Quyết định 85/2002/QĐ-BTC về Quy chế quản lý và sử dụng quỹ hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước
Số hiệu: | 85/2002/QĐ-BTC | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Trần Văn Tá |
Ngày ban hành: | 01/07/2002 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | 15/08/2002 | Số công báo: | Số 39 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, hợp tác xã, Lao động, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 85/2002/QĐ-BTC |
Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2002 |
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ về Chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách Tài chính, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước.
Điều 2: Uỷ quyền cho Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp làm chủ tài khoản và quản lý, điều hành Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/04/2002 đến hết ngày 31/12/2005.
Bộ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch uỷ ban nhân dân các Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị các Tổng công ty 91, các đơn vị thuộc hệ thống tài chính, kho bạc nhà nước, và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
Trần Văn Tá (Đã ký) |
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ HỖ TRỢ LAO ĐỘNG DÔI DƯ DO SẮP XẾP LẠI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 85 /2002/QĐ-BTC ngày 01 tháng 07 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Điều 1: "Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước" (sau đây gọi tắt là Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư) được thành lập để hỗ trợ người lao động bị mất việc hoặc nghỉ hưu sớm (gọi tắt là lao động dôi dư) do cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước (gọi tắt là Nghị định 41/2002/NĐ-CP).
Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư cấp kinh phí cho các doanh nghiệp nhà nước thuộc diện áp dụng các biện pháp sắp xếp lại theo kế hoạch của Chính phủ, các công ty cổ phần được chuyển đổi từ các doanh nghiệp nhà nước có phương án cơ cấu lại được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận trong vòng 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp (gọi tắt là công ty cổ phần), các tổ chức được thành lập để giải quyết lao động dôi dư trong các doanh nghiệp Nhà nước bị giải thể, phá sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp), cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ sở dạy nghề cho lao động dôi dư.
Điều 2: Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư đặt trụ sở tại Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp - số 4, ngõ Hàng Chuối 1, phố Hàng Chuối, Hà Nội) và mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước Trung ương để tiếp nhận và sử dụng các nguồn vốn theo quy định tại Quy chế này.
Điều 3: Nguồn vốn của Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư hình thành từ:
- Ngân sách Nhà nước;
- Viện trợ của các tổ chức, cá nhân;
- Các nguồn khác (nếu có).
Điều 4: Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư có trách nhiệm cấp kinh phí đúng đối tượng, đúng mục đích, công khai, minh bạch. Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư chỉ hỗ trợ kinh phí theo nguyên tắc một lần cho mỗi doanh nghiệp và một lần cho mỗi người lao động.
II - NỘI DUNG HỖ TRỢ CỦA QUỸ HỖ TRỢ LAO ĐỘNG DÔI DƯ
Điều 5: Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư thực hiện hỗ trợ cho người lao động dôi dư theo quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 và điểm b, điểm c khoản 3 Điều 3; khoản 2 Điều 4 Nghị định số 41/2002/NĐ-CP và hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều 6: Đối với những doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính sau khi đã sử dụng hết số dư Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp (được trích lập đầy đủ theo đúng quy định của Nhà nước) mà không đủ nguồn để trả trợ cấp cho người lao động mất việc thuộc phần trách nhiệm của doanh nghiệp theo quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 3, khoản 1 Điều 4 Nghị định số 41/2002/NĐ-CP thì được Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư hỗ trợ phần còn thiếu.
Đối với những doanh nghiệp nhà nước bị giải thể, phá sản, Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư cấp toàn bộ kinh phí để giải quyết chế độ thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp cho người lao động dôi dư được tuyển dụng trước ngày 26/4/2002.
Điều 7: Người lao động đã nhận trợ cấp từ Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư nếu được tái tuyển dụng vào làm việc ở doanh nghiệp đã cho thôi việc, hoặc được doanh nghiệp nhà nước khác tuyển dụng thì phải thực hiện quy định tại điểm 3, phần II Thông tư số 11/2002/TT-BLĐ-TB&XH ngày 12/6/2002 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định số 41/2002/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Thông tư số 11/2002/TT-BLĐ-TB&XH).
