đảm bảo an toàn, hàng hải trên tàu: đèn, phao áo cứu sinh, cứu hỏa, thông tin liên lạc, thiết bị giám sát hành trình.

- Kiểm tra ngư cụ;

- Số lượng thuyền viên;

Bước 5: Kết quả kiểm tra: Xác nhận tàu cá đã được kiểm tra, khai báo các thông tin đảm bảo đủ các điều kiện cho tàu trước khi đi biển.

(Mu giấy kiểm tra, kiểm soát hoạt động khai thác hải sản tại Phụ lục)

Trường hợp tàu cá và thuyền viên không đảm bảo các yêu cầu, điều kiện theo quy định thì không đóng du xác nhận/tàu không được rời bến.

2.1.2. Kiểm tra tàu cá cập bến lên cá.

- Mục tiêu:

100% tàu cá được kiểm tra, giám sát, khai báo khi cập cảng; thu, nhận nhật ký khai thác; kiểm tra các thông tin ghi trong snhật ký với sản lượng khai thác; kiểm tra ngư cụ, kích thước mắt lưới.

Kiểm tra tại cảng cá ít nhất 20% sản lượng lên bến đối với cá ngừ, 5% sản lượng lên bến đối với sản phẩm khai thác khác: cá đáy, cua, ghẹ, cá nổi nhỏ theo khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu.

- Quy trình, nội dung kiểm tra:

Bước 1: Trước khi tàu cập cảng cá, chủ tàu/thuyền trưởng phải thông tin, thông báo bằng các kênh thông tin liên lạc (điện thoại, máy VHF, ICOM...) cho Văn phòng đại diện tại cảng cá trước ít nhất 01 giờ để bố trí cán bộ kiểm tra.

Bước 2: Khi cập bến chủ tàu/thuyền trưởng phải khai báo các thông tin cập cảng cá vào mẫu tại Phụ lục cho Văn phòng đại diện tại cảng cá nơi tàu cập bến để đối chiếu kiểm tra.

Bước 3: Thu, nhận nhật ký khai thác; kiểm tra các thông tin ghi trong sổ nhật ký với sản lượng khai thác được, kiểm tra ngư cụ.

Bước 4: Kiểm tra đối chiếu các thông tin khai báo về hành trình, vùng biển, ngư trường khai thác; trường hợp có nghi vấn hoặc phát hiện tàu cá khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định thì Văn phòng đại diện tại cảng cá sử dụng dữ liệu thông tin từ Hệ thống thông tin giám sát hoạt động tàu cá (Trạm bờ VX 1700; MOVIMAR -Trung Tâm thông tin Kiểm ngư/Cục Kiểm ngư cung cấp...) để kiểm tra.

Bước 5: Khi phát hiện thuyền trưởng nào vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật về thủy sản, Văn phòng đại diện tại cảng cá tiến hành lập biên bản giao các cơ quan chức năng có thẩm quyền tiến hành xử lý theo quy định pháp luật.

Bước 6: Khi đáp ứng đầy đủ các quy định, Văn phòng đại diện tại cảng cá sẽ đóng dấu xác nhận vào mẫu tại Phụ lục.

2.2. Kiểm tra, theo dõi, giám sát hoạt động tàu cá khai thác thủy sản trên biển.

2.2.1. Tuần tra, theo dõi, giám sát hoạt động tàu cá khai thác thủy sản.

- Tuần tra, kiểm soát trên biển:

Tun tra, giám sát, theo dõi tàu cá hoạt động khai thác vùng bờ, vùng lộng tỉnh Bình Định và tại khu vực cảng cá, bến cá được tăng cường với tần suất 10 ngày/tháng. Tập trung kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghề giã cào khai thác tuyến bờ, khai thác không giấy phép khai thác; sử dụng chất nổ khai thác ven bờ, khu vực các hòn đảo trong tỉnh và các hoạt động khai thác bất hp pháp, không báo cáo, không theo quy định.

- Tuần tra, kiểm soát vùng nước nội thủy sản:

Tuần tra, kiểm tra, kiểm soát khu vực các đầm, vùng nước nội thủy. Tập trung kiểm tra, xử lý các hoạt động khai thác thủy sản bằng các nghề, ngư cụ (nghề giã cào; bơm phút phnh; sử dụng xung điện, xiếc máy; kích điện cầm tay; sử dụng các nghề xâm hại đến môi trường và nguồn lợi....).

