Quyết định 835/QĐ-UBND phê duyệt phương án hộ đê bảo vệ trọng điểm năm 2018 tỉnh Hà Nam
Số hiệu: | 835/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hà Nam | Người ký: | Trương Minh Hiến |
Ngày ban hành: | 25/05/2018 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 835/QĐ-UBND |
Hà Nam, ngày 25 tháng 05 năm 2018 |
V/V PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN HỘ ĐÊ BẢO VỆ TRỌNG ĐIỂM NĂM 2018, TỈNH HÀ NAM
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006 và Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;
Căn cứ Công văn số 464/TCTL-ĐĐ ngày 04 tháng 5 năm 2018 của Tổng Cục phòng chống thiên tai về việc hoàn chỉnh báo cáo đánh giá hiện trạng công trình đê điều và phương án hộ đê năm 2018;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tại Tờ trình số 126/TTr-SNN-TL ngày 22 tháng 5 năm 2018),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt phương án hộ đê bảo vệ trọng điểm năm 2018, tỉnh Hà Nam, nội dung chi tiết theo Tờ trình số 126/TTr-SNN-TL ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Cơ quan thường trực ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh năm 2018 lập (gửi kèm theo Quyết định này).
1. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan theo chức năng nhiệm vụ:
- Tập trung chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, tổ chức triển khai thực hiện phương án; phân công rõ trách nhiệm các cấp, các ngành chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư phương tiện và các điều kiện đảm bảo thực hiện phương án theo phương châm “4 tại chỗ”, “xử lý giờ đầu” đảm bảo an toàn đê điều, các công trình phòng chống lụt bão; hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do mưa, bão, lũ úng gập gây ra; đảm bảo an toàn về người, tài sản của nhà nước và nhân dân;
- Kịp thời phát hiện, đề xuất điều chỉnh bổ sung những nội dung chưa phù hợp để hoàn thiện Phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm năm 2018, tỉnh Hà Nam.
2. Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thường xuyên kiểm tra, rà soát, kịp thời tham mưu điều chỉnh phương án hộ đê bảo vệ trọng điểm tỉnh Hà Nam năm 2018 phù hợp với tình hình thực tế và theo đúng ý kiến chỉ đạo của Tổng cục Phòng chống thiên tai tại Công văn số 464/TCTL-ĐĐ ngày 04 tháng 5 năm 2018.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành của tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
UBND TỈNH HÀ NAM |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 126/TTr-SNN-TL |
Hà Nam, ngày 22 tháng 05 năm 2018 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN HỘ ĐÊ BẢO VỆ TRỌNG ĐIỂM NĂM 2018, TỈNH HÀ NAM
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam.
Căn cứ Luật Đê điều 79/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam tại văn bản số 1185/UBN-NN&TNMT ngày 14/5/2018, Công văn số 464/TCTL-QLĐĐ ngày 04/5/2018 của Tổng cục Phòng, chống thiên tai về việc hoàn chỉnh Báo cáo đánh giá hiện trạng công trình đê điều và phương án hộ đê năm 2018. Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nam đã chỉ đạo đơn vị chuyên môn rà soát, chỉnh sửa hoàn thiện Báo cáo đánh giá hiện trạng công trình đê điều và phương án hộ đê năm 2018 theo ý kiến của Tổng cục Phòng chống thiên tai tại văn bản số 464/TCTL-QLĐĐ ngày 04/5/2018.
Để bảo vệ an toàn những trọng điểm xung yếu và hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất có thể xảy ra đồng thời có cơ sở giúp các địa phương, đơn vị triển khai thực hiện các nội dung của phương án. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kính trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt phương án hộ đê bảo vệ trọng điểm năm 2018 tỉnh Hà Nam với những nội dung chính như sau:
A. Xác định trọng điểm, những vị trí xung yếu
I. Xác định trọng điểm xung yếu:
1. Cống Mộc Nam tương ứng K123+050 đê hữu Hồng thuộc địa phận xã Mộc Nam huyện Duy Tiên.
2. Cụm công trình đầu mối cống, âu thuyền Tắc Giang: Thuộc địa phận hai huyện Duy Tiên và Lý Nhân.
II. Xác định tuyến xung yếu:
Đoạn đê hữu Hồng từ K141,000 ÷ K147,000: Thuộc địa phận các xã Nhân Đạo, Nhân Thịnh huyện Lý Nhân đoạn đê này có mặt thoáng rộng, bãi thấp mái đê dễ bị sạt lở do sóng, ngoài bãi sông có hệ thống kè Vũ Điện; Hồng Lý; Như Trác.
B. Phương án bảo vệ trọng điểm, trọng tuyến
I. Cống Mộc Nam tương ứng K123+050 đê hữu Hồng.
II. Trọng điểm cụm công trình đầu mối cống, âu thuyền Tắc Giang.
III. Các tuyến, khu vực xung yếu cần chú ý:
IV. Phương án hộ đê toàn tuyến
V. Kế hoạch Hiệp đồng phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Nam.
C. Phương án vật tư, phương tiện, nhân lực và tổ chức chỉ huy xử lý tình huống
I. Vật tư dự trữ và phương tiện, nhân lực tham gia PCTT:
II. Phát hiện, tổ chức và phân cấp chỉ huy xử lý các tình huống.
(có phương án chi tiết kèm theo)
Trân trọng đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt.
Nơi nhận: |
GIÁM ĐỐC |
HỘ ĐÊ BẢO VỆ TRỌNG ĐIỂM NĂM 2018 TỈNH HÀ NAM
(Kèm theo Tờ trình số 126/TTr-SNN&PTNT ngày 22 tháng 5 năm 2018)
MỤC LỤC
A. XÁC ĐỊNH TRỌNG ĐIỂM, NHỮNG VỊ TRÍ XUNG YẾU
I. Xác định trọng điểm xung yếu:
1. Cống Mộc Nam tương ứng K123+050 đê hữu Hồng thuộc địa phận xã Mộc Nam huyện Duy Tiên.
2. Cụm công trình đầu mối cống, âu thuyền Tắc Giang: Thuộc địa phận hai huyện Duy Tiên và Lý Nhân.
II. Xác định tuyến xung yếu:
B. PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ TRỌNG ĐIỂM, TRỌNG TUYẾN.
I. Cống Mộc Nam tương ứng K123+050 đê hữu Hồng.
1. Giả định tình huống có thể xảy ra.
2. Biện pháp xử lý:
3. Tổ chức thực hiện việc xử lý.
4. Chế độ thông tin liên lạc.
II. Trọng điểm cụm công trình đầu mối cống, âu thuyền Tắc Giang.
1. Giả định tình huống có thể xảy ra.
2. Biện pháp xử lý:
3. Tổ chức thực hiện việc xử lý.
4. Chế độ thông tin liên lạc.
III. Các tuyến, khu vực xung yếu cần chú ý:
1. Đặc điểm hiện trạng:
2. Giả định tình huống có thể xảy ra.
3. Biện pháp xử lý:
4. Chế độ thông tin liên lạc.
IV. Phương án hộ đê toàn tuyến
1. Dự kiến các tình huống có thể xảy ra, biện pháp xử lý.
2. Tổ chức thực hiện việc xử lý
V. Kế hoạch Hiệp đồng phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Nam.
1. Tổ chức sử dụng lực lượng, phương tiện.
2. Dự kiến tình huống và cách xử trí.
C. PHƯƠNG ÁN VẬT TƯ, PHƯƠNG TIỆN, NHÂN LỰC VÀ TỔ CHỨC CHỈ HUY XỬ LÝ TÌNH HUỐNG.
I. Vật tư dự trữ và phương tiện, nhân lực tham gia PCTT:
1. Vật tư dự trữ:
2. Lực lượng, phương tiện
3. Hệ thống thông tin liên lạc:
II. Phát hiện, tổ chức và phân cấp chỉ huy xử lý các tình huống.
1. Phát hiện kịp thời sự cố:
2. Tổ chức chỉ huy, chỉ đạo:
3. Phân cấp chỉ huy xử lý:
4. Chế độ báo cáo:
PHƯƠNG ÁN
HỘ ĐÊ BẢO VỆ TRỌNG ĐIỂM NĂM 2018 TỈNH HÀ NAM
Trên cơ sở kiểm tra đánh giá hiện trạng hệ thống công trình đê điều trước lũ năm 2018 tỉnh Hà Nam; qua kiểm tra, đánh giá và quá trình theo dõi, quản lý cũng như thực tế xử lý sự cố đê điều trong các mùa lũ trên các tuyến đê tỉnh Hà Nam. Sở Nông nghiệp và PTNT xác định trọng điểm xung yếu và xây dựng phương án hộ đê bảo vệ trọng điểm năm 2018. Sau khi báo cáo và đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục Phòng, chống thiên tai, Vụ Quản lý đê điều nhất trí thông qua. Sở Nông nghiệp và PTNT kính trình UBND tỉnh phê duyệt phương án hộ đê bảo vệ trọng điểm năm 2018, tỉnh Hà Nam có những nội dung cụ thể như sau:
A. XÁC ĐỊNH TRỌNG ĐIỂM, NHỮNG VỊ TRÍ XUNG YẾU
I. Xác định trọng điểm xung yếu:
1. Cống Mộc Nam tương ứng K123+050 đê hữu Hồng thuộc địa phận xã Mộc Nam huyện Duy Tiên.
Cống lấy nước Mộc Nam được xây dựng từ năm 1968. Cống dài 46,9m (thân cống dài 38,4m) gồm 3 tầng 9 cửa có kích thước 3(1,2x2) và 6(1,2x1,2). Cánh cống bằng thép, đóng mở bằng tay, cao trình đáy (+0,65), cao trình đỉnh (+7,85). Cống có nhiệm vụ lấy nước sông Hồng phục vụ sản xuất nông nghiệp cho 18 xã, thị trấn trong huyện. Đầu năm 2001 cống đã được nạo vét, khám nghiệm và tu sửa trát chít lại các khớp nối ở đáy và thân cống. Khoan 3 lỗ thông hơi, khoan phụt vữa gia cố 2 bên mang cống bằng vữa xi măng và bột sét công nghiệp. Năm 2011 cống được xử lý thấm bằng công nghệ Jet-Grouting. Do cống được xây dựng từ lâu, công trình đã xuống cấp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn vì vậy cần đặc biệt quan tâm và xây dựng phương án, kịp thời ứng cứu đảm bảo an toàn cho cống này trong mùa mưa lũ năm 2018.
2. Cụm công trình đầu mối cống, âu thuyền Tắc Giang: Thuộc địa phận hai huyện Duy Tiên và Lý Nhân.
- Công trình khởi công xây dựng từ tháng 6/2007 đến tháng 4/2010 hoàn thành.
- Ngày 01/8/2012 công trình đã xảy ra sự cố, Vào lúc 5 giờ 30 phút (thời điểm xảy ra sự cố) mực nước thượng lưu cống +5,0; Mực nước hạ lưu cống: +2,6; phía hạ lưu tường ngoặt sau sân tiêu năng có hiện tượng đùn, sủi mạnh, nước đục (lúc này cống và âu thuyền đang đóng), gian nhà để tủ điện điều hành cống bị lún nghiêng, đến 10 giờ toàn bộ nhà lắp đặt tủ điện vận hành cống bị sụt hoàn toàn xuống hố xói riêng phần thân cống và âu thuyền vẫn ổn định.
