Quyết định 875/QĐ-BNV năm 2012 về Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị và quản lý nhà nước giai đoạn 2012-2015
Số hiệu: 875/QĐ-BNV Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nội vụ Người ký: Nguyễn Tiến Dĩnh
Ngày ban hành: 18/09/2012 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Cán bộ, công chức, viên chức, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ NỘI VỤ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 875/QĐ-BNV

Hà Nội, ngày 18 tháng 09 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ GIẢNG VIÊN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2012 - 2015

BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ

Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17/4/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;

Căn cứ Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011 -2015;

Sau khi thống nhất với Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị và giảng viên quản lý nhà nước giai đoạn 2012-2015.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Sở Nội vụ, Trường Chính trị các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Vụ (Ban) Tổ chức - Cán bộ, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, đoàn thể Trung ương;
- Bộ Nội vụ: Bộ trưởng, các Thứ trưởng;
- Lưu: VT, ĐT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Tiến Dĩnh

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ GIẢNG VIÊN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2012 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 875/QĐ-BNV ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)

Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011 - 2015 đã chỉ rõ sự cần thiết phải xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Trong Quyết định số 1374/QĐ-TTg , Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổng rà soát, đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, xây dựng, tổ chức thực hiện hoặc hướng dẫn các cơ quan chức năng thực hiện các đề án, chương trình nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, trong đó có nội dung quan trọng là “xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ”.

Theo quy định của Đảng và Chính phủ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (sau đây gọi chung là Học viện) không chỉ có trách nhiệm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của hệ thống Học viện, mà còn có trách nhiệm hướng dẫn nội dung chương trình, giáo trình, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp sư phạm cho giảng viên các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là trường chính trị cấp tỉnh), các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, đoàn thể Trung ương (sau đây gọi chung là trường đào tạo, bồi dưỡng bộ, ngành).

Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị và giảng viên quản lý nhà nước giai đoạn 2012 - 2015 là hoạt động triển khai thực hiện Quyết định số 1374/QĐ-TTg nhằm đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị và giảng viên quản lý nhà nước đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước trong thời kỳ mới, tập trung vào đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu theo vị trí việc làm. Hoạt động bồi dưỡng theo tiêu chuẩn quy định và cập nhật thường xuyên, thực hiện theo kế hoạch từng năm không thuộc nội dung của kế hoạch này.

Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng của Kế hoạch này bao gồm: Giảng viên đang thực hiện nhiệm vụ giảng dạy các chuyên ngành lý luận chính trị và giảng viên quản lý nhà nước thuộc biên chế của hệ thống Học viện, trường chính trị cấp tỉnh và trường đào tạo, bồi dưỡng bộ, ngành.

I. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ VÀ NHU CẦU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CỦA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ GIẢNG VIÊN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

1. Thực trạng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị và giảng viên quản lý nhà nước

a) Về số lượng

Tổng số giảng viên lý luận chính trị và giảng viên quản lý nhà nước của Học viện, các trường chính trị cấp tỉnh, các trường đào tạo, bồi dưỡng bộ, ngành hiện nay là 5.328 người, gồm 3.648 giảng viên lý luận chính trị và 1.680 giảng viên quản lý nhà nước. Trong đó, Học viện có 2.184 giảng viên, các trường chính trị cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 2.357 giảng viên và các trường đào tạo, bồi dưỡng bộ, ngành có 787 giảng viên.

Cơ cấu ngạch giảng viên lý luận chính trị và giảng viên quản lý nhà nước như sau:

STT

Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng

Ngạch

Tổng số

Giảng viên cao cấp

Giảng viên chính

Giảng viên

1

Học viện CT - HC quốc gia Hồ Chí Minh

148

730

1.306

2.184

2

Trường chính trị cấp tỉnh

80

630

1.647

2.357

3

Trường đào tạo, bồi dưỡng bộ, ngành

31

188

568

787

Tổng số

259

1.548

3.521

5.328

Trong đó, cơ cấu ngạch giảng viên lý luận chính trị

STT

Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng

Ngạch

Tổng số

Giảng viên cao cấp

Giảng viên chính

Giảng viên

1

Học viện CT - HC quốc gia Hồ Chí Minh

96

492

883

1.471

2

Trường chính trị cấp tỉnh

56

443

1.132

1.631

3

Trường đào tạo, bồi dưỡng bộ, ngành

21

132

393

546

Tổng số

173

1.067

2.408

3.648

Cơ cấu ngạch giảng viên quản lý nhà nước

STT

Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng

Ngạch

Tổng số

Giảng viên cao cấp

Giảng viên chính

Giảng viên

1

Học viện CT - HC quốc gia Hồ Chí Minh

52

238

423

713

2

Trường chính trị cấp tỉnh

24

187

515

726

3

Trường đào tạo, bồi dưỡng bộ, ngành

10

56

175

241

Tổng số

86

481

1.113

1.680

b) Về trình độ chuyên môn

Trong số 5.328 giảng viên lý luận chính trị và giảng viên quản lý nhà nước, có 578 người trình độ tiến sĩ, 1.940 người trình độ thạc sĩ và 2.811 người trình độ cử nhân, về trình độ lý luận chính trị, có 2.727 người trình độ cao cấp lý luận và tương đương, 2.601 người trình độ trung cấp lý luận chính trị và tương đương. Trình độ chuyên môn, lý luận chính trị của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cụ thể như sau:

STT

Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng

Trình độ lý luận chính trị

Trình độ chuyên môn

Trung cấp

Cao cấp lý luận

Cử nhân

Thạc sĩ

Tiến sĩ

1

Học viện CT - HC quốc gia Hồ Chí Minh

897

1.287

853

900

431

2

Trường chính trị cấp tỉnh

1.477

1.245

1.682

662

75

3

Trường ĐT, BD bộ, ngành

227

195

276

378

72

Tổng số

2.601

2.727

2.811

1.940

578

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó, giảng viên lý luận chính trị gồm:

STT

Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng

Trình độ lý luận chính trị

Trình độ chuyên môn

Trung cấp

Cao cấp lý luận

Cử nhân

Thạc sĩ

Tiến sĩ

1

Học viện CT - HC quốc gia Hồ Chí Minh

625

877

587

654

303

2

Trường chính trị cấp tỉnh

1.007

853

1.213

452

54

3

Trường ĐT, BD bộ, ngành

155

134

191

268

52

Tổng số

1.787

1.864

1.991

1.374

409

Giảng viên quản lý nhà nước gồm:

STT

Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng

Trình độ lý luận chính trị

Trình độ chuyên môn

Trung cấp

Cao cấp lý luận

Cử nhân

Thạc sĩ

Tiến sĩ

1

Học viện CT - HC quốc gia Hồ Chí Minh

272

410

266

246

128

2

Trường chính trị cấp tỉnh

470

392

469

210

21

3

Trường ĐT, BD bộ, ngành

72

61

85

110

20

Tổng số

814

863

820

566

169

Theo số liệu thống kê, số lượng giảng viên trình độ sau đại học đã tăng lên đáng kể, số tiến sĩ tăng gấp đôi và số thạc sĩ tăng gấp gần 3 lần so với năm 2005. Tuy nhiên, số lượng giảng viên trình độ tiến sĩ lại chủ yếu chỉ tập trung ở Học viện, số lượng tiến sĩ của các trường chính trị cấp tỉnh và trường đào tạo, bồi dưỡng bộ, ngành còn ít. Mặt khác, vẫn còn tình trạng nhiều giảng viên đang giảng dạy chuyên ngành khác với chuyên ngành họ được đào tạo ở trường đại học (do các trường đại học chỉ đào tạo chuyên ngành rộng chứ không phân ngành sâu như ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức). Cụ thể: Trong số 3.144 giảng viên của trường chính trị cấp tỉnh và trường đào tạo, bồi dưỡng bộ, ngành có tới gần 20% hiện đang giảng dạy các chuyên ngành không đúng với chuyên ngành họ được đào tạo. Ngoài ra, hiện có 2.601 giảng viên chưa qua chương trình cao cấp lý luận chính trị, quản lý nhà nước, tập trung ở Học viện Hành chính, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, các trường chính trị cấp tỉnh và các trường bộ, ngành.

c) Về phương pháp giảng dạy

Trong giai đoạn 2005 - 2010, Bộ Nội vụ và Học viện đã tích cực tổ chức các lớp bồi dưỡng phương pháp giảng dạy. Đến nay, phần lớn giảng viên đã được bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tích cực. Cụ thể: Trong số 5.328 giảng viên lý luận chính trị và giảng viên quản lý nhà nước, có 3.640 người (chiếm khoảng 70%) đã được bồi dưỡng phương pháp sư phạm. Tuy nhiên, vẫn còn 1.680 giảng viên, chủ yếu là của các trường chính trị cấp tỉnh, các trường đào tạo, bồi dưỡng bộ, ngành chưa được bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tích cực và đại đa số giảng viên chưa được bồi dưỡng phương pháp chuyên ngành.

Từ sự phân tích trên, có thể đánh giá khái quát, đội ngũ giảng viên lý luận chính trị và giảng viên quản lý nhà nước đã phát triển nhanh cả về số lượng, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận và phương pháp sư phạm. Tuy nhiên, đội ngũ giảng viên lý luận chính trị và giảng viên quản lý nhà nước hiện nay, đặc biệt là đội ngũ giảng viên của các trường chính trị cấp tỉnh và trường đào tạo, bồi dưỡng bộ, ngành còn một số hạn chế:

- 45% giảng viên chưa được chuẩn hóa đúng với chuyên môn, nghiệp vụ theo tiêu chuẩn quy định.

