Quyết định 847/QĐ-UBND về Quy hoạch mạng lưới trường học thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng đến 2020, tầm nhìn 2030 năm 2016
Số hiệu: 847/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng Người ký: Phan Văn Đa
Ngày ban hành: 22/04/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Giáo dục, đào tạo, Xây dựng nhà ở, đô thị, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
LÂM ĐỒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 847/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 22 tháng 4 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI TRƯỜNG HỌC THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14/6/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25/11/2009;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 1462/QĐ-TTg ngày 23/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo,

QUYT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới trường học thành phố Đà Lạt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch) với những nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

a) Đảm bảo mạng lưới trường, lớp học phân bố đều đáp ứng yêu cầu đi lại học tập của người dân và thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

b) Chuẩn bị các điều kiện cơ bản thực hiện sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo hướng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới hệ thống trường lớp, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa ngành giáo dục và đào tạo.

c) Đảm bảo bán kính phục vụ tối đa của các cơ sở giáo dục phù hợp với mỗi lứa tuổi, mỗi cấp học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đảm bảo đạt chuẩn quốc gia theo các mức độ khác nhau nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu học tập của người dân.

d) Thực hiện xã hội hóa về giáo dục, dành quỹ đất để thu hút đầu tư từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài thành phố vào phát triển trường, lớp học phù hợp với quy hoạch, đặc biệt là giáo dục mầm non và giáo dục chất lượng cao; mỗi trường học phải có các phòng học bộ môn, phòng chức năng theo tiêu chuẩn; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học bộ môn; tăng cường trang bị các loại thiết bị dạy học mới, đa dạng theo hướng hiện đại đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và mầm non.

đ) Xác định tốc độ, yêu cầu và quy mô phát triển mạng lưới trường học và quy mô đầu tư tương ứng về đất và vốn đầu tư xây dựng trong tổng thể phát triển thành phố đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Giáo dục Mầm non:

- Đảm bảo các điều kiện cần thiết cho trẻ em đến trường mầm non được giáo dục và chăm sóc; giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tình cảm và thẩm mỹ.

- Tỷ lệ huy động trẻ dưới 3 tuổi đến nhóm, lớp trẻ đạt 51 - 52 % vào năm 2020 và 70% vào năm 2030.

- Tỷ lệ trẻ em 3 - 5 tuổi đến lớp mẫu giáo đạt 95 - 96% vào năm 2020 và 100% vào năm 2030, được học 2 buổi/ngày và học bán trú đạt 100%.

- Tỷ lệ trẻ em 5 tuổi đến lớp mẫu giáo đạt 100% và được học 2 buổi/ngày đủ một năm học đạt 100% vào năm 2020.

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non dưới 1,5%. Giảm đến mức thấp nhất trẻ béo phì.

- Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia: Hiện có 09/17 trường công lập đạt chuẩn mức độ 1, trong đó có 02 trường đạt chuẩn mức độ 2. Đến năm 2020, có 100% trường đạt chuẩn, trong đó có 07 trường đạt chuẩn mức độ 2.

- Tập trung xây dựng lớp học gắn với các thôn, vùng đồng bào dân tộc, điều chỉnh vị trí một số trường; bỏ phân hiệu không phù hợp, bổ sung một số phân hiệu gắn với các thôn tại xã có phân bố dân cư rộng, phân tán (xã Xuân Trường, Tà Nung,…).

- Tiếp tục thu hút xã hội hóa giáo dục mầm non theo hướng chất lượng cao tại địa bàn đông dân cư, khu vực có dự án phát triển khu dân cư mới nhằm đáp ứng nhu cầu về giáo dục mầm non của toàn thành phố và một phần nhu cầu tăng cơ học.

b) Giáo dục Tiểu học:

- Giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Tăng tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường, đặc biệt là học sinh người dân tộc thiểu số đạt 100% vào năm 2020.

- Đảm bảo đủ cơ sở vật chất, phòng học; nâng tỷ lệ học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày đạt 100% vào năm 2020.

- Duy trì tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học hàng năm được xét công nhận đạt trên 99,8%.

.........................

e) Giáo dục thường xuyên, nghề nghiệp và chuyên nghiệp:

- Đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%, trong đó đào tạo nghề trên 50%. Chú trọng dạy nghề cho lao động nông thôn, thanh niên dân tộc thiểu số; hoàn thiện các cơ sở dạy nghề theo hướng đa dạng hóa trường và hình thức đào tạo.

- Duy trì hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tại các xã, phường. Làm tốt công tác khuyến học, khuyến tài, nâng cao chất lượng các lớp học tình thương, chất lượng các khóa, lớp đào tạo. Đến năm 2020, người biết chữ trong độ tuổi từ 15 trở lên đạt tỷ lệ 98%, trong đó độ tuổi từ 15 - 35 đạt 99%, mở rộng xoá mù chữ cho những người từ 35 tuổi trở lên.

- Hoàn thiện cơ sở vật chất trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng theo quy hoạch phát triển ngành và định hướng phát triển của các trường. Chú trọng dạy ngh cho lao động nông thôn, thanh niên dân tộc thiểu số. Đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng chính quy đạt 3.000 - 3.500 sinh viên/năm; đào tạo gắn với nhu cầu thị trường lao động, đặc biệt là các ngành kinh tế và kỹ thuật, du lịch, xã hội và nhân văn, tin học, ngoại ngữ.

II. NỘI DUNG QUY HOẠCH

1. Các yêu cầu chung:

a) Giáo dục Mầm non:

- Bán kính học sinh đến trường: Khu vực thành thị không lớn hơn 1 km; vùng nông thôn, miền núi không lớn hơn 2 km.

- Diện tích khu đất xây dựng: Khu vực nông thôn, miền núi: Tối thiểu 12 m2/trẻ; khu vực đô thị: Tối thiểu 8 m2/trẻ.

- Mật độ xây dựng: Diện tích xây dựng công trình không lớn hơn 40%; diện tích sân vườn không nhỏ hơn 40%; diện tích giao thông nội bộ không nhỏ hơn 20%.

- Số lớp/trường học: Từ 3 - 20 lp/trường và không lớn hơn 03 điểm trường/xã, phường.

- Số học sinh: Trung bình từ 15 - 25 trẻ/lớp nhà trẻ; 25 - 35 trẻ/lớp mẫu giáo.

b) Giáo dục Tiểu học:

- Bán kính học sinh đến trường: Không lớn hơn 0,5 km đối với đô thị, 2 km đối với nông thôn, miền núi.

- Diện tích khu đất xây dựng: Khu vực nông thôn, miền núi: Tối thiểu 10 m2/học sinh; khu vực đô thị: Tối thiểu 6 m2/học sinh.

- Mật độ xây dựng: Diện tích xây dựng công trình không lớn hơn 40%; diện tích sân vườn, cây xanh không nhỏ hơn 40%; diện tích giao thông nội bộ không nhỏ hơn 20%.

- Số lớp/trường học: Không lớn hơn 30 lớp/trường.

- Số học sinh: Trung bình không lớn hơn 35 học sinh/lớp.

c) Giáo dục THCS và THPT:

- Bán kính học sinh đến trường: THCS không lớn hơn 2 km đối với đô thị, 4 km đối với nông thôn, miền núi.

- Diện tích khu đất xây dựng: Khu vực nông thôn, miền núi: Tối thiểu 10 m2/học sinh; khu vực đô thị: Tối thiểu 6 m2/học sinh.

- Mật độ xây dựng: Diện tích xây dựng công trình không lớn hơn 45%; diện tích sân vườn, cây xanh không nhỏ hơn 30%; diện tích sân chơi, bãi tập, giao thông nội bộ không nhỏ hơn 25%.

- Số lp/trường học: Không lớn hơn 45 lớp/trường.

- Số học sinh: Trung bình không lớn hơn 45 học sinh/lớp.

d) Giáo dục nghề nghiệp:

- Có phòng học lý thuyết, thực hành phù hợp với quy mô đào tạo: Diện tích nơi thực hành phải đạt từ 4 - 6 m2/học sinh; diện tích xây dựng công trình không lớn hơn 45%; diện tích cây xanh không nhỏ hơn 30%; diện tích sân chơi, bãi tập, giao thông nội bộ không nhỏ hơn 25%.

- Quy mô đào tạo tối thiểu 300 học sinh.