Các biện pháp xử lý sự cố tại cụm công trình được hoàn thiện vào cuối năm 2015, hiện nay cụm công trình vận hành ổn định tuy nhiên chưa được qua thử thách (do từ năm 2015 đến nay trên sông Hồng không có lũ lớn (cấp 2, cấp 3)) vì vậy xác định đây là trọng điểm xung yếu, yêu cầu phải xây dựng phương án bảo vệ đảm bảo an toàn cho hệ thống công trình cũng như đảm bảo an toàn cho đoạn đê hữu Hồng khu vực cống, âu thuyền Tắc Giang trong mùa mưa bão năm 2018.
Đoạn đê hữu Hồng từ K141,000 ÷ K147,000: Thuộc địa phận các xã Nhân Đạo, Nhân Thịnh huyện Lý Nhân đoạn đê này có mặt thoáng rộng, bãi thấp, mái đê dễ bị sạt lở do sóng, ngoài bãi sông có hệ thống kè Vũ Điện; Hồng Lý; Như Trác.
B. PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ TRỌNG ĐIỂM, TRỌNG TUYẾN.
I. Cống Mộc Nam tương ứng K123+050 đê hữu Hồng thuộc địa phận xã Mộc Nam huyện Duy Tiên.
1. Giả định tình huống có thể xảy ra.
- Tình huống thứ 1: Cánh cống bị kênh, không kín nước hoặc nước bị rò rỉ nhiều.
- Tình huống thứ 2: Xảy ra hiện tượng mạch sủi, lũ phụt trong lòng cống và nước rò rỉ hai bên mang cống.
2.1. Cánh cống bị kênh, không kín nước hoặc nước bị rò rỉ nhiều.
a. Nguyên nhân: Do mở cống để lấy nước tưới cho vụ mùa, mùa mưa lũ có nhiều vật cản như gạch đá, cây, rác ... từ thượng nguồn trôi theo dòng nước sau đó dừng lại tại đáy cửa van khi cống mở hoặc cánh công không đóng được kín.
b. Hiện tượng: Cửa van (cánh cống) đóng không tới đáy, độ hở lớn hay nhỏ phụ thuộc vào kích thước vật cản. Lúc này nước dò rỉ mạnh về phía hạ lưu cống.
c. Xử lý:
- Trong quá trình vận hành: Đơn vị quản lý phải thường xuyên tiến hành kiểm tra hệ ty van, hệ thống đóng mở để cánh cống làm việc bình thường. Nếu không làm việc bình thường thì xác định có vật cản dưới đáy và tiến hành tháo dỡ các vật rắn ở đáy cống. Phải đảm bảo cống luôn hoạt động bình thường.
- Khi cửa cống đóng không hết do vật cản: tiến hành đóng lên đóng xuống nhiều lần cho dòng nước chảy xiết trôi vật cản ở đáy. Nếu vật rắn vẫn chưa trôi, đóng chặt cửa phai lớp hai phía ngoài. Lúc này mực nước tĩnh trong cống bằng mực nước hạ lưu, dùng người lặn xuống kiểm tra vật cản đáy cống, dọn sạch đáy và khe phai sát đáy.
- Khi cánh công đóng không kín: Đóng phai phía đồng, nâng mực nước sau cửa cống để giảm chênh lệch mức nước trước và sau cửa cống. Khi đóng phai chú ý không nên đóng kín để tránh cống bị tức hơi.
+ Buộc những bó rơm, rạ vào đầu cây tre (luồng) đứng trên cầu công tác đưa những bó rơm rạ vào chỗ kênh và khe hở ở cánh cống.
+ Sau đó thả bao tải đất từ hai bên hèm cống vào giữa sát cửa cống phía thượng lưu để bịt dòng chảy (bao tải đất chỉ chứa 2/3 ÷ 3/4 miệng bao, miệng bao được buộc bằng dây mềm chắc. Đất cho vào bao tải là đất thịt nặng hoặc đất sét pha, cho đất vào từng lớp và dùng gốc tre thục hay đầm, thục vừa phải không cần kỹ).
2.2. Xảy ra hiện tượng mạch sủi, lỗ phụt trong lòng cống và nước rò rỉ hai bên mang cống.
a. Nguyên nhân: Đất đắp giữa mang cống và thân đê xuất hiện các khe rỗng do côn trùng, do đất co ngót qua thời gian, do tác động các phương tiện đi trên đê nên khi mực nước phía thượng lưu lên cao, nước sẽ qua các khe rỗng tập chung về phía hạ lưu tạo thành vòi nước, dòng nước mang theo đất cát trong thân đê tạo thành vòi nước đục.
b. Hiện tượng: Phía hạ lưu xuất hiện vòi nước, kiểm tra thấy vòi nước ra mang theo đất cát trong thân đê ra.
c. Biện pháp xử lý:
- Nguyên tắc xử lý: ngăn không cho vòi nước mang đất trong thân đê ra.
- Hiện tượng mạch sủi, lỗ phụt trong lòng cống:
+ Khi lỗ sủi ở trong lòng cống thì có thể đóng bớt tấm phai bên đồng, nếu nước còn sủi lên mạnh thì tiến hành đắp đập dâng nước ở hạ lưu cống.
+ Nếu ở trong đồng nước không sâu, thời gian, vật liệu, nhân lực cho phép thì tiến hành làm tầng lọc ở phía đồng hoặc trong lòng cống (chỗ có mạch sủi) là an toàn nhất.
+ Khi tấm đan hay thân cống bị hỏng, nước chảy qua các chỗ hổng đó vào trong lòng cống để ra phía đồng, phải cấp tốc dùng bao tải, bao cói đựng đất hoành triệt cống. Tùy theo tình hình cụ thể mà đắp hoành triệt đủ để bịt tắc dòng chảy.
- Nước rò rỉ hai bên mang cống: Dùng bao tải đất thi công giếng lọc: Cho đất, cát vào bao tải sau đó đặt bao tải trồng lên nhau tạo thành thành giếng có đường kính 0,8m cao 1,2m, lưu ý trước khi đặt bao tải đất làm thành giếng thì phải làm phẳng đáy và vệ sinh cửa ra của vòi nước, sau khi đắp thành giếng xong phải lấy bạt quây quanh thành giếng tránh nước rò rỉ qua thành giếng sau đó bố trí vật liệu để phân bổ lưu tốc tránh tắc khi đổ vật liệu lọc. Sau đó làm máng dẫn nước ra phía đồng nước ra là nước trong thì đạt yêu cầu.
* Dự kiến khối lượng xử lý:
- Làm hai giếng lọc:
+ Đất làm thành giếng = 2x2x3,14x0,4x1,2x0,3= 1,8 m3 (Thành giếng rộng 0,3m).
+ Bao tải đất (KT 0,2x0,3x0,4) = 1,8/0,024= 76 cái.
+ Vật liệu lọc: Cát vàng dày 0,25m =2x(3,14x0,8x0,8/4)x0,25 = 0,26 m3.
+ Đá dăm hoặc sỏi cuội dày 0,25m=2x(3,14x0,8x0.8/4)x0,25=0,26 m3.
+ Vải lọc: 100 m2.
2.3. Nhân lực:
- Nhân lực tại chỗ của hai xã Mộc Bắc, Mộc Nam mỗi xã 50 người.
- Ban chỉ huy quân sự huyện điều động lực lượng dân quân tự vệ: 100 người ở các xã nội đồng khi cần huy động ngay, chi viện cho trọng điểm có trang bị dụng cụ kèm theo.
2.4. Vật tư: Khi xảy ra sự cố huy động các vật tư dự trữ những nơi thuận tiện cho việc ứng cứu cụ thể như sau:
- Đất dự trữ : K122,2: 717,0 m3; K123,2: 844,0m3; K123,300: 374,0 m3.
- Đá hộc: K123,350: 638,5 m3.
- Đá (1x2) dự trữ: K123,300: 174,5 m3.
* Vật tư tại kho vật tư Hạt Quản lý đê Duy Tiên (tại K123+050).
- Cánh phai dự phòng; 72 cánh.
- Vải lọc: 500 m2 tại kho Hạt Quản lý đê Duy Tiên.
- Bạt chống sóng: 4000 m2
* UBND xã Mộc Nam chuẩn bị các vật tư khi cần huy động ngay bao gồm:
- Bao tải: 2000 bao để tại trụ sở UBND.
- Tre cây: 500 cây tre chấm bụi có hợp đồng với các hộ dân.
- Rơm: 1000 kg có hợp đồng với các hộ dân.
2.5. Phương tiện: Khi xảy ra sự cố, vận chuyển đất, đá hộc tại các bãi vật tư dự trữ trên đê bằng Ô tô 5 - 10 tấn, máy xúc:
+ Xã Mộc Nam: 10 xe ô tô, 01 máy xúc.
+ Xã Mộc Bắc: 06 xe ô tô, 01 máy xúc.
3. Tổ chức thực hiện việc xử lý.
Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh cử thành viên Ban chỉ huy trực tiếp phụ trách huyện (theo sự phân công các thành viên Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh) sẽ trực tiếp kiểm tra đôn đốc công tác thường trực phòng chống thiên tai của huyện. Sở Nông nghiệp và PTNT cử tổ công tác (theo Quyết định phân công cán bộ giúp việc trong công tác Phòng chống thiên tai) phối hợp cùng UBND các huyện trong công tác kiểm tra, xử lý.
Ủy ban nhân dân huyện Duy Tiên thành lập Ban chỉ huy PCTT&TKCN để chỉ đạo công tác xử lý sự cố gồm:
Ông Phạm Hồng Thanh |
Chủ tịch UBND huyện Duy Tiên |
Trưởng ban |
Ông Phạm Kiên Cường |
Trưởng Công an huyện |
Phó ban |
Ông Trần Văn An |
Hạt trưởng Hạt QLĐ huyện Duy Tiên |
Ủy viên |
Ông Hà Quyết Thắng |
Phó Giám đốc - XN TN huyện Duy Tiên |
Ủy viên |
Ông Lương Văn Hùng |
Chủ tịch UBND xã Mộc Nam |
Ủy viên |
Ông Trần Hồng Quang |
Chủ tịch UBND xã Mộc Bắc |
Ủy viên |
Ông Trần Anh Sơn |
Cán bộ Công an huyện |
Ủy viên |
Ông Hoàng Quốc Huy |
Cán bộ BCH Quân sự huyện |
Ủy viên |
Bà Nguyễn Ngọc Hoa |
Cán bộ kỹ thuật - Hạt QLĐ Duy Tiên |
Ủy viên |
Ông Bùi Hà Bắc |
Cán bộ KT cụm TN Sông Hồng- XN TN huyện Duy Tiên. |
Ủy viên |
Số điện thoại liên hệ:
- Trưởng ban: đ/c Phạm Hồng Thanh: 0913.289.408.
- Hạt trưởng Hạt QLĐ huyện Duy Tiên: đ/c An: 0983.952.849, Hạt QLĐ Duy Tiên: 0226.3833044
* Địa điểm BCH: Tại trụ sở Hạt Quản lý đê Duy Tiên.
* Ánh sáng: UBND xã Mộc Nam, xã Mộc Bắc mỗi xã chuẩn bị 01 máy phát điện công suất 1 máy từ 2,5 ÷ 5,0 kW, có dây điện, bóng điện kèm theo.
