Quyết định 842/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt quy hoạch phát triển chăn nuôi đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 tỉnh Hoà Bình
Số hiệu: 842/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình Người ký: Bùi Ngọc Đảm
Ngày ban hành: 20/05/2011 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HOÀ BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 842/QĐ-UBND

Hòa Bình, ngày 20 tháng 5 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 TỈNH HÒA BÌNH

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HOÀ BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ- CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ- CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội.

Căn cứ Quyết định số 2490/QĐ-UBND ngày 10/12/2009 của UBND tỉnh, về việc phê duyệt đề cương và dự toán Quy hoạch phát triển chăn nuôi đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 tỉnh Hòa Bình;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 95/TTr-SNN ngày 09 tháng 5 năm 2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 tỉnh Hòa Bình. với các nội dung sau:

I. Quan điểm, mục tiêu phát triển

1.1. Quan điểm phát triển

Quy hoạch phát triển chăn nuôi phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung và quy hoạch phát triển tổng thể nông nghiệp đến 2020 của tỉnh. Phát triển chăn nuôi theo hướng tăng sản lượng thịt, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản xuất, tập trung vào các loại vật nuôi có thế mạnh như: lợn tỷ lệ nạc cao, lợn bản địa, gà ri, dê đặc sản, bò thịt chất lượng cao theo hướng sản xuất hàng hoá.

Phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung hình thức chăn nuôi trang trại, gia trại quy mô vừa và nhỏ, khuyến khích loại hình sản xuất khép kín, liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị của ngành.

Phát triển sản xuất hàng hoá những sản phẩm mũi nhọn, song không xem nhẹ phương thức chăn nuôi quy mô hộ gia đình (phân tán, tận dụng) nhằm khai thác tiềm năng đa dạng trong chăn nuôi ở các địa phương, tạo công ăn việc làm cho những hộ chưa đủ điều kiện phát triển sản xuất với quy mô lớn.

Phát triển chăn nuôi theo chiều sâu; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư đồng bộ hệ thống dịch vụ, cơ sở vật chất kỹ thuật; hình thành mối liên kết từ các yếu tố đầu vào - sản xuất chế biến, bảo quản - tiêu thụ sản phẩm. Phát triển chăn nuôi bền vững trên cơ sở kết hợp hài hoà giữa lợi ích kinh tế và lợi ích về môi trường. Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm.

1.2. Định hướng phát triển

Cải tiến hệ thống tổ chức sản xuất chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh, tạo sự dịch chuyển mang tính bền vững từ phương thức chăn nuôi truyền thống, phân tán, quy mô nhỏ sang phương thức chăn nuôi tiên tiến với quy mô gia trại, trang trại. Khai thác tiềm năng, thế mạnh để nâng cao hiệu quả, tăng giá trị sản xuất chăn nuôi,

Chủ động kiểm soát và khống chế các dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra, đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm

1.3. Mục tiêu phát triển

- Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong kỳ quy hoạch bình quân đạt 6,0 - 6,5%/năm.

- Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đến năm 2015 đạt 35,86%, đến năm 2020 đạt 40% trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

- Đến năm 2020 đàn trâu 149.350 con, đàn bò đạt 130.500 con, đàn gia cầm 7,2 triệu con. thịt hơi xuất chuồng 74.550 tấn.

- Đến năm 2015, kiểm soát dịch bệnh trên 80% đàn gia súc, gia cầm và đến năm 2020 đạt 95%.

- Đến năm 2015, phấn đấu từ 30 - 35% đàn lợn chăn nuôi theo phương thức tập trung, đến 2020 đạt 40 - 45%.

1.4. Một số dự báo có liên quan

a) Dự báo về thị trường.

b) Khoa học và công nghệ.

c) Tiến bộ về dinh dưỡng, thức ăn.

d) Gia súc, gia cầm.

e) Tiến bộ về thú y.

g) Tiến bộ về tổ chức quản lý, ứng dụng CNTT.

II. Quy hoạch phát triển chăn nuôi đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 1.645.850 triệu đồng năm 2015 và 2.480.360 triệu đồng năm 2020 (giá CĐ 94). Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2010 - 2020 bình quân đạt 6,0 - 6,5%/năm.

Cơ cấu chăn nuôi trong nội bộ ngành nông nghiệp đạt 35,86 % năm 2015 và đạt 40% năm 2020. Phát triển chăn nuôi hàng hoá, an toàn dịch bệnh và sản phẩm xuất khẩu.

