Quyết định 796/QĐ-UBND năm 2015 về Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm cấp huyện do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành
Số hiệu: | 796/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hà Tĩnh | Người ký: | Nguyễn Thiện |
Ngày ban hành: | 05/03/2015 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Thương mại, đầu tư, chứng khoán, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 796/QĐ-UBND |
Hà Tĩnh, ngày 05 tháng 03 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH SỔ TAY HƯỚNG DẪN LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HÀNG NĂM CẤP HUYỆN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 959/QĐ-UBND ngày 10/4/2014 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban chỉ đạo công tác lập Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm cấp huyện, cấp xã;
Xét đề nghị của Ban chỉ đạo công tác lập Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm cấp huyện, cấp xã tại Văn bản số 167/BCĐLKH ngày 14/02/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm cấp huyện để thực hiện thí điểm tại huyện Can Lộc và huyện Vũ Quang.
Điều 2. Giao trách nhiệm cho các đơn vị:
Ban chỉ đạo công tác lập Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm cấp huyện, cấp xã phối hợp với các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ huyện Can Lộc và huyện Vũ Quang trong công tác lập kế hoạch kinh tế - xã hội hàng năm cấp huyện; đồng thời tổng hợp, bổ sung hoàn thiện sổ tay và tham mưu triển khai thực hiện tại tất cả các huyện, thành phố, thị xã còn lại trong thời gian tới.
Ủy ban nhân dân huyện Can Lộc và huyện Vũ Quang triển khai, thực hiện quy trình lập kế hoạch kinh tế - xã hội thí điểm theo nội dung Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch UBND các huyện: Can Lộc, Vũ Quang và thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
SỔ TAY HƯỚNG DẪN
LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HÀNG NĂM CẤP HUYỆN
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CÁC TỪ VIẾT TẮT
I. GIỚI THIỆU
1. Lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
2. Đối tượng sử dụng cuốn sổ tay
3. Một số khái niệm khi sử dụng cuốn sổ tay
II. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH
1. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức
2. Các bước lập kế hoạch phát triển KTXH hàng năm cấp huyện
3. Phân cấp và tiến trình lập kế hoạch
3.1. Các công việc được triển khai ở cấp xã
3.2. Các công việc được triển khai ở cấp huyện
II. PHỤ LỤC
Biểu 1. SỐ LIỆU CƠ BẢN CẤP HUYỆN
Biểu 2. THỐNG KÊ NGUỒN LỰC ĐẦU TƯ ĐÃ XÁC ĐỊNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN/THÀNH PHỐ/ THỊ XÃ
Biểu 3. PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP HUYỆN/THÀNH PHỐ/THỊ XÃ
Biểu 4: TỔNG HỢP CÁC CHUỖI SẢN PHẨM TIỀM NĂNG, KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP THỨ TỰ ƯU TIÊN
Biểu 5. PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM HUYỆN/THÀNH PHỐ/THỊ XÃ
Biểu 6. ĐÁNH GIÁ ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CHUỖI SẢN PHẨM HUYỆN/THÀNH PHỐ/THỊ XÃ
Biểu 7. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU KẾ HOẠCH HUYỆN/THÀNH PHỐ/THỊ XÃ NĂM 201
Biểu 8: TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH HUYỆN/THÀNH PHỐ/THỊ XÃ
Biểu 9. KHUNG GIÁM SÁT KẾ HOẠCH HUYỆN/THÀNH PHỔ/THỊ XÃ
Biểu 10. TỔNG HỢP TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ NĂM ..._VÀ DỰ KIẾN KẾ HOẠCH NĂM
Biểu 11. BIỂU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH HÀNG NĂM
Mẫu 1. VĂN BẢN CHỈ ĐẠO, HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
Mẫu 2. THÀNH LẬP BAN CHỈ ĐẠO LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KTXH
DANH SÁCH THÀNH VIÊN BAN CHỈ ĐẠO
Mẫu 3. MẪU SOẠN THẢO BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CẤP HUYỆN
LỜI NÓI ĐẦU
Sau gần 30 năm đổi mới, kể từ khi Đất nước bước vào thực hiện mô hình kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa, nền kinh tế đã đạt được những thành tựu nổi bật, diện mạo Đất nước có nhiều đổi mới. Những thành quả đạt được có vai trò đóng góp rất quan trọng, có hiệu quả của công tác kế hoạch, đặc biệt là công tác lập, theo dõi, đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành.
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vừa xác định mục tiêu, vừa là công cụ quan trọng trong việc định hướng, điều hành thực hiện các mục tiêu đảm bảo khả thi và phát triển bền vững với hiệu quả cao nhất. Chính phủ đã có nhiều chuyển biến trong công tác lập kế hoạch nhằm phát huy dân chủ ở cấp cơ sở, đồng thời thích ứng với bối cảnh nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm ở các cấp vẫn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh hội nhập kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Để góp phần cải thiện những hạn chế đó, trong giai đoạn 2009-2014, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành cuốn “Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp xã” qua thực tiễn đã mang lại sự thành công cho 262 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh. Từ sự thành công của tỉnh Hà Tĩnh, phương pháp lập kế hoạch mới đã và đang được nhân rộng áp dụng tại nhiều tỉnh khác.
Để tiếp tục phát triển phương pháp lập kế hoạch mới, với sự hỗ trợ tư vấn của dự án SRDP và Nhóm chuyên gia tư vấn từ Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn I, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành cuốn "Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm cấp huyện", nhằm, trang bị cho các bên liên quan quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm cấp huyện; phương pháp, công cụ và các biểu/mẫu cần thiết đảm bảo 5 yêu cầu (5T): Thực tiễn, thiết thực, tham gia, tích hợp và thị trường.
Thực tiễn: Bản kế hoạch phải xuất phát từ thực tiễn, gắn với thực tiễn, thích ứng với thực liễn phát triển của địa phương.
Thiết thực: Bản kế hoạch phải thực sự trở thành một công cụ quản lý hữu hiệu của các cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện, của cộng đồng doanh nghiệp, của các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp và của người dân địa phương đảm bảo cho sự phát triển của địa phương mang lại những lợi ích hài hòa.
Tham gia: Bản kế hoạch là sản phẩm của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, của cộng đồng doanh nghiệp, của các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp và của người dân địa phương.
Tích hợp: Các nguồn lực khác nhau trên địa bàn (ngân sách, các nguồn như ngân sách, đóng góp của người dân, nguồn từ doanh nghiệp,...) đều được tích hợp vào bản kế hoạch trở thành bản kế hoạch chung. Bên cạnh đó, từ bản kế hoạch chung có thể rút ra những nội dung cơ bản của bản kế hoạch hoạt động riêng tương ứng.
Thị trường: Bản kế hoạch thực sự xuất phát từ thị trường và gắn kết với thị trường, dựa trên hệ thống thông tin thị trường, cơ hội thị trường và mệnh lệnh thị trường.
Cuốn "Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm cấp huyện" đang trong quá trình thiết kế và thử nghiệm, rất mong nhận được các ý kiến từ mọi tổ chức, cá nhân quan tâm để cuốn sổ tay này ngày càng hoàn thiện, thực sự hữu dụng, tạo bước chuyển biến tốt cho công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm góp phần đưa tỉnh nhà ngày một đổi mới giàu mạnh./.