- Số học sinh: Trung bình không lớn hơn 35 học sinh/lớp.

2. Hệ thống trường học:

a) Giáo dục Mầm non:

Hiện có 17 trường công lập, 14 trường tư thục, 01 trường ngoài công lập (Hermann Gmeiner) và 23 điểm trường. Đến năm 2020, có 17 trường công lập, 16 trường tư thục, 01 trường ngoài công lập và 24 điểm trường, cụ th:

- Quy hoạch địa điểm mới cho Trường Mầm non Xuân Trường (xã Xuân Trường) tại khu quy hoạch trung tâm xã, trường hiện tại ở thôn Xuân Trường chuyển thành điểm trường của trường này. Các trường mầm non công lập hiện hữu (đim chính) giữ nguyên vị trí, đu tư cơ sở vật chất đảm bảo yêu cầu trường chun.

- Quy hoạch mới 03 điểm trường gồm: Điểm trường Xuân Sơn thuộc Trường Mầm non Xuân Trường (xã Xuân Trường); điểm trường Tà Nung 2 và điểm trường Cil Cus thuộc Trường Mầm non Tà Nung (xã Tà Nung).

- Bỏ 02 điểm trường gồm: Điểm trường Phước Thành thuộc Trường Mầm non 7 (Phường 7); điểm trường Thống Nhất thuộc Trường Mầm non 10 (Phường 10).

b) Giáo dục Tiểu học:

Hiện có 27 trường công lập, 01 trường ngoài công lập có cấp tiểu học (Hermann Gmeiner) và 07 điểm trường. Đến năm 2020, 26 trường công lập, 01 trường ngoài công lập có cấp tiểu học (Hermann Gmeiner) và 07 điểm trường, cụ thể:

- Bỏ Trường Tiểu học Bạch Đằng tại Phường 7, chuyển học sinh về Trường Tiểu học Lê Lợi và Trường Tiểu học Đa Thành, tại địa điểm này thành lập Trường THPT sau khi tách cấp THPT từ Trường THPT Đống Đa (có hai cpTHCS và THPT).

- Giữ nguyên các trường, điểm trường còn lại, đầu tư, nâng cấp cơ sở vật cht đảm bảo yêu cu đạt chuẩn.

c) Giáo dục Trung học cơ sở:

Hiện có 11 trường, gồm 05 trường công lập một cấp THCS, 05 trường công lập có hai cấp THCS và THPT và 01 trường ngoài công lập nhiều cấp học (Hermann Gmeiner). Đến năm 2020, có 12 trường, gồm 10 trường công lập một cấp THCS, 01 trường công lập có hai cấp học THCS và THPT và 01 trường ngoài công lập có cp THCS (Hermann Gmeiner), cụ thể:

- Giữ nguyên 05 trường công lập một cấp THCS và 01 trường công lập có hai cp học (Trường THCS - THPT Tà Nung) và 01 trường ngoài công lập có cp THCS (Hermann Gmeiner), đầu tư cơ sở vật chất theo chuẩn và đảm bảo cho quy mô học sinh ngày càng tăng.

- Thành lập mới 01 trường THCS tại đường Nguyên Tử Lực, Phường 8.

- Tách cấp THCS từ 04 trường công lập có 2 cấp học, cụ thể như sau:

+ Trường THCS - THPT Tây Sơn: Cấp THCS học tại vị trí cũ, cấp THPT chuyn sang học tại vị trí Trường THPT chuyên Thăng Long sau khi trường này chuyn v vị trí mới tại Phường 7.

+ Trường THCS - THPT Đống Đa: Cấp THCS học tại vị trí cũ, cấp THPT chuyển sang học tại vị trí Trường Tiểu học Bạch Đằng sau khi giải thể.

+ Trường THCS - THPT Chi Lăng: Cấp THCS học tại vị trí cũ, cấp THPT chuyển sang học tại các Trường THPT trên địa bàn.

+ Trường THCS - THPT Xuân Trường: Cấp THCS học tại vị trí cũ, cấp THPT chuyn sang học tại vị trí quy hoạch mới tại khu Quy hoạch trung tâm xã.

d) Giáo dục Trung học phổ thông:

Hiện có 10 trường, gồm 02 trường công lập có một cấp THPT, 05 trường công lập có hai cấp THCS và THPT, 02 trường ngoài công lập có một cấp THPT, 01 trường ngoài công lập có nhiều cấp học (Hermann Gmeiner). Đến năm 2020, có 10 trường, gồm 07 trường công lập một cấp THPT, 01 trường công lập có hai cấp THCS và THPT, 03 trường ngoài công lập có cấp THPT, c thể:

- Giữ nguyên 02 trường công lập một cấp THPT và 01 trường công lập có hai cấp học (Trường THCS - THPT Tà Nung), tăng cường đầu tư cơ sở vật chất theo chun và đảm bảo quy mô học sinh ngày càng tăng.

- Giữ nguyên 02 trường ngoài công lập một cấp THPT: Trường THPT Yersin, Trường THPT Phù Đổng và 01 trường ngoài công lập có cấp THPT (Hermann Gmeiner).

- Tách cấp THPT khỏi 05 trường có nhiều cấp học, sau khi tách còn lại 04 trường, cụ thể như sau:

+ Trường THCS - THPT Tây Sơn: Chuyển cấp THPT sang học tại vị trí Trường THPT chuyên Thăng Long sau khi trường này chuyển về vị trí mới tại Phường 7, cấp THCS học tại vị trí cũ.

+ Trường THCS - THPT Đống Đa: Chuyển cấp THPT sang học tại vị trí Trường Tiu học Bạch Đng sau khi trường này giải thể, cấp THCS học tại vị trí cũ.

+ Trường THCS - THPT Xuân Trường: Chuyển cấp THPT sang học tại vị trí mới tại khu Quy hoạch trung tâm xã, cấp THCS học tại vị trí cũ.

+ Trường THCS - THPT Chi Lăng: Chuyển cấp THPT sang học tại các Trường THPT trên địa bàn, cấp THCS học tại vị trí cũ.

- Thành lập 01 trường tư thục tại Khu An Sơn, Phường 4.

đ) Giáo dục chuyên biệt:

Hiện có 04 trường chuyên biệt. Đến năm 2020, có 04 trường, cụ thể như sau:

- Trường Thiểu năng Hoa Phong Lan: Giữ nguyên vị trí, nâng cấp cơ sở vật chất.

- Trường Khiếm thính Lâm Đồng: Đã quy hoạch vị trí mới tại Phường 7 từ phân hiệu cũ của Trường Tiểu học Đa Thành, vị trí cũ tại đường Pasteur giao UBND tỉnh quản lý.

- Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh: Giữ nguyên vị trí, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất đã xuống cấp.

- Trường THPT Chuyên Thăng Long: Quy hoạch tại Khu Quy hoạch đường Nguyễn Hoàng, Phường 7, vị trí cũ giao Trường THPT Tây Sơn sau khi trường này tách cp THPT chuyn sang.

e) Giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp.

- Giáo dục thường xuyên: Hiện có 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên cấp tỉnh tại Đà Lạt gồm hai cơ sở tại số 01, đường Lương Thế Vinh, Phường 3 (Sở Giáo dục và Đào tạo cũ) và số 251, đường Phan Đình Phùng, Phường 2. Đến năm 2020, giữ nguyên như hiện nay.

- Trung tâm học tập cộng đồng: Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng theo quy định tại văn bản hợp nht số 10/VBHN-BGDĐT ngày 14/3/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy chế hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng.

- Giáo dục trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng: Đến năm 2020 tiếp tục giữ nguyên hiện trạng diện tích và vị trí của các Trường Cao đẳng: Sư phạm Đà Lạt; Kinh tế - Kỹ thut Lâm Đồng.

3. Định hướng đến năm 2030:

- Tiếp tục đầu tư chuẩn hóa trường, lớp học đối với giáo dục mầm non và kiên cố hóa phòng học tại các điểm trường, phân hiệu tiểu học và các trường THCS; tập trung đầu tư cơ sở vật chất tiên tiến, hiện đại để phát triển và hình thành mạng lưới trường chất lượng cao cấp THPT.

