Quyết định 851/QĐ-UBND về Kế hoạch thu và chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng năm 2018
Số hiệu: 851/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng Người ký: Nguyễn Trung Thảo
Ngày ban hành: 28/06/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Môi trường, Nông nghiệp, nông thôn, Tài chính, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 851/QĐ-UBND

Cao Bằng, ngày 28 tháng 6 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THU VÀ CHI TRẢ TIỀN DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG NĂM 2018

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Chính Phủ về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng;

Căn cứ Thông tư số 85/2012/TT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng;

Căn cứ Thông tư số 22/2017/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn một số nội dung thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng;

Căn cứ Thông tư số 04/2018/TT-BTC ngày 17 tháng 01 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Cao Bằng tại Tờ trình số 829/TTr-SNN ngày 19 tháng 6 năm 2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thu và chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng năm 2018.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; thủ trưởng các sở, ngành: Nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Cao Bằng, Ngân hàng Công thương Cao Bằng, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- UBND tỉnh: CT, các PCT; (bản ĐT)
- VP UBND tỉnh: Các PCVP; (bản ĐT)
- Các sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính,Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Cục Thuế tỉnh;
- Lưu: VT, NL (Kh 24 b).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Trung Thảo

 

KẾ HOẠCH

THU VÀ CHI TRẢ TIỀN DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG NĂM 2018
(Kèm theo Quyết định số: 851/QĐ-UBND ngày 28/6/2018 của UBND tỉnh Cao Bằng)

I. MỤC TIÊU

- Phân bổ số tiền nhận điều phối của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam Quỹ Việt Nam); số tiền nhận ủy thác của các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

- Xác định phạm vi, đối tượng, diện tích rừng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR).

- Xác định đơn giá chi trả DVMTR.

- Dự kiến kế hoạch sử dụng tiền chi trả DVMTR thu được từ nhận điều phối của Quỹ Việt Nam; số tiền nhận ủy thác của các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC CHI TRẢ

1. Phạm vi

1.1. Các chủ rừng nằm trong lưu vực thủy điện Tuyên Quang (Công ty Thủy điện Tuyên Quang), thủy điện Chiêm Hóa (Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại quốc tế), Thủy điện Bảo Lâm 1 (Công ty Cổ phần xây lắp điện I); gồm 3 huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm và Nguyên Bình của tỉnh Cao Bằng, với tổng diện tích rừng được chi trả 95.453,83 ha.

1.2. Các chủ rừng nằm trong lưu vực thủy điện Thoong Gót (Công ty cổ phần đầu tư phát triển Bắc Minh) trên địa bàn huyện Trùng Khánh, với tổng diện tích rừng được chi trả 5.001,36 ha.

1.3. Các chủ rừng nằm trong lưu vực thủy điện Nà Tẩu (Công ty cổ phần đầu tư phát triển Bắc Minh) trên địa bàn các huyện Trùng Khánh, Quảng Uyên, Trà Lĩnh, với tổng diện tích rừng được chi trả 5.441,56 ha.

1.4. Các chủ rừng nằm trong lưu vực thủy điện Suối Củn (Công ty Điện lực Cao Bằng) trên địa bàn các huyện Quảng Uyên, Hòa An, Trà Lĩnh, với tổng diện tích rừng được chi trả 2.468,57 ha.

1.5. Các chủ rừng nằm trong lun vực thủy điện Bản Hoàng (Doanh nghiệp tư nhân xây lắp điện Tuyến Nga) trên địa bàn huyện Hà Quảng, với tổng diện tích rừng được chi trả 560,15 ha.

1.6. Các chủ rừng nằm trong lưu vực thủy điện Nà Lòa (Công ty cổ phần thủy điện luyện kim Cao Bằng) trên địa bàn các huyện Hạ Lang, Quảng Uyên, Trà Lĩnh, Trùng Khánh, với tổng diện tích rừng được chi trả 6.975,29 ha.

1.7. Các chủ rừng nằm trong lưu vực thủy điện Na Han (Công ty cổ phần Khoáng sản và luyện Kim Cao Bằng) trên địa bàn các huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình, với tổng diện tích rừng được chi trả 7.174,28 ha.

1.8. Các chủ rừng nằm trong lưu vực thủy điện Bản Pắt (Công ty cổ phần Khoáng sản và luyện Kim Cao Bằng) trên địa bàn các huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình, với tổng diện tích rừng được chi trả 715,02 ha.

