Quyết định 87/2004/QĐ-UB về hỗ trợ doanh nghiệp và hợp tác xã đào tạo nghề cho công nhân trên địa bàn Lâm Đồng
Số hiệu: 87/2004/QĐ-UB Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng Người ký: Phan Thiên
Ngày ban hành: 18/05/2004 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Doanh nghiệp, hợp tác xã, Lao động, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số : 87/2004/QĐ-UB

Đà Lạt, ngày 18 tháng 5 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH QUY ĐỊNH HỖ TRỢ CÁC DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC XÃ ĐÓNG TRÊN ĐỊA BÀN LÂM ĐỒNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO CÔNG NHÂN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

-Căn cứ Nghị quyết 07, 09, 10, 11 -NQ/TU năm 2002 của Tỉnh uỷ Lâm Đồng về một số chính sách, cơ chế thu hút vốn đầu tư; tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn tỉnh Lâm Đồng;

Theo đề nghị của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 819/LĐTBXH ngày 08/9/2003 v/v ban hành hành quy định hỗ trợ đào tạo nghề cho các doanh nghiệp;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này quy định hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đào tạo nghề cho công nhân.

Điều 2: Giao Sở Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp Liên minh các Hợp tác xã và Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, Sở Tài chính, Bảo hiểm xã hội, Sở Kế hoạch Đầu tư tổ chức hướng dẫn thực hiện quyết định này. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3: Các ông: Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt và các tổ chức,iu cá nhân liên quan căn cứ quyết định thi hành.-/.

 

 

TM. UBND TỈNH LÂM ĐỒNG
CHỦ TỊCH




Phan Thiên

 

QUY ĐỊNH

HỖ TRỢ CHO CÁC DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC XÃ ĐÓNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO CÔNG NHÂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 87/2004/QĐ-UB ngày 18 tháng 5 năm 2004 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

Chương I.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều1. Mục đích, yêu cầu:

Việc hỗ trợ các doanh nghiệp và hợp tác xã đào tạo nghề cho công nhân nhằm hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã đào tạo, nâng cao tay nghề, phát triển việc làm bền vững cho người lao động và thực hiện xã hội hoá đào tạo nghề ở Lâm Đồng.

Điều 2. Đối tượng được hỗ trợ đào tạo nghề bao gồm:

1. Doanh nghiệp nhà nước của Trung ương và địa phương.

2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

3. Doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp.

4. Hợp tác xã thành lập theo Luật Hợp tác xã.

Đóng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (dưới đây gọi chung là doanh nghiệp) có tổ chức đào tạo, đào tạo lại hoặc gửi công nhân đi học nghề ở trong nước để sử dụng với số lượng từ 10 ( mười) công nhân trở lên mỗi năm và thời gian đào tạo từ 01 (một) tháng trở lên.

Điều 3. Ngân sách địa phương hỗ trợ cho doanh nghiệp để tổ chức đào tạo mới, đào tạo lại hoặc gửi công nhân đI học nghề ở trong nước đối với những người lao động có đủ 02 điều kiện sau:

1. Có hộ khẩu ở Lâm Đồng.

2. Được cấp bằng nghề ( nếu học nghề dài hạn), chứng chỉ nghề ( nếu học nghề ngắn hạn) do Tổng cục dạy nghề ban hành hoặc được Giám đốc doanh nghiệp cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp sau khi kết thúc khoá học.

Điều 4. Điều kiện để doanh nghiệp được hỗ trợ đào tạo nghề đối với doanh nghiệp:

1. Có báo cáo hàng năm về lao động tiền lương cho cơ quan lao động địa phương ( Sở Lao động TBXH hoặc Phòng Tổ chức LĐTBXH huyện, TP, TX)

2. Bố trí việc làm, ký hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội cho người học nghề sau khi kết thúc khoá học nghề.

3. Không thu phí của người học nghề.

4. Có đủ hồ sơ nhận kinh phí hỗ trợ đào tạo theo quy định tại Chương II dưới đây.

Điều 5. Đối tượng không được hỗ trợ:

1. Số lao động của doanh nghiệp đã nhận hỗ trợ đào tạo nghề từ Quỹ khuyến công của tỉnh.

2. Số lao động đã được hỗ trợ học nghề theo Quyết định 90/2000/QĐ-UB ngày 18/8/2002 của UBND tỉnh Lâm Đồng nếu trình độ tay nghề do doanh nghiệp đào tạo không cao hơn trình độ đã được hỗ trợ đào tạo trước đó.

3. Những người không được cấp giấy công nhận tốt nghiệp, bằng nghề hoặc chứng chỉ nghề sau khóa học.

Điều 6. Các hình thức đào tạo nghề và số lượng lao động được hỗ trợ:

1. Đào tạo mới ( Để đáp ứng như cầu lao động do đầu tư mới hoặc đầu tư mở rộng): là số lao động được tuyển mới và được tổ chức đào tạo nghề tại doanh nghiệp, bố trí vào các dây chuyền, cơ sở sản xuất.