- Quy hoạch quỹ đất để thực hiện xã hội hóa theo hướng chất lượng cao, đặc biệt trong các dự án xây dựng khu dân cư mới đảm bảo nhu cầu của thành phố Đà Lạt và của tỉnh. Đồng thời, kêu gọi đầu tư từ nguồn vốn xã hội hóa một trường phổ thông quốc tế có đủ các cấp học từ mầm non, tiểu học, THCS và THPT đạt trình độ chuẩn của các nước tiên tiến.

- Tăng cường cơ sở vật chất trung tâm giáo dục thường xuyên để thực hiện tốt chức năng liên kết đào tạo nghề, trung cấp chuyên nghiệp, liên thông,... để nâng cao chất lượng và trình độ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế - xã hội; đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân; đa dạng hóa cơ cấu ngành nghề đào tạo và hình thức sở hữu gắn với nhu cầu xã hội và hội nhập trong nước, khu vực và quốc tế.

- Đội ngũ giáo viên từ mầm non đến phổ thông và đào tạo nghề được phát triển đủ về số lượng, trình độ chuyên môn vững, thành thạo phương pháp, công nghệ giáo dục hiện đại; xây dựng đồng bộ về cơ cấu để thực hiện giáo dục toàn diện, dạy học phân hóa, dạy học 2 buổi/ngày, dạy học song ngữ Anh - Việt ở một số môn học.

- Xây dựng hệ thống quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo gọn nhẹ, hiệu lực và hoạt động hiệu quả cao.

Đến năm 2030, hệ thống trường học như sau:

a) Giáo dục Mầm non:

Có 17 trường công lập, 21 trường tư thục (tăng 05 trường so với năm 2020), 01 trường ngoài công lập và giữ nguyên các điểm trường, trong đó:

- Các trường công lập và tư thục đến năm 2020 giữ nguyên vị trí, đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo quy mô học sinh ngày càng tăng.

- Quy hoạch mới 05 trường tư thục tại các khu vực dân cư mới gồm: Khu dân cư 5B, Phường 4; Khu dân cư An Tôn, Phường 5; Khu dân cư Vạn Thành, Phường 5; Khu dân cư số 3, Phường 7; Khu dân cư số 1, Phường 8.

b) Giáo dục Tiểu học:

Có 31 trường công lập và giữ nguyên các điểm trường, trong đó:

- Các trường công lập đến năm 2020 giữ nguyên vị trí, đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo quy mô học sinh ngày càng tăng.

- Quy hoạch mới 04 trường tại các khu vực dân cư mới trọng điểm gồm: Khu dân cư Triệu Việt Vương, Phường 3; Khu dân cư số 5, Phường 4; Khu quy hoạch Đồi Điện Mu, Phường 6; Khu dân cư số 1, Phường 8.

c) Giáo dục THCS:

Có 16 trường công lập gồm:

- Các trường công lập đến năm 2020 giữ nguyên vị trí, đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo quy mô học sinh ngày càng tăng.

- Quy hoạch mới 05 trường tại các địa bàn tập trung dân cư nhưng chưa có trường gồm: Khu dân cư 5B, Phường 4; Khu dân cư Nam Thiên, Phường 5; Khu dân cư Ngô Gia Tự, Phường 12; xã Xuân Thọ; xã Trạm Hành.

d) Giáo dục THPT:

Có 11 trường gồm:

- Các trường đến năm 2020 giữ nguyên vị trí, đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo quy mô học sinh ngày càng tăng.

- Quy hoạch mới 01 trường tại Khu dân cư A6, Phường 11.

đ) Giáo dục chuyên biệt: Giữ nguyên như quy hoạch đến năm 2020.

e) Giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp:

- Tổ chức và phát triển xã hội học tập theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân được học tập thường xuyên, suốt đời, mỗi cá nhân học tập theo ngành nghề, hình thức và học tiếp lên các bậc cao hơn theo nguyện vọng và khả năng. Đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo của Trung tâm GDTX cấp tỉnh; duy trì hoạt động, nâng cao chất lượng đào tạo, chuyển giao khoa học công nghệ của 16 trung tâm học tập cộng đồng.

- Duy trì ổn định các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hiện có; tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất trường học; đa dạng về loại hình đào tạo, đảm bảo số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân và yêu cầu của xã hội.

4. Quy hoạch chi tiết hệ thống trường học các xã, phường:

(Kèm theo Phụ lục chi tiết).

5. Kinh phí thực hiện quy hoạch:

Bố trí hàng năm theo kế hoạch được phê duyệt từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương (cấp tỉnh, huyện, xã) và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

III. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Đổi mới tổ chức, quản lý:

a) Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt Quy hoạch; nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc quy hoạch mạng lưới trường học nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương.

b) Giám sát việc thực hiện đúng định hướng Quy hoạch. Trong quá trình thực hiện cần chú ý sắp xếp từng loại hình, quy mô trường lớp phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; tạo bước chuyển biến vững chắc về số lượng, chất lượng giáo dục và đào tạo.

c) Thực hiện phân cấp trong quản lý giáo dục và đào tạo. Tăng cường tự chủ tài chính và hoạt động của các cơ sở giáo dục. Thực hiện phân lung học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông phù hợp với mục tiêu đề ra.

2. Quy hoạch sử dụng đất:

a) Ưu tiên quỹ đất cho phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề. Triển khai thực hiện tốt quy hoạch sử dụng đất, bố trí đủ diện tích đất để xây dựng trường, lớp đúng với tiêu chí của ngành Giáo dục và Đào tạo.

b) Hoàn thành việc lập thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trường, các cơ sở giáo dục và đào tạo.

c) Vận động nhân dân hiến đất, cho thuê đất để thực hiện Quy hoạch, đặc biệt là các điểm trường mầm non. Đồng thời, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư đối với các hộ hiến nhiều diện tích đất.

d) Quy hoạch xây dựng các khu dân cư mới, đáp ứng yêu cầu sắp xếp các hộ dân nằm trong khu vực có nhu cầu mở rộng diện tích xây dựng trường học và các công trình xây dựng khác ở địa phương.

3. Tăng cường đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất:

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để thực hiện chương trình giáo dục mầm non và phổ thông mới. Đảm bảo đủ phòng học kiên cố, thư viện, phòng học bộ môn, nhà vệ sinh, sân chơi, bãi tập đạt chuẩn cho các bậc học mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp để xây dng trường chuẩn quốc gia.

4. Giải pháp về tài chính:

a) Hàng năm, ưu tiên bố trí ngân sách để thực hiện đúng, đủ theo mục tiêu quy hoạch mạng lưới trường học đã được phê duyệt.

b) Thực hiện các cơ chế, chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, về đất đai và ưu đãi tín dụng,... tranh thủ tối đa các nguồn vốn đầu tư xây dựng trường học.

c) Lồng ghép và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn thực hiện Quy hoạch.

d) Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục để huy động các nguồn lực trong nhân dân; khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng trường học ngoài công lập ở những nơi có điều kiện.

5. Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục:

a) Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo ở từng bậc học theo hướng chuẩn hóa, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu. Tiếp tục thực hiện đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, đến năm 2020, 100% giáo viên mầm non và phổ thông đạt chuẩn trình độ đào tạo; 70% giáo viên mầm non, 100% giáo viên tiểu học, 90% giáo viên trung học cơ sở và 20% giáo viên trung học phổ thông đạt trình độ đào tạo trên chuẩn.

b) Thực hiện tốt công tác tuyển dụng, đảm bảo từng bước có đủ giáo viên thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non và phổ thông mới.

c) Thực hiện đúng các chính sách ưu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; đồng thời thực hiện các chính sách đãi ngộ tốt để thu hút giáo viên giỏi, sinh viên tốt nghiệp sư phạm giỏi.

6. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đa dạng hóa hình thức đào tạo, gắn đào tạo nghề với nhu cầu xã hội:

a) Đa dạng hóa hình thức đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi đối tượng có nhu cầu được đào tạo. Ngoài những hình thức đào tạo phổ biến hiện nay như chính quy tập trung, tại chức, ... cần quan tâm đến các hình thức "truyền nghề", "đào tạo gắn với chuyển giao công nghệ”, "đào tạo theo chương trình, dự án".

b) Đa dạng hóa lực lượng xã hội tham gia đào tạo nghề. Coi trọng vai trò của doanh nghiệp; khuyến khích các nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm tổ chức đào tạo nghề. Thực hiện liên kết giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề để gắn lý thuyết với thực hành, lý luận với thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, gắn với nhu cầu sử dụng.

c) Củng cố mô hình hoạt động của các trung tâm, đa dạng hóa nội dung, chương trình và hình thức học tập, trong đó chú trọng bồi dưỡng, tập huấn về công tác khuyến nông, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, tuyên truyền pháp luật, báo cáo thời sự, mở rộng dạy tin học. Tăng cường hiệu quả hoạt động của các trung tâm ngoại ngữ, tin học.