1.9. Các chủ rừng nằm trong lưu vực thủy điện Tà Sa (Công ty cổ phần Khoáng sản và luyện Kim Cao Bằng) trên địa bàn huyện Nguyên Bình, với tổng diện tích rừng được chi trả 3.702,69 ha.

1.10. Các chủ rừng nằm trong lưu vực thủy điện Nà Ngàn (Công ty cổ phần Khoáng sản và luyện Kim Cao Bằng) trên địa bàn các huyện Nguyên Bình, Hòa An, với tổng diện tích rừng được chi trả 4.502,26 ha.

1.11. Các chủ rừng nằm trong lưu vực thủy điện Thoong Gót 2 (Công ty TNHH Trường Minh) trên địa bàn huyện Trùng Khánh, với diện tích rừng được chi trả 5.030,06 ha.

2. Đối tượng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng

2.1. Các đối tượng được chi trả tiền DVMTR là các chủ rừng của các khu rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng, gồm:

- Các chủ rừng là tổ chức được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng để sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp và các chủ rừng là tổ chức tự đầu tư trồng rừng trên diện tích đất lâm nghiệp được giao.

- Các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; nhóm hộ, cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao rừng để sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, nhóm hộ, cộng đồng dân cư thôn tự đầu tư trồng rừng trên diện tích đất lâm nghiệp được Nhà nước giao.

2.2. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm hộ, cộng đồng dân cư thôn có hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài với các chủ rừng là tổ chức Nhà nước (gọi chung là hộ nhận khoán); hợp đồng nhận khoán do bên giao khoán và bên nhận khoán lập và có xác nhận của UBND xã.

2.3. Các tổ chức không phải là chủ rừng được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng (UBND xã).

III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHI TRẢ TIỀN DVMTR NĂM 2017

1. Tổng thu: 24.875.170.318 đồng.

2. Tổng chi (từ 01/01/2017 đến 30/4/2018): 17.199.207.464 đồng.

3. Chuyển sang năm 2018: 7.633.901.185 đồng (gồm: 4.241.631.865 đồng, nhận điều phối từ Quỹ Việt Nam; 3.392.269.320 đồng, nhận ủy thác của thủy điện nội tỉnh).

IV. NỘI DUNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN THU VÀ CHI TRẢ DVMTR NĂM 2018

1. Kế hoạch thu tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2018

1.1. Tổng số tiền dự kiến thu năm 2018 là 18.895.285.875 đồng. Trong đó:

a) Số tiền nhận điều phối của Quỹ Việt Nam: 14.649.074.336 đồng, bao gồm:

- Kinh phí năm 2017 chuyển sang năm 2018, chi tiếp theo kế hoạch, đơn giá đã được phê duyệt là 1.602.044.352 đồng (năm 2014: 21.903.000 đồng; năm 2015: 38.760.400 đồng; năm 2016: 131.328.600 đồng; năm 2017: 1.410.052.352 đồng).

- Tiền lãi kinh phí chi trả cho chủ rừng năm 2017 chuyển sang năm 2018: 9.509.371 đồng.

- Kinh phí dự phòng 5% của năm 2017 chưa sử dụng chuyển sang năm 2018, phân bổ lại để chi trả cho chủ rừng: 279.549.000 đồng.

- Kinh phí quản lý 10% của năm 2017 chưa chi chuyển sang năm 2018: 95.162.013 đồng;

- Kinh phí nhận ủy thác của năm 2017, chưa phân bổ: 2.253.809.600 đồng.

- Dự kiến kinh phí nhận điều phối của Quỹ Việt Nam 2018: 10.409.000.000 đồng.

b) Kinh phí nhận ủy thác của các nhà máy thủy điện nội tỉnh:

Dự kiến thu trong năm 2018 (thu tiền của các nhà máy thủy điện từ năm 2017 đến năm 2018): 4.246.211.539 đồng. Trong đó:

- Kinh phí năm 2017 chuyển sang năm 2018, chi tiếp theo kế hoạch, đơn giá đã được phê duyệt: 1.232.568.594 đồng.

- Tiền lãi kinh phí chi trả cho chủ rừng năm 2017 chuyển sang năm 2018: 10.421.132 đồng.

- Kinh phí dự phòng 5% của năm 2017 chưa sử dụng, chuyển sang năm 2018 phân bổ lại để chi trả cho chủ rừng: 149.548.701 đồng.