2. Đào tạo lại ( do chuyển đổi ngành nghề hoặc đầu tư, cải tiến công nghệ sản xuất): là số lao động đang làm việc tại doanh nghiệp cần được đào tạo nghề mới để bố trí vào các ngành nghề mới hoặc các công việc mới do cải tiến công nghệ.

3. Gửi đi đào tạo nghề ở nơi khác ( đối với các ngành nghề mà doanh nghiệp hoặc các cơ sở dạy nghề ở tỉnh chưa đào tạo được): là số lao động do doanh nghiệp cử đI học nghề ở trong nước để đáp ứng như cầu sản xuất, kinh doanh.

Điều 7. Mức hỗ trợ và thời gian hỗ trợ

Mức hỗ trợ và thời gian hỗ trợ phụ thuộc vào ngành nghề, mục tiêu và chương trình đào tạo.

1. Mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ theo các nhóm nghề:

Nhóm nghề

(phân nhóm theo quy định của Tổng cục Thống kế)

Đào tạo ngắn hạn

Đào tạo dài hạn

Mức hỗ trợ 01 tháng/ người (đồng)

Thời gian hỗ trợ tối đa

Mức hỗ trợ 01 tháng/ người (đồng)

Thời gian hỗ trợ

1. Nghệ thuật

120.000

6 tháng

200.000

Theo thời gian học nghề (12 tháng, 18 tháng hoặc 24 tháng)

2. Báo chí, thông tin

120.000

6 tháng

200.000

3. Kinh doanh và quản lý văn phòng

90.000

4 tháng

150.000

4. Tin học và máy tính

90.000

4 tháng

150.000

5. Kĩ thuật

120.000

6 tháng

200.000

6. Mỏ và khai thác

120.000

6 tháng

200.000

7. Sản xuất và chế biến

90.000

4 tháng

150.000

8. Xây dựng

120.000

6 tháng

200.000

9. Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

90.000

4 tháng

150.000

10. Thú y

120.000

6 tháng

200.000

11. Kháchsạn, nhà hàng

90.000

4 tháng

150.000

12. Các nghề khác

90.000

4 tháng

150.000

2. Ngoài ra :

a. Doanh nghiệp được hỗ trợ thêm 50% mức hỗ trợ quy định tại mục I Điều 7 trên đây đối với số lao động được doanh nghiệp đào tạo nghề và bố trí việc làm trong các cơ sở sản xuất dịch vụ ở các vùng được công nhận là đặc biết khó khăn ( danh mục địa bàn C ban hành kèm theo Nghị định 35/2002/NĐ-CP ngày 29/3/2002 của Chính phủ hoặc Danh mục các xã có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn ban hành kèm theo Quyết định 128/2002/QĐ-UB ngày 16/9/2002 của UBND tỉnh Lâm Đồng).

b. Doanh nghiệp được hỗ trợ thêm 30% mức hỗ trợ quy định tại mục 1 Điều 7 trên đây đối với số lao động được doanh nghiệp đào tạo nghề và bố trí việc làm trong các cơ sở sản xuất dịch vụ ở các xã của tỉnh khác với các vùng quy định tại điểm a mục 2 điều 7 trên đây.

Chương II.

THỦ TỤC, HỒ SƠ HỖ TRỢ KINH PHÍ ĐÀO TẠO NGHỀ

Điều 8. Trường hợp tổ chức lớp đào tạo nghề tại doanh nghiệp

1. Không quá 15( mười lăm) ngày sau khi bắt đầu lớp đào tạo nghề, doanh nghiệp gửi Sở Lao động TBXH:

a. Kế hoạch tổ chức lớp đào tạo nghề (mẫu số 01), trong đó phải nêu rõ:

- Lý do đào tạo và số lượng lao động cần đào tạo để đảm nhận các vị trí trong dây chuyển sản xuất, công tác.

- Mục tiêu đào tạo (học xong bố trí làm những công việc gì tại doanh nghiệp).

- Nội dung và thời gian (số giờ) đào tạo.

- Số tháng xin hỗ trợ kinh phí đào tạo.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo.

- Giáo viên, công nhân lành nghề tham gia đào tạo (01 giáo viên, công nhân lành nghề không hướng dẫn quá 25 học viên).

- Ngày bắt đầu đào tạo, ngày dự kiến kiểm tra tay nghề.