IV. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

1. Giai đoạn 2016 - 2020:

- Triển khai thực hiện các nội dung Quy hoạch; tổ chức đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2016 - 2017 để làm cơ sở xây dựng kế hoạch, điều chỉnh một số nội dung của Quy hoạch giai đoạn 2017 - 2020 phù hợp với điu kiện thực tế của địa phương.

- Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới trường lớp trên địa bàn thành phố và Quy hoạch chi tiết mạng lưới trường lớp các xã, phường phù hợp với điều kiện thực tế của các địa phương.

- Tạo điều kiện thuận lợi để Trường Mầm non tư thục Trăng Non - Phường 4 hoạt động từ năm học 2016-2017.

- Tiếp tục thực hiện các dự án đang triển khai gồm: Mầm non 3, 8, 10; Trường Tiểu học Đa Thành, Tà Nung.

- Nâng cấp các Trường Mầm non: 12, Xuân Thọ; Trường Tiểu học: Nam Thiên, Đa Thiện, Nam Hồ.

- Xây dựng mới Trường Mầm non Xuân Trường; các phân hiệu mầm non: Phường 9, xã Xuân Trường, Tà Nung; Trường Khiếm thính Lâm Đồng, Trường THPT chuyên Thăng Long; thu hút đầu tư xây dựng trường tư thục nhiều cấp học chất lượng cao.

- Tiếp tục xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư trang thiết bị dạy và học tại các trường theo hướng chuẩn quốc gia theo lộ trình của đề án xây dựng trường chuẩn quốc gia đã được phê duyệt, đồng thời triển khai thực hiện đề án kiên cố hóa trường lớp giai đoạn 2.

b) Giai đoạn 2020 - 2030:

Tiếp tục thực hiện các nội dung còn lại theo Quy hoạch, đồng thời tổ chức đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2016 - 2020 để làm cơ sở xây dựng kế hoạch và điều chỉnh một số nội dung của Quy hoạch giai đoạn sau 2020 phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

V. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN

Trong quá trình triển khai thực hiện cần ưu tiên đầu tư các dự án sau:

- Xây dựng các phân hiệu mầm non đáp ứng nhu cầu thiếu lớp cấp bách: Phân hiệu Mầm non 5, Xuân Sơn, Tà Nung 2 và Cil Cus.

- Trường Mầm non Xuân Trường.

- Trường Khiếm thính Lâm Đồng.

- Trường THPT chuyên Thăng Long.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. UBND thành phố Đà Lạt:

a) Tiến hành rà soát, xây dựng kế hoạch thực hiện Quy hoạch này theo từng năm, từng giai đoạn; chỉ đạo các phòng, ban, ngành có liên quan và UBND các xã, phường thực hiện và công khai Quy hoạch này.

b) Lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Quy hoạch này vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

c) Tăng cường quản lý nhà nước; giám sát việc thực hiện đầu tư phát triển theo Quy hoạch. Hàng năm, tiến hành điều chỉnh, bổ sung phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế phát triển giáo dục của địa phương.

d) Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục để huy động mọi nguồn lực hỗ trợ cho giáo dục, dạy nghề.

đ) Thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo UBND tỉnh, các sở, ngành có liên quan về tình hình triển khai thực hiện Quy hoạch trên địa bàn.

2. Sở Giáo dục và Đào tạo:

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch; định kỳ tổng hợp chung, báo cáo UBND tỉnh tình hình thực hiện Quy hoạch trên địa bàn.

b) Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục của thành phĐà Lạt đáp ứng yêu cu đi mới chương trình giáo dục phổ thông và mầm non.

c) Chỉ đạo các cơ sở giáo dục trực thuộc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch đảm bảo đúng tiến độ và mục tiêu đề ra.

3. Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính:

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí nguồn lực đầu tư hàng năm để thực hiện Quy hoạch.

4. Sở Nội vụ:

Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn xây dựng kế hoạch, kiểm tra việc tuyển dụng công chức, viên chức; tham mưu ban hành các chế độ, chính sách đãi ngộ cán bộ để thực hiện Quy hoạch.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường:

Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát, điều chỉnh, bổ sung đất cho các cơ sở giáo dục nhằm đảm bảo đủ quỹ đất cho các trường; đồng thời dành quỹ đất dự phòng cho các cơ sở dự kiến phát triển theo Quy hoạch trong các giai đoạn tiếp theo.

6. Sở Xây dựng:

Thực hiện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực quy hoạch, xây dựng các công trình tại các cơ sở giáo dục, đào tạo trong quy hoạch theo chức năng nhiệm vụ được giao đúng quy định hiện hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở; Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng; Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- TTTU, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Lưu: VT, VX1.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Phan Văn Đa

 


PHỤ LỤC

QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI TRƯỜNG LỚP THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành Kèm theo Quyết định số 847/QĐ-UBND ngày 22 tháng 4 năm 2016 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

STT

Tên trường

Địa điểm

Hiện trạng năm 2014 -2015

Quy hoạch đến năm 2020

Tầm nhìn đến năm 2030

Din tích cần m rộng (m2)

Ghi chú

Số học sinh

Số lớp

Số phòng học

Diện tích đất (m2)

Số học sinh

Số Lớp

Số phòng học

Diện tích đất (m2)

Số học sinh

Số lớp

Số phòng học

Diện tích đất (m2)

Tổng cộng

Đến năm 2020

Đến năm 2030

 

TNG CỘNG

 

 

 

 

559.858

 

 

 

709.078

 

 

 

807.378

247.520

149.220

98.300

 

A

GIÁO DỤC MẦM NON

 

10.714

338

317

99.600

14.540

546

454

111.287

16.465

626

538

129.087

29.487

11.687

17.800

 

I

Phường 1

 

741

24

30

3.858

801

30

30

3.858

801

30

30

3.858

 

 

 

 

1

Trường Mầm non 1

Số 13, Phan Đình Phùng

236

7

10

1.424

270

10

10

1.424

270

10

10

1.424

 

 

 

Giữ nguyên

 

Điểm trường Phan Đình Phùng

Số 14, Phan Đình Phùng

96

3

3

261

75

3

3

261

75

3

3

261

 

 

 

Giữ nguyên

 

Điểm trường Hải Thượng

Khu QH Hải Thượng

223

7

10

1.080

270

10

10

1.080

270

10

10

1.080

 

 

 

Giữ nguyên

2

Trường Mầm non Tư thục Ái Tâm

S 25/3, đường 3/2

186

7

7

1.093

186

7

7

1.093

186

7

7

1.093

 

 

 

Giữ nguyên

II

Phường 2

 

806

26

21

5.458

995

34

38

5.458

995

34

38

5.458

 

 

 

 

3

Trường Mầm non 2

Số 202, Phan Đình Phùng

516

15

10

2.129

520

15

15

2.129

520

15

15

2.129

 

 

 

Đầu tư, nâng cấp CSVC

 

Điểm trường Võ Thị Sáu

Số 25, Võ Thị Sáu

 

 

 

763

125

5

5

763

125

5

5

763

 

 

 

Đang xây dựng lại.