* Hậu cần: UBND xã Mộc Nam chuẩn bị.
* Lực lượng tuần tra canh gác:
Lực lượng tuần tra, canh gác bố trí tại Hạt Quản lý đê Duy Tiên 20 người do trưởng điếm 123 làm tổ trưởng phân công nhiệm vụ theo từng cấp báo động.
Khi lũ, bão có diễn biến phức tạp, kéo dài ngày, UBND xã có thể quyết định việc bổ sung thêm thành viên cho đội tuần tra, canh gác đê.
Lực lượng tuần tra, canh gác thực hiện nghiêm các nhiệm vụ và nội dung công tác tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều.
II. Trọng điểm cụm công trình đầu mối cống, âu thuyền Tắc Giang.
1. Giả định tình huống có thể xảy ra.
- Tình huống thứ nhất: Các cửa cống, âu bị sự cố đóng không hết do vật cản.
- Tình huống thứ hai: Hạ lưu cống xuất hiện mạch sủi, lỗ phụt ở hạ lưu cống, âu thuyền và các trường hợp gây mất an toàn cho hệ thống công trình (như sự cố đã xảy ra năm 2012).
Đây là cụm công trình đã xảy ra sự cố nghiêm trọng năm 2012 vì vậy trong quá trình vận hành, đặc biệt là mùa mưa, lũ. Yêu cầu đơn vị quản lý - Công ty TNHH một thành viên KTCTTL tỉnh Hà Nam: chỉ đạo Tổ cống, âu thuyền Tắc Giang thường xuyên kiểm tra, theo dõi hệ thống công trình để kịp thời phát hiện các sự cố xảy ra, khi phát hiện có sự cố phải khẩn trương báo cáo lãnh đạo công ty, Ban chỉ huy PCTT&TKCN các huyện để xử lý kịp thời.
2.1. Tình huống thứ nhất: Các cửa cống, âu bị sự cố đóng không hết do vật cản.
* Vật cản là chất rắn: Gỗ, gạch đá ở dưới đáy cống.
+ Nguyên nhân: Do mở cống để lấy nước, có nhiều vật từ thượng nguồn trôi theo dòng nước khi đóng cánh cống thì gặp vật cản này.
+ Hiện tượng: Cửa van (cánh cống) đóng không tới đáy, độ hở lớn hay nhỏ phụ thuộc vào kích thước vật cản. Lúc này nước dò rỉ mạnh về phía hạ lưu cống.
+ Xử lý: Tiến hành kiểm tra lại hệ ty van, máy đóng mở xem hệ có làm việc bình thường không? Nếu làm việc bình thường thì xác định có vật cản dưới đáy và tiến hành tháo dỡ các vật rắn ở đáy cống.
- Cửa cống đóng không hết, tiến hành đóng lên đóng xuống nhiều lần cho dòng nước chảy xiết trôi vật cản ở đáy. Nếu vật rắn vẫn chưa trôi, đóng chặt cửa phai lớp hai phía ngoài. Lúc này mực nước tĩnh trong cống bằng mực nước hạ lưu, dùng người lặn xuống kiểm tra vật cản đáy cống, dọn sạch đáy và khe phai sát đáy.
* Vật cản là vật mềm: cây que, có rác, bao tải... lọt vào khe phai;
+ Nguyên nhân: Do mở cống để lấy nước, cây que cỏ rác lọt vào khe phai. Khi đóng cống không kiểm tra hoặc kiểm tra không kỹ.
+ Hiện tượng: Khi đóng cống cánh bị kẹt, các vật cản gây ma sát giữa cánh cống và khe phải lớn, đóng không xuống được, gây dò rỉ nước về phía hạ lưu cống. Lượng nước dò rỉ nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ và vị trí kẹt.
+ Xử lý: Xem kẹt ở tình huống nào, vị trí nào, mức độ kẹt do que củi hay có rác. Sau khi đã xác định rõ nguyên nhân, dùng biện pháp tháo dỡ vật cản bằng thủ công. Có thể đóng mở cửa van lên xuống nhiều lần, câu liêm... để tháo dỡ
2.2. Tình huống thứ hai: Hạ lưu cống xuất hiện mạch sủi, lỗ phụt ở hạ lưu cống, âu thuyền và các trường hợp gây mất an toàn cho hệ thống công trình (như sự cố đã xảy ra năm 2012).
Trong trường hợp này Tổ trưởng tổ cống, âu thuyền Tắc Giang khẩn trương báo cáo ngay BCH PCTT&TKCN các huyện Duy Tiên, Lý Nhân và Công ty TNHH một thành viên KTCTTL tỉnh Hà Nam. Trong trường hợp vượt quá khả năng, báo cáo với các Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai cấp trên, đề nghị hỗ trợ (lực lượng, phương tiện, vật tư...).
Sau khi đánh giá xác định sự cố có nguy cơ mất an toàn cho hệ thống công trình. Để cân bằng mực nước trước và sau hệ thống công trình cống, âu, biện pháp xử lý là đắp đập thượng lưu cống âu cụ thể như sau:
- Đắp đập bằng đất đá hỗn hợp thượng lưu cống, âu tại vị trí đã đắp năm 2012, cách cống, âu: 800m (cách cầu qua kênh 10m về phía sông) nối hai bờ kênh, quy mô bề mặt 8m, cao trình +8m (báo động III tại vị trí đập: +6,9, mực nước lũ thiết kế +8.0), mái đập thượng, hạ lưu m=2.
- Chuẩn bị đầy đủ bao tải đã đóng đất để dự trữ gần đập đảm bảo sẵn sàng để xử lý khi cần thiết.
- Tập trung đầy đủ phương tiện, vật tư, nhân lực đảm bảo sẵn sàng thực hiện việc xử lý. Các huyện Duy Tiên, Lý Nhân chịu trách nhiệm chuẩn bị các bãi đất dự trữ gần khu vực đập để có thể lấy đất được ngay, phục vụ cho việc đắp đập.
- Trong quá trình đắp đập xử lý thấm, trải bạt chống thấm. Sau khi đắp xong đập, tiến hành đánh giá xem xét để đưa ra phương án xử lý triệt để, đảm bảo an toàn cho hệ thống công trình.
* Dự kiến khối lượng xử lý:
- Khối lượng dự kiến: đắp đập: 70x9,5x(8x2+9,5x4)/2=17.955 m3.
- Bao tải: 20.000 cái.
- Rọ thép: 500 rọ.
- Bạt chống sóng: 2.000 m2.
- Vải lọc: 1.000 m2.
MẶT CẮT NGANG ĐẬP
2.3. Nhân lực:
- Lực lượng xung kích: Xã Chuyên Ngoại, Trác Văn, Chính Lý, Nguyên Lý mỗi xã 100 người, khi cần huy động lực lượng của các xã Mộc Nam, Công Lý, Văn Lý, Hợp Lý, Đức Lý mỗi xã 50 người có dụng cụ kèm theo.
- Ban chỉ huy quân sự các huyện Duy Tiên, Lý Nhân điều động lực lượng dân quân tự vệ: 200 người ở các xã nội đồng khi cần huy động ngay, chi viện cho trọng điểm có trang bị dụng cụ kèm theo.
2.4. Vật tư: Khi xảy ra sự cố huy động các vật tư dự trữ những nơi thuận tiện cho việc ứng cứu cụ thể như sau:
- Đất đắp đập: Các xã chuẩn bị vị trí lấy đất ở gần đê cụ thể: Chuyên Ngoại: 5.000 m3, Trác Văn : 3.000 m3, Nguyên Lý: 5.000 m3, Chính Lý: 5.000 m3. Trong quá trình xử lý khi cần thiết sẽ sử dụng vật tư dự trữ CLB của tỉnh trên tuyến.
- Đất dự trữ CLB để tại K129,1: 210,0 m3; K123,2: 860,0 m3; K123,3: 380,0 m3; K125,3: 390,0 m3. K135,3: 576 m3, K136,5: 320 m3, K144,150: 1.330 m3
- Đá hộc dự trữ tại K128,8: 420 m3; K126: 23,0 m3; K123,350: 640 m3. K135,3: 576 m3, K136,5: 320 m3, K144,150:1.330 m3
- Tại kho Hạt quản lý đê Duy Tiên: Bao tải 170.000 cái; Vải lọc: 1.000 m3; Bạt chống sóng: 7.800 m2,
- Tại kho Như Trác: Bao tải: 80.000 cái; Vải lọc: 3.900m2; Bạt chống sóng: 15.000m2; Rọ thép: 1.100 rọ.
- UBND xã Chuyên Ngoại, Trác Văn, Nguyên Lý, Chính Lý chuẩn bị các vật tư khi cần huy động ngay mỗi xã:
+ Bao tải: 2.000 bao để tại trụ sở UBND.
+ Tre cây: 100 cây tre chấm bụi có hợp đồng cụ thể với các hộ dân.
+ Rơm: 100 kg có hợp đồng cụ thể với các hộ dân.
- Vật tư CLB do Công ty TNHH một thành viên KTCTTL tỉnh Hà Nam chuẩn bị:
+ Khối lượng đất đá còn lại sau khi phá dỡ đập tạm thượng lưu cống: 11.000m3 (tập kết gần khu vực đắp đập cũ).
+ Đất: 2.000 m3. Bao tải: 3.000 bao.
+ Cuốc: 30 cái; xẻng: 35 cái; mai: 30 cái; thúng: 30 cái.
2.5. Phương tiện: Khi xảy ra sự cố, vận chuyển đất, đá hộc tại các bãi vật tư dự trữ trên đê bằng Ô tô 5-10 tấn, máy xúc, thuyền:
+ Xã Mộc Nam: 10 xe ô tô, 01 máy xúc.
+ Xã Mộc Bắc: 06 xe ô tô, 01 máy xúc.
+ Xã Nguyên Lý: 10 xe ô tô; 02 máy xúc; 01 máy ủi; 03 thuyền.
+ Xã Chính Lý: 20 xe ô tô; 01 máy xúc; 01 máy ủi; 02 thuyền.
+ Công ty TNHH một thành viên KTCTTL tỉnh Hà Nam: 05 xe ô tô; 02 máy xúc; 01 máy ủi; 02 thuyền.
* Đường vận chuyển:
- Địa phận huyện Duy Tiên: ô tô chở vật liệu đi đến vị trí đắp đập theo hướng bối Chuyên Ngoại tại K129+300 hoặc bờ kênh của cống, âu.
- Địa phận huyện Lý Nhân: ô tô chở vật liệu đi đến vị trí đắp đập tại vị trí dốc K131+000 đê hữu Hồng hoặc bờ kênh của cống, âu.
3. Tổ chức thực hiện việc xử lý:
Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh cử thành viên Ban chỉ huy trực tiếp phụ trách huyện (theo sự phân công các thành viên Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh) sẽ trực tiếp kiểm tra đôn đốc công tác thường trực phòng chống thiên tai của huyện. Sở Nông nghiệp và PTNT cử tổ công tác (theo Quyết định phân công cán bộ giúp việc trong công tác Phòng chống thiên tai) phối hợp cùng UBND các huyện trong công tác kiểm tra, xử lý.
Ủy ban nhân dân huyện Duy Tiên, Lý Nhân và Công ty TNHH một thành viên KTCTTL tỉnh Hà Nam thành lập Ban chỉ huy PCTT&TKCN để phối hợp chỉ đạo công tác xử lý sự cố.