2.2.2. Giám sát, theo dõi tàu cá qua hệ thống thông tin liên lạc Trạm bờ VX 1700; MOVIMAR.

Sử dụng Hệ thống thông tin Trạm bờ VX 1700 của tỉnh hoặc Hệ thống thông tin giám sát tàu cá MOVIMAR của Trung tâm thông tin Kiểm ngư/Cục Kiểm ngư và các kênh thông tin khác đkiểm tra, giám sát hoạt động tàu cá Bình Định. Khi nghi vấn hoặc phát hiện chủ tàu/thuyn trưởng đưa tàu cá xâm phạm vùng biển nước ngoài, khai thác bất hp pháp thì Văn phòng đại diện tại cảng cá sử dụng dữ liệu thông tin từ các Hệ thống thông tin trên để kiểm tra, phân tích, đánh giá và đề xuất xử lý theo quy định pháp luật về thủy sản.

3. Kinh phí thực hiện:

Sử dụng kinh phí liên quan đã bố trí cho các cơ quan, đơn vị năm 2018 để triển khai thực hiện Kế hoạch.

Đối với kinh phí phát sinh để bảo đảm thực hiện Kế hoạch, các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất UBND tỉnh bổ sung theo quy định.

III. Tổ chức thực hiện:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành chức năng và các địa phương liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch.

- Thành lập Bộ phận để thực hiện thanh tra, kiểm soát nghề cá tại Cảng cá (gọi tắt là Văn phòng đại diện thanh tra, kiểm soát nghề cá - Fisheries Control Office) gồm lực lượng Thủy sản (Chi cục Thủy sản, BQL Cảng cá) phối hợp với Bộ đội Biên phòng. Xây dựng và ban hành Quy chế hoạt động của Văn phòng đại diện thanh tra, kiểm soát nghề cá. Trong đó phân công rõ nhiệm vụ, trách nhiệm, chế độ thông tin, báo cáo và việc xử lý tàu cá vi phạm.

- Đảm bảo nguồn lực, cơ sở vật chất cho Văn phòng đại diện hoạt động, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Rà soát, sắp xếp lại mô hình, tổ chức quản lý cảng cá đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, tổ chức kiểm tra, kiểm soát tàu cá ra vào cảng, thu, nhận nhật ký khai thác, báo cáo khai thác thủy sản, xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản khai thác.

- Chỉ đạo Chi cục Thủy sản tổ chức trực Trạm bờ VX 1700 và xây dựng Kế hoạch phối hợp với lực lượng Biên phòng và các cơ quan chức năng liên quan tuần tra, kiểm soát tàu cá hoạt động khai thác trên vùng biển giao tỉnh quản lý.

- Thường xuyên nắm bắt tình hình triển khai thực hiện, phối hợp với các Sở ngành liên quan, UBND các huyện/thành phố ven biển chủ động hoặc đề xuất tháo gỡ, xử lý những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.

- Tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch, danh sách tàu cá Bình Định vi phạm khai thác bất hp pháp, không báo cáo, không theo quy định báo cáo UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và PTNT.

2. Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

- Cử cán bộ, chiến sĩ tham gia Văn phòng đại diện thường trực tại cảng cá để phối hợp kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của tàu cá và thuyền viên ra vào cảng.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc (Đồn, Trạm Biên phòng...) phối hợp với Chi cục Thủy sản tổ chức tuần tra, kiểm soát, theo dõi, giám sát tàu cá hoạt động khai thác thủy sản trên vùng biển giao tỉnh quản lý.

3. Sở Tài chính

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh tham mưu, đề xuất kinh phí để tổ chức, triển khai thực hiện Kế hoạch.

Căn cứ tình hình ngân sách của tỉnh, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí hàng năm thực hiện Kế hoạch thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá trên địa bàn tỉnh cho những năm tiếp theo.