Mọi thông tin xin gửi về:
Cơ quan Thường trực: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh
Địa chỉ: Đường Xô viết Nghệ Tĩnh, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Số điện thoại di động: 0915144999; E.mail: hungnndpi@gmail.com
Và: tranducviet@.gmail.com
và Nguyễn Viết Tuấn Ban điều phối dự án SRDP-IWMC Hà Tĩnh:
nguvenviettuan64@gmail.com
CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt |
Nội dung |
SEDP |
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội |
SRDP |
Dự án Phát triển Nông thôn bền vững vì người nghèo |
IMPP |
Dự án Cải thiện sự tham gia thị trường cho người nghèo |
MOI |
Ý tưởng cơ hội thị trường |
VC |
Chuỗi giá trị |
S |
Sơ đồ |
B |
Biểu |
M |
Mẫu |
LKH |
Lập kế hoạch |
PTKTXH |
Phát triển kinh tế - xã hội |
GSĐG |
Giám sát đánh giá |
NS |
Ngân sách |
NSNN |
Ngân sách Nhà nước |
NSĐP |
Ngân sách địa phương |
ĐVT |
Đơn vị tính |
XDCB |
Xây dựng cơ bản |
KH |
Kế hoạch |
SWOT |
Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức |
UBND |
Ủy ban nhân dân |
UBMTTQVN |
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam |
HĐND |
Hội đồng nhân dân |
KT-XH |
Kinh tế - Xã hội |
I. GIỚI THIỆU
1. Lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
1.1. Khái niệm:
Kế hoạch phát triển KT - XH là một công cụ quản lý của nhà nước theo mục tiêu; được thể hiện bằng những mục tiêu định hướng phát triển KT - XH phải đạt được trong một khoảng thời gian nhất định ở một địa phương, đồng thời đưa ra những giải pháp, hoạt động cần thực hiện để đạt được những mục tiêu đó một cách có hiệu quả nhất.
1.2. Đặc trưng của lập kế hoạch KT - XH trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển KT-XH cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:
a) Lập kế hoạch thu hút sự tham gia rộng rãi của các ban ngành, tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp và các cộng đồng dân cư trên địa bàn.
b) Bản kế hoạch phát triển KT - XH hàng năm cấp huyện phải kết nối hài hòa với Bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội định hướng thị trường hàng năm cấp xã (MoSEDP) với kế hoạch của các ngành, các lĩnh vực trên địa bàn huyện.
c) Bản kế hoạch được xây dựng hướng tới thị trường dựa trên thông tin thị trường, cơ hội thị trường trên cơ sở tiềm năng lợi thế của từng địa phương.
d) Bản kế hoạch đảm bảo mục tiêu phát triển KT - XH, ưu tiên lợi ích của người nghèo trên địa bàn.
e) Bản kế hoạch hàng năm phải phù hợp với chiến lược/quy hoạch phát triển trung và dài hạn của tỉnh, của huyện và các ngành/lĩnh vực liên quan.
2. Đối tượng sử dụng cuốn sổ tay
Sổ tay làm tài liệu sử dụng cho cán bộ lập kế hoạch cấp huyện và các bên liên quan của tỉnh Hà Tĩnh.
3. Một số khái niệm khi sử dụng cuốn sổ tay
Thị trường: Là nơi diễn ra sự trao đổi/mua bán các sản phẩm (hàng hóa/dịch vụ).
Thông tin thị trường: Là những thông tin liên quan đến quá trình cung ứng, sản xuất, phân phối, trao đổi/mua bán, tiêu dùng các sản phẩm (hàng hóa/dịch vụ), trong nền kinh tế thị trường, việc nắm vững và phân tích tốt thông tin thị trường là cơ sở cho việc lập kế hoạch mang lại hiệu quả cao và bền vững.
Cơ hội thị trường: Là những cơ hội có thể cải thiện quá trình cung ứng, sản xuất, phân phối, trao đổi/mua bán, tiêu dùng các sản phẩm (hàng hóa/dịch vụ) nhằm mang lại lợi ích lớn hơn cho cộng đồng.
Mục tiêu của bản kế hoạch: Là những ý chí nhằm thay đổi, cải thiện đời sống kinh tế - xã hội của địa phương trong giai đoạn năm lập kế hoạch.
Mục tiêu tổng quát: Thể hiện ý chí của toàn huyện khi kết thúc năm lập kế hoạch. Ví dụ: phấn đấu từ một huyện nghèo trở thành huyện khá của tỉnh.
Mục tiêu cụ thể: Ý chí của huyện thể hiện trên từng lĩnh vực nhằm đạt được mục tiêu tổng quát. Ví dụ: trong lĩnh vực trồng trọt: Năng suất cây trồng được nâng cao...
Chỉ số của bản kế hoạch: Là thước đo sự thay đổi/phát triển nhằm hướng đến mục tiêu. Có các loại chỉ số khác nhau: Chỉ số đầu vào, chỉ số hoạt động, chỉ số đầu ra, chỉ số kết quả, chỉ số tác động. Chỉ số có thể phân theo lĩnh vực kinh tế, xã hội, chỉ số về môi trường và tài nguyên...
Chỉ tiêu của bản kế hoạch: Là lượng hóa của các chỉ số, ví dụ: thu nhập từ trồng lúa đạt 50 triệu/ha; tỷ lệ giảm nghèo 2%/năm.
II. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT - XH
1. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức.
Để tiến hành lập kế hoạch tốt, không nên quan niệm chỉ tập trung công việc vào “mùa” lập kế hoạch, phải tư duy theo hướng kế hoạch hóa định hướng thị trường trở thành mối quan tâm thường xuyên của cấp huyện. Để đạt được điều đó, cần thường xuyên tổ chức các hoạt động sau:
1.1. Nâng cao nhận thức thị trường cho đội ngũ cán bộ các cấp, các đơn vị kinh tế, các doanh nghiệp và người dân. cần giúp các thành phần liên quan nhận thức được khái niệm về thị trường, về chuỗi giá trị, phương pháp phân tích chuỗi giá trị; những quy luật chi phối các mối quan hệ trong nền kinh tế thị trường; những điều kiện về thể chế, cơ chế chính sách và cơ sở hạ tầng chi phối việc tiếp cận thị trường của địa phương;
1.2. Thường xuyên cung cấp thông tin thị trường cho cộng đồng: Bao gồm các thông tin giá cả và quy luật diễn biến giá cả các sản phẩm mà người dân quan tâm, thị trường cung ứng và tiêu thụ các sản phẩm (lưu ý các điều kiện cung ứng và tiêu thụ), các thông tin về các thành tựu khoa học - công nghệ, các kết quả nghiên cứu về các chuỗi giá trị ưu tiên của địa phương, các sản phẩm mới và các chính sách có liên quan;
1.3. Tạo diễn đàn thông qua các tổ chức: Duy trì và thường xuyên cải thiện chất lượng hoạt động của các tổ chức, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp... Để các tổ chức này thực sự là nơi cung cấp các thông tin, là nơi để các thành viên trong cộng đồng trao đổi những khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống, những nhu cầu nguyện vọng của họ, giúp họ tiếp cận các cơ hội thị trường và đề xuất những giải pháp phù hợp, những hoạt động thiết thực. Qua đó, mở rộng sự tham gia của khối kinh tế tư nhân vào quá trình hợp tác công tư (PPP) tại địa phương;
1.4. Thiết lập các kênh thông tin nhằm công khai hóa chiến lược phát triển, quy hoạch phát triển, dự án phát triển của tỉnh, của huyện để làm cơ sở cho cộng đồng kết nối và xác định các hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp.