3.1. Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện Duy Tiên:
Ông Ngô Văn Liên |
Phó chủ tịch UBND huyện Duy Tiên |
Trưởng ban |
Ông Nguyễn Bá Xuân |
Chỉ huy trưởng BCH Quân sự huyện |
Phó ban |
Ông Nguyễn Việt Bình |
Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện |
Ủy viên |
Ông Trần Văn An |
Hạt trưởng Hạt QLĐ huyện Duy Tiên |
Ủy viên |
Ông Nguyễn Văn Mai |
Chủ tịch UBND xã Chuyên Ngoại |
Ủy viên |
Ông Trần Văn Huy |
Chủ tịch UBND xã Trác Văn |
Ủy viên |
Ông Lê Tất Trung |
Cán bộ Công an huyện |
Ủy viên |
Ông Vương Văn Cao |
Cán bộ BCH Quân sự huyện |
Ủy viên |
Số điện thoại liên hệ:
- Trưởng ban: đ/c Ngô Văn Liên: 0912.087.269.
- Phó phòng NN&PTNT: đ/c Nguyễn Việt Bình: 0982.380.799.
- Hạt trưởng Hạt QLĐ huyện Duy Tiên: đ/c Trần Văn An: 0983.952.849, Hạt QLĐ Duy Tiên: 0226.3833044
* Ánh sáng: UBND xã Trác Văn, xã Chuyên Ngoại chuẩn bị mỗi xã 01 máy phát điện 5,0kw, Bóng đèn, đui đèn, phích cắm, công tắc: 5 bộ.
* Địa điểm BCH: Tại điểm K128.
* Hậu cần: Giao UBND xã Chuyên Ngoại chuẩn bị.
3.2. Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện Lý Nhân.
Bà |
Ngụy Thị Tuyết Lan |
Chủ tịch UBND huyện |
Trưởng ban |
Ông |
Nguyễn Thành Thăng |
Phó chủ tịch UBND huyện |
Phó trưởng ban |
Ông |
Cao Đình Đoàn |
Trưởng phòng NN & PTNT |
Phó trưởng ban |
Ông |
Trần Hồng Thái |
Chỉ huy trưởng BCHQS huyện |
Phó ban |
Ông |
Lê Ngọc Phùng |
Trưởng Công an huyện |
Phó ban |
Ông |
Trần Huy Thanh |
Trưởng phòng Công thương |
Ủy viên |
Ông |
Lương Thái Học |
Hạt trưởng Hạt QLĐ Lý Nhân |
Ủy viên |
Ông |
Hoàng Văn Lộc |
Chủ tịch xã Chính Lý |
Ủy viên |
Ông |
Ngô Quang Đạo |
Chủ tịch xã Nguyên Lý |
Ủy viên |
|
+ Cán bộ kỹ thuật |
|
|
Ông |
Trần Chí Trung |
Chuyên viên Phòng NN & PTNT |
Ủy viên |
Ông |
Lê Thanh Lại |
Hạt phó Hạt QLĐ Lý Nhân |
Ủy viên |
Ông |
Vũ Quang Đạt |
Cán bộ kỹ thuật Hạt QLĐ |
Ủy viên |
Bà |
Dương Thị Thư |
UVTL xã Nguyên Lý |
Ủy viên |
Bà |
Phạm Thị Tuyết |
UVTL xã Chính Lý |
Ủy viên |
Số điện thoại liên hệ:
- Trưởng ban: đ/c Ngụy Thị Tuyết Lan: 0912.100.390.
- Đ/c Thăng: 0915.148.676.
- Trưởng phòng NN&PTNT: đ/c Cao Đình Đoàn: 0986.607.793
- Hạt trưởng Hạt QLĐ huyện Lý Nhân: đ/c Học: 0915.611.063
* Ánh sáng: UBND xã Nguyên Lý, xã Chính Lý chuẩn bị mỗi xã 01 máy phát điện 5,0kw. Bóng đèn, đui đèn, phích cắm, công tắc: 5 bộ.
* Địa điểm BCH: Tại điểm 130 xã Chính Lý.
* Hậu cần: Giao UBND các xã Chính Lý chuẩn bị.
3.3. Ban chỉ huy PCTT&TKCN Công ty TNHH một thành viên KTCTTL tỉnh Hà Nam.
Ông |
Lê Văn Hòa |
Giám đốc |
Trưởng ban |
Ông |
Trần Ngọc Chức |
Phó Giám đốc |
Phó trưởng ban |
Bà |
Đào Thị Lê |
Trưởng phòng TC-KT |
Ủy viên |
Ông |
Vũ Hưng |
Trưởng phòng QLN&CT |
Ủy viên |
Bà |
Lương Thị Lợi |
Giám đốc XNTN Lý Nhân |
Ủy viên |
Ông |
Trần Hải Anh |
Tổ Trưởng tổ QL cống, âu Tắc Giang |
Ủy viên |
Ông |
Đỗ Trọng Hiệp |
Trưởng phòng KH-KT |
Ủy viên |
- Nhân lực tại chỗ: Tổ quản lý cống, âu Tắc Giang: 15 người.
- Nhân lực CBCNV Công ty: 150 người.
Số điện thoại liên hệ:
- Trưởng ban: đ/c Lê Văn Hòa: 0912.501.220.
- Tổ trưởng tổ quản lý cống, âu Tắc Giang: đ/c Anh: 0912.865.226
* Ánh sáng: 03 máy phát điện 5,0kw. Bóng đèn, đui đèn, phích cắm, công tắc: 10 bộ.
* Địa điểm BCH: Tại nhà điều hành cống, âu.
* Hậu cần: Giao Tổ quản lý cống, âu Tắc Giang chuẩn bị.
BCH và đơn vị quản lý cống phải thực hiện tốt công tác thông tin liên lạc bằng mọi hình thức nhanh chóng, kịp thời chính xác. Trước những diễn biến thời tiết cũng như xảy ra sự cố.
III. Các tuyến, khu vực xung yếu cần chú ý:
- Đoạn đê hữu Hồng từ K141,000 ÷ K147,000: Thuộc địa phận các xã Nhân Đạo, Nhân Thịnh huyện Lý Nhân đoạn đê này có mặt thoáng rộng, bãi thấp, mái đê dễ bị sạt lở do sóng, ngoài bãi sông có hệ thống kè Vũ Điện; Hồng Lý; Như Trác.
* Đoạn đê K141,000 ÷ K147,000: có Bmặt=6m, cao trình mặt đê (+8.20) ÷ (+8.75). Cơ đê phía đồng rộng từ (4,0 - 5,0) m, cao trình cơ (+4.0) - (+5.0), Cơ đê phía sông rộng từ (4,0 - 5,0) m, cao trình cơ (+4.00) - (+5.00); mái đê phía sông m = 2, phía đồng m = (2,5 ÷ 3,0). Mặt đê đã được cứng hóa bằng bê tông mặt rộng 5,0 m, tuy nhiên mặt đê đã bị hư hỏng nặng. Riêng đoạn K143,375 ÷ K144,400 bê tông hóa năm 2012 ổn định. Từ năm 2013 đến nay nhà nước đầu tư kinh phí sửa chữa mặt đê hư hỏng bằng cách bóc bỏ bê tông và giải cấp phối mặt đê gồm các đoạn: K141 ÷ K141,125; K142,630 ÷ K143,030; K146,800 ÷ K147.
- Phía thượng lưu là đầm sâu, xen kẽ với bãi, khu dân cư K141+700 ÷ K142+850 chiều dài đầm là 1.150 m.
- Phía hạ lưu là ao, đầm, xen kẽ với khu dân cư sát chân đê, chiều dài ao hồ sát chân đê là 1700 m.
- Những đoạn đê cố mái thượng lưu dốc: K141+430 ÷ K141+630; K142+230 ÷ K142+830; K143+630 ÷ K143+730; K145+030 ÷ K145+130; K146+460 ÷ K146+560.
* Cống qua đê: Cống tưới trạm bơm Như Trác vị trí K145+578; xây dựng năm 1969 có 2 cửa, bxh=(3,5x3,3)m, L=45m cao trình đáy -1,7; cao trình mặt đê +8,5m đã tu sửa kéo dài thân cống về hạ lưu 11m, thay cánh cống, máy đóng mở, kéo dài sân cống, mái kênh thượng hạ lưu năm 2003. Cống tiêu trạm bơm Như Trác: Tại vị trí K145+678 số của cống 2, (bxh)=2,7x3m, cao trình đáy cống +2 cao trình mặt đê +8,6. Hiện nay hai cống hoạt động bình thường.
* Kè, bãi sông:
- Kè mỏ hàn Như Trác: gồm 5 mỏ (mỏ 0, 1, 2, 3, 4) có những hư hỏng nhỏ.
- Kè lát mái hộ bờ:
+ Kè lát mái hộ bờ Hồng Lý ổn định.
+ Kè lát mái từ K143,74 - K144,25 nhìn chung ổn định (riêng rãnh thoát nước đỉnh kè bị xói sập 60m, đá lát mái kè bị xói sập 25m2.
+ Kè lát mái từ K144,96 - K147,224 thuộc hệ thống kè Như Trác nằm trên địa phận 2 xã Nhân Đạo, Nhân Thịnh ổn định (chỉ có vị trí cuối kè đỉnh kè bị xói lở do nước mưa từ bãi chảy xuống)
+ Kè lát mái Như Trác đoạn từ K144,960 ÷ K147 ổn định, vị trí cuối kè, đỉnh kè bị xói lở do nước mưa làm sập mái lát đá trong khung bê tông S= 10m2.
2. Giả định tình huống có thể xảy ra.
- Tình huống thứ nhất: sạt lở mái đê thượng lưu.
- Tình huống thứ hai: đùn sủi chân đê, thẩm lậu, thấm ướt mái đê hạ lưu.
3.1. Tình huống thứ nhất: sạt lở mái đê thượng lưu.
- Thả bao tải đất hoặc đá xuống chân khu vực sạt lở để giữ chân.
- Dùng các tấm ni lông, vải lọc, bạt chắn sóng phủ kín mái đê hoặc dùng phên tre, nứa, liếp liên kết thành mảng dài 4 ÷ 5m, rộng 3 ÷ 3,5m, cành cây có cả lá bó thành bó buộc liên kết thành mảng dài 6 ÷ 7m, rộng 3m; bó rồng rào dài 4 ÷ 5m; có đường kính 15 ÷ 20cm kết thành mảng lớn để chống sóng. Dùng các bao tải đất, cát, sỏi hoặc đá dăm đè lên các vật liệu chống sóng. Các bao tải này được liên kết với nhau bằng dây thừng, chão hoặc thép 2 ly gim vào các cọc đóng ở mặt, mái đê phía đồng để neo giữ.
- Nếu lở mái đứng phải kiên quyết bạt nhẹ mái đê để hạn chế sạt lở tiếp.
- Nếu sạt lớn phải khẩn trương đắp áp trúc mở rộng mặt đê, cơ đê phía đồng.