Bảng 1: Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (giá hiện hành)

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

Lượng

BQ (%)

Lượng

BQ (%)

Lượng

BQ (%)

GTSX ngành CN

312100

 

427590

 

575850

 

Sản lượng thịt Trâu

14050

4.50

21358

4.99

28036

4.87

Sản lượng thịt bò

18094

5.80

30875

7.22

43159

7.49

Sản lượng thịt lợn

190551

61.05

270796

63.33

380000

65.99

Sản lượng thịt GC

41314

13.24

65040

15.21

86109

14.95

Sản lượng thịt Dê

58

0.02

66

0.02

101

0.02

Các SP CN khác

48034

8.34

39455

6.85

38446

6.68

III. Quy hoạch phát triển chăn nuôi

3.1. Phát triển chăn nuôi đại gia súc

3.1.1. Đàn trâu.

a) Định hướng phát triển:

Trước mắt cung cấp sức kéo phục vụ sản xuất, kết hợp lấy thịt, sau đó chuyển sang nuôi lấy thịt cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng thịt trong và ngoài tỉnh. Do vậy hướng phát triển đàn và theo lãnh thổ là: Ưu tiên phát triển chăn nuôi trâu thịt tập trung ở các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn và Cao Phong.

Về giống: Tuyển chọn tại chỗ, kết hợp nhập tỉnh có chọn lọc một số giống trâu có tầm vóc lớn để cải tạo tầm vóc, tăng trọng lượng xuất chuồng.

b) Mục tiêu:

Đàn trâu đạt 131.600 con (2015), tốc độ tăng đàn bình quân giai đoạn 2010 -2015 là 2,73% và 149.350 con (2020), tốc độ 2,56%/năm. Chuyển dần từ nuôi trâu lấy sức kéo sang nuôi trâu lấy thịt. Giá trị sản xuất chăn nuôi trâu đạt 21.358 triệu đồng (2015) và 28.036 triệu đồng (2020).

Trọng lượng xuất chuồng bình quân 320 - 350 kg/con;

Sản lượng thịt trâu hơi đạt 3.390 tấn (2015) và 4.450 tấn (2020), tỷ lệ tăng sản lượng thịt giai đoạn 2010 - 2020 là 7,15 %/năm.

c) Quy mô, phân bố:

Phát triển chủ yếu ở các huyện Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy, Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn. Đến năm 2020 tổng đàn trâu 149.350 con, sản lượng thịt trâu 4450 tấn.

Bảng 2: Dự kiến phát triển đàn trâu đến năm 2020

 ĐVT: Con

TT

Huyện, thành phố

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

Tốc độ tăng (% năm)

2010

/2015

2016

/2020

2010

/2020

 

Tổng số

113408

131.600

149.350

3,02

2,56

2,65

1

TP Hòa Bình

2.003

2190

2390

1,80

1,76

1,64

2

Huyện Đà Bắc

9.206

10730

12020

3,11

2,30

2,56

3

HuyệnMai Châu

6.888

8070

9040

3,22

2,30

2,61

4

Huyện Kỳ Sơn

4.262

4880

5460

2,74

2,27

2,36

5

HuyệnLư­ơng Sơn

11.528

12740

14260

2,02

2,28

2,01

6

HuyệnCao Phong

9.066

10860

13010

3,68

3,68

3,53

7

Huyện Kim Bôi

17.891

20330

22760

2,59

2,28

2,29

8

Huyện Tân Lạc

15.064

17720

21080

3,30

3,53

3,27

9

Huyện Lạc Sơn

20.062

24400

27320

3,99

2,29

2,99

10

Huyện Lạc Thủy

6.638

7470

8360

2,39

2,28

2,19

11

HuyệnYên Thủy

10.800

12210

13650

2,48

2,25

2,23

d) Một số giải pháp chính: Về giống, thú y, trồng cỏ, phương thức chăn nuôi.

3.1.2. Phát triển đàn bò

 a) Định hướng phát triển:

Từ nay đến năm 2015 duy trì hướng sản xuất thịt có kết hợp cày kéo, đến 2020 sản xuất bò thịt chất lượng cao, trong giai đoạn 2015 - 2020 khuyến khích phát triển chăn nuôi bò sữa ở những vùng thuận lợi về điều kiện tự nhiên, kinh tế, thị trường tiêu thụ. Hướng phát triển theo vùng lãnh thổ như sau:

- Tiếp tục Zêbu hóa đàn bò trên toàn tỉnh nhằm cải tạo tầm vóc đàn bò cái nền, đồng thời tạo ra bò thịt có trọng lượng xuất chuồng cao, tỷ lệ thịt xẻ khá.

- Từng bước phát triển bò thịt chất lượng cao theo các giai đoạn:

+ Giai đoạn đến 2015: Phát triển quy mô lớn ở những huyện Tân Lạc, Yên Thủy, Lạc Thủy, Mai Châu, Đà Bắc, Lạc Sơn và Cao Phong; phát triển mạnh các dịch vụ kỹ thuật, thú y tốt nhằm sản xuất thịt bò chất lượng cao phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

+ Giai đoạn đến 2020: Tiếp tục phát triển ổn định ở các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn và Cao Phong đồng thời phát triển ở những xã vùng cao của tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi.