2. Các bước lập kế hoạch phát triển KTXH hàng năm cấp huyện.
Các bước lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm cấp huyện được mô tả tại sơ đồ 1. Các bước này cơ bản là những bước đi chung cho công tác lập kế hoạch mỗi cấp, tuy nhiên, phạm vi và mức độ trách nhiệm ở mỗi cấp là khác nhau khi tiến hành lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện.
Bước 1. Chuẩn bị
Mục tiêu: Đảm bảo các điều kiện cho quá trình lập kế hoạch.
Các nội dung cần tiến hành:
a) Ban hành chủ trương lập kế hoạch: UBND các huyện, thành phố, thị xã tiếp thu chủ trương từ UBND tỉnh/Sở Kế hoạch và Đầu tư để ban hành văn bản (mẫu 1) về chủ trương lập kế hoạch. Sau đó, phổ biến rộng rãi chủ trương này tới các ban ngành cấp huyện, các xã/phường/thị trấn, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các doanh nghiệp trên địa bàn. Văn bản này gửi kèm bản kế hoạch thực hiện lập kế hoạch và các mẫu biểu yêu cầu cung cấp (nếu có);
b) UBND các huyện, thành phố, thị xã ban hành quyết định thành lập ban chỉ đạo lập kế hoạch (mẫu 2);
c) Xây dựng các kênh thông tin nhằm phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng, của Nhà nước, của chính quyền địa phương các cấp; chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch phát triển của tỉnh, của huyện; quy hoạch phát triển của các ngành liên quan; các thông tin về các kết quả nghiên cứu liên quan đến các chuỗi giá trị của địa phương;
d) Tổ chức tập huấn về nâng cao nhận thức thị trường, chuỗi giá trị, phân tích chuỗi giá trị và các thông tin khác phục vụ công tác lập kế hoạch;
e) Tổ chức tập huấn phương pháp lập kế hoạch và quán triệt chủ trương lập kế hoạch cho các đối tượng liên quan (bao gồm: Các thành viên ban chỉ đạo cấp huyện và các tổ công tác lập kế hoạch cấp xã),
Sản phẩm của bước 1:
Các văn bản: Mẫu 1, mẫu 2 đã được ban hành;
Các thành viên tham gia nắm vững các nội dung về nhận thức thị trường, chuỗi giá trị, phương pháp phân tích chuỗi giá trị, phương pháp xác định cơ hội thị trường, phương pháp lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm cấp huyện.
Bước 2. Đánh giá tình hình
Mục tiêu: Đánh giá được tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của năm hiện tại, chỉ ra được những kết quả, tồn tại hạn chế, nguyên nhân và giải pháp nhằm thay đổi tình hình năm lập kế hoạch.
Nội dung tiến hành:
Phòng Tài chính – Kế hoạch là đơn vị đầu mối: Chịu trách nhiệm tham mưu các văn bản, hướng dẫn các phòng ban thu thập thông tin, tổng hợp thông tin, dự thảo các bản kế hoạch.
a) Thu thập số liệu cơ bản cấp huyện (sử dụng biểu 1): Phòng Thống kê chủ trì, phối hợp có các phòng/ban cấp huyện;
b) Thống kê các nguồn lực đầu tư trên địa bàn (sử dụng biểu 2): Do Phòng Tài chính – Kế hoạch chủ trì, phối hợp có các phòng/ban cấp huyện. Trong quá trình thu thập số liệu, ngoài các nguồn lực từ ngân sách và các nguồn lực như ngân sách, cần đưa các nguồn lực của các doanh nghiệp trên địa bàn, các nguồn lực khác của cộng đồng có khả năng huy động (đóng góp từ thiện của các doanh nghiệp, đóng góp xây dựng quê hương của con em,...);
c) Xác định các vấn đề, nguyên nhân và giải pháp (sử dụng biểu 3): Công việc này sẽ được triển khai từ các ban/ngành cấp huyện (theo lĩnh vực), chủ trì và tổng hợp là Phòng Tài chính - Kế hoạch. Ở giai đoạn này, vấn đề, nguyên nhân và giải pháp được xác định đang ở mức độ đánh giá chung trên từng lĩnh vực phát triển (kinh tế, xã hội, môi trường, ...) mà chưa có sự gắn kết với các chuỗi sản phẩm cụ thể.
Sản phẩm của bước 2:
Biểu 1 đã điền đầy đủ và chính xác các thông tin của cột (1), cột (2), cột (3), cột (5);
Biểu 2 đã đưa vào các nguồn lực đầu tư trên địa bàn;
Biểu 3 đã xác định rõ các vấn đề, nguyên nhân và giải pháp cho từng lĩnh vực.
Bước 3. Xác định cơ hội thị trường cấp huyện trong năm lập kế hoạch
Mục tiêu: Xác định được các cơ hội thị trường cấp huyện thông qua phân tích và đánh giá các chuỗi giá trị tiềm năng, xác định các chuỗi giá trị ưu tiên, phân tích chuỗi giá trị ưu tiên, từ đó đề xuất các hoạt động nhằm thúc đẩy phát triển các chuỗi giá trị ưu tiên (các cơ hội thị trường).
Nội dung tiến hành:
a) Bước này sẽ kế thừa các kết quả từ lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp xã, đề xuất của các ban/ngành cấp huyện, các thông tin của cấp tỉnh liên quan đến cấp huyện, các thông tin sẽ được phân tích và tổng hợp theo từng lĩnh vực ở các ban ngành cấp huyện, tổng hợp chung bởi Phòng Tài chính – Kế hoạch, được tham vấn bởi ban chỉ đạo lập kế hoạch cấp huyện và được thảo luận để thống nhất tại hội nghị kế hoạch cấp huyện;
b) Phân tích, tổng hợp từ đề xuất chuỗi giá trị ưu tiên cấp xã và của các ngành cấp huyện, xem xét và bổ sung đề xác định các chuỗi giá trị ưu tiên, cấp huyện;
c) Tổng hợp và bổ sung kết quả phân tích chuỗi sản phẩm ưu tiên cấp huyện (sử dụng biểu 4);
d) Đánh giá chuỗi sản phẩm ưu tiên và các hoạt động nâng cấp chuỗi sản phẩm ưu tiên (sử dụng biểu 6).
Sản phẩm của bước 3:
- Biểu 4: Danh mục các chuỗi giá trị được đánh giá và cho điểm dựa trên một hệ thống các tiêu chí, được thống nhất bởi các ban/ngành cấp huyện từ đó xác định được thứ tự ưu tiên của các chuỗi sản phẩm để phân tích;
- Biểu 5: Phân tích, xem xét giá trị tăng thêm trên mỗi giai đoạn của chuỗi giá trị ưu tiên ứng với một đơn vị sản phẩm, các khó khăn/vấn đề tồn tại trên mỗi giai đoạn, nguyên nhân của các vấn đề, các giải pháp được đề xuất nhằm cải thiện, các hoạt động được đề xuất để thực hiện (nên kế thừa kết quả nghiên cứu chuỗi giá trị ưu tiên nếu có);
- Biểu 6: Sử dụng trong quá trình phân tích, tổng hợp ở ban chỉ đạo cấp huyện và hội nghị kế hoạch cấp huyện. Để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và rủi ro từ đó đề xuất những hoạt động phù hợp đưa vào kế hoạch.