3.2. Tình huống thứ hai: đùn sủi chân đê, thẩm lậu, thấm ướt mái đê hạ lưu.
- Trường hợp đùn sủi có độ sâu mực nước dưới 1m: Quây giếng chìm bằng bao tải đất xung quanh lỗ sủi đường kính trong 1 ÷ 1,5m cao hơn mặt nước từ 0,3 ÷ 0,5m, bên trong làm lọc ngược từ dưới lên: lớp cát thô dầy 0,4m; lớp sỏi dầy 0,2m; lớp đá răm dầy 0,2m. Trường hợp mực nước lớn hơn 1m: Quây giếng như trên đồng thời đắp tôn cao bờ nâng cao mực nước trong ao, hồ, thùng đấu lên càng cao càng tốt, sau đó bác máng dẫn nước ra ngoài. Trường hợp tập đoàn mạch sủi: Lấy rơm, rạ dải đều lên tấm phên tre, nứa dày 10 ÷ 15cm dùng thanh tre làm nẹp buộc chặt liên kết thành tấm phên rơm rạ rải đều lên bãi sủi sau đó làm lớp lọc thứ tự từ dưới lên: Lớp bao tải cát, lớp bao tải sỏi, lớp bao tải đá răm.
- Thẩm lậu, thấm ướt mái đê hạ lưu: Làm lọc ngược mái hạ lưu đê bằng rãnh thấm hình chữ Y, chữ T sau đó bắc máng dẫn nước ra xa bờ.
4. Tổ chức thực hiện việc xử lý
Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh cử thành viên Ban chỉ huy trực tiếp phụ trách huyện (theo sự phân công các thành viên Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh) sẽ trực tiếp kiểm tra đôn đốc công tác thường trực phòng chống thiên tai của huyện. Sở Nông nghiệp và PTNT cử tổ công tác (theo Quyết định phân công cán bộ giúp việc trong công tác Phòng chống thiên tai) phối hợp cùng UBND các huyện trong công tác kiểm tra, xử lý.
Ủy ban nhân dân huyện Lý Nhân thành lập Ban chỉ huy PCTT&TKCN để phối hợp chỉ đạo công tác xử lý sự cố:
Tổ chức thực hiện:
* Ban chỉ huy
Ông |
Nguyễn Thành Thăng |
Phó chủ tịch UBND huyện |
Trưởng ban |
Ông |
Trần Hồng Thái |
Chỉ huy trưởng BCHQS huyện |
Phó ban |
Ông |
Cao Đình Đoàn |
Trưởng phòng NN&PTNT |
Phó ban |
Ông |
Lê Ngọc Phùng |
Trưởng công an huyện |
Ủy viên |
Ông |
Lương Thái Học |
Hạt trưởng Hạt Quản lý đê |
Ủy viên |
Ông |
Trần Quang Vinh |
Chủ tịch UBND xã Chân Lý |
Ủy viên |
Ông |
Phạm Văn Nghị |
Chủ tịch UBND xã Nhân Đạo |
Ủy viên |
Ông |
Lương Văn Sính |
Chủ tịch UBND xã Nhân Thịnh |
Ủy viên |
|
+ Cán bộ kỹ thuật |
|
|
Ông |
Trần Duy Hán |
Cán bộ kỹ thuật Hạt QLĐ |
|
Ông |
Trần Trí Trung |
Cán bộ phòng NN&PTNT |
|
Ông |
Vũ Quang Đạt |
Cán bộ kỹ thuật Hạt QLĐ |
|
Các cán bộ giao thông thủy lợi của 3 xã: Nhân Đạo, Nhân Thịnh, Chân Lý.
Số điện thoại liên hệ:
- Trưởng ban: đ/c Nguyễn Thành Thăng: 0915.148.676.
- Trưởng phòng NN&PTNT: đ/c Cao Đình Đoàn: 0986.607.793
- Hạt trưởng Hạt QLĐ huyện Lý Nhân: đ/c Lương Thái Học: 0915.611.063.
4.3. Nhân lực:
- Lực lượng xung kích: Xã Nhân Đạo, Nhân Thịnh, Chân Lý mỗi xã 100 người, có dụng cụ kèm theo.
- Ban chỉ huy quân sự các huyện Lý Nhân điều động lực lượng dân quân tự vệ: 200 người ở các xã nội đồng khi cần huy động ngay, chi viện cho trọng điểm có trang bị dụng cụ kèm theo.
4.4. Vật tư: Khi xảy ra sự cố huy động các vật tư dự trữ những nơi thuận tiện cho việc ứng cứu cụ thể như sau:
- Vật tư dự trữ của tỉnh trên tuyến:
+ Đá dự trữ K144,150: 1.306 m3; K144,350: 335 m3
+ Đất dự trữ K144,600: 157 m3, K146,050: 1.268 m3
- Tại kho Như Trác: Bao tải: 82.182 cái; Vải lọc: 3.900m3; Bạt chống sóng: 15.580,0 m3.
- UBND xã Nhân Đạo, Nhân Thịnh, Chân Lý chuẩn bị các vật tư khi cần huy động ngay mỗi xã:
+ Bao tải: 2.000 bao để tại trụ sở UBND.
+ Tre cây: 1.000 cây tre chấm bụi có hợp đồng với các hộ dân.
+ Rơm: 1.000 kg có hợp đồng với các hộ dân.
+ Phên nứa: 100 m2.
Các xã chuẩn bị vị trí lấy đất ở gần đê khi cần sẽ sử dụng: Nhân Đạo: 2.000 m3. Nhân Thịnh: 2.000 m3. Khi tình huống khẩn cấp sẽ đề nghị tỉnh cho sử dụng vật tư dự trữ của tỉnh trên tuyến.
* Phương tiện: Thuyền các xã Nhân Đạo, Nhân Thịnh, Chân Lý: 02 thuyền; Ô tô 5 - 10 tấn: Xã Nhân Đạo: 10 xe ô tô; Xã Nhân Thịnh: 10 xe ô tô; Xã Chân Lý: 5 xe ô tô.
* Ánh sáng: Mỗi xã chuẩn bị 01 máy phát điện 5,0kw. Bóng đèn, đui đèn, phích cắm, công tắc: 10 bộ.
* Địa điểm BCH: Tại Hạt QLĐ Lý nhân.
* Hậu cần: UBND các xã Chân Lý, Nhân Đạo, Nhân Thịnh chuẩn bị.
* Lực lượng tuần tra canh gác:
Lực lượng tuần tra, canh gác bố trí tại các điểm 141, 142, 143, 144, 145; 146; 147 mỗi điểm gồm 20 người do các trưởng điểm làm tổ trưởng phân công nhiệm vụ theo từng cấp báo động.
Khi lũ, bão có diễn biến phức tạp, kéo dài ngày, UBND xã có thể quyết định việc bổ sung thêm thành viên cho đội tuần tra, canh gác đê.
Lực lượng tuần tra, canh gác thực hiện nghiêm các nhiệm vụ và nội dung công tác tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều.
BCH và đơn vị quản lý cống phải thực hiện tốt công tác thông tin liên lạc bằng mọi hình thức nhanh chóng, kịp thời chính xác. Trước những diễn biến thời tiết cũng như xảy ra sự cố.
IV. Phương án hộ đê toàn tuyến
Ngoài các trọng điểm và các điểm xung yếu đã nêu trên, trên các tuyến đê vẫn không thể đánh giá hết các tồn tại và ẩn họa trong thân đê, nhất là các vị trí đã xảy ra sự cố.
- Tuyến đê hữu Hồng thuộc địa phận hai huyện Duy Tiên và Lý Nhân: Từ K117,900 ÷ K156,873: dài 38,973 km.
- Tuyến đê tả Đáy thuộc địa phận huyện Kim Bảng, Thanh Liêm và thành phố Phủ Lý: từ K88,000 ÷ K137,516: dài 49,516 km.
1. Dự kiến các tình huống có thể xảy ra, biện pháp xử lý.
- Mạch đùn, mạch sủi, thẩm lậu nước đục mang theo bùn cát ở phía hạ lưu đê do địa chất nền đê xấu, thân đê nhỏ, mặt cắt hình học không đảm bảo chống lũ;
- Sạt trượt, xói lở mái đê, mái kè ngoài các vị trí đã dự kiến;
- Cửa cống bị kênh, gãy phai cống, thẩm lậu nước đục qua mang cống.
2. Tổ chức thực hiện việc xử lý
Ngoài các phương án trọng điểm và vị trí xung yếu đã nêu:
- Ban chỉ huy PCTT&TKCN các huyện, thành phố xây dựng các phương án hộ đê toàn tuyến và phương án hộ đê dưới cấp III của địa phương mình nhằm đề phòng các tình huống bất trắc xảy ra, đảm bảo phương châm “bốn tại chỗ”, sẵn sàng xử lý kịp thời các sự cố đột ngột xuất hiện ngoài dự kiến trên các tuyến đê.
- Ban chỉ huy PCTT&TKCN các huyện, thành phố phân công và quy định cụ thể về trách nhiệm và sự phối hợp giữa các đơn vị, lực lượng và các cá nhân tham gia thực hiện phương án hộ đê các tuyến đê thuộc huyện, thành phố quản lý và thực hiện chế độ báo cáo theo đúng quy định. Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh lên phương án hỗ trợ nhân lực, vật tư, phương tiện, hậu cần trong trường hợp cần thiết.
- Chỉ huy tại chỗ: Thực hiện theo phân công tại Mục II, Phần hai: Tổ chức và phân cấp chỉ huy xử lý các tình huống.
- Nhân lực tại chỗ: Gồm lực lượng của địa phương và lực lượng các đơn vị quân đội trên địa bàn hiệp đồng với UBND huyện, thành phố:
+ Lực lượng Tuần tra canh gác điểm trên đê: 06 người/điểm.
+ Lực lượng xung kích tại chỗ: 95 người/xã ven đê.
+ Lực lượng xung kích tập trung: 95 người/huyện, thành phố.
- Vật tư, phương tiện tại chỗ:
Vật tư, phương tiện phục vụ cho phương án hộ đê toàn tuyến được tỉnh bố trí tại các kho vật tư của các Hạt quản lý đê trên toàn địa bàn tỉnh (Chi tiết tại C. Phương án vật tư, phương tiện, nhân lực và tổ chức thực hiện). Ngoài ra, tại các địa phương đều xây dựng các phương án, bố trí vật tư phương tiện phục vụ hộ đê toàn tuyến trên địa bàn quản lý.
- Hậu cần tại chỗ:
Công tác hậu cần tại chỗ được xác định là một trong các khâu quan trọng trong công tác PCTT, các địa phương đã chú trọng xây dựng phương án hậu cần, dự trữ lương thực, thuốc men,.. trực tiếp phục vụ cho công tác PCTT để sử dụng trong trường hợp cần thiết. Ngoài ra Sở Công thương cũng đã hoàn thành việc dự trữ hàng hóa phục vụ công tác cứu trợ, đảm bảo ổn định đời sống nhân dân trong vùng bị thiên tai trên toàn địa bàn Thành phố.
V. Kế hoạch Hiệp đồng phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Nam.
Trên cơ sở xác định trọng điểm, nhiệm vụ phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Nam xây dựng Kế hoạch Hiệp đồng phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn với nội dung chính như sau:
1. Tổ chức sử dụng lực lượng, phương tiện.
1.1. Lực lượng phòng chống tại chỗ
- Lực lượng bảo vệ doanh trại, kho tàng: Sử dụng lực lượng của cơ quan, đơn vị.
- Lực lượng xử lý ban đầu: Lực lượng chuyên trách của địa phương, lực lượng dân quân tại chỗ của các xã.
