Quyết định 828/QĐ-UBND năm 2011 về Kế hoạch truyền thông về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Lai Châu
Số hiệu: | 828/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lai Châu | Người ký: | Nguyễn Khắc Chử |
Ngày ban hành: | 14/07/2011 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 828/QĐ-UBND |
Lai Châu, ngày 14 tháng 7 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với các quy định hành chính;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT/VPCP-BNV ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Văn phòng Chính phủ và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của bộ phận kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ và Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Xét đề nghị của Chánh văn phòng UBND tỉnh Lai Châu,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch truyền thông về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, các cơ quan truyền thông của tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
CHỦ TỊCH |
KẾ HOẠCH
TRUYỀN THÔNG VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 828/QĐ-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu)
Thực hiện Chỉ thị số 1722/CT-TTg ngày 17/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị định số 63/2010/NĐ-CP của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính; Công văn số 3364/VPCP-KSTT ngày 26/5/2011 của Văn phòng Chính phủ về triển khai hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính. UBND tỉnh Lai Châu ban hành kế hoạch truyền thông về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Tuyên truyền, phổ biến mục tiêu, ý nghĩa và kết quả của hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp đặc biệt là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị nhằm tạo dựng niềm tin, sự đồng thuận và thúc đẩy tinh thần quyết tâm của các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính.
Tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã với Văn phòng UBND tỉnh trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính.
Công tác tuyên truyền cần phải duy trì thường xuyên, có chất lượng với nhiều hình thức, phương pháp và nội dung phù hợp. Chú trọng phát hiện, giới thiệu rộng rãi về kinh nghiệm tốt, cách làm hay, những điển hình tiên tiến, đồng thời kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm các biểu hiện tiêu cực trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính.
II. NỘI DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN
1. Tuyên truyền sâu rộng trong toàn xã hội về mục đích, ý nghĩa của hoạt động kiểm soát TTHC.
Nhằm duy trì và phát huy những kết quả của cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong khuôn khổ Đề án 30, Chính phủ đã thiết lập hệ thống cơ quan, đơn vị kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Chính phủ và Văn phòng các bộ, ngành, địa phương với nhiệm vụ tổ chức thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính nhằm bảo đảm, nâng cao chất lượng của hệ thống các quy định về thủ tục hành chính và tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong phục vụ nhân dân. Điều đó thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ trong việc tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính tại các ngành, các cấp để cán bộ, công chức, người dân và doanh nghiệp, kiều bào Việt Nam ở nước ngoài hiểu rõ hơn về mục tiêu, ý nghĩa của hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính.
Khẳng định sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng với những cam kết về việc xây dựng một nền hành chính dân chủ chuyên nghiệp, hiệu quả, góp phần phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thông qua việc đơn giản hóa, minh bạch hóa và loại bỏ những quy định về TTHC còn rườm rà, không cần thiết, giảm chi phí trong thực hiện các TTHC cho người dân và doanh nghiệp.
Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, nhằm tạo sự đồng thuận, ủng hộ trong xã hội, thúc đẩy sự quyết tâm các cấp, các ngành cùng nhau khắc phục khó khăn, thách thức, thực hiện thành công nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính.
2. Tuyên truyền về cách thức triển khai hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính.
Cách thức triển khai hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính là triển khai tổng thể, đồng bộ từ trung ương đến địa phương qua các hoạt động: đánh giá tác động các quy định về thủ tục hành chính trong quá trình dự thảo do các cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật thực hiện; gửi lấy ý kiến của cơ quan, đơn vị kiểm soát thủ tục hành chính; công khai, minh bạch thủ tục hành chính sau khi ban hành; kiểm soát việc thực thi thủ tục hành chính trong thực tiễn và tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính nhằm phát hiện và giải quyết những bất cập của các quy định hành chính, cũng như giám sát việc thực thi thủ tục hành chính của đội ngũ cán bộ, công chức. Bên cạnh đó còn huy động sự tham gia của người dân và doanh nghiệp vào quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính.
Giới thiệu hệ thống cơ quan, đơn vị kiểm soát thủ tục hành chính: Hiện nay, Chính phủ đã thiết lập hệ thống cơ quan, đơn vị kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Chính phủ và Văn phòng các bộ, ngành, địa phương với nhiệm vụ tổ chức thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính nhằm bảo đảm, nâng cao chất lượng của hệ thống các quy định về thủ tục hành chính và tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong phục vụ nhân dân. Tại tỉnh Lai Châu, UBND tỉnh đã thành lập phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng UBND tỉnh thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh. Tại các sở, ban, ngành tỉnh; các cơ quan Trung ương trên địa bàn tỉnh; UBND các huyện, thị xã; UBND các xã, phường, thị trấn đã cử 01 lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo và 01 cán bộ đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý của đơn vị.