- Về hướng giống: Phát triển theo 2 hướng chính:

+ Nhóm Zêbu: Ưu tiên chọn phối các giống: Brahman, Red Sindhi, Sahiwal;

+ Nhóm bò thịt chất lượng cao: Gồm các giống chủ yếu như: Charolaise, Limousine, Crimousine,...;

+ Nhóm bò thịt cải tiến: Drought Master, Brahman (phối tạo ra bò thịt trên 75% máu: Drought Masster, Brahman).

 b) Mục tiêu:

 Phấn đấu đến năm 2015, đàn bò của tỉnh đạt 100.500 con, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011-2015 đạt 5,47%/năm và đến năm 2020 đạt 130,500 con, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016-2020 ở mức 5,36%/năm. Giá trị sản lượng đạt 30.875 triệu đồng năm 2015 và đạt 43159 triệu đồng vào năm 2020.

Đàn bò lai chiếm tỷ lệ trên 22,99% tổng đàn đến năm 2015 và đạt trên 37,1% vào năm 2020.

Sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng năm 2020 là 5.200 tấn, tốc độ tăng giai đoạn 2010 – 2020 là 9,08%. Thịt bò chất lượng cao chiếm 80%.

 Trọng lượng xuất chuồng bình quân từ 250 - 280 kg/con.

c) Quy mô, phân bố:

Bảng 3: Dự kiến phát triển đàn bò đến năm 2020

ĐVT: Con

TT

Huyện, Thành phố

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

Tốc độ tăng (% năm)

2010/2015

2016/2020

2010/2020

 

Tổng số

72.851

100.500

130.500

6,65

5,36

5,42

1

TP Hòa Bình

1.798

2.190

2.400

4,03

1,85

2,36

2

Huyện Đà Bắc

8.335

11.010

13.880

5,72

4,74

4,65

3

Huyện Mai Châu

9.490

13.040

16.300

6,56

4,56

4,98

4

Huyện Kỳ Sơn

1.949

2.660

3.460

6,42

5,40

5,32

5

Huyện Lư­ơng Sơn

4.958

6.290

7.550

4,88

3,72

3,72

6

Huyện Cao Phong

3.605

4.920

6.450

6,42

5,56

5,41

7

Huyện Kim Bôi

6.377

8.360

10.360

5,57

4,38

4,39

8

Huyện Tân Lạc

8.856

13.500

19.300

8,80

7,41

7,50

9

Huyện Lạc Sơn

10.067

14.590

20.200

7,70

6,72

6,62

10

Huyện Lạc Thủy

8.411

11.560

14.400

6,57

4,49

4,94

11

Huyện Yên Thủy

9.007

12.380

16.200

6,57

5,53

5,46

Sản lượng thịt bò dự kiến đạt 3.720 tấn vào năm 2015 và đạt 5.200 tấn vào năm 2020. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò theo hướng sản xuất hàng hoá, phát huy thế mạnh, tiềm năng của địa phương để chăn nuôi bò thịt chất lượng cao, an toàn dịch bệnh, quy mô hàng hoá.

Đối với bò thịt, chú trọng cải tạo đàn bò nhằm cải tạo tầm vóc, nâng trọng lượng xuất chuồng, tỷ lệ thịt xẻ, cải tạo phẩm chất thịt, tiến tới phát triển bò thịt chất lượng cao. Dự kiến đàn bò lai Zébu đến năm 2020 khoảng 48.400 ngàn con, chiếm 37,1% tổng đàn.

Bảng 4: Dự kiến phát triển đàn bò lai đến năm 2020

ĐVT: Con

TT

Huyện, TP

Năm 2009

Năm 2015

Năm 2020

Bò lai

% tổng đàn

Bò lai

% tổng đàn

Bò lai

%

tổng đàn

 

Tổng số

2.010

2,70

23.100

22,99

48.400

37,1

1

TP Hòa Bình

270

14,80

650

29,68

960

40,0

2

Huyện Đà Bắc

287

3,40

1.660

15,08

4.160

30,0

3

Huyện Mai Châu

0

0,00

1.300

9,97

3.240

19,9

4

Huyện Kỳ Sơn

305

15,40

790

29,70

1.300

37,6

5

Huyện L­ương Sơn

1.667

33,10

2.520

40,06

3.770

49,9

6

Huyện Cao Phong

43

1,20

730

14,84

1.940

30,1

7

Huyện Kim Bôi

0

0,00

840

10,05

2.560

24,7

8

Huyện Tân Lạc

244

2,70

2.700

20,00

7.700

39,9

9

Huyện Lạc Sơn

646

6,30

3.650

25,02

9.090

45,0

10

Huyện Lạc Thủy

3.417

40,00

5.200

44,98

7.200

50,0

11

Huyện Yên Thủy

484

5,30

3.060

24,72

6.480

40,0

d) Quy hoạch vùng chăn nuôi bò thịt hàng hóa, an toàn dịch bệnh.

Chuyển hình thức chăn nuôi nhỏ, lẻ, quảng canh sang hình thức chăn nuôi tập trung, trang trại, gia trại, quy mô nông hộ, nuôi tập trung theo vùng có đầu tư theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế, cung cấp nguyên liệu thịt cho các cơ sở chế biến thực phẩm.

