Quyết định 823/QĐ-UBND năm 2013 về Quy chế hoạt động của Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam Tỉnh Thừa Thiên Huế
Số hiệu: | 823/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thừa Thiên Huế | Người ký: | Ngô Hòa |
Ngày ban hành: | 25/04/2013 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Tài chính, Chính sách xã hội, Tổ chức chính trị - xã hội, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 823/QĐ-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 25 tháng 04 năm 2013 |
BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ BẢO TRỢ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
Căn cứ Quyết định số 105/1998/QĐ-TTg ngày 09 tháng 6 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc cho phép Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thành lập Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 128/QĐ-UBND ngày 23 tháng 01 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc kiện toàn Ban vận động Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam tỉnh Thừa Thiên Huế;
Xét đề nghị của Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Chánh Văn phòng UBND tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam Tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, các quy định trước đây trái với Quyết này đều bị bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN VẬN ĐỘNG QUỸ BẢO TRỢ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 823/QĐ-UBND ngày 25 tháng 4 năm 2013 của Chủ tịch UBND tỉnh)
NHIỆM VỤ CỦA BAN VẬN ĐỘNG VÀ HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ QUỸ BẢO TRỢ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM
Điều 1: Nhiệm vụ Ban vận động quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam
1. Vận động, xây dựng và phát triển nguồn tài chính, bảo trợ các nạn nhân chất độc da cam trong tỉnh về tinh thần, vật chất, tạo điều kiện cho các nạn nhân chất độc da cam và gia đình họ hòa nhập cộng đồng, vươn lên trong đời sống và vật chất.
2. Tổ chức tuyên truyền, vận động sự ủng hộ, giúp đỡ về vật chất và tinh thần của các tổ chức cá nhân trong nước và ngoài nước đối với nạn nhân chất độc da cam trong tỉnh;
3. Phối hợp với ngành Lao động Thương binh và Xã hội, chính quyền các cấp, các đoàn thể quần chúng và tổ chức xã hội để tổ chức thực hiện giúp đỡ những nạn nhân chất độc da cam;
4. Tham gia kiến nghị với các cơ quan Nhà nước trong việc xây dựng các chế độ, chính sách đối với các nạn nhân chất độc da cam và các hình thức, biện pháp để bảo trợ các đối tượng này;
5. Quy định đối tượng và phương thức giúp đỡ cho các đối tượng bị nhiễm chất độc da cam; Giám sát hoạt động của Hội đồng quản lý quỹ; định kỳ 06 tháng, năm và đột xuất báo cáo kết quả hoạt động cho Chủ tịch UBND tỉnh.
Điều 2: Nhiệm vụ Hội đồng quản lý Quỹ
- Đầu mối phối hợp với Tỉnh hội Chữ thập đỏ và các ban, ngành liên quan trong việc hỗ trợ các nạn nhân chất độc da cam trong tỉnh.
- Tổ chức triển khai thực hiện phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động do Ban vận động quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam thông qua.
- Chịu sự kiểm tra giám sát của Ban vận động.
- Hội đồng quản lý quỹ 3 tháng họp 1 lần, khi cần thiết có thể họp đột xuất.
- Hội đồng quản lý quỹ quyết định công việc theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, báo cáo tình hình, kết quả hoạt động và công tác tài chính với Ban vận động.
Điều 3: Quyền hạn của các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ
- Tham gia điều hành công việc để thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ của Ban vận động đề ra.
- Quản lý, tiếp nhận và phân phối quỹ đến các đối tượng.
- Đóng góp các ý kiến cũng như các biện pháp để quản lý và sử dụng quỹ đúng mục đích, được khen thưởng khi làm tốt, bị kỷ luật nếu vi phạm.
Điều 4: Phân công trách nhiệm công tác các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ:
1. Chủ tịch Hội đồng: Ông Ngô Hòa - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh - Trưởng Ban vận động Quỹ.
2. Phó Chủ tịch: ông Nguyễn Ngọc Hùng - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Thừa Thiên Huế - thay mặt Chủ tịch Hội đồng điều hành công việc hàng ngày của quỹ, là chủ tài khoản của quỹ.