Nếu mục tiêu, chương trình, trang thiết bị, giáo viên và thời gian đào tạo phù hợp với quy định của Bộ Lao động TBXH về dạy nghề ngắn hạn và nếu doanh nghiệp có yêu cầu, Sở Lao động TBXH sẽ cấp chứng nhận để doanh nghiệp được cấp Chứng chỉ nghề do Tổng cục Dạy nghề ban hành cho học viên tốt nghiệp. Trong trường hợp này, doanh nghiệp phải thực hiện một số quy định của Tổng cục Dạy nghề về đăng kí dạy nghề, tổ chức kiểm tra, cấp chứng chỉ nghề cho người học.

b. Danh sách học viên (mẫu số 02), ghi rõ địa chỉ đăng ký thường trú.

2. Không quá 03 (ba) tháng sau khi kết thúc khoá đào tạo, doanh nghiệp gửi cho Sở Lao động TBXH:

a. Văn bản đề nghị hỗ trợ chi phí đào tạo

b. Danh sách lao động được hỗ trợ chi phí đào tạo (mẫu số 03) có xác nhận đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh hoặc huyện, TP, TX; bản sao các văn bằng, chứng chỉ công nhận tốt nghiệp; các giấy tờ chứng minh hộ khẩu của người học nghề.

Điều 9. Trường hợp gửi lao động đi đào tạo ở nơi khác trong nước:

1. Không quá mười lăm ( 15) ngày sau khi bắt đầu khóa đào tạo, doanh nghiệp gửi Sở Lao động TBXH văn bản thông báo việc gửi người lao động đi đào tạo nghềỉơ các đơn vị dạy nghề hoặc doanh nghiệp khác, kèm theo bản sao giấy báo nhập học hoặc bản sao hợp đồng đào tạo và danh sách lao động gửi đào tạo.

2. Không quá 3 (ba) tháng sau khi người lao động kết thúc khóa đào tạo về làm việc ở doanh nghiệp, doanh nghiệp gửi cho Sở Lao động TBXH văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo, kèm theo danh sách lao động đề nghị được hỗ trợ kinh phí đào tạo (mẫu số 3) có xác nhận đóng bảo hiểm xã hội của cơ quan Bảo hiểm xã hội; bản sao văn bằng tốt nghiệp, các giấy tờ chứng minh hộ khẩu của người học nghề.

Điều 10. Thời gian giải quyết hỗ trợ kinh phí:

Hàng tháng, Sở Lao động TBXH kiểm tra hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề, thông báo cho doanh nghiệp và Sở Tài chính biết kinh phí được hỗ trợ. Sở Tài chính chuyển kinh phí trên cho doanh nghiệp. Thời gian kể từ ngày doanh nghiệp nộp hồ sơ hợp lệ đề nghị kinh phí cho Sở Lao động TB&XH đến khi nhận được kinh phí hỗ trợ không quá 45 ngày.

Chương III.

PHÂN CÔNG, TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

Điều 11. Sở Lao động TBXH chịu trách nhiệm:

- Phối hợp với các Sở: Kế hoạch Đầu tư, Tài chính, Hội đồng Liên minh các Hợp tác xã và Doanh nghiệp ngoài quốc doanh lập kế hoạch ngân sách hàng năm để hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo công nhân.

- Kiểm tra hoạt động đào tạo nghề của các doanh nghiệp đề nghị nhận kinh phí hỗ trợ theo quy định này.

- Kiểm tra hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề; thông báo kinh phí hỗ trợ cho các doanh nghiệp và Sở Tài chính.

- Lập báo cáo đánh giá kết quả hỗ trợ đào tạo nghề hàng năm theo quy định này gửi UBND tỉnh vào tháng 01 năm sau.

Điều 12. Sở Tài chính có trách nhiệm cân đối, tham mưu, bố trí kinh phí và thực hiện chuyển kinh phí hỗ trợ cho các doanh nghiệp.

Điều 13. Bảo hiểm xã hội tỉnh có trách nhiệm xác nhận hoặc ủy quyền cho Bảo hiểm xã hội huyện, TP, TX xác nhận danh sách đóng bảo hiểm xã hội đối với số lao động được doanh nghiệp đào tạo.

Điều 14. Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm: Tổ chức giới thiệu quy định hỗ trợ này của tỉnh đến các nhà đầu tư.

Điều 15. Kinh phí quản lí:

Ngân sách tỉnh bố trí 2% tổng kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề hàng năm theo quy định này và giao cho Sở Lao động TBXH quản lý để chi cho công tác hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện. Việc quản lý, sử dụng khoản kinh phí này thực hiện theo hế độ quản lý tài chính hiện hành.

Trên đây là quy định về hỗ trợ các doanh nghiệp và hợp tác xã đóng trên địa bàn Lâm Đồng đào tạo nghề cho công nhân. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các đơn vị phản ảnh về Sở Lao động TBXH để tổng hợp trình UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét, quyết định./.