Bước 4. Xác định mục tiêu phát triển của cấp huyện
Mục tiêu: Xác định được mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể cùng các chỉ tiêu phát triển của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp huyện.
Nội dung tiến hành:
a) Xác định các mục tiêu cụ thể và các chỉ tiêu phát triển (sử dụng biểu 7): Nội dung này triển khai ở các phòng, ban, ngành cấp huyện. Trên cơ sở kết quả phân tích và đề xuất từ cấp xã, kết quả đánh giá tình hình của mỗi lĩnh vực, mỗi phòng, ban, ngành cấp huyện xây dựng mục tiêu cụ thể cho mỗi lĩnh vực cùng các chỉ tiêu phát triển tương ứng;
b) Xác định mục tiêu tổng quát (sử dụng biểu 7): Ban chỉ đạo lập kế hoạch cấp huyện tổng hợp các mục tiêu cụ thể và mục tiêu tổng quát, thảo luận và thống nhất tại hội nghị cấp huyện để thống nhất.
Sản phẩm của bước 4:
Mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, các chỉ tiêu phát triển của bản kế hoạch đạt được sự nhất trí tại hội nghị kế hoạch cấp huyện.
Bước 5. Xây dựng khung kế hoạch và kế hoạch giám sát đánh giá
Mục tiêu: Xây dựng được dự thảo khung kế hoạch, kế hoạch giám sát và báo cáo tổng hợp kế hoạch năm lập kế hoạch của huyện.
Nội dung tiến hành:
a) Lập khung kế hoạch (sử dụng biểu 8): Nội dung này được tổng hợp từ đề xuất của các xã (biểu 8 cấp xã), kết quả phân tích và tổng hợp theo từng lĩnh vực ở các ban/ngành cấp huyện, tổng hợp chung bởi ban chỉ đạo lập kế hoạch cấp huyện và được thảo luận để thống nhất tại hội nghị kế hoạch cấp huyện;
b) Tổng hợp nhu cầu nguồn lực thực hiện kế hoạch (sử dụng biểu 10 và một phần biểu 11): Nội dung này được thực hiện ở ban chỉ đạo lập kế hoạch cấp huyện trên cơ sở tổng hợp từ kế hoạch cấp xã và đề xuất của các ban/ngành cấp huyện. Trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá lựa chọn phương án các hoạt động ưu tiên cùng nhu cầu nguồn lực tương ứng, đối chiếu với nguồn lực đã xác định ở biểu 2, ban chỉ đạo lập kế hoạch cấp huyện tổng hợp nhu cầu nguồn lực vào biểu 10;
c) Dự thảo bản kế hoạch: Sử dụng mẫu 3. Nội dung này được thực hiện bởi ban chỉ đạo lập kế hoạch cấp huyện, được thảo luận và thống nhất tại hội nghị kế hoạch cấp huyện;
d) Lập khung kế hoạch giám sát, đánh giá biểu 9.
Sản phẩm của bước 5:
- Khung kế hoạch (biểu 8) và khung kế hoạch giám sát, đánh giá (biểu 9): Ở mỗi lĩnh vực do các phòng, ban/ngành cấp huyện đề xuất và sản phẩm được hội nghị kế hoạch cấp huyện nhất trí thông qua;
- Bản tổng hợp nhu cầu nguồn lực thực hiện kế hoạch: Đảm bảo nguồn lực cho các hoạt động của bản kế hoạch, cân đối được nguồn thu và nguồn chi (biểu 10 và biểu 11);
- Bản kế hoạch được soạn thảo đầy đủ, chính xác, đảm bảo tính khả thi cao được hội nghị kế hoạch cấp huyện nhất trí thông qua.
Bước 6. Tham vấn của các phòng ban, các tổ chức, các doanh nghiệp, tham vấn cấp trên và thông qua Hội đồng nhân dân huyện
Mục tiêu: Bản kế hoạch phù hợp với chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh, huyện; phù hợp với quy hoạch ngành cấp tỉnh, cấp huyện; phù hợp với kế hoạch phân bổ ngân sách của tỉnh, phù hợp với kế hoạch trung và dài hạn của huyện và đạt được sự đồng thuận từ cộng đồng, nhận được phê duyệt của Hội đồng nhân dân huyện.
Nội dung tiến hành:
a) Tham vấn: Bản thảo kế hoạch được thảo luận ở cấp xã, các phòng ban/ngành cấp huyện, các tổ chức xã hội nghề nghiệp và các doanh nghiệp trên địa bàn;
b) Tham vấn của Sở Kế hoạch và Đầu tư, các ban/ngành liên quan: Bản dự thảo kế hoạch được trình lên Sở Kế hoạch và Đầu tư; các sở, ban/ngành liên quan của tỉnh để tham vấn dựa trên chiến lược phát triển KT-XH, quy hoạch ngành của tỉnh, huyện; kế hoạch phân bổ ngân sách của tỉnh;
c) Hoàn thiện bản kế hoạch: Trên cơ sở văn bản tham vấn của Sở Kế hoạch và Đầu tư; các sở, ban/ngành cấp tỉnh, ban chỉ đạo lập kế hoạch huyện hoàn thiện bản kế hoạch để trình Hội đồng nhân dân huyện;
d) Hội đồng nhân dân cấp huyện xem xét thông qua: Bản thảo kế hoạch được trình lên Hội đồng nhân dân cấp huyện thảo luận và thông qua bằng Nghị quyết.
Sản phẩm của bước 6:
Bản kế hoạch được Hội đồng nhân dân cấp huyện thông qua bằng Nghị quyết.
Bước 7. Tổ chức thực hiện và giám sát đánh giá
Mục tiêu: Nội dung của bản kế hoạch được các phòng, ban, ngành, các xã, phường, thị trấn và cộng đồng tiếp nhận và chuyển thành những nỗ lực hành động để đạt được những mục tiêu đã đề ra.
Nội dung tiến hành:
a) Tổ chức hội nghị triển khai thực hiện kế hoạch cấp huyện;
b) Tổ chức hội nghị triển khai thực hiện kế hoạch ở cấp xã;
c) Triển khai các hoạt động của kế hoạch;
d) Thống nhất bộ chỉ tiêu, chỉ số cho giám sát đánh giá, triển khai việc giám sát đánh giá.
Sản phẩm của bước 7:
a) Các chỉ tiêu KH hoàn thành;
b) Các mục tiêu phát triển của cấp huyện đạt được.
Sơ đồ 1. Các bước lập kế hoạch PTKTXH cấp huyện
3. Phân cấp và tiến trình lập kế hoạch.
Sự phân cấp và tiến trình thực hiện lập kế hoạch được mô tả ở Sơ đồ 2. Mặc dù công việc lập kế hoạch ở các cấp có những điểm tương đồng, tuy nhiên, dưới đây chỉ trình bày những nội dung liên quan đến lập kế hoạch cấp huyện.
