Quyết định 824/QĐ-TTg năm 2017 Phê duyệt Phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Sông Đà
Số hiệu: 824/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Vương Đình Huệ
Ngày ban hành: 07/06/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Doanh nghiệp, hợp tác xã, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 824/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 07 tháng 06 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA VÀ CHUYỂN THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TY MẸ - TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cphần;

Căn cứ Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần;

Căn cứ Nghị định số 116/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần;

Xét đề nghị của Bộ Xây dựng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Sông Đà với những nội dung chính sau đây:

1. Tên, địa chỉ trụ sở chính:

- Tên tiếng Việt: Tổng công ty Sông Đà - CTCP;

- Tên tiếng Anh: Song Da Corporation - JSC;

- Tên viết tắt: SÔNG ĐÀ;

- Biểu tượng: là biểu tượng của Tổng công ty Sông Đà đang sử dụng;

- Trụ sở chính: Tòa nhà Sông Đà, đường Phạm Hùng, phường Mỹ Đình I, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

2. Tổng công ty Sông Đà sau cổ phần hóa có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; có con dấu riêng; được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật; tchức và hoạt động theo Điều lệ của Tổng công ty Sông Đà - CTCP, phù hợp với Luật Doanh nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan.

Tng công ty Sông Đà - CTCP kế thừa các quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của Tng công ty Sông Đà trước khi chuyển đổi; được tiếp tục kinh doanh các ngành, nghề hiện Tổng công ty Sông Đà đang thực hiện và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.

3. Hình thức cổ phần hóa: kết hợp bán bt phần vốn nhà nước hiện có và phát hành thêm cphiếu để tăng vốn điều lệ.

4. Vn điều lệ và cơ cấu cphần phát hành lần đầu:

a) Vốn điều lệ: 4.500.000.000.000 đồng (Bốn nghìn năm trăm tỷ đồng).

b) Cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu:

Tổng số cổ phần: 450.000.000 cổ phần, mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 đồng, trong đó:

- Cổ phần nhà nước: 229.500.000 cổ phần, chiếm 51% vốn điều lệ đến hết năm 2019, năm 2020 bán tiếp phần vốn nhà nước còn nắm giữ tại doanh nghiệp này xuống dưới 50% vốn điều lệ.

- Cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 48 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2011: 822.000 cổ phần, chiếm 0,183% vốn điều lệ;

- Cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược: 135.000.000 cphần, chiếm 30% vốn điều lệ;

- Cổ phần bán đấu giá công khai: 84.768.000 cổ phần, chiếm 18,82% vốn điều lệ.

5. Thủ tướng Chính phủ ủy quyền Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định mức giá khởi điểm bán đấu giá cổ phần lần đầu theo quy định pháp luật, điều chỉnh cơ cấu vốn điều lệ khi không bán được cho các nhà đầu tư theo Phương án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

6. Cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước: Bộ Xây dựng là cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước cho đến khi Tng công ty Sông Đà quyết toán cổ phần hóa và bàn giao cho công ty cổ phần, nhưng không quá thời điểm 31 tháng 12 năm 2019. Sau giai đoạn này, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước sang Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).

7. Nhà đầu tư chiến lược:

Thủ tướng Chính phủ ủy quyền Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định tiêu chí, lựa chọn nhà đầu tư chiến lược và tỷ lệ cổ phần cụ thể bán cho nhà đầu tư chiến lược, bảo đảm đúng theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần và quy định pháp luật có liên quan.

8. Tổng công ty Sông Đà - CTCP thực hiện xử lý đất đai, thuê đất của Nhà nước, trả tiền thuê đất hàng năm, thực hiện việc quản lý, sử dụng đất theo đúng quy định của Luật đất đai và pháp luật có liên quan.

9. Phương án sắp xếp lao động:

- Tổng số lao động tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp: 464 người;

- Tổng số lao động chuyển sang làm việc tại Tổng công ty Sông Đà - CTCP: 412 người;

- Số lao động nghỉ việc tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp 52 người.

10. Chi phí cổ phần hóa: Giao Bộ Xây dựng phê duyệt quyết toán chi phí cổ phần hóa; Tổng công ty Sông Đà quyết định và chịu trách nhiệm về các chi phí thực tế, cần thiết để thực hiện cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Sông Đà theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Xây dựng:

- Quyết định các nội dung quy định tại Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7 và Khoản 10 Điều 1 Quyết định này.

- Lựa chọn tổ chức tài chính trung gian và Sở Giao dịch chứng khoán để công bố thông tin, bán cổ phần, chỉ đạo Tổng công ty Sông Đà tổ chức, triển khai bán cổ phần ra công chúng và cho nhà đầu tư chiến lược theo quy định hiện hành. Khi có đủ điều kiện, thực hiện niêm yết cổ phiếu của Tổng công ty Sông Đà - CTCP trên thị trường chứng khoán theo quy định tại Quyết định số 51/2014/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về một số nội dung về thoái vốn, bán cổ phần và đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán của doanh nghiệp nhà nước.