- Lực lượng cơ động ứng cứu của huyện: Dân quân cơ động.
1.2. Lực lượng, phương tiện cơ động của Bộ CHQS tỉnh
- Lực lượng cơ động: Tổng số 150 đ/c (Cơ quan Bộ CHQS tỉnh: 125 đ/c; Trường Quân sự: 15 đ/c; eBB151: 10 đ/c).
- Phương tiện: 14 chiếc (06 ô tô các loại; 01 tàu, 07 xuồng).
1.3. Lực lượng, phương tiện hiệp đồng: Tổng số: 670 đ/c
- Lực lượng trên địa bàn: 120 đ/c (Trường Trung cấp KTMM/BTTM: 100 đ/c; Xưởng 10 Công binh/qk3: 20 đ/c).
- Lực lượng tăng cường của Bộ, Quân khu: 550 đ/c (Quân đoàn 1: 350 đ/c; eBB8/f395/qk3: 200 đ/c).
- Phương tiện: Các đơn vị căn cứ quân số hiệp đồng tính toán số lượng ô tô chở quân cho phù hợp.
1.4. Lực lượng khắc phục hậu quả
Ban Quân y 02 đ/c; Bệnh xá; 05 đ/c; lực lượng y tế của các địa phương; lực lượng thường trực, DQTV, DBĐV của các huyện, thành phố và sẵn sàng tiếp nhận lực lượng quân y của Bệnh viện 5/qk3: 07 đ/c.
1.5. Lực lượng tuần tra, canh gác
- Đối với kho tàng, doanh trại: Sử dụng lực lượng tại chỗ của cơ quan, đơn vị.
- Đối với các tuyến đê, kè trọng điểm; Ban CHQS các huyện, thành phố phối hợp với phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (Phòng Kinh tế), hạt quản lý đê điều của huyện, TP; tổ chức lực lượng dân quân xung kích tham gia bảo vệ, tuần tra theo kế hoạch của Ban chỉ huy PCTT-TKCN huyện, thành phố.
1.6. Lực lượng dự bị: Ban CHQS, DBĐV huyện Bình Lục.
2. Dự kiến tình huống và cách xử trí.
2.1. Tình huống 1: Bão đổ bộ vào địa bàn.
2.1.1. Trước khi xảy ra tình huống
- Thường xuyên tuyên truyền cho các bộ, chiến sĩ LLVT và nhân dân địa phương nhận thức rõ nhiệm vụ PCTT-TKCN. Duy trì thực hiện nghiêm chế độ trực SSCĐ, thường xuyên theo dõi diễn biến của bão trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Chủ động kiểm tra công tác chuẩn bị; xây dựng kế hoạch, phương án di chuyển người, phương tiện, vật chất, tài sản đến nơi an toàn.
- Tổ chức luyện tập các phương án, sẵn sàng cơ động lực lượng, phương tiện khi có lệnh.
2.1.2. Khi tình huống xảy ra
- Tập trung toàn bộ lực lượng, phương tiện tại chỗ nhanh chóng khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra tại các cơ quan, đơn vị.
- Duy trì quân số sẵn sàng cơ động xử trí các tình huống khi có lệnh của Bộ Chỉ huy, Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh, huyện (TP).
- Tổ chức lực lượng nắm chắc tình hình địa bàn xảy ra các sự cố, báo cáo kịp thời theo quy định. Khẩn trương khắc phục hậu quả, nhanh chóng ổn định tình hình.
* Trường hợp bão mạnh, siêu bão đổ bộ vào địa bàn các cơ quan, đơn vị xử trí theo phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão.
2.2. Tình huống 2: Lũ, ngập lụt
2.2.1. Trước khi xảy ra tình huống
- Thường xuyên tuyên truyền cho cán bộ, chiến sĩ LLVT và nhân dân địa phương nhận thức rõ nhiệm vụ PCTT-TKCN. Duy trì thực hiện nghiêm chế độ trực SSCĐ, chuẩn bị tốt lực lượng, phương tiện sẵn sàng xử lý tình huống.
- Theo dõi nắm chắc tình hình diễn biến của thời tiết; mực nước trên các triền sông, tình trạng hệ thống đê kè trên địa bàn tỉnh; xây dựng, triển khai các phương án phòng chống lũ, lụt gây ra tại cơ quan, đơn vị mình.
- Sẵn sàng tiếp nhận lực lượng, phương tiện tăng cường của Bộ, Quân khu.
2.2.2. Tình huống xảy ra
a) Cơ quan Bộ CHQS tỉnh:
- Tổ chức lực lượng 125 đ/c (PTM: 105; PCT: 09; PHC: 07; PKT: 04) phối hợp với các lực lượng, cơ động ứng cứu tại trọng điểm cấp tỉnh (Cống lấy nước Mộc Nam/Duy Tiên; Cống và Âu thuyền Tắc Giang/Duy Tiên); sẵn sàng tăng cường ứng cứu tuyến đê trọng yếu, xung yếu các huyện, TP.
b) Ban CHQS các huyện, thành phố:
- Tổ chức lực lượng thường trực, DQTV tại chỗ tham gia khắc phục hậu quả, xử lý các sự cố xảy ra trên địa bàn. Hướng dẫn, giúp đỡ nhân dân trong khu vực đê, bối khắc phục hậu quả.
- Xây dựng phương án sử dụng, bố trí lực lượng tại các trọng điểm thuộc địa bàn mình. Phối hợp với cơ quan Bộ chỉ huy tổ chức SCH bổ trợ trên các hướng.
- Sẵn sàng tiếp nhận lực lượng tăng cường tham gia ứng cứu các trọng điểm của tỉnh và các huyện, thành phố cụ thể:
+ Huyện Duy Tiên: Lực lượng cơ động của Bộ Chỉ huy: 150 đ/c (Cơ quan Bộ Chỉ huy: 125 đ/c; TQS: 15 đ/c; e151: 10 đ/c); Quân đoàn 1: 200 đ/c.
+ Huyện Lý Nhân: Lực lượng cơ động của Bộ Chỉ huy: 150 đ/c (Cơ quan Bộ Chỉ huy: 125 đ/c; TQS: 15 đ/c; e151: 10 đ/c); eBB8/f3395/qk3: 200 đ/c.
+ Huyện Kim Bảng: Lực lượng cơ động của Bộ Chỉ huy: 150 đ/c (Cơ quan Bộ Chỉ huy: 125 đ/c; TQS: 15 đ/c; e151: 10 đ/c); Trường Trung cấp KTMM/BTTM: 100 đ/c.
+ Huyện Thanh Liêm: Lực lượng cơ động của Bộ Chỉ huy: 150 đ/c (Cơ quan Bộ Chỉ huy: 125 đ/c; TQS: 15 đ/c; e151:10 đ/c); qđ1: 150 đ/c.
+ Thành phố Phủ Lý: Lực lượng cơ động của Bộ Chỉ huy: 150 đ/c (Cơ quan Bộ Chỉ huy: 125 đ/c; TQS: 15 đ/c; e151: 10 đ/c); Xưởng 10 CoB/qk3: 20 đ/c.
+ Huyện Bình Lục: Lực lượng cơ động của Bộ Chỉ huy: 150 đ/c (Cơ quan Bộ Chỉ huy: 125 đ/c; TQS: 15 đ/c; e151:10 đ/c);
- Sẵn sàng huy động 1cDBĐV huyện, thành phố nơi xảy ra sự cố khi có lệnh của Bộ CHQS tỉnh.
c) Trường quân sự, Trung đoàn 151:
Sẵn sàng tổ chức lực lượng cơ động (TQS: 15; e151: 10) khắc phục hậu quả trên các hướng khi có lệnh của Bộ CHQS tỉnh.
d) Các đơn vị tăng cường của Bộ, Quân khu 3 và các đơn vị Quân đội đứng chân trên địa bàn tỉnh:
* Quân đoàn 1 (Quân số 350 đ/c):
Khi có lệnh của Bộ, yêu cầu của Quân khu 3 và thông báo của Bộ CHQS tỉnh Hà Nam:
- Tổ chức lực lượng cơ động, phương tiện, vật chất PCTT-TKCN của đơn vị phối hợp với lực lượng tại chỗ tham gia khắc phục các sự cố thiên tai trên địa bàn huyện Duy Tiên: 200 đ/c; Thanh Liêm: 150 đ/c (Đường cơ động, vị trí tập kết, khu vực làm nhiệm vụ theo hiệp đồng của Ban CHQS huyện Duy Tiên, Thanh Liêm).
- Sẵn sàng làm nhiệm vụ khác khi có yêu cầu của Bộ Tư lệnh Quân khu 3 và Bộ CHQS tỉnh Hà Nam.
* Trường Trung cấp KTMM/BTTM (Quân số 100 đ/c).
- Tổ chức lực lượng, phương tiện, vật chất PCTT-TKCN của đơn vị, phối hợp với lực lượng tại chỗ và nhân dân phòng, chống, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra trên địa bàn huyện Kim Bảng.
- Sẵn sàng cơ động làm nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Bộ CHQS tỉnh.
* Xưởng 10 Công binh/qk3 (Quân số 20 đ/c):
- Tổ chức lực lượng, phương tiện, vật chất PCTT-TKCN của đơn vị, phối hợp với lực lượng tại chỗ và nhân dân phòng, chống, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra trên địa bàn TP Phủ Lý.
- Sẵn sàng cơ động lực lượng làm nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Bộ CHQS tỉnh.
* Trung đoàn BB8/f395/qk3 (Quân số 200 đ/c):
Khi có lệnh của Quân khu 3 và thông báo của Bộ CHQS tỉnh Hà Nam: Tổ chức lực lượng cơ động, phương tiện, vật chất PCTT-TKCN của đơn vị phối hợp với lực lượng tại chỗ tham gia khắc phục các sự cố thiên tai trên địa bàn huyện Lý Nhân (Đường cơ động, vị trí tập kết, khu vực làm nhiệm vụ theo hiệp đồng của Ban CHQS huyện Lý Nhân).
* Bệnh viện Quân y 5/Quân khu 3 (Quân số: 07 đ/c)
Khi có lệnh của Quân khu 3 và thông báo của Bộ CHQS tỉnh Hà Nam: sẵn sàng tổ chức lực lượng, phương tiện, vật chất, tham gia làm nhiệm vụ bảo đảm quân y tại các trọng điểm trên địa bàn tỉnh.
Sạt lở đất đá; lốc xoáy; gió giật mạnh... gây thiệt hại lớn về người và tài sản; căn cứ tính chất, mức động, phạm vi ảnh hưởng của từng loại hình thiên tai, Bộ CHQS tỉnh sẽ bổ sung hiệp đồng với các đơn vị.
C. PHƯƠNG ÁN VẬT TƯ, PHƯƠNG TIỆN, NHÂN LỰC VÀ TỔ CHỨC CHỈ HUY XỬ LÝ TÌNH HUỐNG.
I. Vật tư dự trữ và phương tiện, nhân lực tham gia PCTT:
- Vật tư dự trữ để xử lý ứng cứu hộ đê, kè, cống hiện có để ở các kho vật tư dự trữ của các Hạt quản lý đê trên địa bàn các huyện, thành phố.