Xây dựng vùng chăn nuôi bò thịt tập trung tại các huyện: Tân Lạc, Đà Bắc, Kim Bôi, Mai Châu, Lạc Sơn, Yên Thủy, Lạc Thủy, Cao Phong. Chọn những hộ có tập quán, kinh nghiệm chăn nuôi bò, các hộ chăn nuôi hăng hái tiếp thu các tiến bộ KHKT về nuôi bò thịt chất lượng cao quy mô 10 con trở lên.

Giành quỹ đất để trồng cây thức ăn phục vụ chăn nuôi.

Chăn nuôi bò thịt theo hình thức nông hộ quy mô từ 03 con/hộ/năm trở lên. Chăn nuôi trang trại với quy mô từ 10 con/1 trang trại/năm.

Quy mô phát triển bò theo hướng tập trung vùng; dự kiến đến năm 2015 có 80,0 nghìn con (chiếm 79,6% tổng đàn bò của tỉnh) và đến năm 2020 có trên 114 nghìn con (chiếm 87,4% tổng đàn bò toàn tỉnh).

e) Một số giải pháp chính: Về giống bò, trồng cỏ chăn nuôi, phương thức nuôi, thú y ... .

3.2. Phát triển chăn nuôi lợn.

a) Định hướng phát triển.

Từng bước cải tạo, nâng cao chất lượng giống, phát triển chăn nuôi lợn tập trung, chăn nuôi trang trại, gia trại. Tăng tỷ lệ đàn lợn ngoại hướng nạc ở các vùng chăn nuôi lợn phát triển.Tăng năng suất và trọng lượng xuất chuồng tại các xã vùng cao của tỉnh và vùng chăn nuôi ít phát triển. Phát triển chăn nuôi lợn tập trung qui mô vừa và nhỏ tại xã có truyền thống chăn nuôi lợn, đồng thời phát triển các trang trại, gia trại ở những xã ven thành phố và gần thị trấn.

- Về giống:

+ Lợn ngoại:

Giai đoạn đến năm 2020 phát triển lợn thịt hướng nạc nuôi lợn ngoại thuần là giống: Landrace, Duroc, Pietrant, Landrace, Pidu (lợn lai 2 máu ngoại giữa 2 giống lợn Duroc và Pietrant)....

+ Lợn bản địa: Đối với các xã vùng cao của tỉnh phát triển các giống lợn bản địa, lợn rừng lai,...

b) Mục tiêu:

Đến năm 2015 phấn đấu đàn lợn toàn tỉnh có 562 nghìn con, tốc độ tăng đàn bình quân 4,09%/năm (giai đoạn 2010-2015); đến năm 2020 đàn lợn 685 nghìn con, tốc độ tăng đàn 4,04 %/năm (giai đoạn 2016-2020).

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng khoảng 55.500 tấn (năm 2020), tăng bình quân 9,41 %/năm giai đoạn 2016 -2020. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi lợn đạt 270.796 triệu đồng (2015) và đạt 380.000 triệu đồng (2020).

Đàn lợn hướng nạc chiếm 60%, lợn bản địa chiếm 40%.

Trọng lượng xuất chuồng bình quân trên 80kg/con như: Lương Sơn, Lạc Thủy, Lạc Sơn, Yên Thủy, Kỳ Sơn.....

Chăn nuôi lợn tập trung chiếm từ 30 - 35%.

c) Quy mô đàn, phân bố:

Bảng 5. Dự kiến phát triển đàn lợn đến năm 2020.

ĐVT: Con

TT

Huyện, Thành phố

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

Tốc độ tăng 2011-2015(%)

Tốc độ tăng 2016-2020(%)

 

Tổng số

450.978

562.000

685.000

4,50

4,04

1

TP Hòa Bình

16.284

19.433

22.700

3,60

3,16

2

Huyện Đà Bắc

23.137

29.028

35.700

4,64

4,22

3

Huyện Mai Châu

28.010

35.198

43.360

4,67

4,26

4

Huyện Kỳ Sơn

21.421

31.027

44.200

7,69

7,33

5

Huyện L­ương Sơn

59.902

80.652

106.550

6,13

5,73

6

Huyện Cao Phong

25.931

36.558

45.460

7,11

4,46

7

Huyện Kim Bôi

69.902

89.838

113.230

5,15

4,74

8

Huyện Tân Lạc

37.019

44.179

46.840

3,60

1,18

9

Huyện Lạc Sơn

89.284

92.344

93.640

0,68

0,28

10

Huyện Lạc Thủy

28.284

33.466

39.150

3,42

3,19

11

Huyện Yên Thủy

51.804

70.277

94.170

6,29

6,03

- Sản xuất lợn giống:

Các giống hướng nạc: Các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh với hệ thống trang trại lợn giống hiện đại, cung cấp đủ số lượng giống.

Xây dựng vùng giống trong nhân dân đối với lợn bản địa, nái móng cái, lợn rừng lai.... để cung cấp giống cho nhu cầu chăn nuôi trong và ngoài tỉnh. Phân bổ chủ yếu ở các xã vùng cao thuộc các huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn.