- Cử người đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại Tổng công ty Sông Đà - CTCP cho đến khi quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp này chuyển sang Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước.

- Chỉ đạo Tổng công ty Sông Đà phối hợp với Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM), Công ty cổ phần Xi măng Hạ Long, hoặc đối tác khác có liên quan để cam kết và hoàn thành thực hiện theo đúng thời hạn quy định việc trả các khoản nợ cho ngân hàng nước ngoài và Quỹ Tích lũy trả nợ thuộc Bộ Tài chính mà Tổng công ty Sông Đà là chủ thể nhận nợ, tiếp tục xử lý những tồn tại về tài chính, công bố thông tin về doanh nghiệp cổ phần hóa, thực hiện chuyển Tổng công ty Sông Đà thành công ty cổ phần theo đúng quy định của pháp luật.

- Chịu trách nhiệm về Quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp của Tổng công ty Sông Đà và phối hợp với Bộ Tài chính, chỉ đạo Tổng công ty Sông Đà, người đại diện phần vốn nhà nước tại Tổng công ty Sông Đà-CTCP xử lý tồn tại về tài chính và trả nợ nước ngoài,Quỹ tích lũy trả nợ thuộc Bộ Tài chính theo quy định pháp luật.

2. Bộ Tài chính: Hướng dẫn Tổng công ty Sông Đà - CTCP xử lý những tồn tại về tài chính và việc trả nợ nước ngoài, Quỹ tích lũy trả nợ thuộc Bộ Tài chính.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Hướng dẫn việc đăng ký doanh nghiệp của Tổng công ty Sông Đà - CTCP.

4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Hướng dẫn việc xử lý những vấn đề liên quan đến chế độ, quyền lợi của người lao động theo quy định hiện hành và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

5. Hội đồng thành viên Tổng công ty Sông Đà chịu trách nhiệm quản lý Tổng công ty Sông Đà cho đến khi bàn giao toàn bộ tài sản, tiền vốn, lao động, đất đai cho Tổng công ty Sông Đà - CTCP.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Bộ trưởng các Bộ: Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Thủ trưởng các cơ quan liên quan, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa và Hội đồng thành viên Tổng công ty Sông Đà chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp;
- Tổng công ty Sông Đà;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, CN, TKBT;
- Lưu: Văn thư, ĐMDN (3b). thắng

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Vương Đình Huệ

 

 

Điều 48. Chính sách ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa

1. Người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa được mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực nhà nước với giá bán bằng 60% giá đấu thành công thấp nhất (trường hợp đấu giá công khai trước) hoặc bằng 60% giá bán thành công thấp nhất cho các nhà đầu tư chiến lược (đối với trường hợp bán cho nhà đầu tư chiến lược trước).

2. Người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, thuộc đối tượng doanh nghiệp cần sử dụng và có cam kết làm việc lâu dài cho doanh nghiệp trong thời hạn ít nhất là 03 năm (kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu) sẽ được mua thêm cổ phần ưu đãi theo quy định sau:

a) Mua thêm theo mức 200 cổ phần/01 năm cam kết làm việc tiếp trong doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 2.000 cổ phần cho một người lao động.

Riêng người lao động là các chuyên gia giỏi, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao làm việc tại doanh nghiệp được mua thêm theo mức 500 cổ phần/01 năm cam kết làm việc tiếp trong doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 5.000 cổ phần cho một người lao động. Doanh nghiệp cổ phần hóa căn cứ đặc thù ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của mình xây dựng và quyết định các tiêu chí để xác định chuyên gia giỏi, có trình độ nghiệp vụ cao và phải được nhất trí thông qua tại Đại hội công nhân viên chức của doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa.

b) Giá bán cổ phần ưu đãi cho người lao động mua thêm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này được xác định là giá đấu thành công thấp nhất (trường hợp đấu giá công khai trước) hoặc bằng giá bán thành công thấp nhất cho các nhà đầu tư chiến lược (đối với trường hợp bán cho nhà đầu tư chiến lược trước).

c) Mỗi một người lao động chỉ được hưởng quyền mua thêm cổ phần ưu đãi theo một mức xác định tại điểm a khoản 2 Điều này.

d) Số cổ phiếu ưu đãi người lao động mua thêm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông sau khi kết thúc thời gian cam kết.

Trường hợp công ty cổ phần thực hiện tái cơ cấu dẫn tới người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động, thôi việc, mất việc theo quy định của Bộ luật Lao động trước thời hạn đã cam kết thì số cổ phần đã được mua thêm sẽ được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông. Trường hợp người lao động có nhu cầu bán lại cho doanh nghiệp số cổ phần này thì công ty cổ phần có trách nhiệm mua lại với giá sát với giá giao dịch trên thị trường.

Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn đã cam kết thì phải bán lại cho công ty cổ phần toàn bộ số cổ phần đã được mua thêm với giá sát với giá giao dịch trên thị trường nhưng không vượt quá giá đã được mua tại thời điểm cổ phần hóa.

Xem nội dung VB