- Kinh phí quản lý 10% của năm 2017, chưa chi chuyển sang năm 2018: 615.109.431 đồng.

- Đã nhận ủy thác của năm 2017, nhưng chưa phân bổ: 384.356.681 đồng.

- Dự kiến kinh phí nhận ủy thác từ các Nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh (năm 2017 và năm 2018): 1.854.207.000 đồng.

2. Kế hoạch chi năm 2018: (bao gồm cả kinh phí năm 2017 chuyển sang)

Tổng kinh phí dự kiến thu năm 2018: 18.895.285.875 đồng, phân bổ như sau:

2.1. Kinh phí nhận điều phối của Quỹ Việt Nam: 14.649.074.336 đồng.

a) Kinh phí chi cho hoạt động quản lý của Quỹ (10%): 1.361.442.973 đồng.

b) Kinh phí chi trả cho chủ rừng (85%): 12.654.490.883 đồng.

c) Kinh phí dự phòng (5%): 633.140.480 đồng.

2.2. Kinh phí nhận ủy thác của các nhà máy thủy điện nội tỉnh: 4.246.211.539 đồng.

a) Kinh phí chi cho hoạt động quản lý của Quỹ (10%): 838.965.799 đồng.

b) Kinh phí chi trả cho chủ rừng (85%): 3.295.317.556 đồng.

c) Kinh phí dự phòng (5%): 111.928.184 đồng.

3. Đơn giá chi trả dịch vụ môi trường rừng

Đơn giá chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2018 cho các chủ rừng (áp dụng hệ số K=1,0) bình quân cho 01 ha rừng (sau khi trừ đi 10% kinh phí quản lý, 5% kinh phí dự phòng) đơn giá từng lưu vực, cụ thể như sau:

3.1. Lưu vực Thủy điện Tuyên Quang và Thủy điện Chiêm Hóa: 100.000 đồng/ha.

3.2. Lưu vực thủy điện Bảo Lâm 1: 17.000 đồng/ha.

3.3. Lưu vực Thủy điện Thoong Gót: 60.000 đồng/ha.

3.4. Lưu vực Thủy điện Nà Tẩu: 80.000 đồng/ha.

3.5. Lưu vực Thủy điện Suối Củn: 60.000 đồng/ha.

3.6. Lưu vực Thủy điện Bản Hoàng: 140.000 đồng/ha.

3.7. Lưu vực Thủy điện Nà Lòa: 110.000 đồng/ha.

3.8. Lưu vực Thủy điện Na Han: 10.000 đồng/ha.

3.9. Lưu vực Thủy điện Bản Pắt: 80.000 đồng/ha.

3.10. Lưu vực Thủy điện Tà Sa: 20.000 đồng/ha.

3.11. Lưu vực Thủy điện Nà Ngàn: 1.500 đồng/ha.

3.12. Lưu vực Thủy điện Thoong Cót 2: 50.000 đồng/ha.

4. Nội dung và kế hoạch sử dụng 10% kinh phí quản lý của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Cao Bằng

Tổng dự toán kinh phí hoạt động quản lý của Quỹ tỉnh: 2.200.408.772 đồng (Trong đó: Nhận điều phối của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam là: 1.361.442.973 đồng; nhận ủy thác các nhà máy thủy điện nội tỉnh là: 838.965.799 đồng), nội dung chi như sau:

- Xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn của Quỹ.

- Chi rà soát, xác định diện tích rừng đến từng chủ rừng.

- Chi phí nghiệp vụ, chuyên môn.

- Chi phí kế hoạch hội nghị, hội nghị sơ, tổng kết hàng năm và sơ kết theo giai đoạn, công tác thông tin tuyên truyền.

- Chi lập dự toán, quyết toán, lập hồ sơ chi trả DVMTR.

- Thẩm định và xét duyệt chương trình dự án, phi dự án của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân... theo quy định tại điều 12 của Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008 của Chính phủ về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng. Thẩm định và xét duyệt các trường hợp phải đóng góp, được miễn giảm tiền đóng góp theo quy định tại Điều 10, Điều 11 của Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008 của Chính phủ về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng.

- Thẩm định chất lượng rừng của các chủ rừng được chi trả DVMTR.

- Chi phí liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, đánh giá rừng.