 - Chăn nuôi lợn hướng nạc:

 Tập trung chính tại các huyện có trình độ chăn nuôi lợn phát triển như: Yên Thủy, Lạc Thủy. Lương Sơn, Lạc Sơn, Kỳ Sơn .. .

 Sử dụng giống lợn ngoại thuần là Landrace, Duroc, Pietrant, Landrace, Pidu (lợn lai 2 máu ngoại giữa 2 giống lợn Duroc và Pietrant)....

 Đối với các xã vùng cao có điều kiện về đất đai, khí hậu tập trung phát triển đàn lợn bản địa, đây là những sản phẩm đặc sản của địa phương có giá trị kinh tế cao.

 d) Vùng chăn nuôi tập trung:

Phát triển mạnh đàn lợn, lấy hình thức chăn nuôi trang trại (chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, kết hợp hình thành vùng an toàn dịch ở các khu vực chăn nuôi tập trung) và hộ gia đình là chính; đảm bảo cung cấp giống lợn có chất lượng cao và thức ăn chế biến công nghiệp cho các vùng nuôi lợn tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá.

Tổng đàn lợn chăn nuôi tập trung đến năm 2015 dự kiến trên 75 nghìn con (chiếm trên 29% tổng đàn lợn toàn tỉnh), đến năm 2020 có trên 173 nghìn con (chiếm trên 45% tổng đàn lợn toàn tỉnh). Chăn nuôi lợn tập trung chủ yếu phân bố ở các huyện Yên Thủy, Lạc Thủy. Lương Sơn, Lạc Sơn, Kỳ Sơn.

Bảng 6. Quy mô phát triển chăn nuôi tập trung đến năm 2020

 (ĐVT: Con)

STT

Hạng mục

Tổng đàn

Chăn nuôi tập trung

Năm 2015

Năm 2020

Năm 2015

Năm 2020

 

Tổng cộng

301.042

385.400

75.240

173.440

1

Huyện Kỳ Sơn

31.027

44.200

7.760

19.890

2

Huyện Lương Sơn

80.652

106.550

20.160

47.950

3

Huyện Lạc Thủy

44.179

46.840

11.040

21.080

4

Huyện Lạc Sơn

92.344

93.640

23.080

42.140

5

Huyện Yên Thủy

52.840

94.170

13.200

42.380

 e) Một số giải pháp chính: Giống, quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung, thú y ... .

Đến năm 2020 toàn tỉnh bố trí 13 khu chăn nuôi lợn thịt, lợn sinh sản tập trung xa khu dân cư, quy mô từ 300 – 500 con với tổng diện tích 33 ha (bình quân 03 – 10 ha/khu) tại 19 xã.

Bảng 7. Dự kiến khu chăn nuôi lợn thịt tập trung

TT

Huyện, TP

Khu CNTT

DT (ha)

Số xã

Quy mô (con)

 

Tổng số

13

33

19

 

1

TP Hòa Bình

2

6

4

300 - 500

2

H. Kỳ Sơn

2

6

5

300 - 500

3

H. L­ương Sơn

5

15

7

180-230

4

H. Yên Thủy

2

6

3

250 - 320

3.3. Phát triển chăn nuôi gia cầm

3.3.1 Phương hướng

a) Chăn nuôi gà:

- Trước mắt phát triển gà thịt theo phương thức trang trại vừa và nhỏ; nuôi gà thả vườn, nuôi nhốt qui mô vừa, tiến tới chấm dứt nuôi thả rông trong khu dân cư nội thành, nội thị. Về lâu dài phát triển theo hướng công nghiệp tập trung, khép kín từ chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ.

- Hướng giống

+ Điều kiện nuôi tập trung: Nuôi các giống chuyên thịt hoặc chuyên trứng cao sản.

+ Điều kiện nuôi thả vườn: Đưa các giống gà thịt thả vườn phù hợp với điều kiện chăn nuôi trang trại ở Hòa Bình như: gà Ri, Lương Phượng, Tam Hoàng, …

b) Chăn nuôi vịt, ngan, ngỗng:

- Chăn nuôi theo hướng vừa và nhỏ với quy mô gia trại, trang trại. Ở những nơi có điều kiện thuận lợi về chăn nuôi thủy cầm thì phát triển các đàn thủy cầm; đặc biệt là phát triển và giữ được giống gen gốc quý như vịt bầu bến tại địa bàn trong tỉnh Hòa Bình và các đàn thủy cầm cho năng suất cao.

- Giống vịt: Ngoài các giống truyền thống trong nước cần đưa bổ sung giống vịt Vịt CVSuperM, Khali Campbell, Vịt CV2000...vào sản xuất.

 3.3.2. Mục tiêu

- Tổng đàn gia cầm toàn tỉnh đến năm 2015 dự kiến 5.450 nghìn con, tốc độ tăng trưởng đàn giai đoạn 2010-2015 đạt 6,38%/năm. Đến năm 2020 tổng đàn gia cầm dự kiến đạt 7.200 nghìn con, đạt tốc độ tăng trưởng đàn 5,73%/năm. Trong kỳ quy hoạch 2010-2020, tổng đàn gia cầm đạt tốc độ tăng trưởng 6,05%/năm.