Doanh nghiệp tuyển dụng có trách nhiệm thu hồi số tiền trợ cấp mà người lao động hoàn trả và nộp vào tài khoản của Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư mở tại Kho bạc nhà nước Trung ương ngay sau khi ký hợp đồng lao động. Đồng thời, thông báo cho Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư biết về việc đã thu hồi và nộp tiền về tài khoản của Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư.
Các doanh nghiệp và cá nhân người lao động phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu làm trái quy định tại Điều này.
III - TRÌNH TỰ VÀ THỦ TỤC HỖ TRỢ TỪ QUỸ HỖ TRỢ LAO ĐỘNG DÔI DƯ
A - CẤP KINH PHÍ TỪ QUỸ HỖ TRỢ LAO ĐỘNG DÔI DƯ CHO DOANH NGHIỆP:
- Đơn đề nghị cấp phát kinh phí (Mẫu số 01, Quy chế này);
- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm thực hiện sắp xếp lại và hai năm liên tiếp trước đó;
- Phương án sắp xếp lao động đã được Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hội đồng quản trị tổng công ty 91 (gọi chung là cơ quan nhà nước có thẩm quyền) phê duyệt hoặc xác nhận bao gồm các mẫu số 1, 2, 3, 4, 5 quy định tại Thông tư số 11/2002/TT-BLĐ-TB&XH. Riêng đối với doanh nghiệp nhà nước thực hiện giải thể, phá sản là quyết định giải thể hoặc quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp nhà nước.
- Danh sách lao động dôi dư và dự toán kinh phí chi trả chế độ đối với người lao động dôi dư theo các nhóm chính sách quy định tại Nghị định số 41/2002/NĐ-CP được thể hiện tại các mẫu số 7, 8, 9, 10 quy định tại Thông tư số 11/2002/TT-BLĐ-TB&XH.
Các mẫu 7,8,9,10 nêu trên phải được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, hoặc xác nhận đối với công ty cổ phần.
Riêng mẫu số 08 về danh sách người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định hiện hành nhưng còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối đa là 1 năm và dự toán kinh phí đóng bảo hiểm xã hội còn phải được Cơ quan bảo hiểm xã hội nơi doanh nghiệp tham gia đóng bảo hiểm xã hội xác nhận và ghi số tài khoản, nơi mở tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội để làm căn cứ cấp phát kinh phí từ Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư cho cơ quan Bảo hiểm xã hội.
Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực trong việc lập hồ sơ. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định, xác nhận hồ sơ. Trường hợp có vi phạm thì doanh nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Điều 10: Danh sách lao động dôi dư và dự toán kinh phí chi trả chế độ đối với người lao động dôi dư theo các nhóm chính sách quy định tại Nghị định số 41/2002/NĐ-CP được thể hiện tại các mẫu số 7, 8, 9, 10 quy định tại Thông tư số 11/2002/TT-BLĐ-TB&XH phải được doanh nghiệp thông báo công khai trước khi gửi thẩm định hoặc xác nhận để người lao động dôi dư kiểm tra lại việc tính toán chế độ để đảm bảo được hưởng đúng chế độ theo quy định.
Điều 12: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư kiểm tra, xác định số kinh phí cấp phát và ra quyết định duyệt cấp kinh phí từ Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư cho doanh nghiệp, có chi tiết theo từng nội dung như sau:
- Cấp kinh phí để chi trả trợ cấp cho người lao động nghỉ hưu trước tuổi;
- Cấp kinh phí để chi trả trợ cấp cho người lao động thực hiện hợp đồng lao động không xác định thời hạn bị mất việc;
- Cấp kinh phí để trả trợ cấp cho người lao động thực hiện hợp đồng lao động có thời hạn từ 1-3 năm bị mất việc;
- Hỗ trợ phần kinh phí còn thiếu thuộc trách nhiệm chi trả trợ cấp của doanh nghiệp;
Quyết định này được gửi cho doanh nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Bộ Lao động thương binh và Xã hội, Kho bạc nhà nước trung ương, và lưu một bản vào hồ sơ doanh nghiệp tại Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư.
Trường hợp hồ sơ không đảm bảo các yêu cầu theo quy định, hoặc có sai sót về số liệu tính toán, cũng trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ, Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và doanh nghiệp biết để hoàn chỉnh.