Tổng số vật tư chính bao gồm:
1. Đá hộc: |
|
12.978,56 m3 |
Trong đó: |
- Tuyến sông Hồng: |
7.870,75 m3 |
|
- Tuyến sông Đáy: |
5.107,81 m3 |
2. Đá dăm: |
|
861,55 m3 |
Trong đó: |
- Tuyến sông Hồng: |
370,65 m3 |
|
- Tuyến sông Đáy: |
490,90 m3 |
3. Rọ thép: |
|
2.736 cái |
Trong đó: |
- Kho Phủ Lý: |
1.336 cái |
|
- Kho Như Trác: |
1.292 cái |
|
- Kho Thanh Liêm: |
15 cái |
|
- Kho Duy Tiên: |
93 cái |
4. Dây thép: |
|
5.133,09 kg |
Trong đó: |
- Kho Phủ Lý: |
4.163,09 kg |
|
- Kho Như Trác: |
970 kg |
5. Gỗ phai: Kho Phủ Lý 286 thanh |
42,8 m3 |
|
6. Bao tải: |
|
831.973 cái |
Trong đó: |
- Kho Phủ Lý: |
346.538 cái |
|
- Kho Như Trác: |
85.730 cái |
|
- Kho Duy Tiên: |
181.915 cái |
|
- Kho Kim Bảng: |
98.140 cái |
|
- Kho Thanh Liêm: |
119.650 cái |
7. Vải lọc: |
|
9.500 m2 |
Trong đó: |
- Kho Phủ Lý: |
2.500 m2 |
|
- Kho Như Trác: |
6.000 m2 |
|
- Kho Duy Tiên: |
1.000 m2 |
8. Áo phao: (Kho Phủ Lý: 217; Duy Tiên 200; Như Trác 306) |
723 cái |
|
9. Phao bơi: (Kho Kim Bảng: 600 cái, Kho Như Trác: 206 cái) |
806 cái |
|
10. Cuốc, xẻng: |
|
2.205 cái |
Trong đó: - Cuốc: |
(Kho Như Trác) |
348 cái |
- Xẻng: Phủ Lý: 774 cái, Như Trác: 1.083 cái |
1.857 cái. |
|
11. Dao dựa: |
(Kho Như Trác, kho Phủ Lý) |
30 cái |
12. Mai: |
(Kho Như Trác) |
60 cái |
13. Đầm bê tông: |
(Kho Như Trác) |
17 cái |
14. Thuyền sắt: |
(Kho Như Trác) |
2 cái |
15. Mỏ neo: |
(Kho Như Trác) |
1 cái |
16. Sắt Ø 30 dài 3m: |
(Kho Như Trác) |
30 thanh |
17. Bạt chống sóng: |
|
57.936 m2 |
(Kho Duy Tiên 8.300 m2; Như Trác 15.580 m2; Kim Bảng: 20.000m2; Phủ Lý : 5.056 m2; Thanh Liêm 9.000 m2)
18. Nhà bạt: |
99 bộ |
Trong đó: (Kho P.Lý: 20 bộ; Duy Tiên 20 bộ; Như Trác 40 bộ; Thanh Liêm: 19 bộ)
19. Xuồng máy: |
04 chiếc |
(Kho Như Trác: 1 chiếc, Kho Phủ Lý: 3 chiếc)
20. Đất dự trữ: |
34.748,75 m3 |
Trong đó: - Tuyến sông Hồng: |
21.493,00 m3 |
- Tuyến sông Đáy: |
13.255,75 m3 |
ĐÁ DỰ TRỮ PCTT
Triền sông |
Huyện |
Vị trí |
Địa điểm |
Khối lượng (m3) |
|
Đá hộc |
Đá dăm |
||||
TỔNG SỐ |
12.978,56 |
861,55 |
|||
Hữu Hồng |
7.870,75 |
370,65 |
|||
|
Duy Tiên |
|
|
2.701,47 |
172,750 |
|
|
K120,000 |
Mộc Bắc |
417,52 |
|
|
|
K123,350 |
Mộc Nam |
632,03 |
172,750 |
|
|
K128,800 |
Chuyên Ngoại |
422,45 |
|
|
|
K129,420 |
Chuyên Ngoại |
1229,47 |
|
|
Lý Nhân |
|
|
5.169,28 |
197,90 |
|
|
K129+530 |
Chính Lý |
553,82 |
|
|
|
K135,300 |
Đạo Lý |
560,56 |
|
|
|
K136,500 |
Chân Lý |
312,69 |
|
|
|
K144,150 |
Nhân Đạo |
1.294,00 |
|
|
|
K144,350 |
Nhân Đạo |
332,30 |
197,90 |
|
|
K144,740-K145,450 |
Nhân Thịnh |
1.191,68 |
|
|
|
K145,578÷K145,92 |
Nhân Thịnh |
727,88 |
|
|
|
K155,729 |
Hòa Hậu |
196,35 |
|
Tả Đáy |
5.107,81 |
490,90 |
|||
|
Kim Bảng |
|
|
1.368,999 |
|
|
|
K89,150 |
Tượng Lĩnh |
217,532 |
|
|
|
K95,150 |
Thụy Lôi |
893,022 |
|
|
|
K101,120 |
T.Trấn Quế |
258,445 |
|
|
Phủ Lý |
|
|
2.178,063 |
438,461 |
|
|
K103,870 |
Phù Vân |
787,184 |
|
|
|
K109,583 |
P.Quang Trung |
295,750 |
438,461 |
|
|
K102,000 |
Kim Bình |
1.095,129 |
|
|
T. Liêm |
|
|
1.560,75 |
52,44 |
|
|
K125,85 |
Thanh Tân |
1.223,97 |
52,44 |
|
|
K137,200 |
Thanh Hải |
336,78 |
|
ĐẤT DỰ TRỮ PCTT
Tuyến đê |
Huyện |
Vị trí |
Địa điểm |
Khối lượng: (m3) |
TỔNG SỐ CẢ TỈNH |
34.748,75 |
|||
HỮU HỒNG |
21.493,00 |
|||
|
DUY TIÊN |
5.120,00 |
||
|
|
K118 |
Mộc Bắc |
817,0 |
|
|
K119 |
Mộc Bắc |
706,0 |
|
|
K120 |
Mộc Bắc |
315,0 |
|
|
K121 |
Mộc Bắc |
779,0 |
|
|
K122,200 |
Mộc Nam |
710,0 |
|
|
K123,200 |
Mộc Nam |
836,0 |
|
|
K123,300 |
Mộc Nam |
370,0 |
|
|
K125,300 |
Chuyên Ngoại |
381,0 |
|
|
K129,100 |
Chuyên Ngoại |
206,0 |
|
LÝ NHÂN |
16.373,00 |
||
|
|
K130,650 |
Nguyên Lý |
1.218,5 |
|
|
K132,800 |
Nguyên Lý |
1.882 |
|
|
K133,550 |
Đạo Lý |
630 |
|
|
K134 |
Đạo Lý |
811 |
|
|
K135 |
Đạo Lý |
926 |
|
|
K135,600 |
Đạo Lý |
1.004 |
|
|
K136 |
Đạo Lý |
2.566,5 |
|
|
K141 |
Chân Lý |
851,5 |
|
|
K141,800 |
Chân Lý |
943 |
|
|
K144,600 |
Nhân Đạo |
156 |
|
|
K146,050 |
Nhân Thịnh |
1.255,5 |
|
|
K146,300 |
Nhân Thịnh |
909 |
|
|
K153 |
Tiến Thắng |
458 |
|
|
K154,700 |
Hòa Hậu |
1401,5 |
|
|
K156,200 |
Hòa Hậu |
1360,5 |
TẢ ĐÁY |
13.255,75 |
|||
|
KIM BẢNG |
5.426,455 |
||
|
|
K88,859 - K88,923 |
Tượng Lĩnh |
452,095 |
|
|
K90,150 - K90,450 |
Tân Sơn |
737,083 |
|
|
K91,020 - K91,157 |
Tân Sơn |
1.337,313 |
|
|
K96,670 - K97,540 |
Ngọc Sơn |
2.899,966 |
|
PHỦ LÝ |
|
|
3.139,797 |
|
|
K103.360 |
Phù Vân |
444,969 |
|
|
K102,150 |
Kim Bình |
1.300,320 |
|
|
K104,450 |
812,308 |
|
|
|
K114,480 |
Thanh Tuyền |
582,200 |
|
THANH LIÊM |
4.689,495 |
||
|
|
K118,350 |
Kiện Khê |
229,12 |
|
|
K124,150 |
Thanh Tân |
600 |
|
|
K126,200 |
Thanh Nghị |
783,75 |
|
|
K127,200 |
Thanh Nghị |
459,0 |
|
|
K127,800 |
Thanh Nghị |
374,0 |
|
|
K128,00 |
Thanh Nghị |
18,0 |
|
|
K129,300 |
Thanh Nghị |
585,0 |
|
|
K132,500 |
Thanh Hải |
506,625 |
|
|
K133,500 |
Thanh Hải |
650,0 |
|
|
K137,400 |
Thanh Hải |
484,0 |
- Vật tư tại các huyện, thành phố: Ngoài các vật tư dự trữ trên của tỉnh, các Ban, ngành, huyện, thành phố chuẩn bị đầy đủ vật tư, phương tiện để đáp ứng theo yêu cầu cụ thể của từng phương án PCTT theo địa bàn quản lý (Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các huyện, thành phố dự trữ đầy đủ vật tư, dụng cụ lao động các loại cho các lực lượng được huy động tham gia ứng cứu, hộ đê)
- Các Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên môi trường... chỉ đạo các Công ty trực thuộc chuẩn bị phương tiện, thiết bị với đầy đủ người điều khiển, xăng, dầu sẵn sàng làm nhiệm vụ cứu hộ đê, tìm kiếm cứu nạn, phòng chống bão lụt khi có lệnh huy động của Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh. Sở Công thương hoàn thành việc dự trữ hàng hóa phục vụ công tác cứu trợ, đảm bảo ổn định đời sống nhân dân trong vùng bị thiên tai trên toàn địa bàn Thành phố.
- Vật tư dự trữ để chống úng, chống hạn: Các Công ty thủy lợi mua máy bơm, ống bơm, động cơ, thiết bị điện... để sẵn sàng thay thế khi có sự cố xảy ra, đảm bảo 100% máy bơm có thể tham gia tiêu úng được. Điện lực thành phố huy động đủ máy biến áp dự phòng để thay thế khi máy bị cháy.
Huy động được toàn bộ sức người, sức của của Nhà nước, tập thể và toàn dân trên địa bàn tỉnh vào công tác PCTT. Khắc phục hậu quả, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do lũ, bão gây ra.
Để thực hiện được phương án phải theo dõi sát diễn biến thời tiết, thủy văn, triển khai công tác PCTT theo phương châm “4 tại chỗ”.
Đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên công tác tổ chức, chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện để huy động kịp thời. Chỉ huy tại chỗ khi có sự cố xảy ra. Kiểm tra thường xuyên trước và trong mùa mưa lũ, nắm vững chất lượng từng tuyến đê. Phát hiện kịp thời tình huống sự cố xảy ra, đánh giá đúng nguyên nhân, nắm vững kỹ thuật, xử lý ngay từ giờ đầu.
Chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết cho việc thực hiện phương án trọng điểm và các phương án PCTT đã được duyệt của các huyện, thành phố; chuẩn bị dự phòng vật tư, phương tiện, dụng cụ để ứng cứu khi có tình huống phát sinh ngoài dự kiến của phương án.