4

Trường Mm non tư thục Mimosa

Số 5, Thông Thiên Học

140

5

5

951

150

6

6

951

150

6

6

951

 

 

 

Đầu tư thêm CSVC

5

Trường Mm non tư thục Hoàng Oanh

Nguyn Lương Bng

150

6

6

1.615

200

8

12

1.615

200

8

12

1.615

 

 

 

Đầu tư thêm CSVC

III

Phường 3

 

756

23

23

3.567

950

33

33

5.346

825

33

33

5.346

1.779

1.779

 

 

6

Trường Mầm non 3

Số 10, Nhà Chung

184

6

6

1.421

400

16

16

3.200

400

16

16

3.200

1.779

1.779

 

M rộng, nâng cấp, đầu tư CSVC

 

Điểm trường 20/10

Số 2K, đường 3/2

90

3

3

666

75

3

3

666

75

3

3

666

 

 

 

Giữ nguyên

 

Đim trường Prenn

Tổ dân phố 8

32

1

1

180

25

1

1

180

25

1

1

180

 

 

 

Giữ nguyên

7

Trường Mầm non tư thục Thăng Long

S 20, Trần Phú

450

13

13

1.300

450

13

13

1.300

325

13

13

1.300

 

 

 

Giữ nguyên

IV

Phường 4

 

851

27

28

8.899

1.402

47

48

12.745

1.485

57

61

18.745

9.846

3.846

6.000

 

8

Trường Mầm non 4

Số 18, KQH Bà Triệu

264

7

7

1.204

264

7

7

1.204

175

7

7

1.204

 

 

 

Giữ nguyên

 

Điểm trường Mạc Đĩnh Chi

Số 174, đường 3/2

64

3

3

231

75

3

3

231

25

1

3

231

 

 

 

Giữ nguyên

9

Trường Mầm non Anh Đào

Số 02, Lê Hồng Phong

453

14

14

6.464

453

14

14

6.464

350

14

14

6.464

 

 

 

Giữ nguyên

10

Trường Mầm non tư thục Thiện Ý

Số 33, Thiện Ý

70

3

4

1.000

70

3

4

1.000

125

5

5

1.000

 

 

 

Giữ nguyên

11

Trường Mầm non tư thục An Sơn

Khu dân cư An Sơn

 

 

 

 

270

10

10

2.700

270

10

10

2.700

2.700

2.700

 

Quy hoạch mới, xã hội hóa

12

Trường Mầm non tư thục Trăng Non

Khu dân cư C5

 

 

 

 

270

10

10

1.146

270

10

10

1.146

1.146

1.146

 

Quy hoạch mới, xã hội hóa

13

Trường Mầm non tư thục 5B

Khu dân cư 5B

 

 

 

 

 

 

 

 

270

10

12

6.000

6.000

 

6.000

Đến 2030, QH mới, xã hội hóa

V

Phường 5

 

1.308

43

47

6.027

1.310

45

47

6.027

1.810

69

71

10.027

4.000

 

4.000

 

14

Trường Mầm non 5

Số 7, Hải Thượng

328

10

12

1.849

328

12

12

1.849

328

12

12

1.849

 

 

 

Giữ nguyên

 

Điểm trường Mầm non 5

Số 3, Trần Nhật Duật

58

2

4

604

60

2

4

604

60

2

4

604

 

 

 

Giữ nguyên

15

Trường Mầm non tư thục An Tôn

Khu dân cư An Tôn

 

 

 

 

 

 

 

 

250

10

10

2.000

2.000

 

2.000

Đến 2030, QH mới, xã hội hóa

16

Trường Mầm non tư thục Vạn Thành

Khu vực Vạn Thành

 

 

 

 

 

 

 

 

250

10

10

2.000

2.000

 

2.000

Đến 2030, QH mới, xã hội hóa

17

Trường Mầm non Du Sinh

S 8, Huyền Trân

300

11

11

1.797

300

11

11

1.797

300

11

11

1.797

 

 

 

Giữ nguyên

18

Trường Mầm non tư thục Họa Mi

Số 6/1, Hoàng Diệu

367

13

11

1.000

367

13

11

1.000

367

13

13

1.000

 

 

 

Giữ nguyên

19

Trường Mm non tư thục Thanh Tâm

Số 65 - 67, Hoàng Diệu

255

7

9

777

255

7

9

777

255

11

11

777

 

 

 

Giữ nguyên

VI

Phường 6

 

470

14

14

3.087

531

19

19

3.087

535

19

19

3.087

 

 

 

 

20

Trường Mầm non 6

S 67, Hai Bà Trưng

264

7

7

1.461

321

12

12

1.461

325

12

12

1.461

 

 

 

Đầu tư thêm CSVC

 

Điểm trường Mầm non 6

Số 221, Ngô Quyền

75

2

2

351

70

2

2

351

70

2

2

351

 

 

 

Giữ nguyên

21

Trường Mầm non tư thục Mai Anh

Số 01, Ngô Quyền

131

5

5

1.275

140

5

5

1.275

140

5

5

1.275

 

 

 

Giữ nguyên

VII

Phường 7

 

552

14

14

8.026

422

15

15

7.126

875

30

30

9.926

1.900

-900

2.800

 

22

Trường Mầm non 7

33/1 Xô Viết

359

9

9

2.451

325

12

12

2.451

325

12

12

2.451

 

 

 

Giữ nguyên

 

Điểm trường Bạch Đằng

Số 10, Bạch Đằng

83

2

2

600

70

2

2

600

70

2

2

600

 

 

 

Giữ nguyên

 

Điểm trường Phước Thành

Đan Kia

83

2

2

900

 

 

 

 

 

 

 

 

-900

-900

0

Giải thể, giao UBND thành ph quản lý

 

Điểm trường Măng Linh

Thôn Măng Linh

27

1

1

4.075

27

1

1

4.075

 

 

 

4.075

 

 

 

Giữ nguyên

23

Trường tư thục QH mới

Khu dân cư số 3

 

 

 

 

 

 

 

 

480

16

16

2.800

2.800

 

2.800

Đến 2030, QH mới, xã hội hóa

VIII

Phường 8

 

337

10

11

11.002

722

26

26

11.002

1.460

52

52

16.002

5.000

 

5.000

 

24

Trường Mầm non 8

Số 147, Phù Đổng Thiên Vương

205

6

7

8.373

540

20

20

8.373

540

20

20

8.373

 

 

 

Đầu tư thêm CSVC

 

Điểm trường Trường Mầm non 8

Số 404, Nguyên Tử Lực

132

4

4

1.901

132

4

4

1.901

270

10

10

1.901

 

 

 

Giữ nguyên

 

Điểm trường Vạn Kiếp

Vạn Kiếp

 

 

 

728

50

2

2

728

50

2

2

728

 

 

 

Xung cấp không sử dụng. Cải tạo để sử dụng lại

25

Trường tư thục QH mới

Khu dân cư số 1

 

 

 

 

 

 

 

 

600

20

20

5.000

5.000

 

5.000

Đến 2030, QH mới

IX

Phường 9

 

1.648

53

63

11.657

1.894

65

66

11.657

1.894

65

67

11.657

 

 

 

 

26

Trường Mầm non 9

Số 16, Quang Trung

510

14

14

4.635

720

14

14

4.635

720

14

14

4.635

 

 

 

Giữ nguyên

27

Trường Mầm non dân lập Hermann Gmeiner

Số 62, Hùng Vương

89

3

5

506

125

5

5

506

125

5

5

506

 

 

 

Giữ nguyên

28

Trường Mm non tư thục Hiển Linh

Số 6, Cô Giang

310

10

12

2.320

310

12

12

2.320

310

12

12

2.320

 

 

 

Giữ nguyên

29

Trường Mầm non tư thục Mê Linh

S 36, Ngô Văn Sở

136

5

5

1.557

136

5

5

1.557

136

5

5

1.557

 

 

 

Giữ nguyên

30

Trường Mầm non tư thục Sao Mai

S2/E21, Nguyễn Đình Chiểu

152

8

5

750

152

8

8

750

152

8

9

750

 

 

 

Đầu tư thêm CSVC

31

Mầm non tư thục Thiên Thần Nhỏ

Số 92, Mê Linh

238

7

15

1.280

238

15

15

1.280

238

15

15

1.280

 

 

 

Giữ nguyên

32

Trường Mầm non tư thục Tuổi Thơ

Số 25, Quang Trung

213

6

7

609

213

6

7

609

213

6

7

609

 

 

 

Giữ nguyên

X

Phường 10

 

364

10

12

7.483

690

25

25

6.745

690

25

25

6.745

-738

-738

 

 

33

Trường Mầm non 10

S 26, Yersin

229

6

7

5.811

540

20

20

5.811

540

20

20

5.811

 

 

 

Đầu tư thêm CSVC

 

Điểm trường Thống Nhất

Số 3, Yersin

32

1

2

738

 

 

 

 

 

 

 

 

-738

-738

 

Giải thể, giao UBND thành phố quản lý

 

Điểm trường Hồng Lạc

Số 2, Phạm Hồng Thái

103

3

3

581

90

3

3

581

90

3

3

581

 

 

 