3.1. Các công việc được triển khai ở cấp xã.
Các công việc được triển khai ở cấp xã đã được giới thiệu tại cuốn “Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp xã”. Các công việc được mô tả dưới đây chỉ nhằm mục đích kết nối các công việc giữa quá trình lập kế hoạch cấp xã với tiến trình lập kế hoạch cấp huyện.
Sau khi nhận được hướng dẫn từ Phòng Tài chính - Kế hoạch, các xã triển khai công tác lập kế hoạch theo qui trình lập kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm cấp xã.
Các xã gửi thông tin cơ bản gồm: Biểu 1, Biểu 2, Biểu 4, Biểu 8, Biểu 10a; Biểu 10b, lên ban chỉ đạo cấp huyện lập kế hoạch cấp huyện trước ngày 10/8 hàng năm.
3.2. Các công việc được triển khai ở cấp huyện.
a) Công việc triển khai thường xuyên ở cấp huyện.
Hỗ trợ và tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hội, hiệp hội, hợp tác xã chia sẻ kinh nghiệm và có môi trường phát triển.
Xây dựng hệ thống thông tin thị trường ở cấp huyện thông qua trang thông tin điện tử của các huyện, thành phố, thị xã. cần phổ biến các chính sách mới, chiến lược phát triển và quy hoạch phát triển của tỉnh, huyện/thành phố/thị xã, quy hoạch phát triển của các sản phẩm ưu tiên (nếu có), kết quả nghiên cứu liên quan đến các chuỗi giá trị ưu tiên (nếu có)... Xây dựng các chương trình phát thanh, truyền hình cung cấp thông tin thị trường và các thông tin liên quan khác...
Tổ chức các khóa tập huấn nâng cao nhận thức thị trường, chuỗi giá trị, phương pháp phân tích chuỗi giá trị và nâng cấp/tạo chuỗi giá trị mới để thu được lợi ích khi tham gia vào thị trường cho các thành viên ban chỉ đạo lập kế hoạch cấp huyện, các phòng, ban chuyên môn, các tổ chức xã hội nghề nghiệp và các doanh nghiệp liên quan.
b) Công việc của tháng 6:
Thực hiện bước 1H. Chuẩn bị:
Tiếp thu chủ trương lập kế hoạch từ Sở Kế hoạch và Đầu tư;
Ban hành văn bản về chủ trương lập kế hoạch cấp huyện;
Ban hành quyết định về thành lập ban chỉ đạo lập kế hoạch cấp huyện (mẫu 2);
Tổ chức hội nghị triển khai công tác lập kế hoạch cấp huyện;
Hướng dẫn quy trình lập kế hoạch cho các thành phần liên quan;
Ban chỉ đạo lập kế hoạch cấp huyện lập biểu 1, biểu 2 để cung cấp cho các bộ phận liên quan.
c) Công việc của tháng 7:
Thực hiện các bước 2N; 3N; 5N ở các phòng ban/ngành cấp huyện.
Các phòng ban/ngành cấp huyện chủ động xây dựng KH của ngành/lĩnh vực mình, trên cơ sở những thông tin đã được cung cấp từ cấp xã, ban chỉ đạo cấp huyện, các sở, ban/ngành cấp tỉnh...
Sản phẩm gửi về ban chỉ đạo lập kế hoạch cấp huyện.
d) Công việc tháng 8, 9:
Thực hiện các bước 2H; 3H; 4H; 5H. Triển khai bởi ban chỉ đạo lập kế hoạch cấp huyện;
Trên cơ sở khung kế hoạch đề xuất từ các phòng ban/ngành cấp huyện và kế hoạch Phát triển KT - XH hàng năm của các xã, phường, thị trấn, ban chỉ đạo lập kế hoạch cấp huyện rà soát, tổng hợp, hoàn thiện các biểu từ biểu 1 đến biểu 11; hoàn thành bản kế hoạch theo mẫu 3 để trình lên hội nghị kế hoạch cấp huyện (lưu ý sử dụng có hiệu quả công cụ phân tích SWOT trong việc đánh giá chuỗi ưu tiên, xác định hoạt động ưu tiên để cung cấp thông tin cho hội nghị kế hoạch cấp huyện).
Tổ chức hội nghị lập kế hoạch cấp huyện:
+ Thành phần của hội nghị: Ban chỉ đạo lập kế hoạch cấp huyện, Thường trực Huyện ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân huyện, đại diện các ban/ngành cấp huyện, đại diện UBND các xã/phường/thị trấn, đại diện HTX, hiệp hội doanh nghiệp/doanh nghiệp và đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư (mời tham dự).
+ Chủ trì hội nghị: Chủ tịch/Phó Chủ tịch UBND cấp huyện và Ban chỉ đạo lập kế hoạch cấp huyện;
+ Nội dung triển khai:
* Chuẩn bị:
Bản dự thảo kế hoạch được gửi cùng giấy mời hội nghị đến với các thành viên tham dự trước ít nhất trước 3 ngày; các biểu tổng hợp cấp huyện từ biểu 1 đến biểu 11 được trình bày trên máy chiếu hoặc giấy A0 treo lên mặt trước của hội trường và trên giấy A4 kèm theo bản kế hoạch để các đại biểu tiện góp ý và thảo luận.
* Tổ chức hội nghị:
Tuyên bố lý do;
Báo cáo tóm tắt quá trình thực hiện công tác lập kế hoạch và nội dung bản kế hoạch (đặc biệt tập trung những vấn đề như lựa chọn chuỗi ưu tiên, hoạt động ưu tiên gắn với nguồn lực thực hiện);
Thảo luận đi đến thống nhất: Những nội dung đồng ý với bản dự thảo, những nội dung cần hoàn thiện;
* Ban chỉ đạo lập kế hoạch cấp huyện hoàn thiện nội dung dự thảo bản kế hoạch theo kết luận của hội nghị kế hoạch cấp huyện, gửi sở KH&ĐT và các sở, ngành liên quan xin ý kiến tham vấn.
e) Công việc của tháng 10, 11: Thực hiện bước 6H.
Ban chỉ đạo lập kế hoạch cấp huyện tổ chức xin tham vấn về bản dự thảo kế hoạch của HĐND huyện, các ban/ngành cấp huyện, các xã/phường/thị trấn, các HTX, các hội/hiệp hội/doanh nghiệp... trên địa bàn.
g) Công việc của tháng 12:
Thực hiện bước 6H, 7H.
Ban chỉ đạo lập kế hoạch cấp huyện tổng hợp các ý kiến tham vấn sau khi có ý kiến tham vấn của Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ngành cấp tỉnh; ý kiến tham vấn từ HĐND, các phòng, ban/ngành cấp huyện, UBND các xã, phường, thị trấn, các hợp tác xã, các hội/hiệp hội/doanh nghiệp trên địa bàn chỉnh sửa, hoàn thiện bản báo cáo tổng hợp kế hoạch phát triển KT - XH, lập hồ sơ trình HĐND cấp huyện và được thông qua bằng Nghị quyết theo qui định hiện hành;
UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch hàng năm.
Sơ đồ 2. Mô tả quá trình phân cấp các bước lập kế hoạch phát triển KTXH cấp huyện trong tiến trình lập kế hoạch hàng năm
II. PHỤ LỤC
Biểu 1. SÓ LIỆU CƠ BẢN CẤP HUYỆN
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
SỐ LIỆU CƠ BẢN HUYỆN/ THÀNH PHỐ/ THỊ XÃ...