- Sản lượng thịt hơi năm 2015 dự kiến 7.100 tấn và đến năm 2020 đạt 9.400 tấn, tốc độ tăng bình quân 5,77 %/năm.

- Sản lượng trứng đến năm 2015 dự kiến đạt 32,2 triệu quả và đạt 43,2 triệu quả vào năm 2020, tỷ lệ tăng bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 6,05%/năm.

 3.3.3. Quy mô, phân bố

Chuyển đổi phương thức chăn nuôi từ chăn nuôi quy mô hộ (nhỏ lẻ, phân tán) sang chăn nuôi tập trung quy mô lớn, trên cơ sở quy hoạch khu chăn nuôi tập trung cách biệt khu dân cư theo từng địa phương để khống chế dịch bệnh, tạo môi trường sạch trong nông thôn.

Bảng 8. Dự kiến phát triển đàn gia cầm đến năm 2020

ĐVT: con

TT

Huyện, TP

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

Tốc độ tăng (%/năm)

2011/2015

2016/2020

2010/2020

 

Tổng số

3.883.000

5.450.000

7.200.000

7,02

5,73

12,47

1

TP Hòa Bình

93.524

130.800

142.560

6,94

1,74

8,15

2

Huyện Đà Bắc

184.008

218.000

252.000

3,45

2,94

5,86

3

Huyện Mai Châu

179.027

250.700

309.600

6,97

4,31

10,92

4

Huyện Kỳ Sơn

170.213

272.500

432.000

9,87

9,65

19,76

5

Huyện Lư­ơng Sơn

569.147

795.700

1.087.200

6,93

6,44

13,15

6

Huyện Cao Phong

192.025

272.500

345.600

7,25

4,87

11,81

7

Huyện Kim Bôi

1.007.725

1.417.000

1.828.800

7,05

5,23

11,99

8

Huyện Tân Lạc

385.292

545.000

691.200

7,18

4,87

11,73

9

Huyện Lạc Sơn

544.884

757.550

1.029.600

6,81

6,33

12,90

10

Huyện Lạc Thủy

236.066

327.000

432.000

6,73

5,73

12,18

11

Huyện Yên Thủy

321.090

463.250

649.440

7,61

6,99

14,45

Khôi phục và đẩy nhanh tốc độ phát triển đàn gia cầm (đàn gà, vịt lấy thịt và lấy trứng). Dự kiến năm 2015 có 5,45 triệu con; đến năm 2020 có 7,2 triệu con gia cầm, chủ yếu là gà, vịt nuôi theo hình thức trang trại, gia trại gần địa điểm xây dựng lò mổ tập trung có bán kính trung bình từ 2 - 3 km để tạo ra vùng nguyên liệu ổn định. Phát triển chăn nuôi gà tập trung chủ yếu là huyện Lương Sơn, Yên Thủy, Lạc Thủy, Kỳ Sơn, Lạc Sơn và một số xã khác giáp thị trấn và TP Hòa Bình.

Bảng 9. Dự kiến phát triển đàn gà đến năm 2020

TT

Huyện, TP

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

Tốc độ tăng (%/năm)

2011/2015

2016/2020

 

Tổng số

3.600

5.014

6.696

6,85

5,96

1

TP Hòa Bình

87

120

133

6,77

1,96

2

Huyện Đà Bắc

171

201

234

3,29

3,16

3

Huyện Mai Châu

166

231

288

6,80

4,54

4

Huyện Kỳ Sơn

158

251

402

9,70

9,89

5

Huyện L­ương Sơn

528

732

1.011

6,77

6,67

6

Huyện Cao Phong

178

251

321

7,09

5,09

7

Huyện Kim Bôi

934

1.304

1.701

6,89

5,46

8

Huyện Tân Lạc

357

501

643

7,02

5,09

9

Huyện Lạc Sơn

505

697

958

6,65

6,56

10

Huyện Lạc Thủy

219

301

402

6,57

5,96

11

Huyện Yên Thủy

298

426

604

7,44

7,22

Chuyển đổi một số diện tích đất nông nghiệp sang chăn nuôi gia cầm theo hình thức trang trại tập trung, dự kiến đến năm 2015 toàn tỉnh có 150 trang trại, gia trại nuôi gia cầm, có quy mô từ 5 - 10 ngàn con, chủ yếu là gà lấy thịt, lấy trứng; đến năm 2020 có 200 trang trại, gia trại có quy mô từ 8 - 20 ngàn con gia cầm.

Chăn nuôi gà: Tổng đàn gà đến năm 2015 toàn tỉnh Hòa Bình dự kiến đạt 5.014 nghìn con (chiếm 92,0% tổng đàn gia cầm toàn tỉnh). Đến năm 2020 đàn gà toàn tỉnh dự kiến 6.696 nghìn con (chiếm trên 93% tổng đàn gia cầm toàn tỉnh).