- Thiếu kiến thức chuyên sâu về kinh điển Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

- 20% thiểu kỹ năng phương pháp giảng dạy tích cực và đa số chưa được bồi dưỡng phương pháp giảng dạy chuyên ngành.

- Số giảng viên trẻ chiếm tỷ lệ lớn nhưng đa số còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn để áp dụng vào thực tế giảng dạy.

- Trình độ ngoại ngữ chuyên ngành còn hạn chế.

2. Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của giảng viên lý luận chính trị và giảng viên quản lý nhà nước

a) Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của giảng viên lý luận chính trị

- Về lý luận chính trị và kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước

+ Về cơ bản, đa số đã đáp ứng được tiêu chuẩn về lý luận chính trị theo quy định cho từng ngạch giảng viên. Tuy nhiên, vẫn có 25% giảng viên có nhu cầu đào tạo lý luận chính trị trình độ cao cấp và có tới 40% giảng viên có nhu cầu được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước.

+ Nhu cầu bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu về kinh điển Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: Trong số 1.783 giảng viên lý luận chính trị có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, hơn 1.000 người có nhu cầu bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu về kinh điển Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Về chuyên môn, nghiệp vụ

+ Nhu cầu đào tạo kiến thức chuyên ngành bậc sau đại học: Trong số 991 giảng viên lý luận chính trị trình độ cử nhân, có 490 người có nhu cầu được đào tạo thạc sĩ, trong đó 180 người có nhu cầu đào tạo ở nước ngoài. Trong số 1.374 giảng viên lý luận chính trị trình độ thạc sĩ thì 362 người có nhu cầu được đào tạo ở bậc tiến sĩ, trong đó 128 người có nhu cầu đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài trong vòng 5 năm tới.

+ Nhu cầu đào tạo chuyển đổi chuyên ngành: có 100 giảng viên lý luận chính trị có nhu cầu được đào tạo theo chương trình chuyển đổi.

+ Nhu cầu bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới: 100% giảng viên có nhu cầu được cập nhật kiến thức, kỹ năng theo vị trí và chuyên ngành giảng dạy.

+ Nhu cầu bồi dưỡng phương pháp giảng dạy: Trong số 1.200 giảng viên lý luận chính trị chưa được bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tích cực, 710 người có nhu cầu được bồi dưỡng nội dung này. Trong số giảng viên lý luận chính trị đã được bồi dưỡng phương pháp giảng dạy chương trình cơ bản, 656 người có nhu cầu được bồi dưỡng phương pháp giảng dạy chương trình nâng cao.

- Về kiến thức thực tiễn

Theo kết quả khảo sát, chỉ tính riêng đội ngũ giảng viên Học viện có 526 giảng viên lý luận chính trị có nhu cầu được đào tạo, bồi dưỡng thông qua đi thực tế ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các đoàn thể Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là bộ, ngành và địa phương).

- Về ngoại ngữ chuyên ngành

Trong số 1.471 giảng viên lý luận chính trị của Học viện, 535 người có nhu cầu đào tạo ngoại ngữ, trong đó 347 người có nhu cầu bồi dưỡng ngoại ngữ trình độ dịch thuật, học thuật phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy.

b) Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của giảng viên quản lý nhà nước

- Về lý luận chính trị

Đối tượng này còn thiếu căn bản kiến thức về lý luận chính trị, do vậy nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng về chương trình này là rất lớn, trong đó có 75% giảng viên cần đào tạo lý luận chính trị trình độ cao cấp; 25% giảng viên cần đào tạo lý luận chính trị trình độ trung cấp.

- Về chuyên môn, nghiệp vụ

+ Nhu cầu đào tạo kiến thức chuyên ngành bậc sau đại học: Trong số 820 giảng viên quản lý nhà nước trình độ cử nhân, có 360 người nhu cầu được đào tạo thạc sĩ, trong đó 142 người có nhu cầu đào tạo ở nước ngoài. Trong số 566 giảng viên quản lý nhà nước trình độ thạc sĩ thì 186 người có nhu cầu được đào tạo ở bậc tiến sĩ, trong đó 85 người có nhu cầu đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài trong vòng 5 năm tới.

+ Nhu cầu đào tạo chuyển đổi chuyên ngành: 265 giảng viên quản lý nhà nước có nhu cầu được đào tạo theo chương trình chuyển đổi.

+ Nhu cầu bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới: 100% giảng viên quản lý nhà nước có nhu cầu được cập nhật kiến thức, kỹ năng theo vị trí và chuyên ngành giảng dạy.