STT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
Thực hiện năm trước |
Kết quả thực hiệu năm nay |
Kế hoạch năm sau |
Năm nay so với năm trước (%) |
Năm sau so với năm nay (%) |
|
Kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm |
Ước thực hiện cả năm |
|||||||
A |
B |
C |
1 |
2 |
3 |
4 |
5=4/1*100 |
6=5/4*100 |
I |
ĐẤT ĐAI, DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Tổng diện tích đất tự nhiên |
ha |
|
|
|
|
|
|
|
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Đất nông nghiệp |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
- Đất phi nông nghiệp |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
- Đất chưa sử dụng |
“ |
|
|
|
|
|
|
2 |
Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn |
Người |
|
|
|
|
|
|
|
+ Nam |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
+ Nữ |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
+ Thành thị |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
+ Nông thôn |
“ |
|
|
|
|
|
|
3 |
Tổng số hộ dân cư |
hộ |
|
|
|
|
|
|
|
+ Thành thị |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
+ Nông thôn |
“ |
|
|
|
|
|
|
4 |
Số trẻ em mới sinh |
trẻ |
|
|
|
|
|
|
|
+ Nam |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
+ Nữ |
“ |
|
|
|
|
|
|
5 |
Số người chết |
người |
|
|
|
|
|
|
6 |
Số người chuyển đến |
người |
|
|
|
|
|
|
7 |
Số người chuyển đi |
người |
|
|
|
|
|
|
8 |
Số cặp vợ chồng sinh con thứ 3 trở lên |
cặp |
|
|
|
|
|
|
9 |
Số lao động được tạo việc làm |
nghìn người |
|
|
|
|
|
|
|
+ Thành thị |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
+ Nông thôn |
“ |
|
|
|
|
|
|
10 |
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên |
‰ |
|
|
|
|
|
|
II |
CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ |
|
|
|
|
|
|
|
11 |
Giá trị sản xuất một số ngành kinh tế theo giá hiện hành |
triệu đồng |
|
|
|
|
|
|
|
- Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
- Công nghiệp và Xây dựng |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
+ Công nghiệp |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
+ Xây dựng |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
- Dịch vụ |
“ |
|
|
|
|
|
|
12 |
Giá trị sản xuất một số ngành kinh tế theo giá so sánh 2010 |
triệu đồng |
|
|
|
|
|
|
|
- Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
- Công nghiệp và Xây dựng |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
+ Công nghiệp |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
+ Xây dựng |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
- Dịch vụ |
“ |
|
|
|
|
|
|
13 |
Số cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản |
cơ sở |
|
|
|
|
|
|
|
+ Công nghiệp |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
+ Xây dựng |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
+ Thương mại, dịch vụ |
“ |
|
|
|
|
|
|
14 |
Số lao động trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản |
người |
|
|
|
|
|
|
|
+ Công nghiệp |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
+ Xây dựng |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
+ Thương mại, dịch vụ |
“ |
|
|
|
|
|
|
15 |
Số doanh nghiệp trên địa bàn |
doanh nghiệp |
|
|
|
|
|
|
|
+ Nông, lâm nghiệp và thủy sản |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
+ Công nghiệp |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
+ Xây dựng |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
+ Thương mại, dịch vụ |
“ |
|
|
|
|
|
|
16 |
Số hợp tác xã trên địa bàn |
HTX |
|
|
|
|
|
|
|
+ Nông, lâm nghiệp và thủy sản |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
+ Công nghiệp |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
+ Xây dựng |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
+ Thương mại, dịch vụ |
“ |
|
|
|
|
|
|
17 |
Vốn đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN do cấp huyện quản lý |
triệu đồng |
|
|
|
|
|
|
18 |
Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn |
triệu đồng |
|
|
|
|
|
|
|
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Thu trên địa bàn |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
- Thu từ ngân sách cấp trên |
“ |
|
|
|
|
|
|
19 |
Tổng chi NSNN trên địa bàn |
triệu đồng |
|
|
|
|
|
|
|
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
|
+ Chi đầu tư phát triển |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
+ Chi thường xuyên |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
+ Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
+ Chi nộp ngân sách cấp trên |
“ |
|
|
|
|
|
|
20 |
Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản |
triệu đồng |
|
|
|
|
|
|
|
- Đất nông nghiệp |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
- Đất lâm nghiệp |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
- Đẩt nuôi trồng thủy sản |
“ |
|
|
|
|
|
|
21 |
Diện tích trồng lúa cả năm |
ha |
|
|
|
|
|
|
|
- Đông xuân |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
- Hè thu |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
- Mùa |
“ |
|
|
|
|
|
|
22 |
Năng suất lúa cả năm |
tấn/ha |
|
|
|
|
|
|
|
- Đông xuân |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
- Hè thu |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
- Mùa |
“ |
|
|
|
|
|
|
23 |
Sản lượng lúa cả năm |
tấn |
|
|
|
|
|
|
|
- Đông xuân |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
- Hè thu |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
- Mùa |
“ |
|
|
|
|
|
|
24 |
Diện tích trồng ngô cả năm |
ha |
|
|
|
|
|
|
25 |
Năng suất ngô cả năm |
tạ/ha |
|
|
|
|
|
|
26 |
Sản lượng ngô cả năm |
tấn |
|
|
|
|
|
|
27 |
Diện tích gieo trồng một số cây chất bột lấy củ |
ha |
|
|
|
|
|
|
|
- Khoai lang |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
- Sắn |
“ |
|
|
|
|
|
|
28 |
Năng suất một số cây chất bột lấy củ |
tạ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
- Khoai lang |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
- Sắn |
“ |
|
|
|
|
|
|
29 |
Sản lượng một số cây chất bột lấy củ |
tấn |
|
|
|
|
|
|
|
- Khoai lang |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
- Sắn |
“ |
|
|
|
|
|
|
30 |
Diện tích một số cây công nghiệp hàng năm |
ha |
|
|
|
|
|
|
|
- Lạc |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
- Đậu |
“ |
|
|
|
|
|
|
31 |
Năng suất một số cây công nghiệp hàng năm |
tạ/ha |
|
|
|
|
|
|
|
- Lạc |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
- Đậu |
“ |
|
|
|
|
|
|
32 |
Sản lượng một số cây công nghiệp hàng năm |
tấn |
|
|
|
|
|
|
|
- Lạc |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
- Đậu |
“ |
|
|
|
|
|
|
33 |
Diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm |
ha |
|
|
|
|
|
|
|
- Chè |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