Giữ nguyên

 

Điểm trường Đa Lợi

Số 13, Hoàng Hoa Thám

 

 

 

353

60

2

2

353

60

2

2

353

 

 

 

Xuống cấp không sử dụng. Cải tạo để sử dụng lại

XI

Phường 11

 

366

10

11

5.534

610

22

22

5.534

610

22

22

5.534

 

 

 

 

34

Trường Mầm non 11

Lâm Văn Thạnh

308

8

9

4.708

540

20

20

4.708

540

20

20

4.708

 

 

 

Đầu tư thêm CSVC

 

Điểm trường Tây Hồ

S 35, Tây Hồ II

58

2

2

826

70

2

2

826

70

2

2

826

 

 

 

Giữ nguyễn

XII

Phường 12

 

329

9

9

2.587

500

20

20

2.587

540

20

20

2.587

 

 

 

 

35

Trường Mầm non 12

Số 1, Thái Phiên

329

9

9

2.587

500

20

20

2.587

540

20

20

2.587

 

 

 

Đầu tư thêm CSVC

XIII

Xã Xuân Thọ

 

332

11

11

7.415

457

18

18

7.415

507

20

20

7.415

 

 

 

 

36

Trường Mầm non Xuân Thọ

Thôn Đa Lộc

199

6

6

4.768

300

12

12

4.768

300

12

12

4.768

 

 

 

Đầu tư thêm CSVC

 

Điểm trường Xuân Thành

Thôn Xuân Thành

31

1

1

841

27

1

1

841

27

1

1

841

 

 

 

Giữ nguyên

 

Đim trường Lộc Quý

Thôn Lộc Quý

74

3

3

647

75

3

3

647

75

3

3

647

 

 

 

Giữ nguyên

 

Điểm trường Đa Thọ

Thôn Đa Thọ

28

1

1

1.159

55

2

2

1.159

105

4

4

1.159

 

 

 

Đầu tư thêm CSVC

XIV

Xã Xuân Trường

 

198

5

5

1.115

425

20

20

6.815

467

20

20

6.815

5.700

5.700

 

 

37

Mần non Xuân Trường

Trung tâm xã

 

 

 

 

250

12

12

4.700

250

12

12

4.700

4.700

4.700

 

Quy hoạch mới, thành trường chính

 

Điểm trường Xuân Trường

Thôn Trường Xuân

198

5

5

1.115

125

6

6

1.115

167

6

6

1.115

 

 

 

Hiện là trường chính, thành điểm trường

 

Điểm trường Xuân Sơn

Thôn Xuân Sơn

 

 

 

 

50

2

2

1.000

50

2

2

1.000

1.000

1.000

 

Quy hoạch mới

XV

Xã Trạm Hành

 

241

8

8

6.480

371

15

15

6.480

398

15

15

6.480

 

 

 

 

38

Trường Mầm non Trạm Hành

Tổ 5, Phát Chi

170

6

6

6.000

300

12

12

6.000

327

12

12

6.000

 

 

 

Đầu tư thêm CSVC

 

Điểm trường Trạm Hành 1

Thôn 1

71

2

2

480

71

3

3

480

71

3

3

480

 

 

 

Đu tư thêm CSVC

XVI

Tà Nung

 

329

10

10

7.405

280

12

12

9.405

280

15

15

9.405

2.000

2.000

 

 

39

Trường Mầm non Tà Nung

Thôn 2

240

7

7

6.400

190

7

7

6.400

190

10

10

6.400

 

 

 

Giữ nguyên

 

Điểm trường Thôn 3

Thôn 3

89

3

3

1.005

50

3

3

1.005

50

3

3

1.005

 

 

 

Giữ nguyên

 

Điểm trường Tà Nung 2

Điểm dân cư Tà Nung 2

 

 

 

 

20

1

1

1.000

20

1

1

1.000

1.000

1.000

 

Quy hoạch mới

 

Điểm trường Cil Cus

Điểm dân cư Cil Cus

 

 

 

 

20

1

1

1.000

20

1

1

1.000

1.000

1.000

 

Quy hoạch mới

XVII

Nhóm tr gia đình

Toàn thành phố

1.086

41

 

 

2.180

100

 

 

2.293

100

 

 

 

 

 

 

B

GIÁO DỤC TIỂU HỌC

 

17.945

510

518

196.583

16.289

533

555

195.567

16.802

538

567

220.567

23.984

(1.016)

25.000

 

I

Phường 1

 

1.751

46

51

7.974

1.317

49

52

7.974

1.317

43

40

7.974

 

 

 

 

1

Trường Tiểu học Đoàn Kết

Số 57, Phan Đình Phùng

786

21

24

2.019

337

21

24

2.019

337

15

15

2.019

 

 

 

Giữ nguyên

2

Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm

S 02, Nam Kỳ

965

25

27

5.955

980

28

28

5.955

980

28

25

5.955

 

 

 

Đầu tư thêm CSVC

II

Phường 2

 

1.447

38

40

6.362

1.140

38

40

7.862

1.140

38

40

7.862

1.500

1.500

 

 

3

Trường Tiểu học An Dương Vương

Số 65, Cổ Loa

357

13

15

1.950

390

13

15

1.950

390

13

15

1.950

 

 

 

Giữ nguyên

4

Trường Tiểu học Trưng Vương

Số 358, Phan Đình Phùng

1.090

25

25

4.412

750

25

25

5.912

750

25

25

5.912

1.500

1.500

 

Giữ nguyên

III

Phường 3

 

1.608

52

60

13.355

1.550

45

65

19.855

2.360

75

95

19.855

6.500

6.500

 

 

5

Trường Tiểu học Cửu Long

Số 01, Đống Đa

174

6

7

2.246

350

10

10

2.246

350

10

10

2.246

 

 

 

Đầu tư thêm CSVC

6

Trường Tiểu học Lê Quý Đôn

Số 01, Lương Thế Vinh

1.358

41

47

9.269

1.050

30

49

9.269

1.050

30

49

9.269

 

 

 

Đầu tư thêm CSVC

7

Trường Tiểu học Nam Thành

T dân phố 19

76

5

6

1.840

150

5

6

1.840

150

5

6

1.840

 

 

 

Giữ nguyên

8

Trường Tiu hc quy hoạch mới

Triệu Việt Vương

 

 

 

 

 

 

 

6.500

810

30

30

6.500

6.500

6.500

 

Đến 2030, quy hoạch mới

IV

Phường 4

 

1.204

29

28

6.934

1.103

34

34

6.934

1.103

34

34

11.934

5.000

 

5.000

 

9

Trường Tiểu học Mê Linh

Số 22, Bà Triệu

1.204

29

28

5.494

928

29

29

5.494

928

29

29

5.494

 

 

 

Giữ nguyên

 

Phân hiệu An Lạc

Đào Duy T

 

 

 

1.440

175

5

5

1.440

175

5

5

1.440

 

 

 

Xuống cấp không sử dụng. Cải tạo, nâng cấp để sử dụng lại

10

Trường Tiểu học mới

Khu dân cư số 5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5.000

5.000

 

5.000

Đến 2030, bố trí quỹ đất theo QH khu dân cư

V

Phường 5

 

1.463

37

37

17.602

1.820

52

52

15.102

1.820

52

52

15.102

-2.500

-2.500

 

Đầu tư thêm CSVC

11

Trường Tiểu học Nam Thiên

Số 05, Hoàng Văn Thụ

589

15

16

12.212

1.050

30

30

9.712

1.050

30

30

9.712

-2.500

-2.500

 

Cắt một phần diện tích QH trường THCS

12

Trường Tiểu học Trần Bình Trọng

Số 05, Ngô Huy Diễn

874

22

21

5.390

770

22

22

5.390

770

22

22

5.390

 

 

 

Đầu tư thêm CSVC

VI

Phường 6

 

959

25

26

10.800

1.050

30

30

10.800

1.050

30

30

20.800

10.000

 

10.000

 

13

Trường Tiểu học Lê Lợi

65 Hai Bà Trưng

959

25

26

10.800

1.050

30

30

10.800

1.050

30

30

10.800

 

 

 

Đầu tư thêm CSVC

14

Trường Tiểu học mới

Khu đồi Điện Mu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10.000

10.000

 

10.000

Đến 2030, bố trí quỹ đất theo QH khu dân cư

VII

Phường 7

 