+ Nhu cầu bồi dưỡng phương pháp giảng dạy hiện đại: Trong số 480 giảng viên quản lý nhà nước chưa được bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tích cực, 295 giảng viên có nhu cầu được bồi dưỡng nội dung này. Trong số giảng viên quản lý nhà nước đã được bồi dưỡng phương pháp giảng dạy chương trình cơ bản, 136 giảng viên có nhu cầu được bồi dưỡng phương pháp giảng dạy chương trình nâng cao.

- Về kiến thức thực tiễn

Theo kết quả khảo sát, chỉ tính riêng đội ngũ giảng viên Học viện, có 187 giảng viên quản lý nhà nước có nhu cầu được đào tạo, bồi dưỡng thông qua đi thực tế ở các bộ, ngành và địa phương.

- Về ngoại ngữ chuyên ngành

+ Trong số 713 giảng viên quản lý nhà nước của Học viện, 218 người có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, trong đó 150 người có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ trình độ dịch thuật, học thuật phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy.

Như vậy, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của giảng viên lý luận chính trị và giảng viên quản lý nhà nước rất lớn và đa dạng, đòi hỏi phải có những chương trình và nội dung đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng đối tượng và từng loại nhu cầu. Kế hoạch này tập trung đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng giảng dạy cho giảng viên lý luận chính trị và giảng viên quản lý nhà nước, trong đó có ưu tiên thỏa đáng cho đội ngũ giảng viên các trường chính trị cấp tỉnh, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng bộ, ngành.

II. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ GIẢNG VIÊN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2012 - 2015

1. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung

Phấn đấu đến năm 2015, nâng cao chất lượng tương đối toàn diện đối với đội ngũ giảng viên lý luận chính trị và giảng viên quản lý nhà nước, bảo đảm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và nghiên cứu khoa học đã được Đảng và Nhà nước giao cho Học viện, các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức bộ, ngành, đoàn thể Trung ương trong giai đoạn mới.

b) Mục tiêu cụ thể

- Đối với giảng viên lý luận chính trị

+ Đào tạo để tăng số lượng giảng viên trình độ tiến sĩ của các trường chính trị cấp tỉnh và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng bộ, ngành thêm 5% trên tổng số giảng viên của các cơ sở này, nhằm bảo đảm mỗi trường có từ 2 - 3 giảng viên trở lên có trình độ tiến sĩ.

+ 20% giảng viên lý luận chính trị chưa có trình độ cao cấp lý luận chính trị được đào tạo cao cấp lý luận chính trị.

+ 50% giảng viên có nhu cầu chuyển đổi chuyên ngành, được đào tạo chuyển đổi chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm.

+ Tăng thêm 20% giảng viên lý luận chính trị có trình độ thạc sĩ trở lên được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

+ 80% giảng viên lý luận chính trị được bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và được cập nhật thông tin các vấn đề về thế giới đương đại, hiểu biết về thực tiễn công cuộc đổi mới đất nước, đặc biệt là những kiến thức thực tiễn liên quan đến chuyên ngành giảng dạy.

+ 50% giảng viên lý luận chính trị có nhu cầu bồi dưỡng về phương pháp, kỹ năng giảng dạy được bồi dưỡng về kỹ năng này. Xây dựng đội ngũ giảng viên phương pháp để chuẩn bị thay thế cho đội ngũ giảng viên phương pháp đã lớn tuổi, chuẩn bị nghỉ hưu.

+ Nâng cao kiến thức, kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý, kỹ năng, phương pháp giảng dạy của các nước tiên tiến cho đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đào tạo.

+ 30% giảng viên lý luận chính trị có trình độ từ thạc sĩ trở lên được đào tạo, bồi dưỡng thông qua đi luân chuyển, thực tế dài hạn tại bộ, ngành, địa phương.

+ 50% giảng viên lý luận chính trị của Học viện có nhu cầu bồi dưỡng ngoại ngữ được bồi dưỡng ngoại ngữ trình độ dịch thuật, học thuật phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy.

- Đối với giảng viên quản lý nhà nước

+ Đào tạo để tăng số lượng giảng viên trình độ tiến sĩ của các trường chính trị cấp tỉnh và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng bộ, ngành thêm 15% trên tổng số giảng viên của các cơ sở này nhằm bảo đảm mỗi trường có ít nhất 01 tiến sĩ chuyên ngành quản lý nhà nước.

+ 25% giảng viên quản lý nhà nước chưa được bồi dưỡng lý luận chính trị trình độ cao cấp được đào tạo.

+ 65% giảng viên quản lý nhà nước có nhu cầu chuyển đổi chuyên ngành, được đào tạo chuyển đổi chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm.