- Cao su |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
- Cam |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
- Bưởi |
“ |
|
|
|
|
|
|
34 |
Sản lượng một số cây công nghiệp lâu năm |
tấn |
|
|
|
|
|
|
|
- Chè (Búp khô) |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
- Cao su (Mủ khô) |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
- Cam |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
- Bưởi |
“ |
|
|
|
|
|
|
35 |
Số lượng gia súc |
con |
|
|
|
|
|
|
|
- Trâu |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
- Bò |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
- Lợn |
“ |
|
|
|
|
|
|
36 |
Số lượng đàn hươu |
con |
|
|
|
|
|
|
37 |
Số lượng gia cầm |
nghìn con |
|
|
|
|
|
|
38 |
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng |
tấn |
|
|
|
|
|
|
|
Trong đó: Thịt lợn |
“ |
|
|
|
|
|
|
39 |
Diện tích rừng trồng tập trung |
ta |
|
|
|
|
|
|
40 |
Sản lượng gỗ khai thác |
m3 |
|
|
|
|
|
|
41 |
Diện tích nuôi trồng thủy sản |
ha |
|
|
|
|
|
|
|
Trong đó: Tôm |
“ |
|
|
|
|
|
|
42 |
Sản lượng thủy sản |
tấn |
|
|
|
|
|
|
|
- Sản lượng khai thác |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
- Sản lượng nuôi trồng |
“ |
|
|
|
|
|
|
43 |
Số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới |
xã |
|
|
|
|
|
|
44 |
Sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Sản phẩm… |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Sản phẩm… |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Sản phẩm… |
|
|
|
|
|
|
|
45 |
Tổng mức bán lẻ hàng hóa theo giá thực tế |
triệu đồng |
|
|
|
|
|
|
46 |
Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống theo giá thực tế |
triệu đồng |
|
|
|
|
|
|
III |
XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG |
|
|
|
|
|
|
|
47 |
Tổng số trường học |
trường |
|
|
|
|
|
|
|
- Mầm non |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
- Tiểu học |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
- Trung học cơ sở |
“ |
|
|
|
|
|
|
48 |
Số lớp học |
lớp |
|
|
|
|
|
|
|
- Mầm non |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
- Tiểu học |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
- Trung học cơ sở |
“ |
|
|
|
|
|
|
49 |
Số giáo viên |
người |
|
|
|
|
|
|
|
- Mầm non |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
- Tiểu học |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
- Trung học cơ sở |
“ |
|
|
|
|
|
|
50 |
Số học sinh |
người |
|
|
|
|
|
|
|
- Mầm non |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
- Tiểu học |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
- Trung học cơ sở |
“ |
|
|
|
|
|
|
51 |
Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp học |
% |
|
|
|
|
|
|
|
- Mầm non |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
- Tiểu học |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
- Trung học cơ sở |
“ |
|
|
|
|
|
|
52 |
Tỷ lệ học sinh chuyển cấp |
% |
|
|
|
|
|
|
|
- Mầm non |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
- Tiểu học |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
- Trung học cơ sở |
“ |
|
|
|
|
|
|
53 |
Tỷ lệ học sinh bỏ học |
% |
|
|
|
|
|
|
|
- Mầm non |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
- Tiểu học |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
- Trung học cơ sở |
“ |
|
|
|
|
|
|
54 |
Số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi |
xã/ phường/ thị trấn |
|
|
|
|
|
|
55 |
Số cơ sở y tế do cấp huyện quản lý |
cơ sở |
|
|
|
|
|
|
|
- Bệnh viện |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
- Phòng khám đa khoa khu vực |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
- Trạm y tế xã, phường |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
- Trạm y tế của cơ quan, xí nghiệp |
“ |
|
|
|
|
|
|
56 |
Số giường bệnh |
giường |
|
|
|
|
|
|
|
- Bệnh viện |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
- Phòng khám đa khoa khu vực |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
- Trạm y tế xã, phường |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
- Trạm y tế của cơ quan, xí nghiệp |
“ |
|
|
|
|
|
|
57 |
Số cán bộ ngành y do cấp huyện quản lý |
người |
|
|
|
|
|
|
|
- Bác sĩ (Kể cả tiến sĩ, thạc sĩ, chuyên khoa) |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
- Y sĩ |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
- Y tá |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
- Hộ sinh |
“ |
|
|
|
|
|
|
58 |
Số cán bộ ngành dược do cấp huyện quản lý |
người |
|
|
|
|
|
|
|
- Dược sĩ (Kể cả tiến sĩ, thạc sĩ, chuyên khoa) |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
- Dược sĩ trung cấp |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
- Dược tá |
“ |
|
|
|
|
|
|
59 |
Số trạm y tế xã/phường/thị trấn có bác sỹ |
trạm y tế |
|
|
|
|
|
|
60 |
Số trạm y tế xã/phường/thị trấn có hộ sinh hoặc y sĩ sản khoa |
trạm y tế |
|
|
|
|
|
|
61 |
Số xã/phường/thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế |
xã/ phường/ thị trấn |
|
|
|
|
|
|
62 |
Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin |
% |
|
|
|
|
|
|
63 |
Tỷ lệ hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa |
% |
|
|
|
|
|
|
64 |
Số hộ dân cư nghèo, cận nghèo theo tiêu chuẩn của Chính phủ |
hộ |
|
|
|
|
|
|
|
+ Số hộ nghèo |
“ |
|
|
|
|
|
|
|
+ Số hộ cận nghèo |
“ |
|
|
|
|
|
|
65 |
Tỷ lệ hộ dân cư dùng nước sạch, hố xí hợp vệ sinh |
% |
|
|
|
|
|
|
66 |
Số nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa, nhà tình thương được xây dựng và bàn giao cho các hộ dân cư sử dụng |
nhà |
|
|
|
|
|
|
|
…., ngày …. tháng …. năm 201… |
Biểu 2. THỐNG KÊ NGUỒN LỰC ĐẦU TƯ ĐÃ XÁC ĐỊNH TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN/THÀNH PHỐ/THỊ XÃ...
NĂM...
TT |
Tên nguồn lực đầu tư |
Mục tiêu |
Hoạt động |
Dự kiến kinh phí năm lập kế hoạch (tr.đồng) |
Cách thức huy động |
1. |
Ngân sách |
|
|
|
|
1.1 |
Ngân sách huyện |
|
|
|
|
1.2 |
Ngân sách cấp trên |
|
|
|
|
|
Ngân sách trung ương |
|
|
|
|
|
Ngân sách Tỉnh |
|
|
|
|
2. |
Các chương trình mục tiêu đầu tư như ngân sách |
|
|
|
|
2.1 |
… |
|
|
|
|
2.2 |
… |
|
|
|
|
… |
… |
|
|
|
|
3. |
Doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn |
|
|
|
|
3.1 |
Doanh nghiệp A |
|
|
|
|
3.2 |
Doanh nghiệp B |
|
|
|
|
|
Hợp tác xã … |
|
|
|
|
|
Tổ hợp tác ... |
|
|
|
|
… |
… |
|
|
|
|
4 |
Nguồn dân đầu tư |
|
|
|
|
5 |
Nguồn khác |
|
|
|
|
Lưu ý:
- Mục tiêu của biểu số 2 là xác định rõ các nguồn đầu tư đã được xác định để đưa vào sử dụng trong năm lập kế hoạch (số liệu đã có hoặc đã có thông báo).
- Số liệu được cung cấp từ Phòng Tài chính - Kế hoạch, các phòng, ban, đơn vị, các doanh nghiệp, các sở, ban, ngành và cấp xã...
Biểu 3. PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP HUYỆN/THÀNH PHỐ/THỊ XÃ
NĂM ...