1.277

40

44

38.529

1.264

37

43

31.213

1.299

38

38

31.213

-7.316

-7.316

 

 

 

Trường Tiểu học Bạch Đằng

Số 08, Bạch Đằng

281

10

11

7.316

 

 

 

 

 

 

 

 

-7.316

-7.316

 

Giải thể, thành lập Trường THPT Đống Đa

15

Trường Tiểu học Đa Thành

S 33, Xô Viết Nghệ Tĩnh

820

23

20

21.556

1.050

30

30

21.556

1.050

30

30

21.556

 

 

 

Đầu tư thêm CSVC

 

Phân hiệu Trường Tiểu học Măng Linh

Măng Linh

39

2

6

4.675

39

2

6

4.675

39

1

1

4.675

 

 

 

Giữ nguyên

16

Trường Tiu học Phước Thành

Đankia

137

5

7

4.982

175

5

7

4.982

210

7

7

4.982

 

 

 

Giữ nguyên

VIII

Phường 8

 

1.858

47

48

13.370

1.750

50

50

13370

1.750

50

50

23.370

10.000

 

10.000

 

17

Trường Tiểu học Đa Thiện

Vạn Hạnh

583

17

18

7.761

700

20

20

7.761

700

20

20

7.761

 

 

 

Đầu tư thêm CSVC

18

Trường Tiểu học Nguyễn Trãi

Số 267, Bùi Thị Xuân

1.275

30

30

5.609

1.050

30

30

5.609

1.050

30

30

5.609

 

 

 

Giữ nguyên

19

Trường quy hoạch mi

Khu dân cư số 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10.000

10.000

 

10.000

Đến 2030, bố trí quỹ đất theo QH khu dân cư

IX

Phường 9

 

2.469

59

39

5.474

1.015

49

29

5.474

953

29

29

5.474

 

 

 

 

20

Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Số 01, Ngô Văn Sở

986

25

15

3.309

525

25

15

3.309

512

15

15

3.309

 

 

 

Giữ nguyên

21

Trường Tiểu học Phan Như Thạch

Số 27, Quang Trung

1.119

24

14

2.165

490

24

14

2.165

441

14

14

2.165

 

 

 

Giữ nguyên

22

Trường Hermann Gmeiner

 

364

10

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giữ nguyên

X

Phường 10

 

660

20

16

3.199

625

20

21

3.199

625

20

21

3.199

 

 

 

 

23

Trường Tiểu học Đa Lợi

Số 72, Hoàng Hoa Thám

142

5

6

1.766

175

5

6

1.766

175

5

6

1.766

 

 

 

Giữ nguyên

24

Trường Tiểu học Hùng Vương

Số 7/3, Yersin

518

15

10

1.433

450

15

15

1.433

450

15

15

1.433

 

 

 

Đầu tư thêm CSVC

XI

Phường 11

 

750

26

32

21.619

795

31

37

21.619

770

31

32

21.619

 

 

 

 

25

Trường Tiểu học Nam Hồ

Tổ Tây Hồ 1

256

8

13

10.403

280

8

13

10.403

280

8

8

10.403

 

 

 

Giữ nguyên

 

Phân hiệu Sào Nam

Tổ Sào Nam

 

 

 

6.629

175

5

5

6.629

175

5

5

6.629

 

 

 

Xuống cấp không sử dụng. Ci tạo để sử dụng lại

26

Trường Tiu học Trại Mát

Trại Mát

494

18

19

4.587

340

18

19

4.587

315

18

19

4.587

 

 

 

Giữ nguyên

XII

Phường 12

 

646

20

24

10.902

804

24

24

10.902

782

24

24

10.902

 

 

 

 

27

Trường Tiểu học Thái Phiên

Thái Phiên

646

20

24

10.902

804

24

24

10.902

782

24

24

10.902

 

 

 

Giữ nguyên

XIII

Xã Xuân Thọ

 

453

19

20

14.068

600

21

22

14.068

554

21

21

14.068

 

 

 

 

28

Trường Tiu hc Xuân Thọ

Thôn Đa Lộc

284

10

12

7.131

432

12

12

7.131

391

12

12

7.131

 

 

 

Giữ nguyên

 

Phân hiệu Xuân Thành

Thôn Xuân Thành

68

4

2

787

68

4

4

787

63

4

4

787

 

 

 

Đầu tư thêm CSVC

 

Phân hiệu Túy Sơn

Thôn Túy Sơn

101

5

6

6.150

100

5

6

6.150

100

5

5

6.150

 

 

 

Giữ nguyên

XIV

Xã Xuân Trường

 

608

23

20

2.977

555

23

20

3.777

513

23

25

3.777

800

800

 

 

29

Trường Tiểu học Xuân Trường

Xuân Trường

564

19

16

1.767

511

19

16

2.567

469

19

20

2.567

800

800

 

Mở rộng diện tích UBND cũ bàn giao.

 

Phân hiệu Xuân Sơn

Xuân Sơn

44

4

4

1.210

44

4

4

1.210

44

4

5

1.210

 

 

 

Giữ nguyên

XV

Xã Trạm Hành

 

367

14

20

8.327

503

15

21

8.327

442

15

21

8.327

 

 

 

 

30

Trường Tiểu học Trạm Hành

Trạm Hành

126

5

12

4.421

192

6

12

4.421

192

6

12

4.421

 

 

 

Giữ nguyên

 

Phân hiệu Trạm Hành

Trạm Hành II

241

9

8

3.906

311

9

9

3.906

250

9

9

3.906

 

 

 

Đầu thêm CSVC

XVI

Xã Tà Nung

 

425

15

13

15.091

398

15

15

15.091

324

15

15

15.091

 

 

 

 

31

Trường Tiểu học Tà Nung

Thôn 2

425

15

13

15.091

398

15

15

15.091

324

15

15

15.091

 

 

 

Đầu tư thêm CSVC

C

GIÁO DỤC THCS

 

12.856

315

334

109.563

13.403

338

337

127.445

13.696

364

388

174.445

67.282

17.882

47.000

 

I

Phường 2

 

2.370

54

33

18.144

1.682

45

33

18.144

1.894

45

45

18.144

 

 

 

 

1

Trường THCS Nguyễn Du

Số 7, Bùi Thị Xuân

2.370

54

33

18.144

1.682

45

33

18.144

1.894

45

45

18.144

 

 

 

Giữ nguyên

II

Phường 3

 

3.291

79

82

11.668

3.399

77

82

11.668

3.193

72

83

11.668

 

 

 

 

2

Trường THCS Quang Trung

Số 2, Nhà Chung

2.042

47

39

6.042

1.758

45

39

6.042

1.758

40

40

6.042

 

 

 

Giữ nguyên

3

Trường THCS Tây Sơn

Số 1, Nhà Chung

1.249

32

43

5.626

1.641

32

43

5.626

1.435

32

43

5.626

 

 

 

Tách cấp THPT

III

Phường 4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

25.000

25.000

 

25.000

 

4

Trường THCS mới

Khu dân cư 5B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

25.000

25.000

 

25.000

Đến 2030, bố trí quỹ đất theo QH khu dân cư

III

Phường 5

 

 

 

 

 

 

 

 

6.000

 

 

 

6.000

6.000

6.000

 

 

5

Trường THCS Phường 5

Khu dân cư Nam Thiên

 

 

 

 

 

 

 

6.000

 

 

 

6.000

6.000

6.000

 

QH mới từ đất giữa Tiểu học Nam Thiên và PTDTNT tnh

IV

Phường 6

 

1.584

39

30

8.316

1.093

40

40

8.316

1.173

40

40

8.316

 

 

 

 

6

Trường THCS Lam Sơn

Số 41, Ngô Quyền

1.584

39

30

8.316

1.093

40

40

8.316

1.173

40

40

8.316

 

 

 

Đầu tư thêm CSVC

V

Phường 7

 

828

21

26

3.000

976

21

26

3.000

1.107

21

26

3.000

 

 

 

 

7

Trường THCS Đống Đa

Số 03, Xô Viết Nghệ Tĩnh

828

21

26

3.000

976

21

26

3.000

1.107

21

26

3.000

 

 

 

Chuyển cấp THPT sang vị trí Trường Tiểu học Bạch Đằng.