+ 100% giảng viên quản lý nhà nước được bồi dưỡng những kiến thức Cơ bản về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và được cập nhật thông tin về các vấn đề về thế giới đương đại, hiểu biết về thực tiễn công cuộc đổi mới đất nước, đặc biệt là những kiến thức thực tiễn liên quan đến chuyên ngành giảng dạy.

+ 50% giảng viên quản lý nhà nước có nhu cầu bồi dưỡng về phương pháp, kỹ năng giảng dạy được bồi dưỡng về kỹ năng này.

+ Nâng cao kiến thức, kinh nghiệm quản lý khu vực công của các nước tiên tiến cho đội ngũ giảng viên quản lý nhà nước và cán bộ quản lý đào tạo.

+ 35% giảng viên quản lý nhà nước có trình độ từ thạc sĩ trở lên được đào tạo, bồi dưỡng thông qua đi luân chuyển, thực tế dài hạn tại các bộ, ngành, địa phương.

+ 50% giảng viên quản lý nhà nước của Học viện có nhu cầu bồi dưỡng ngoại ngữ được bồi dưỡng ngoại ngữ trình độ dịch thuật, học thuật phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy.

2. Nội dung

a) Xây dựng nội dung chương trình, biên soạn giáo trình và xây dựng đội ngũ giảng viên

- Chỉnh sửa, xây dựng chương trình, nội dung, biên soạn giáo trình (kinh phí: 6 tỷ đồng), bao gồm:

+ Xây dựng, hoàn chỉnh chương trình, giáo trình đào tạo 01 lớp nghiên cứu sinh cho giảng viên lý luận chính trị và 01 lớp nghiên cứu sinh cho giảng viên Hành chính học của Học viện, trường chính trị cấp tỉnh và trường đào tạo, bồi dưỡng bộ, ngành.

+ Tổng kết, đánh giá chương trình, tài liệu bồi dưỡng chuyên sâu kinh điển Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, tiến hành chỉnh sửa, hoàn thiện chương trình, tài liệu.

+ Chỉnh sửa chương trình, biên soạn giáo trình đào tạo chuyển đổi chuyên ngành ngành Hồ Chí Minh học và xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình chuyển đổi cho giảng viên khoa học hành chính.

+ Xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho giảng viên lý luận chính trị và giảng viên khoa học hành chính.

+ Chỉnh sửa chương trình, biên soạn giáo trình lớp bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tích cực hệ cơ bản và xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu lớp bồi dưỡng phương pháp giảng dạy hệ nâng cao.

+ Xây dựng nội dung chương trình, kế hoạch, đưa giảng viên đi thực tế tại bộ, ngành, địa phương.

- Chuẩn bị đội ngũ giảng viên:

+ Xây dựng kế hoạch và chọn lựa những giảng viên có trình độ và kinh nghiệm của Học viện tham gia giảng dạy.

+ Hàng năm cử 10 - 15 giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đi khảo sát ở nước ngoài về kinh nghiệm tổ chức đào tạo giảng viên và phương pháp giảng dạy tích cực.

+ Xây dựng kế hoạch và mời một số giảng viên ngoài cơ hữu của Học viện, gồm: Một số cán bộ hoạt động thực tiễn, một số chuyên gia đầu ngành và một số chuyên gia nước ngoài.

b) Tổ chức triển khai các khóa đào tạo nghiên cứu sinh (kinh phí: 5 tỷ đồng)

Tổ chức 02 lớp nghiên cứu sinh đặc biệt gồm 160 học viên, dành cho đối tượng là những giảng viên dưới 40 tuổi, có triển vọng trở thành các chuyên gia đầu ngành về lý luận chính trị và khoa học hành chính.

STT

Tên lớp

Số lượng (người)

Kinh phí (đồng)

1

Lớp nghiên cứu sinh Lý luận chính trị (2012-2015)

100

5 tỷ

2

Lớp nghiên cứu sinh Hành chính học (2012-2015)

60

c) Tổ chức triển khai các lớp cao cấp lý luận chính trị, quản lý nhà nước (kinh phí: 4 tỷ đồng)

Tổ chức 04 lớp cao cấp lý luận chính trị, quản lý nhà nước dành cho giảng viên, trong đó 03 lớp cho giảng viên lý luận chính trị; 01 lớp cho giảng viên quản lý nhà nước.