4. UBND các huyện/thành phố ven biển

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tập huấn nâng cao năng lực tuân thủ pháp luật của chủ tàu, ngư dân, thuyền trưởng, chủ cơ sở dịch vụ hậu cần khai thác thủy sản các quy định mới về Luật Thủy sản 2017, các quy định khai thác bất hp pháp, không báo cáo, không theo quy định được Ủy ban Châu Âu khuyến cáo.

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các xã/ phường tổ chức tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân trên địa bàn có hoạt động liên quan đến thủy sản chấp hành các quy định về khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định, tổ chức tuần tra, kiểm soát nghề cá tại các vùng đầm, vùng nước nội thủy theo địa bàn quản lý. Tập trung kiểm tra, kiểm soát đối với các tàu cá làm các nghề khai thác có nguy cơ thực hiện hoạt động khai thác thủy sản trái phép cao (nghề giã cào; bơm phút phểnh; sử dụng xung điện, xiếc máy; kích điện cầm tay; sử dụng các nghề xâm hại đến môi trường và nguồn lợi....).

5. Đài Phát thanh và truyền hình Bình Định và Báo Bình Định

- Có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật Việt Nam trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản; các chủ trương của Đảng, Nhà nước về chính sách phát triển thủy sản; quy định của các nước có vùng biển tiếp giáp nhằm góp phần ngăn chặn các hành vi tàu cá ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép.

- Thường xuyên phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ đội Biên phòng tỉnh kịp thời đưa tin phản ánh gương người tốt, việc tốt hoặc đấu tranh phê phán hoạt động khai thác hải sản trái phép trong thực hiện Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 13/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác hải sản bất hp pháp, không báo cáo và không theo quy định và Công điện 732/CĐ-TTg ngày 28/05/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện/thành phố ven biển báo cáo kịp thời cho UBND tỉnh thông qua Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn làm đầu mối tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh để xem xét điều chỉnh, bổ sung và chỉ đo xử lý, giải quyết./.

 

PHỤ LỤC:

MẪU GIẤY KIỂM TRA, KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT BÌNH ĐỊNH
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN

GIẤY XÁC NHẬN KIỂM TRA, KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN

Số:………….

A. KIM TRA KHI TÀU RỜI CẢNG

Thời gian tàu rời cảng:………………...

1.Tên tàu:………………………………….. S đăng ký:…………………………………………..

Tên chủ tàu:…………………………………... SĐT:………………………………………………….

Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………..

2. Cảng/bến:………………………………….. SĐT:…………………………………………………

Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………..

3. Kiểm tra hồ sơ:

□ Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá

□ Các chứng chỉ của người làm việc trên tàu cá

□ Sổ đăng kiểm

□ Giấy phép khai thác

□ Giấy chứng nhận an toàn tàu cá

□ Nhật ký khai thác

□ Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm đối với tàu trên 90 CV

4. Kiểm tra thực tế:

Kiểm tra trang bị an toàn, thông tin liên lạc

□ Phương tiện cứu sinh

□ Thiết bị vô tuyến điện

□ Thiết bị khác………………

□ Phương tiện tín hiệu

□ Thiết bị hàng hải

 

Thiết bị giám sát hành trình

□ Có/Tên thiết bị…………………………………

□ Không

Kiểm tra ngư cụ khai thác (tên ngư cụ): ……………………………………………………….........

□ Nghề lưới kéo

□ Nghề câu

□ Nghề lưới vây

□ Nghề chụp mực

□ Nghề lưới rê

□ Nghề khác:……………….

□ Kích thước mt lưới đúng quy định

Slượng thuyn viên:……………………………………………………………………………….

Chủ tàu/thuyền trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)

Văn phòng đại diện tại cảng
(Ký, đóng dấu xác nhận)

B. KIỂM TRA KHI TÀU VÀO CẢNG

Thời gian tàu cập cảng:...................................

1. Cảng/bến:……………………………………… SĐT:………………………………………………..

Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………….

2. Khai báo sản lượng:

Mã loài

Tên loài

Ước tính sản lượng

Sản lượng sau khi cân/kiểm tra

Mã loài

Tên loài

Ước tính sản lượng

Sản lượng sau khi cân/kiểm tra

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng trọng lượng (Kg/tấn)

 

 

 

Chủ tàu/thuyền trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)

Văn phòng đại diện tại cảng
(Ký, đóng dấu xác nhận)