VI

Phường 8

 

 

 

 

 

1.362

32

32

10.000

1.430

32

32

10.000

10.000

10.000

 

 

8

Trường THCS mới

Nguyên Tử Lực

 

 

 

 

1.362

32

32

10.000

1.430

32

32

10.000

10.000

10.000

 

Quy hoạch mới

VII

Phường 9

 

1.189

30

68

5.400

943

24

29

3.000

943

24

29

3.000

0

-2.400

 

 

9

Trường THCS Chi Lăng

 

943

24

29

3.000

943

24

29

3.000

943

24

29

3.000

 

 

 

Chuyển cấp THPT sang các Trường THPT trên địa bàn

10

Trường Hermann Gmeiner

 

246

6

39

2.400

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giữ nguyên

VIII

Phường 10

 

1.897

45

37

26.575

1.776

45

37

26.575

1.932

45

45

26.575

 

 

 

 

11

Trường THCS Phan Chu Trình

Số 18, Hùng Vương

1.897

45

37

26.575

1.776

45

37

26.575

1.932

45

45

26.575

 

 

 

Giữ nguyên

IX

Phường 11

 

736

20

28

10.935

1.195

27

28

10.935

1.035

30

30

10.935

 

 

 

 

12

Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu

Trại Mát

736

20

28

10.935

1.195

27

28

10.935

1.035

30

30

10.935

 

 

 

Giữ nguyên

X

Phường 12

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10.000

10.000

 

10.000

 

13

Trường THCS mới

Khu dân cư Ngô Gia Tự

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10.000

10.000

 

10.000

Đến 2030, bố trí quỹ đất theo QH khu dân cư

XI

Xã Xuân Thọ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12.000

12.000

 

12.000

 

14

Trường THCS Xuân Thọ

Thôn Đa Lộc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12.000

12.000

 

12.000

Đến 2030, bố trí quỹ đất theo QH khu dân cư

XII

Xã Xuân Trường

 

666

19

20

6.307

691

19

20

6.307

397

39

40

6.307

 

 

 

 

15

Trường THCS Xuân Trường

Thôn Cầu Đất

666

19

20

6.307

691

19

20

6.307

397

39

40

6.307

 

 

 

Tách cấp THPT sang trường mới

XIII

Xã Trạm Hành

 

 

 

 

 

 

 

 

4.282

338

8

8

4.282

4.282

4.282

 

 

16

Trường THCS Trạm Hành

Trung tâm xã

 

 

 

 

 

 

 

4.282

338

8

8

4.282

4.282

4.282

 

QH Trung tâm xã.

XIV

Xã Tà Nung

 

295

8

10

19.218

286

8

10

19.218

254

8

10

19.218

 

 

 

 

17

Trường THCS-THPT Tà Nung

Thôn 5

295

8

10

19.218

286

8

10

19.218

254

8

10

19.218

 

 

 

Giữ nguyên

D

GIÁO DỤC THPT

 

3.571

99

142

66.662

7.990

217

274

137.901

8.224

223

274

147.901

81.239

71.239

10.000

 

I

Phường 2

 

1.400

38

61

49.508

999

38

61

49.508

951

38

61

49.508

 

 

 

 

1

Trường THPT Bùi Th Xuân

Số 242, Bùi Thị Xuân

1.400

38

61

49.508

999

38

61

49.508

951

38

61

49.508

 

 

 

Giữ nguyên, nâng cp CSVC

II

Phường 3

 

 

 

 

 

1.312

30

39

18.174

1.368

30

39

18.174

18.174

18.174

 

 

2

Trường THPT Tây Sơn (Cp THPT của Trường Tây Sơn chuyn sang)

Số 10, Trần Phú (Trường chuyên Thăng Long)

 

 

 

 

1.312

30

39

18.174

1.368

30

39

18.174

18.174

18.174

 

Sau khi Trường chuyên Thăng Long chuyển vị t mới

III

Phường 4

 

 

 

 

 

1.346

30

30

37.000

1.398

30

30

37.000

37.000

37.000

 

 

3

Trường THPT tư thục mới

Khu An Sơn

 

 

 

 

1.346

30

30

37.000

1.398

30

30

37.000

37.000

37.000

 

Quy hoạch mới

V

Phường 7

 

 

 

 

 

578

22

22

7.316

655

22

22

7.316

7316

7316

 

 

4

Trường THPT Đống Đa mới (Cấp THPT của Trường Đống Đa hiện nay)

Trường Tiểu học Bạch Đằng

 

 

 

 

578

22

22

7.316

655

22

22

7.316

7.316

7.316

 

Vị trí Trường Tiểu học Bạch Đăng

VI

Phường 8

 

805

21

31

6.000

798

21

31

6.000

841

21

31

6.000

 

 

 

 

5

Trường THPT Yersin

Số 1, Tôn Thất Tùng

485

13

20

3.000

478

13

20

3.000

521

13

20

3.000

 

 

 

Ngoài công lập, giữ nguyên

6

Trường THPT Phù Đổng

Số 2, Trần Khánh Dư

320

8

11

3.000

320

8

11

3.000

320

8

11

3.000

 

 

 

Ngoài công lập, giữ nguyên

VII

Phường 9

 

 

 

 

 

1.072

24

39

2.400

1.094

24

39

2.400

2.400

2.400

 

 

7

Trường Hermann Gmeiner

Số 63 - 65, Hùng Vương

523

13

 

 

1.072

24

39

2.400

1.094

24

39

2.400

2.400

2.400

 

Giữ nguyên

VIII

Phường 10

 

1.204

34

42

11.154

1.281

34

42

11.154

1.268

34

42

11.154

 

 

 

 

8

Trường THPT Trần Phú

Số 02, Trn Quang Diệu

1.204

34

42

11.154

1.281

34

42

11.154

1.268

34

42

11.154

 

 

 

Giữ nguyên

IX

Phường 11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10.000

10.000

 

10.000

 

9

Trường THPT Phường 11

Khu dân cư A6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10.000

10.000

 

10.000

Định hướng 2030, dự án Khu dân cư A6

XI

Xã Xuân Trường

 

 

 

 

 

427

18

10

6.349

473

18

10

6.349

6.349

6.349

 

 

10

Trường THPT Xuân Trường

Trung tâm xã

 

 

 

 

427

18

10

6.349

473

18

10

6.349

6.349

6.349

 

Vị trí mới tại Trung tâm xã

XII

Tà Nung

 

162

6

8

 

177

 

 

 

176

6

 

 

 

 

 

 

11

Trường THCS - THPT Tà Nung

Thôn 5

162

6

8

 

177

 

 

 

176

6

 

 

 

 

 

Giữ nguyên

E

GIÁO DỤC CHUYÊN BIỆT

 

 

 

 

83.818

 

 

 

135.378

 

 

 

135.378

51.560

51.560

 

 

1

Trường Khiếm thính Lâm Đồng

Số 04, Pasteur

73

11

15

1.366

 

 

 

 

 

 

 

 

-1.366

-1.366

 

Chuyển địa điểm, giao CSVC về UBND tỉnh

 

Quy hoạch vị trí mới

Đường Ankoroet, Phường 7

 

 

 

 

120

12

12

3.600

 

 

 

3.600

3.600

3.600

 

Quy hoạch mới

2

Trường Thiểu năng Hoa Phong Lan

S01, Lữ Gia

115

12

12

3.021

115

12

12

3.021

115

12

12

3.021

 

 

 

Nâng cấp, cải tạo CSVC

3

Trường PT DTNT tnh

Số 2, Huyền Trân Công Chúa

435

15

21

61.257

600

15

21

57.757

600

15

21

57.757

-3.500

-3.500

 

Nâng cấp CSVC

4

Trường THPT chuyên Thăng Long

S 10, Trần Phú

847

28

39

18.174

 

 

 

 

 

 

 

 

-18.174

-18.174

 

Bàn giao Trường THPT Tây Sơn

 

Quy hoạch vị trí mới

KQH Nguyễn Hoàng, Phường 7

 

 

 

 

1.800

45

45

71.000

1.800

45

45

71.000

71.000

71.000

 

Quy hoạch mới

F

GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

 

223

7

20

3.632

700

20

20

1.500

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Trung tâm GDTX tnh tại Đà Lạt

Số 251, Phan Đình Phừng

223

7

20

1.500

700

20

20

1.500

 

 

 

 

 

 

 

Giữ nguyên

Số 01, Lương Thế Vinh

 

 

 

2.132

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khu văn phòng, Sở GDĐT cũ