Nội dung

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Kinh phí (đồng)

Cao cấp lý luận chính trị, quản lý nhà nước

 

100 gv LLCT

 

100 gv QLNN

4 tỷ

 

 

100 gv LLCT

 

 

 

 

 

 

 

 

100 gv LLCT

d) Đào tạo chuyển đổi chuyên ngành (kinh phí: 4 tỷ đồng)

Tổ chức 01 lớp đào tạo chuyển đổi chuyên ngành cho 100 giảng viên lý luận chính trị và 03 lớp cho 265 giảng viên quản lý nhà nước, hiện đang giảng dạy trái chuyên ngành và để chuẩn bị nhân lực giảng dạy một số chuyên ngành mới đưa vào chương trình đào tạo.

đ) Bồi dưỡng kinh điển Mác - Lênin (kinh phí: 3 tỷ đồng)

Tổ chức 03 lớp, mỗi lớp hơn 4 tháng, bồi dưỡng chuyên sâu kinh điển Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho giảng viên lý luận chính trị và 01 lớp cho giảng viên quản lý nhà nước có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ; 01 lớp (mỗi lớp 6 tháng) cho giảng viên lý luận chính trị và 01 lớp (mỗi lớp 6 tháng) cho giảng viên quản lý nhà nước độ tuổi dưới 30 tuổi và 31 đến 40 tuổi có trình độ cử nhân. Thời gian cụ thể của các lớp này dự kiến như sau:

STT

Nội dung

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Kinh phí (đồng)

1

Lớp dành cho giảng viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ

60 gv LLCT

60 gv LLCT

60 gv QLNN

60 gv LLCT

2 tỷ

2

Lớp dành cho giảng viên có trình độ cử nhân

 

 

60 gv LLCT

60 gv QLNN

1 tỷ

e) Bồi dưỡng cập nhật, nâng cao kiến thức cho giảng viên quản lý nhà nước (kinh phí: 2 tỷ đồng)

Mỗi năm tổ chức từ 4 - 5 lớp bồi dưỡng kiến thức cho giảng viên quản lý nhà nước. Thời gian cụ thể như sau:

Thời gian

Nội dung

Năm 2012

Năm 2013

Quí I

Quí II

Quí III

Quí IV

Quí I

Quí II

Quí III

Quí IV

Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

80 gv

 

 

 

 

 

 

 

80 gv

80 gv

80 gv

 

 

 

 

 

 

 

 

80 gv

80 gv

Thời gian

Nội dung

Năm 2014

Năm 2015

Quí I

Quí II

Quí III

Quí IV

Quí I

Quí II

Quí III

Quí IV

Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước

80 gv

80 gv

 

 

 

 

 

 

 

 

80 gv

 

80 gv

 

 

 

 

 

 

80 gv

 

80 gv

80 gv

80 gv

 

 

 

 

 

 

 

80 gv

g) Bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới theo chuyên ngành cho giảng viên lý luận chính trị (kinh phí: 4 tỷ đồng)

Mỗi năm tổ chức 5 - 10 lớp, mỗi lớp 80 học viên, bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới cho giảng viên các chuyên ngành lý luận chính trị, hành chính.

Thời gian

Nội dung

Năm 2012

Năm 2013

Quí I

Quí II

Quí III

Quí IV

Quí I

Quí II

Quí III

Quí IV

Lớp bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới

 

 

80 gv

80 gv

80 gv

80 gv

80 gv

80 gv

 

 

80 gv

80 gv

 

80 gv

80 gv

80 gv

 

 

 

80 gv

 

 

80 gv

80 gv

 

 

 

 

 

 

 

80 gv

Thời gian

Nội dung

Năm 2014

Năm 2015

Quí I

Quí II

Quí III

Quí IV

Quí I

Quí II

Quí III

Quí IV

Lớp bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới

 

80 gv

80 gv

80 gv

80 gv

80 gv

80 gv

80 gv

80 gv

80 gv

80 gv

 

80 gv

80 gv

80 gv

 

 

80 gv

80 gv

80 gv

 

80 gv

 

 

 

 

 

80 gv

 

 

 

80 gv

 

 

 

 

 

 

80 gv

 

h) Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tích cực (kinh phí: 6 tỷ đồng)

- Tổ chức 01 lớp đào tạo giảng viên phương pháp: Lựa chọn 30 giảng viên trình độ từ thạc sĩ trở lên, có khả năng sư phạm tốt để tổ chức 01 khóa đào tạo giảng viên phương pháp (đào tạo theo chương trình thạc sĩ phương pháp của châu Âu). Thời gian 03 năm. Kinh phí: 3 tỷ đồng.

- Tổ chức 23 lớp bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tích cực cho 690 giảng viên lý luận chính trị và 07 lớp bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tích cực cho 210 giảng viên quản lý nhà nước. Kinh phí: 3 tỷ đồng.