 Chăn nuôi vịt: Do bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch cúm nên các năm gần đây đàn vịt giảm mạnh, do đó cần phục hồi đàn vịt theo hướng giống sạch bệnh.

Bố trí: Vịt thịt bố trí các địa phương trọng điểm sản xuất lúa, vịt đẻ bố trí các xã có nhiều ao, hồ, đầm; từng bước chuyển sang phương thức nuôi nhốt, nuôi khô để phục hồi nghề chăn nuôi vịt đẻ, vịt thương phẩm cho hiệu quả kinh tế cao và kiểm soát dịch bệnh an toàn.

3.3.4. Quy hoạch các khu chăn nuôi gia cầm tập trung

Phấn đấu đến năm 2020 toàn tỉnh có 23 khu chăn nuôi gia cầm tập trung, tổng diện tích 66 ha; tập trung chủ yếu ở các huyện: Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy. Phát triển trang trại gia cầm thả vườn, thả đồi quy mô trang trại; giảm dần chăn nuôi gia cầm trong các nông hộ.

Bảng 10. dự kiến khu chăn nuôi gia cầm tập trung

TT

Huyện, TP

Khu CNTT

DT (ha)

Quy mô (con)

 

Tổng số

23

66

 

1

Lương Sơn

5

15

300 - 500

2

Kỳ Sơn

7

21

180 - 230

3

Lạc Thủy

3

9

300 - 500

4

Huyện Yên Thủy

7

21

180 - 230

3.3.5. Một số giải pháp chính: Giống gia cầm, sản xuất tập trung, an toàn dịch bệnh... .

3.4. Phát triển chăn nuôi khác (đàn dê) .

a) Định hướng phát triển:

Đẩy mạnh chăn nuôi dê góp phần mở rộng cơ cấu vật nuôi, tăng thu nhập khu vực nông thôn. Góp phần đa dạng hóa sản phẩm chăn nuôi tạo đà cho sự phát triển nông nghiệp đồng bộ và bền vững.

Hình thành các mô hình chăn nuôi dê chế biến sản phẩm từ dê để tạo các vùng sản xuất hàng hóa về giống, thức ăn, sữa, thịt dê, hiệu quả kinh tế cao.

b) Mục tiêu

- Đàn dê đạt 40 ngàn con năm 2015 và 57 ngàn con năm 2020.

- Tỷ lệ dê lai các loại từ 40% năm 2015 lên 45% năm 2020.

- Sản lượng thịt năm 2015 là 314 tấn; năm 2020 là 476 tấn.

c) Quy mô, bố trí:

Bảng 11: Dự kiến phát triển đàn dê đến năm 2020

 ĐVT: Con

TT

Huyện, Thành phố

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

TĐ tăng 2010-2015(%)

TĐ tăng 2016-2020(%)

 

Tổng số

29.271

40.000

57.000

6,44

6,08

1

TP Hòa Bình

442

480

513

1,68

1,11

2

Huyện Đà Bắc

1619

3.320

5.700

15,45

9,43

3

Huyện Mai Châu

853

960

1.140

2,38

2,91

4

Huyện Kỳ Sơn

608

680

684

2,27

0,10

5

Huyện L­ương Sơn

3197

3.600

4.560

2,40

4,02

6

Huyện Cao Phong

540

640

684

3,47

1,11

7

Huyện Kim Bôi

4146

5.200

9.120

4,64

9,82

8

Huyện Tân Lạc

933

1.080

1.254

2,98

2,52

9

Huyện Lạc Sơn

383

440

570

2,81

4,41

10

Huyện Lạc Thủy

11029

15.200

18.810

6,63

3,62

11

Huyện Yên Thủy

5524

8.400

13.965

8,74

8,84

Sản lượng thịt dê dự kiến đạt 314 tấn vào năm 2015 và đạt 476 tấn vào năm 2020.

d) Quy hoạch vùng chăn nuôi dê:

Quy hoạch bố trí vùng chăn nuôi dê tập trung hàng hoá có quy mô khoảng 28.000 con; trong đó huyện Lạc Thủy 14.000 con, Yên Thủy 10.000 con, Kim Bôi 10.000 con. Cao Phong 4.000 con.

 e) Một số giải pháp chính: Công tác giống, thức ăn, thú y ... .

IV. Quy hoạch cơ sở hạ tầng phục vụ chăn nuôi.

4.1. Quy hoạch các trạm, trại giống và hệ thống cung cấp giống.

4.2. Sản xuất thức ăn.

 a) Nhu cầu thức ăn.

 b) Cân đối thức ăn.

 c) Giải quyết thức ăn.

 d) Quy hoạch phát triển đồng cỏ.

 4.3. Giết mổ - chế biến.

 a) Giết mổ.