Điều 13: Căn cứ Quyết định phê duyệt kinh phí cấp từ Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư cho doanh nghiệp, trong thời hạn 5 ngày làm việc, Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư cấp phát kinh phí vào tài khoản của doanh nghiệp để thực hiện chi trả trợ cấp cho người lao động dôi dư.
Khi trả trợ cấp cho người lao động, doanh nghiệp phải lập phiếu chi (Mẫu số 02 - TT ban hành kèm theo Quyết định số 1141/TC/QĐ-CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính); lập danh sách người lao động nhận trợ cấp (Mẫu số 2, Quy chế này).
Người lao động có trách nhiệm ký xác nhận đã nhận tiền trợ cấp vào cả phiếu chi và danh sách nêu trên.
Tổ chức công đoàn doanh nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm giám sát, kiểm tra việc trả trợ cấp cho người lao động dôi dư tại doanh nghiệp.
Doanh nghiệp phải chi trả đúng đối tượng, đúng số tiền và chịu trách nhiệm bồi thường vật chất về những sai sót và mất mát xảy ra.
- Danh sách người lao động nhận trợ cấp (Mẫu số 02, Quy chế này), bản chính;
- Báo cáo tổng hợp sử dụng kinh phí cấp từ Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư trong đó chi tiết theo từng nội dung hỗ trợ ghi trong thông báo hỗ trợ của Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư, số tiền thừa, và lý do (Mẫu số 03, Quy chế này);
Sau khi có ý kiến xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, doanh nghiệp gửi về Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư báo cáo quyết toán và báo cáo kết quả thực hiện sắp xếp lao động theo quy định tại tiết e, điểm 1, Phần IV Thông tư số 11/2002/TT-BLĐ-TB&XH.
Doanh nghiệp và cơ quan nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của báo cáo quyết toán.
B - CẤP KINH PHÍ TỪ QUỸ HỖ TRỢ LAO ĐỘNG DÔI DƯ CHO CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI:
Quyết định này được gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Bộ Lao động thương binh và Xã hội, Kho bạc nhà nước trung ương và lưu một bản vào hồ sơ doanh nghiệp của Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư.
Trường hợp hồ sơ không đảm bảo các yêu cầu theo quy định, hoặc có sai sót về số liệu tính toán, cũng trong thời hạn 10 ngày làm việc kể trên, Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội biết để hoàn chỉnh.
Điều 18: Trên cơ sở Quyết định phê duyệt kinh phí cấp từ Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư cho cơ quan bảo hiểm xã hội, trong thời hạn 5 ngày làm việc, Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư cấp phát kinh phí vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Điều 19: Sau khi nhận được kinh phí cấp phát từ Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư, trong thời hạn 10 ngày làm việc, cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện xác nhận người lao động đã đóng đủ bảo hiểm xã hội và chuyển người lao động dôi dư sang hưởng chế độ hưu theo quy định hiện hành về bảo hiểm xã hội.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi hoàn thành việc chuyển người lao động dôi dư sang hưởng chế độ hưu, cơ quan bảo hiểm xã hội phải thông báo kết quả sử dụng kinh phí từ Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư (Mẫu số 04, Quy chế này) về Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư.
C - CẤP KINH PHÍ TỪ QUỸ HỖ TRỢ LAO ĐỘNG DÔI DƯ CHO CÁC CƠ SỞ DẠY NGHỀ:
Điều 20: Hàng quý, các cơ sở dạy nghề được chỉ định đào tạo nghề cho người lao động dôi dư có trách nhiệm lập và gửi về Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư Đơn đề nghị thanh toán kinh phí đào tạo (Mẫu số 05, Quy chế này), kèm theo các Phiếu học nghề miễn phí (bản gốc) và bản sao các quyết định nghỉ việc hưởng chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước của người lao động dôi dư học nghề trong quý.
Đơn đề nghị thanh toán kinh phí đào tạo phải được Sở Lao động-Thương binh và Xã hội nơi cở sở dạy nghề đóng trụ sở thẩm định về số lao động dôi dư thực tế đào tạo tại cơ sở dạy nghề, thời gian đào tạo nghề (tối đa không quá 6 tháng) và Sở Tài chính - Vật giá nơi cơ sở dạy nghề đóng trụ sở thẩm định về giá đào tạo nhưng tối đa không quá 350.000 đồng/người/tháng.