Thời gian

Nội dung

Năm 2012

Năm 2013

Quí I

Quí II

Quí III

Quí IV

Quí I

Quí II

Quí III

Quí IV

Lớp bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tích cực

 

 

30 gv LLCT

30 gv QLNN

30 gv LLCT

30 gv LLCT

 

30 gv LLCT

 

 

 

30 gv LLCT

 

30 gv QLNN

 

30 gv LLCT

 

 

 

 

 

30 gv LLCT

 

30 gv QLNN

 

 

 

30 gv LLCT

 

 

 

30 gv LLCT

Thời gian

Nội dung

Năm 2014

Năm 2015

Quí I

Quí II

Quí III

Quí IV

Quí I

Quí II

Quí III

Quí IV

Lớp bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tích cực

30 gv LLCT

30 gv QLNN

30 gv LLCT

 

30 gv LLCT

30 gv QLNN

 

30 gv LLCT

30 gv LLCT

 

30 gv QLNN

 

 

30 gv LLCT

 

 

 

30 gv LLCT

 

30 gv LLCT

30 gv LLCT

30 gv LLCT

30 gv LLCT

30 gv QLNN

 

30 gv LLCT

30 gv LLCT

 

 

 

 

30 gv LLCT

i) Tổ chức các đoàn đi bồi dưỡng ở nước ngoài (kinh phí: 14 tỷ đồng)

Tổ chức cho 205 lượt giảng viên và cán bộ quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đi bồi dưỡng ở nước ngoài.

Thời gian

Nội dung

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Kinh phí (đồng)

Đoàn đi bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước

 

20 gv

20 gv

20 gv

4 tỷ

Đoàn đi trao đổi theo chuyên ngành

 

20 gv

20 GV

20 gv

4 tỷ

Đoàn đi bồi dưỡng phương pháp

10 gv

15 gv

15 gv

15 gv

4 tỷ

Đoàn đi bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý

 

15 gv

 

15 gv

2 tỷ

k) Tổ chức đi thực tế dài hạn tại các bộ, ngành, địa phương (kinh phí: 5,5 tỷ đồng)

Đưa 574 giảng viên lý luận chính trị và 196 giảng viên quản lý nhà nước có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ đi thực tế tại các bộ, ngành và địa phương trong thời gian từ 12 - 36 tháng. Thời gian cụ thể như sau:

Thời gian

Cơ quan, đơn vị

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Kinh phí (đồng)

Học viện CT - HC quốc gia Hồ Chí Minh

22 GVLLCT

08 GVQLNN

28 GVLLCT

12 GVQLNN

45 GVLLCT

15 GVQLNN

52 GVLLCT

18 GVQLNN

2 tỷ

Các trường chính trị cấp tỉnh

45 GVLLCT

15 GVQLNN

90 GVLLCT

30 GVQLNN

90 GVLLCT

30 GVQLNN

90 GVLLCT

30 GVQLNN

2 tỷ

Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng bộ, ngành

22 GVLLCT

08 GVQLNN

30 GVLLCT

10 GVQLNN

30 GVLLCT

10 GVQLNN

30 GVLLCT

10 GVQLNN

1,5 tỷ

l) Tổ chức các lớp bồi dưỡng ngoại ngữ chuyên ngành (kinh phí: 4 tỷ đồng)

Tổ chức 08 lớp bồi dưỡng ngoại ngữ chuyên ngành gồm: 06 lớp tiếng Anh, trong đó: 04 lớp cho giảng viên lý luận chính trị và 02 lớp cho giảng viên quản lý nhà nước; 02 lớp tiếng Trung Quốc, trong đó: 01 lớp cho giảng viên lý luận chính trị và 01 lớp cho giảng viên quản lý nhà nước trình độ dịch thuật, học thuật phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy.

Nội dung

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Kinh phí (đồng)

Lớp tiếng Anh tại Thành phố Hà Nội

 

60 gv LLCT

60 gv LLCT

60 gv QLNN

1.5 tỷ

Lớp tiếng Anh tại Thành phố Hồ Chí Minh

 

60 gv LLCT

60 gv QLNN

60 gv LLCT

1,5 tỷ

Lớp tiếng Trung tại Thành phố Hà Nội

 

60 gv LLCT

 

60 gv QLNN

1 tỷ

3. Hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng

Các khóa đào tạo, bồi dưỡng dành cho giảng viên lý luận chính trị và giảng viên quản lý nhà nước của Học viện và giảng viên lý luận chính trị và giảng viên quản lý nhà nước các trường chính trị, các trường đào tạo bộ, ngành đều thực hiện dưới hình thức tập trung và vừa học vừa làm, kết hợp đào tạo, bồi dưỡng lý thuyết với đào tạo, bồi dưỡng qua thực tế. Đối với các khóa đào tạo lý luận chính trị, khoa học hành chính có nội dung đào tạo phương pháp sư phạm và các khóa bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tích cực, bố trí một số chuyên gia nước ngoài tham gia giảng dạy (mời chuyên gia giảng dạy đối với các khóa đào tạo, bồi dưỡng trong nước hoặc tổ chức tham quan, thực tập ở nước ngoài).