Việc triển khai thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị cũng như sự quyết tâm của người đứng đầu các cơ quan hành chính từ trung ương đến địa phương, sự quan tâm của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
3. Tuyên truyền về lợi ích, kết quả của kiểm soát thủ tục hành chính.
Kết quả, lợi ích khi thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính tại các cấp, các ngành cần được tuyên truyền rộng rãi đến người dân và doanh nghiệp qua các phương tiện thông tin đại chúng nhằm củng cố niềm tin, đồng thời khuyến khích người dân và doanh nghiệp tham gia tích cực trong quá trình đơn giản hóa TTHC, cụ thể:
- Bảo đảm công khai, minh bạch TTHC, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận thủ tục và giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính tại các cơ quan hành chính các cấp và người thực thi công vụ;
Huy động người dân và doanh nghiệp tham gia cải cách thủ tục hành chính nhằm phản ánh ý chí, nguyện vọng của nhân dân, gắn bó với dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân tham gia vào công việc của Nhà nước và xã hội, tham gia vào quá trình hoạch định chính sách pháp luật của Nhà nước.
- Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy đầu tư, tăng trưởng kinh tế, tạo thêm việc làm, giảm chi phí cho xã hội, người dân và doanh nghiệp về TTHC theo hướng hệ thống và triệt để;
- Nâng cao tính chuyên nghiệp của bộ máy hành chính trong công tác, phục vụ nhân dân.
III. PHƯƠNG TIỆN, HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN
1. Huy động và sử dụng phương tiện thông tin đại chúng (báo, tạp chí, đài phát thanh, đài truyền hình, hoạt động tuyên truyền, trang thông tin điện tử của tỉnh, website của ngành (nếu có),…). Thông qua lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên, ...
- Tổ chức tuyên truyền trong nội bộ từng cơ quan, đơn vị thông qua các buổi hội nghị, họp giao ban, qua đó tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị hiểu thêm tầm quan trọng của hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, góp sức vào quá trình triển khai, thực hiện nhiệm vụ.
- Tuyên truyền thông qua pano, áp phích, phát hành các tài liệu, tờ gấp thông tin về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính phù hợp với từng mục tiêu, yêu cầu, nội dung tuyên truyền, phổ biến đến từng đối tượng.
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, giao lưu, đối thoại, phổ biến và quán triệt nội dung, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính.
- Lồng ghép nội dung tuyên truyền hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính vào các buổi sinh hoạt chính trị, nói chuyện thời sự tại các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp,....
- Thông qua việc niêm yết công khai bộ thủ tục hành chính cũng như số điện thoại của bộ phận tiếp nhận phản ánh kiến nghị của tổ chức, cá nhân về các quy định hành chính ngay tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính.
IV. CHỈ ĐẠO TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Văn phòng UBND tỉnh.
- Triển khai cụ thể Kế hoạch này bảo đảm đúng nội dung và đạt hiệu quả.
- Theo dõi, tổng hợp trong các hoạt động liên quan đến công tác phổ biến, tuyên truyền hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính.
- Cung cấp thông tin về tình hình thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác tuyên truyền về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính đảm bảo hiệu quả.
- Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện công tác tuyên truyền hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính.
2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm.
Chủ động triển khai kế hoạch tuyên truyền rộng rãi hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trong phạm vi, lĩnh vực được giao phụ trách; riêng đối với UBND các huyện, thị xã; UBND xã, phường, thị trấn, cần phối hợp với các cơ quan đoàn thể trên địa bàn, tuyên truyền rộng rãi trong quần chúng nhân dân về nội dung hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính.
Công bố, công khai tên, địa chỉ, số điện thoại, các địa chỉ thư tín cơ quan thực hiện việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh.
Cử cán bộ đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính để thực hiện và theo dõi việc tuyên truyền, phổ biến về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính tại cơ quan, đơn vị
3. Các cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình mở chuyên trang, chuyên mục để đưa tin về cải cách thủ tục hành chính, tăng cường các tin bài nghiên cứu, trao đổi về cải cách hành chính, thường xuyên cập nhật đưa hình ảnh hoạt động, tin, bài, về nội dung, kết quả kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh để nhân dân và các doanh nghiệp được biết và cùng tham gia thực hiện.
4. Về kinh phí thực hiện.
Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã sử dụng kinh phí từ nguồn kinh phí hoạt động hàng năm của cơ quan đơn vị để thực hiện nhiệm vụ truyền thông về hoạt động kiểm soát TTHC theo Kế hoạch.
5. Về chế độ báo cáo.
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã, các cơ quan thông tin tuyên truyền ở địa phương hàng quý, hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất của Chủ tịch UBND tỉnh, có trách nhiệm báo cáo về Văn phòng UBND tỉnh tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo. Riêng đối với cấp xã do UBND cấp huyện chịu trách nhiệm tổng hợp và báo cáo.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND cấp huyện và cấp xã phối hợp với các tổ chức đoàn thể quần chúng tổ chức thực hiện./.
|
CHỦ TỊCH |
Công văn 3364/VPCP-KSTT về triển khai hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 26/05/2011 | Cập nhật: 02/06/2011
Chỉ thị 1722/CT-TTg năm 2010 tổ chức triển khai Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính và tiếp tục tăng cường việc thực hiện Nghị định 20/2008/NĐ-CP về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính Ban hành: 17/09/2010 | Cập nhật: 22/09/2010
Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 08/06/2010 | Cập nhật: 11/06/2010
Nghị định 20/2008/NĐ-CP về việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính Ban hành: 14/02/2008 | Cập nhật: 19/02/2008