Sở Lao động-Thương binh và Xã hội và Sở Tài chính-Vật giá chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác của Đơn đề nghị thanh toán kinh phí đào tạo của cơ sở đào tạo đã được thẩm định.
Điều 21: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do cơ sở dạy nghề gửi, Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư kiểm tra, xác định số kinh phí cấp phát và ra quyết định duyệt cấp kinh phí từ Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư cho cơ sở dạy nghề.
Quyết định này được gửi cho cơ sở dạy nghề, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính - Vật giá, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Kho bạc nhà nước trung ương, và lưu một bản vào hồ sơ cơ sở dạy nghề tại Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư.
Trong trường hợp hồ sơ không đảm bảo các yêu cầu theo quy định, hoặc có sai sót về số liệu tính toán, cũng trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do cơ sở dạy nghề gửi, Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư thông báo bằng văn bản cho cơ sở dạy nghề, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính-Vật giá biết để hoàn chỉnh.
Điều 22: Trên cơ sở Quyết định phê duyệt kinh phí cấp từ Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư cho cơ sở dạy nghề, trong thời hạn 5 ngày làm việc, Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư cấp phát kinh phí vào tài khoản của cơ sở dạy nghề.
IV - LẬP KẾ HOẠCH NGUỒN QUỸ HỖ TRỢ LAO ĐỘNG DÔI DƯ
Điều 23: Hàng năm, Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư lập kế hoạch huy động và sử dụng nguồn Quỹ cùng với thời gian lập dự toán ngân sách nhà nước để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Điều 24: Kế hoạch huy động và sử dụng nguồn Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư được lập trên những căn cứ sau:
- Chương trình sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước theo kế hoạch của Chính phủ;
- Nhu cầu kinh phí của các doanh nghiệp có lao động dôi dư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền gửi đến.
- Khả năng huy động kinh phí từ các nguồn quy định tại Điều 3, Quy chế này cho hoạt động của Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư.
Kế hoạch huy động và sử dụng Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư hàng năm được tổng hợp theo từng cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được chi tiết theo từng quý.
Điều 25: Cùng thời gian lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Tổng công ty 91 có trách nhiệm lập và gửi về Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư, đồng gửi Bộ Lao động Thương binh và Xã hội kế hoạch sắp xếp lại lao động và nhu cầu trả trợ cấp cho người lao động dôi dư của năm tiếp theo.
Kế hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gửi Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư bao gồm các nội dung sau: dự kiến số lao động dôi dư và số kinh phí hỗ trợ từ Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư cho từng doanh nghiệp (Mẫu số 06, Quy chế này).
Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền không gửi kế hoạch sắp xếp lại lao động và nhu cầu trả trợ cấp cho người lao động dôi dư về Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư thì coi như không có nhu cầu kinh phí cấp phát từ Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư và không được tính toán trong kế hoạch nguồn Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư.
Điều 26: Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư có trách nhiệm mở sổ sách để theo dõi việc huy động và sử dụng nguồn Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư và thực hiện việc hạch toán kế toán theo đúng quy định của chế độ quản lý tài chính hiện hành.
Việc ghi chép các khoản kinh phí cấp phát phải rõ ràng, đầy đủ bảo đảm cập nhật kịp thời các hoạt động phát sinh và tổ chức việc lưu trữ hồ sơ, chứng từ theo đúng chế độ quy định.
Điều 27: Trong vòng 30 ngày sau khi kết thúc quý, Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính tiến độ thực hiện kế hoạch huy động và sử dụng nguồn Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư quý trước.
Chậm nhất không quá 45 ngày sau khi kết thúc năm tài chính, Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư phải hoàn thành việc lập báo cáo quyết toán năm và trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Báo cáo phải phản ánh đầy đủ, trung thực hoạt động của Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư trong năm bao gồm: số dư nguồn Quỹ đầu năm, nguồn Quỹ huy động trong năm, nguồn Quỹ sử dụng trong năm, số dư nguồn Quỹ cuối năm kèm theo xác nhận số dư tài khoản tại Kho bạc Nhà nước Trung ương; số lao động dôi dư đã nhận trợ cấp từ Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư và kinh phí chi trả được tổng hợp theo từng cơ quan nhà nước có thẩm quyền, được chi tiết theo từng nội dung hỗ trợ từ Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư, và được chi tiết theo từng quý.