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện và xây dựng mới chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị và giảng viên quản lý nhà nước

a) Chương trình đào tạo nghiên cứu sinh: Các chương trình này cần tuân thủ quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời có nội dung phù hợp với đội ngũ giảng viên lý luận chính trị và giảng viên quản lý nhà nước (như chú trọng hơn phương pháp giảng dạy, phương pháp khai thác kinh điển, nghiên cứu thực tế,...)

b) Chương trình đào tạo chuyển đổi chuyên ngành: Chương trình này phải bảo đảm cung cấp những kiến thức mà trong các chương trình đã được đào tạo, người học còn thiếu hụt so với tiêu chuẩn.

c) Chương trình bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu về kinh điển Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương trình này phải đảm bảo kết hợp giữa trang bị kiến thức chuyên sâu, phương pháp nghiên cứu kinh điển Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng để nhận thức đúng đắn các vấn đề thực tiễn đang đặt ra trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.

d) Các chương trình bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới: Các chương trình này cần xây dựng theo chuyên ngành cụ thể, quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; kết hợp giữa củng cố, mở rộng kiến thức chuyên ngành với cập nhật những kiến thức mới, hiện đại trên thế giới và trong nước.

đ) Chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thông qua hoạt động thực tế: Chương trình cần cụ thể về thời gian, địa điểm, vị trí sẽ được luân chuyển đến và nhiệm vụ cụ thể của từng giảng viên đi luân chuyển.

e) Sửa đổi, bổ sung chương trình bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tích cực cho sát hợp với đặc điểm đối tượng người học.

2. Xây dựng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng

Xây dựng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng của Học viện, các trường chính trị cấp tỉnh, các trường đào tạo, bồi dưỡng của các bộ, ngành là những cán bộ lãnh đạo chủ chốt của các cơ quan Đảng, Nhà nước ở Trung ương và địa phương; các nhà khoa học đầu ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội - nhân văn; các nhà hoạt động thực tiễn tiêu biểu ở trong nước và các chuyên gia nước ngoài.

3. Xây dựng tiêu chuẩn giảng viên lý luận chính trị và giảng viên quản lý nhà nước

Tiến hành nghiên cứu, xây dựng và ban hành tiêu chuẩn giảng viên lý luận chính trị và giảng viên quản lý nhà nước của Học viện, trường chính trị cấp tỉnh và trường đào tạo, bồi dưỡng của các bộ, ngành trong thời kỳ mới trên cơ sở Thông tư liên tịch số 06/2011/TTLT-BNV-BGDĐT ngày 6/6/2011 của Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ làm việc, chính sách đối với giảng viên tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; làm căn cứ cho việc tuyển dụng, xác định nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng giảng viên phù hợp với đặc điểm và nhu cầu của từng đối tượng cụ thể.

4. Tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị và giảng viên quản lý nhà nước

Tăng cường nghiên cứu, trao đổi và giảng dạy với các cơ sở, chuyên gia nước ngoài về kiến thức thế giới đương đại, tầm nhìn chiến lược và phương pháp giảng dạy tích cực.

IV. KINH PHÍ

Kinh phí thực hiện Kế hoạch được sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011 - 2015 và các nguồn hợp pháp khác.

Tổng kinh phí để thực hiện Kế hoạch là: 57.500.000.000đ (năm mươi bảy tỷ, năm trăm triệu đồng).

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Nội vụ:

a) Đôn đốc, theo dõi kiểm tra chất lượng, tiến độ thực hiện Kế hoạch.

b) Phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tổng hợp nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng và đề xuất kinh phí thực hiện Kế hoạch.

2. Bộ Tài chính:

a) Bố trí và giao dự toán kinh phí hàng năm để Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh thực hiện Kế hoạch.

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh xây dựng, ban hành quy định và hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Kế hoạch.

3. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh:

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch này, bảo đảm chất lượng và tiến độ.

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức các khóa đào tạo sau đại học và đào tạo chuyển đổi chuyên ngành được quy định tại Kế hoạch.

c) Quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí theo đúng quy định của pháp luật.

4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các đoàn thể Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Chỉ đạo Vụ (Ban) Tổ chức - Cán bộ các bộ, ngành; Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng xây dựng kế hoạch tuyển chọn và cử giảng viên đi đào tạo, bồi dưỡng đúng đối tượng, đúng mục đích và quy hoạch sử dụng.

b) Phối hợp với Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh quản lý giảng viên thuộc quyền quản lý trong thời gian đào tạo, bồi dưỡng.