Bảng 12. Dự kiến các cơ sở giết mổ tập trung đến 2020

TT

Các huyện

Cơ sở Quy mô công nghiệp

Điểm GMTT

Cơ sở

CS (con/ngày)

Điểm

Địa điểm

Vốn ĐT (Tr. đồng)

1

TP Hòa Bình

01

400

 

 

7.000

2

Huyện Đà Bắc

 

 

01

trung tâm huyện

1.200

3

Huyện Mai Châu

 

 

01

trung tâm huyện

2.000

4

Huyện Kỳ Sơn

 

 

01

trung tâm huyện

2.400

5

Huyện L­ương Sơn

 

 

01

trung tâm huyện

2.000

6

Huyện Cao Phong

 

 

01

trung tâm huyện

2.400

7

Huyện Kim Bôi

 

 

01

trung tâm huyện

2.400

8

Huyện Tân Lạc

 

 

01

trung tâm huyện

2.400

9

Huyện Lạc Sơn

 

 

01

trung tâm huyện

2.400

10

Huyện Lạc Thủy

 

 

01

trung tâm huyện

2.400

11

Huyện Yên Thủy

 

 

01

trung tâm huyện

2.400

 

 

 

 

 

 

 

Giết mổ cho nhu cầu tiêu thụ tại chỗ: Dự kiến đến năm 2020 có 11 điểm giết mổ tập trung, kiểm soát giết mổ 90 - 95% sản phẩm thịt đưa ra tiêu thụ trên thị trường. Ngoài ra bố trí mỗi huyện 01 lò giết mổ tập trung có quy mô công nghiệp .

 b) Chế biến

 Phấn đấu các cơ sở đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế (HACCP, CODEX, ISO…) về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Qui mô nguyên liệu cho chế biến: Thịt đông lạnh từ 10.000 - 12.000 tấn /năm, thịt bò từ 1.000 - 1.200 tấn /năm, lợn sữa từ 500.000 - 600.000 con. Dây chuyển chế biến công nghiệp có thể dùng hình thức kêu gọi và ưu đãi đầu tư.

Chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm:

Chế biến công nghiệp: Xây dựng tiếp tại huyện Kỳ Sơn 01 nhà máy chế biến công suất 5 tấn/h để phục vụ nhu cầu chăn nuôi của địa bàn các huyện.

Chế biến quy mô nhỏ: tuỳ điều kiện từng vùng, sử dụng liên hợp máy chế biến quy mô nhỏ, công suất từ 0,3 – 0,5 tấn/h, bao gồm máy sấy bảo quản hạt, máy nghiền, máy trộn, máy dập khô dầu (nếu có sử dụng khô dầu), cân định lượng, máy khâu bao cùng các bộ phận phụ trợ. Tại các huyện như Kỳ Sơn, Mai Châu, Lạc Thủy, Yên Thủy, có thể xây dựng 02 – 04 dây chuyền liên hợp máy chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm phục vụ sản xuất.

 4.4. Thú y kiểm dịch động vật:

 Sửa chữa, nâng cấp các hạng mục công trình trụ sở làm việc, trạm kiểm dịch động vật tỉnh Hòa Bình... phục vụ cho phát triển chăn nuôi hàng hoá, an toàn dịch bệnh.

 Tăng cường năng lực hệ thống thú y viên cơ sở; trang bị máy móc, thiết bị chẩn đoán nhanh, ứng dụng tin học trong quản lý dịch bệnh... .

V. Vốn đầu tư:

1.Tổng vốn đầu tư: 517 tỷ đồng

Trong đó:

Giai đoạn 2011-2015: 207 tỷ đồng.

Giai đoạn 2016-2020: 310 tỷ đồng.

2. Phân kỳ đầu tư:

Giai đoạn 2011 – 2015: 207 tỷ đồng.

Giai đoạn 2016 - 2020: 310 tỷ đồng.

3. Nguồn vốn:

- Giai đoạn 2011 – 2015:

Vốn ngân sách: 48,3%.

Vốn khác: 51,7%.

- Giai đoạn 2016 - 2020

Vốn ngân sách: 45%.

Vốn khác: 55%.

4. Các dự án ưu tiên:

 4.1. Dự án nâng cao năng lực ngành thú y .

 4.2. Dự án hỗ trợ kỹ thuật phát triển bò lai, bò thịt, trâu thịt.

 4.3. Dự án phát triển gà chất lượng cao và đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thịt gà xuất khẩu chất lượng cao.

 4.5 Lập quy hoạch chi tiết các lò mổ gia súc, gia cầm tập trung.

 4.6 Dự án Quy hoạch chi tiết các khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, an toàn dịch bệnh.

VI. Các giải pháp phát triển chăn nuôi tỉnh Hòa Bình đến năm 2020

1. Nhóm giải pháp về chính sách.

2. Nhóm giải pháp về kỹ thuật.

3. Nhóm giải pháp về vốn.

(Có báo cáo quy hoạch chi tiết đăng trên Cổng thông tin điện tử Hòa Bình:

http:// WWW.Hoabinh.gov.vn).

Điều 2. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Bùi Ngọc Đảm

 





Hiện tại không có văn bản nào liên quan.