Điều 29: Doanh nghiệp nhận kinh phí từ Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư có trách nhiệm gửi báo cáo tài chính của hai năm tiếp theo kể từ khi hoàn thành việc sắp xếp lại doanh nghiệp về Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư để phục vụ công tác đánh giá hiệu quả của Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư.
Điều 30: Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các doanh nghiệp, cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ sở dạy nghề, và người lao động dôi dư thực hiện các quy định tại Quy chế này.
Điều 31: Trách nhiệm của các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính:
1.- Cục Tài chính doanh nghiệp có trách nhiệm:
- Lập kế hoạch nguồn Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư báo cáo Bộ trưởng Bộ tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ.
- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ do các doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề gửi lên và ra Quyết định duyệt cấp kinh phí từ Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư cho doanh nghiệp, cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ sở dạy nghề đảm bảo đúng thời hạn theo quy định tại quy chế này.
- Thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp, cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ sở dạy nghề biết để hoàn chỉnh hồ sơ trong trường hợp hồ sơ không đảm bảo các yêu cầu theo quy định tại Quy chế này.
- Kiểm tra và quyết toán số kinh phí cấp cho doanh nghiệp, cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ sở dạy nghề.
- Thực hiện chế độ lưu giữ sổ sách, công tác kế toán và báo cáo Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư theo quy định tại Quy chế này.
2.- Kho bạc Nhà nước trung ương có trách nhiệm:
- Cấp phát kinh phí cho doanh nghiệp, cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ sở dạy nghề.
- Thực hiện kiểm soát qua kho bạc việc sử dụng kinh phí đối với các doanh nghiệp, cơ quan bảo hiểm xã hội và cơ sở dạy nghề theo đúng quyết định duyệt cấp kinh phí từ Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư.
3.- Thanh tra Tài chính có trách nhiệm:
- Kiểm tra, thanh tra việc sử dụng kinh phí tiếp nhận từ Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư tại các doanh nghiệp, cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ sở dạy nghề.
Điều 32: Sở Tài chính-Vật giá các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
- Thẩm định và có ý kiến thẩm định về giá đào tạo vào hồ sơ của các cơ sở dạy nghề;
- Giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc thẩm định hồ sơ xin hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư của doanh nghiệp do địa phương thành lập.
Ban hành kèm theo Quyết định số 85/2002/QĐ-BTC
ngày 01 tháng 07 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Tên doanh nghiệp: Số tài khoản: Ngân hàng: Số:... |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ...., ngày... tháng... năm... |
Kính gửi: Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại DNNN
(Cục Tài chính doanh nghiệp-Số 4, Ngõ Hàng Chuối 1,
Phố Hàng chuối, Hà Nội)
Căn cứ Quyết định số ...ngày... của...về việc sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước (hoặc công ty cổ phần), đề nghị Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại DNNN cấp kinh phí cho doanh nghiệp, cơ quan bảo hiểm xã hội để giải quyết chế độ cho người lao động dôi dư theo quy định hiện hành của Nhà nước, cụ thể như sau:
1.- Tổng dự toán kinh phí cấp từ Quỹ cho doanh nghiệp:... nghìn đồng:
- Dự toán kinh phí chi trả cho người lao động nghỉ hưu trước tuổi: ...nghìn đồng;
- Dự toán kinh phí chi trả cho người lao động theo hợp đồng không xác định thời hạn bị mất việc: ... nghìn đồng;
- Dự toán kinh phí chi trả cho người lao động theo hợp đồng lao động có thời hạn 1-3 năm bị mất việc: ... nghìn đồng;
- Dự toán kinh phí hỗ trợ từ Quỹ cho phần còn thiếu để chi trả cho người lao động bị mất việc thuộc phần trách nhiệm của doanh nghiệp: ... nghìn đồng;
2. Tổng dự toán kinh phí cấp từ Quỹ cho cơ quan bảo hiểm xã hội:... nghìn đồng:
- Dự toán kinh phí chi trả cho người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định hiện hành nhưng còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối đa là 1 năm: ... nghìn đồng;
Ý KIẾN THẨM ĐỊNH CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN |
GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP |
Nghị định 41/2002/NĐ-CP về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước Ban hành: 11/04/2002 | Cập nhật: 30/08/2012