- Chi vật tư, văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng, mua trang thiết bị văn phòng làm việc (bàn, ghế, tủ tài liệu, điện thoại, máy vi tính, vật tư, văn phòng phẩm và các thiết bị văn phòng khác,...) phục vụ cho công tác điều hành của Quỹ.

- Chi thuê phương tiện chi phí xăng dầu, điện thoại, phụ tùng thay thế sửa chữa tài sản cố định phục vụ cho công tác điều hành của Quỹ.

- Chi lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của cán bộ chuyên trách, hợp đồng lao động. Phụ cấp kiêm nhiệm Hội đồng Quản lý Quỹ, Ban kiểm soát, Ban điều hành, Tổ Nghiệp vụ Quỹ.

- Phụ cấp công tác phí cho Hội đồng Quản lý Quỹ, Ban Kiểm soát, Ban Điều hành, Tổ Nghiệp vụ Quỹ và các thành phần được trưng tập để tham gia các hoạt động của Quỹ khi đi thực địa theo quy định hiện hành của Nhà nước.

- Phụ cấp làm việc ngoài giờ (làm thêm giờ) theo chế độ quy định.

- Chi phí tham quan, học tập kinh nghiệm...

- Chi phí cho trưởng thôn, cán bộ xã tham gia công tác chi trả trực tiếp cho chủ rừng.

- Chi tập huấn nghiệp vụ, in ấn tài liệu chi trả DVMTR, tuyên truyền, nâng cao năng lực cho cán bộ ban quản lý các cấp; nâng cao năng lực bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và kỹ thuật lâm sinh cho các hộ gia đình, cá nhân...

- Chi thuê kiểm toán báo cáo tài chính.

- Các khoản chi phí khác.

5. Phương pháp thực hiện

- Chi trả theo hình thức: Thanh toán một lần cho chủ rừng.

- Thời gian hoàn thành chi trả cho các chủ rừng thực hiện đến hết ngày 30 tháng 4 năm 2019.

+ Đối với chủ rừng là tổ chức Ban quản lý rừng đặc dụng, các tổ chức không phải là chủ rừng nhưng được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng (UBND các xã) chuyển trực tiếp vào tài khoản của đơn vị.

+ Đối với hộ gia đình, cộng đồng, nhóm hộ, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh trực tiếp chi trả cho các chủ rừng theo danh sách kết quả nghiệm thu của Hạt Kiểm lâm.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và PTNT

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh hướng dẫn các tổ chức là chủ rừng lập hồ sơ chi trả tiền DVMTR.

- Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tham mưu giúp Sở tổ chức kiểm tra, nghiệm thu diện tích cung ứng DVMTR, thẩm định hồ sơ đề nghị chi trả tiền DVMTR cho các chủ rừng là tổ chức, tổ chức không phải là chủ rừng nhưng được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng theo quy định.

- Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm giao Hạt Kiểm lâm các huyện, Thành phố tổ chức kiểm tra, nghiệm thu diện tích rừng có cung ứng DVMTR cho các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, nhóm hộ, cộng đồng dân cư thôn theo quy định.

- Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, thẩm định dự toán, quyết toán kinh phí hằng năm.

2. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh

- Phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện tốt kế hoạch chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Cao Bằng năm 2018 đảm bảo tiến độ và đúng các quy định hiện hành.

- Quản lý, sử dụng kinh phí được giao đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả và thực hiện thanh, quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành.

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi trả DVMTR; tổng hợp tình hình thực hiện chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh, báo cáo theo quy định tại Điều 19, Thông tư liên tịch số 62/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC ngày 16/11/2012 của liên bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài chính.

3. UBND các huyện

- Chỉ đạo cơ quan chuyên môn của huyện, UBND các xã phối hợp với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh triển khai thực hiện chi trả DVMTR; chủ trì giải quyết những vướng mắc phát sinh trong tranh chấp về vị trí, diện tích rừng giữa các chủ quản lý diện tích rừng đảm bảo cho việc chi trả DVMTR đúng đối tượng.

- Chỉ đạo Hạt Kiểm lâm là cơ quan đầu mối thực hiện chính sách chi trả DVMTR, hướng dẫn các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, nhóm hộ, cộng đồng dân cư thôn lập hồ sơ chi trả DVMTR. Tổ chức kiểm tra, nghiệm thu kết quả cung ứng DVMTR hộ gia đình, cá nhân, nhóm hộ, cộng đồng dân cư thôn, tổng hợp kết quả nghiệm thu gửi Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh./.