Tổ chức, huấn luyện nghiệp vụ cho các lực lượng tuần tra canh gác, xung kích tại chỗ, các lực lượng xung kích hộ đê của các phường, xã; hợp đồng tác chiến chặt chẽ với các cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn và lực lượng vũ trang tham gia ứng cứu hộ đê, phòng chống lụt bão. Tổ chức thực tập, diễn tập, đảm bảo khi cần, huy động được đủ số lượng và đúng thời gian quy định.
Tổ chức hậu cần, chăm sóc y tế tại chỗ (lương thực, thực phẩm, cơ số thuốc dự phòng) cho các Ban chỉ huy PCTT & TKCN thường trực trên đê, các lực lượng tham gia ứng cứu hộ đê.
Lực lượng bảo vệ đê do Ban Chỉ huy PCTT & TKCN các huyện, thành phố phối hợp với dân quân tự vệ cơ sở, cảnh sát đường thủy đảm bảo an toàn các tuyến đê trên địa bàn đảm nhiệm; lực lượng vũ trang, lực lượng quân đội trên các địa bàn có đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ trong công tác hộ đê, phòng, chống thiên tai.
Các lực lượng trên được huấn luyện, sẵn sàng huy động thực thi nhiệm vụ; Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện, thành phố chuẩn bị đầy đủ dụng cụ lao động để trang bị cho lực lượng này khi cần huy động. Chủ động thực hiện kế hoạch sử dụng lực lượng, vật tư và phương tiện phục vụ công tác PCTT tại các trọng điểm. Nhiệm vụ như sau:
- Lực lượng tuần tra canh gác có nhiệm vụ theo dõi diễn biến, phát hiện kịp thời các sự cố và trực tiếp tham gia xử lý các sự cố ngay từ giờ đầu.
- Lực lượng xung kích tập trung được huy động tập trung lên đê làm nhiệm vụ xử lý sự cố từ giờ đầu, huy động ở các huyện, thành phố.
- Lực lượng xung kích tại chỗ ứng cứu, hộ đê các xã, phường ven đê tổ chức để bổ sung ứng cứu xử lý các hư hỏng (được huy động sau lực lượng xung kích tập trung).
- Lực lượng quân đội ứng cứu hộ đê: Do Bộ chỉ huy quân sự tỉnh tổ chức, chỉ huy và có phương án bố trí cụ thể.
3. Hệ thống thông tin liên lạc:
- Mạng điện thoại di động đã được phủ sóng các huyện, thành phố trong toàn tỉnh. Sở Thông tin và Truyền thông kiểm tra để xây dựng phương án thông tin liên lạc khi lụt bão xảy ra.
- Hệ thống liên lạc bằng máy FAX, điện thoại không dây: Bố trí liên lạc từ trung tâm Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đến Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các huyện, thành phố và các Hạt Quản lý đê.
- Ban chỉ huy quân sự các huyện, thành phố chuẩn bị đội thông tin hỏa tốc, trong bất kỳ tình huống nào cũng đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt.
- Bưu điện tỉnh và bưu điện các huyện, thành phố tổ chức lực lượng giao thông hỏa tốc, sẵn sàng đưa chuyển thông tin, công điện, lệnh ... từ Thành phố đến các điểm đang xử lý (khi không sử dụng được mạng thông tin).
- Khai thác mạng Internet đã trang bị tại các đơn vị để khai thác thông tin phục vụ công tác phòng chống lụt bão và các yêu cầu công tác khác.
II. Phát hiện, tổ chức và phân cấp chỉ huy xử lý các tình huống.
Với phương châm: Chủ động, phát hiện kịp thời sự cố, chuẩn bị kỹ các điều kiện đảm bảo xử lý sự cố ngay từ giờ đầu để các tuyến đê có thể phòng chống an toàn với mức nước lũ thiết kế và tích cực chống tràn khi xuất hiện lũ lớn hơn lũ thiết kế, bảo đảm an toàn cho hệ thống đê điều trên địa bàn tỉnh, đồng thời có bão đổ bộ vào tỉnh. Chủ động phương án và tích cực cứu hộ đê với tình huống xấu nhất của diễn biến thời tiết, không để vỡ đê.
Mực nước báo động tại một số vị trí:
TT |
Trạm thủy văn |
Mức báo động |
Tương ứng lý trình các tuyến đê |
Cao trình đỉnh đê |
||
I |
II |
III |
||||
1 |
Sông Hồng |
|
|
|
hữu Hồng |
|
|
Mộc Nam |
5.7 |
6.5 |
7.3 |
K123+050 |
9.81 |
|
Hưng Yên |
5.5 |
6.3 |
7.0 |
K127+000 |
9.50 |
|
Như Trác |
4.4 |
5.2 |
6.0 |
K145+578 |
8.20 |
2 |
Sông Đáy |
|
|
|
tả Đáy |
|
|
Tân Lang |
3.3 |
3.9 |
4.4 |
K90+000 |
8.00 |
|
Quế |
3.1 |
3.7 |
4.3 |
K101+300 |
7.88 |
|
Phủ Lý |
2.9 |
3.5 |
4.1 |
K110+600 |
6.50 |
Khi tình huống xảy ra, tránh huy động ồ ạt lãng phí nhân lực, vật tư, gây tình trạng căng thẳng không cần thiết. Các cấp, các ngành, trên địa bàn tỉnh thành lập Ban chỉ huy PCTT&TKCN để triển khai kế hoạch PCTT của tỉnh và tổ chức chỉ huy như sau:
- Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh chịu trách nhiệm chỉ đạo công tác PCTT trên địa bàn tỉnh, xây dựng kế hoạch, phương án và phân bổ các ngành chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện dự bị cơ động của tỉnh. Tổ chức kiểm tra thường xuyên, bổ sung những vật tư thiết bị còn thiếu theo kế hoạch và phương án đã được duyệt của các ngành, các huyện, thành phố.
- Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các huyện, thành phố chỉ huy triển khai công tác PCTT ở địa phương mình, chuẩn bị đủ các điều kiện để bảo vệ an toàn các đoạn đê thuộc địa bàn quản lý theo các phương án được duyệt, chỉ huy xử lý khi có các sự cố hư hỏng xảy ra; huy động ứng cứu cho các địa phương bạn khi có lệnh huy động của tỉnh. Khi có lệnh báo động, bão gần dự kiến đổ bộ vào địa bàn tỉnh Ban chỉ huy PCTT&TKCN các huyện, thành phố đảm bảo thường trực ngày đêm trên đê (24/24h).
- Trên mỗi tuyến đê thành lập các Ban Chỉ huy PCTT&TKCN trực tiếp chỉ huy việc hộ đê, phòng chống thiên tai trên đoạn đê đó. Khi có lệnh báo động phải thường xuyên thường trực trên các tuyến đê được phân công, kiểm tra, đôn đốc các lực lượng tuần tra canh gác thực nhiệm vụ và chỉ huy cứu hộ đê.
- Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các phường, xã chỉ huy việc chuẩn bị, tổ chức, huy động nhân lực, vật tư, phương tiện để bảo vệ các đoạn đê của địa phương và ứng cứu các địa phương khác khi có lệnh huy động của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện, thành phố, thành phố. Khi có lệnh báo động của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện, thành phố Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các xã, phường thường trực trên các tuyến đê, chỉ huy lực lượng hộ đê xử lý sự cố giờ đầu.
- Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các Sở, Ban, Ngành của tỉnh tổ chức tốt việc phòng chống thiên tai cho cơ quan mình và thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, chuẩn bị đủ vật tư, phương tiện, lực lượng của ngành phục vụ công tác PCTT của Thành phố.
- Giám đốc, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh Hà Nam chịu trách nhiệm chuẩn bị vật tư, phương tiện, nhân lực theo sự phân công hoặc hợp đồng của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các ngành và Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các huyện, thành phố.
Với từng mực nước lũ và tình huống hư hỏng xảy ra, Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh thực hiện việc phân cấp chỉ huy và xử lý.
- Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các xã huy động lực lượng tuần tra canh gác chịu trách nhiệm tuần tra phát hiện, theo dõi và cùng lực lượng xung kích tập trung (XKTT) xử lý ngay từ giờ đầu sau khi phát hiện hư hỏng. Sử dụng vật tư nhân dân đã chuẩn bị trên các điểm canh đê, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN đoạn trực tiếp chỉ đạo kỹ thuật xử lý; đồng thời báo cáo lên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện, thành phố.
- Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các huyện, thành phố kiểm tra, huy động lực lượng xung kích của các phường, xã ven đê, sử dụng vật tư, phương tiện các phường, xã đã dự trữ tại các tuyến đê, để ứng cứu xử lý tiếp sau khi xử lý giờ đầu theo các phương án đã được duyệt; Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các xã tiếp tục chỉ đạo xử lý. Nếu diễn biến hư hỏng sau khi xử lý giờ đầu vẫn tiếp tục phát triển thì huy động thêm lực lượng xung kích hộ đê của các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp đóng trên địa bàn đã được hợp đồng và vật tư dự phòng của huyện, thành phố để tăng cường cho việc xử lý. Chỉ huy xử lý do Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện, thành phố đảm nhận.
- Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện, thành phố báo cáo thường xuyên, kịp thời diễn biến và kết quả xử lý các sự cố đê điều. Khi vượt khả năng của huyện, thành phố phải báo cáo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh xin chi viện.
- Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh sau khi nhận thông tin báo cáo của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện, thành phố phải khẩn trương tiến hành kiểm tra, chỉ đạo việc theo dõi sát các diễn biến hư hỏng và kỹ thuật trong quá trình xử lý; triển khai dự lệnh huy động lực lượng, vật tư, phương tiện dự phòng của tỉnh. Khi cần thiết Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh sẽ phát lệnh sử dụng các lực lượng dự bị cơ động ứng cứu cho từng khu vực sự cố và trực tiếp chỉ đạo việc xử lý.
- Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp, các ngành thực hiện chế độ thường trực 24/24h tại trụ sở Ban chỉ huy PCTT&TKCN của đơn vị từ 05/5 đến 30/11/2018. Đối với công tác PCTT, các cán bộ Văn phòng sẽ có trách nhiệm trực ban kiêm nhiệm trong giờ hành chính các ngày còn lại trong năm để tổng hợp thông tin, báo cáo lãnh đạo Văn phòng, lãnh đạo Ban chỉ huy phân công trực ban tăng cường hay có biện pháp đối phó trong trường hợp cần thiết.
- Khi có lệnh báo động 1 trở lên và có tin bão, các huyện, thành phố có báo cáo hàng ngày bằng FAX, điện thoại về diễn biến đê điều, công tác triển khai kế hoạch PCTT ở địa phương.
- Khi có những diễn biến bất thường về thời tiết (bão, mưa lớn) và lũ báo động 2 trở lên, thực hiện chế độ báo cáo nhanh bằng văn bản hàng ngày và báo cáo ngay khi phát hiện sự cố hư hỏng đê điều xảy ra.
Sau mỗi đợt lũ, bão có báo cáo sơ kết, rút kinh nghiệm và bổ sung vật tư dự phòng cho các tình huống lũ, bão tiếp theo.
Nghị định 66/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống thiên tai Ban hành: 04/07/2014 | Cập nhật: 08/07/2014