Quyết định 837/QĐ-BXD năm 2009 về thành lập Hội đồng nghiệm thu dự án sự nghiệp kinh tế: “Điều tra, khảo sát, đánh giá tình hình sản xuất và sử dụng vật liệu không nung ở Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phát triển SXVL không nung thay thế gạch đất sét nung trong giai đoạn tới; Xây dựng chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020 trình Chính phủ phê duyệt do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
Số hiệu: 837/QĐ-BXD Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Xây dựng Người ký: Nguyễn Hồng Quân
Ngày ban hành: 12/08/2009 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Xây dựng nhà ở, đô thị, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ XÂY DỰNG
------------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------

Số: 837/QĐ-BXD

Hà Nội, ngày 12 tháng 8 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU DỰ ÁN SỰ NGHIỆP KINH TẾ: “ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG VẬT LIỆU KHÔNG NUNG Ở VIỆT NAM, TRÊN CƠ SỞ ĐÓ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SXVL KHÔNG NUNG THAY THẾ GẠCH ĐẤT SÉT NUNG TRONG GIAI ĐOẠN TỚI; XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG KHÔNG NUNG ĐẾN NĂM 2020 TRÌNH CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT”

BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG

Căn cứ Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Quyết định 573/QĐ-BXD ngày 22/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc phê duyệt dự án sự nghiệp kinh tế: “Điều tra, khảo sát, đánh giá tình hình sản xuất và sử dụng vật liệu không nung ở Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phát triển SXVL không nung thay thế gạch đất sét nung trong giai đoạn tới; Xây dựng chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020 trình Chính phủ phê duyệt”.
Xét đề nghị tại Công văn số 402/VLXD -TH ngày 23/7/2009 của Viện Vật liệu xây dựng về việc nghiệm thu sản phẩm Dự án.
Theo đề nghị của Vụ trưởng các Vụ: Kế hoạch Tài chính và Vật liệu xây dựng.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Thành lập Hội đồng nghiệm thu dự án sự nghiệp kinh tế: “Điều tra, khảo sát, đánh giá tình hình sản xuất và sử dụng vật liệu không nung ở Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phát triển SXVL không nung thay thế gạch đất sét nung trong giai đoạn tới; Xây dựng chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020 trình Chính phủ phê duyệt”

Hội đồng gồm 12 thành viên (có danh sách kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký tới khi Hội đồng nghiệm thu hoàn thành nhiệm vụ.

Điều 3. Vụ trưởng các Vụ: Kế hoạch Tài chính, Vật liệu xây dựng; Viện trưởng Viện Vật liệu xây dựng và các Ông, Bà có tên trong Hội đồng nghiệm thu chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Lưu: VP, VLXD, KHTC.

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Hồng Quân

 

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU DỰ ÁN SNKT

“ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG VẬT LIỆU KHÔNG NUNG Ở VIỆT NAM, TRÊN CƠ SỞ ĐÓ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SXVL KHÔNG NUNG THAY THẾ GẠCH ĐẤT SÉT NUNG TRONG GIAI ĐOẠN TỚI; XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG KHÔNG NUNG ĐẾN NĂM 2020 TRÌNH CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT”
(Kèm theo Quyết định số 837 /QĐ-BXD ngày 12 /7/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

1. Chủ tịch Hội đồng: Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam

2. Thư ký Hội đồng: ThS. Nguyễn Thị Nga - Chuyên viên Vụ KHTC- Bộ XD

Uỷ viên phản biện:

 

3. TS. Võ Quang Diệm

Phó vụ trưởng Vụ VLXD - BXD

4. TS. Trần Bá Việt

Phó viện trưởng Viện KHCN Xây dựng

Uỷ viên:

 

5. KS. Nguyễn Thế Hùng

Tổng thư ký Hội CN Bê tông Việt Nam

6. ThS. Trần Đình Thái

Phó vụ trưởng Vụ KHCN - BXD

7. KS. Phạm Văn Bắc

Phó vụ trưởng Vụ VLXD - BXD

8. TS. Trần Hồng Mai

Phó viện trưởng Viện Kinh tế XD - BXD

9. KS. Trương Thị Bích Hà

Phó vụ trưởng Vụ KHTC – Bộ Xây dựng

10. TS Lương Đức Long

Phó viện trưởng Viện VLXD

11. KS. Trần Quốc Khánh

Phó GĐ Công ty Tư vấn – TCT Viglacera

12. TS. Trần Văn Khôi

Phó vụ trưởng Vụ Kinh tế XD - BXD

Khách mời:

 

Đại diện Tạp chí Xây dựng

 

Đại diện Trung tâm Tin học