3. Các thành viên:
- Ông Nguyễn Văn Khiết - Phó giám đốc Sở Tài chính.
- Ông Hồ Dần - Phó giám đốc Sở Lao động Thương binh Xã hội tỉnh.
- Ông Đoàn Quảng Trị - Trưởng ban Công tác xã hội - Hội CTĐ tỉnh Ban viên - Thường trực Hội đồng quản lý Quỹ.
- Bà Nguyễn Thị Hà Nhi - Kế toán Hội Chữ thập đỏ tỉnh kiêm kế toán Quỹ.
CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, NGUỒN THU VÀ NỘI DUNG CHI QUỸ
Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam được quản lý theo chế độ tài chính Nhà nước hiện hành, miễn thuế. Tiền nhàn rỗi tạm thời gửi tiết kiệm, mua trái phiếu, tín phiếu của kho bạc hoặc ngân hàng Nhà nước.
Quỹ được sử dụng vào việc giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam bằng nhiều hình thức và được trích tỷ lệ theo hướng dẫn của Bộ Tài Chính để chi cho hoạt động của quỹ.
Ban vận động quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam có tài khoản con dấu riêng để giao dịch.
- Quyên góp nhân đạo, ủng hộ, viện trợ của các Chính phủ, các tổ chức Quốc tế, các tổ chức kinh tế, xã hội, các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
- Lãi tiền gửi, lãi tiết kiệm, lãi tín phiếu, trái phiếu kho bạc Nhà nước.
- Nguồn ngân sách Nhà nước hỗ trợ.
1. Chi hỗ trợ làm nhà cho nạn nhân CĐDC với định mức từ 30 triệu đồng cho mỗi căn nhà, trong đó Quỹ Da cam tỉnh hỗ trợ từ 15- 25 triệu đồng mỗi căn nhà, số tiền còn lại do quỹ tại huyện hỗ trợ.
2. Tặng quà định kỳ cho các nạn nhân vào 27/7 “Ngày Thương binh liệt sĩ” và 10/8 “Ngày nạn nhân chất độc da cam”, trị giá mỗi suất từ 300.000 đồng.
3. Hỗ trợ học bổng cho con em nạn nhân chất độc da cam trị giá 500.000 đồng/suất/năm học.
4. Chi hỗ trợ khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí mỗi đơn thuốc 30.000 đồng. Hỗ trợ nạn nhân ốm đau nằm viện từ 500.000 đến 2 triệu đồng/người/đợt.
5. Hỗ trợ Phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam” hàng năm khoảng 300 suất với trị giá từ 300 ngàn đồng mỗi xuất quà.
6. Hỗ trợ các địa chỉ nhân đạo, mỗi địa chỉ từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng/tháng/người.
7. Tặng xe lăn, xe lắc cho nạn nhân chất độc da cam. Tặng đồ dùng thiết yếu cho nạn nhân chất độc da cam.
8. Một số khoản chi trong các các trường hợp khẩn cấp theo tờ trình của các huyện, thị, thành ...
9. Chi phí hành chính liên quan không quá 10% tổng số Quỹ thu được trong năm như chi phụ cấp làm ngoài giờ, chi phí xăng xe ô tô, chi phí điện thoại, phòng phẩm ….
Điều 8: Qui chế này thay thế các qui chế trước đây liên quan đến các hoạt động bảo trợ nạn nhân chất độc da cam tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong quá trình thực hiện có điều gì chưa phù hợp hoặc phát sinh các thành viên Ban vận động đề xuất bổ sung sửa đổi.
Nghị định 30/2012/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, từ thiện Ban hành: 12/04/2012 | Cập nhật: 13/04/2012
Quyết định 105/1998/QĐ-TTg cho phép Hội Chữ Thấp đỏ Việt Nam thành lập Quỹ bảo trợ nạn nhân chất độc da cam do chiến tranh ở Việt Nam Ban hành: 09/06/1998 | Cập nhật: 18/12/2009