Lĩnh vực |
Vấn đề/Khó khăn |
Nguyên nhân |
Giải pháp |
Kinh tế |
|
|
|
………… |
|
|
|
………… |
|
|
|
Xã hội |
|
|
|
……….. |
|
|
|
……….. |
|
|
|
An ninh quốc phòng |
|
|
|
……….. |
|
|
|
……….. |
|
|
|
Lưu ý:
- Khi phân tích cần tập trung vào các vấn đề trọng tâm thuộc các lĩnh vực trên, đề xuất giải pháp thực hiện hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa phương;
- Giải pháp: Là những hoạt động đề xuất để khắc phục, giải quyết những khó khăn mà cộng đồng đang gặp phải (lượng hóa bằng các số liệu cụ thể).
Biểu 4. TỔNG HỢP CÁC CHUỖI SẢN PHẨM TIỀM NĂNG, KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP THỨ TỰ ƯU TIÊN
NĂM...
TT |
Tên chuỗi sản phẩm |
Tiêu chí đánh giá |
Tổng điểm |
Thứ tự ưu tiên |
||||
… |
… |
… |
… |
… |
||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
7 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lưu ý:
- Dùng tổng hợp các chuỗi sản phẩm ưu tiên của các xã và các ban/ngành cấp huyện đề xuất, từ đó lựa chọn các chuỗi giá trị ưu tiên cấp huyện,
- Các tiêu chí đưa ra ở trên chỉ là những ví dụ, tiêu chí sẽ có được trên sự tổng hợp từ đề xuất của các xã, các ban ngành cấp huyện và bổ sung, hoàn thiện bởi Tổ công tác cấp huyện.
- Gợi ý: Hệ thống tiêu chí có thể là: Quy mô chuỗi sản phẩm, chuỗi sản phẩm phù hợp với chính sách/định hướng chung của tỉnh/ của huyện...
Biểu 5. PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM HUYỆN/THÀNH PHỐ/THỊ XÃ...
SẢN PHẨM: …………………….
NĂM .....
Các giai đoạn của Nội dung cần phân tích |
Cung ứng |
Sản xuất |
… |
… |
Tiêu thụ |
Tổng giá trị |
Giá trị/ đơn vị sản phẩm của mỗi giai đoạn. (Ví dụ: Chuỗi sản phẩm cam/lợn (triệu đ/tấn)) |
|
|
|
|
|
|
Vấn đề/khó khăn đang gặp phải (những khó khăn về kỹ thuật, tổ chức, chính .sách và cơ sở hạ tầng) |
|
|
|
|
|
|
Nguyên nhân của các vấn đề/khó khăn |
|
|
|
|
|
|
Các giải pháp để giải quyết các vấn đề/khó khăn (Lưu ý: những giải pháp kỹ thuật, tổ chức, chính sách - thể chế và cơ sở hạ tầng) |
|
|
|
|
|
|
Các hoạt động được đề xuất (có số liệu cụ thể) |
|
|
|
|
|
|
Biu 6. ĐÁNH GIÁ ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CHUI SẢN PHM HUYỆN/THÀNH PHỐ/THỊ XÃ ...
SẢN PHẨM …………
NĂM .....
(sử dụng công cụ SWOT)
Điểm mạnh: (Là những yếu tố nằm bên trong cộng đồng, giúp cho cộng đồng nhận được lợi ích lớn hơn từ chuỗi sản phẩm)
|
Điểm yếu/khó khăn: (Là những yếu tố nằm bên trong cộng đồng, cản trở cộng đồng nhận được lợi ích lớn hơn từ chuỗi sản phẩm) |
Cơ hội: (Là những yếu tố có lợi nằm bên ngoài cộng đồng, cần phải tranh thủ tận dụng chớp lấy để đạt được lợi ích lớn hơn từ chuỗi sản phẩm)
|
Các hoạt động cải thiện được đề xuất: |
Thách thức/rủi ro: (Là những nguy cơ, rủi ro bên ngoài cộng đồng, cần có biện pháp thích ứng để có được lợi ích lớn hơn từ chuỗi sản phẩm)
|
Biểu 7. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU KẾ HOẠCH HUYỆN/THÀNH PHỐ/THỊ XÃ ………………
NĂM ….
(Sử dụng công cụ phân tích cây mục tiêu)
Lưu ý:
- Mục tiêu tổng quát là thể hiện trạng thái mà huyện sẽ đạt được vào cuối năm kế hoạch;
- Một mục tiêu kế hoạch có thể được phản ảnh qua nhiều chỉ tiêu kế hoạch;
Mục tiêu cụ thể do các ban/ngành tnh toán đề xuất UBND các huyện, thành phố, thị xã quyết định;
- Sử dụng để Quyết nghị trong kỳ họp của HĐND cấp huyện trước khi được thông qua.
Biểu 8. TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH HUYỆN/THÀNH PHỐ/THỊ XÃ ...
NĂM ………
Thứ tự ưu tiên |
Lĩnh vực/Hoạt động |
Chuỗi ưu tiên/ chương trình ưu tiên |
ĐVT |
Số lượng |
Địa điểm |
Thời gian thực hiện |
Tổ chức/đơn vị thực hiện |
Kinh phí (triệu đồng) |
Nguồn |
|||
Tổng |
Ngân sách huyện |
Dân góp |
Đề xuất hỗ trợ |
|||||||||
I |
Ngành/lĩnh vực ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1 |
Dự án/đề án/hoạt động |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.2 |
Dự án/đề án/hoạt động |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
Ngành/lĩnh vực ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1 |
Dự án/đề án/hoạt động |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.2 |
Dự án/đề án/hoạt động |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lưu ý:
- Các số liệu của biểu này được tổng hợp từ đề xuất của các xã/phường/thị trấn, các ban/ngành cấp huyện;
- Nếu nguồn vốn hỗ trợ của những chương trình mà được chia thành những nội dung có mục tiêu riêng và nguồn kinh phí riêng thì tại cột nguồn hỗ trợ cần chỉ rõ nguồn vốn của nội dung cụ thể để tiện cho quá trình lập kế hoạch.
Biểu 9. KHUNG GIÁM SÁT KẾ HOẠCH HUYỆN/THÀNH PHỐ/THỊ XÃ ...NĂM...
TT |
Lĩnh vực/ hoạt động |
Chỉ số hoàn thành |
Thời gian thực hiện |
Tổ chức/ đơn vị thực hiện |
Người/tổ chức/đơn vị giám sát |
|
Bắt đầu |
Kết thúc |
|||||
I |
Ngành/lĩnh vực... |
|
|
|
|
|
1.1 |
|
|
|
|
|
|
1.2 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
II |
Ngành/lĩnh vực... |
|
|
|
|
|
2.1 |
|
|
|
|
|
|
2.2 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
Ví dụ: Chỉ số hoàn thành của hoạt động:
a) Trồng trọt: Năng suất, sản lượng và thu nhập.
b) Xây dựng kênh mương: Qui mô công trình, diện tích tưới...vv.
c) Tập huấn: Số lớp tổ chức, số người tham dự/số ngày...
d) ….
Biểu 10. TỔNG HỢP TÌNH HÌNH THỰ HIỆN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ NĂM 201.... VÀ DỰ KIẾN KẾ HOẠCH NĂM 201...
(Biểu mẫu kèm theo văn bản số 929/KHĐT-QHTH ngày 07/7/2014 của Sở Kế hoạch và Đầu tư)
Đơn vị: triệu đồng
STT |
Nguồn vốn |
Vốn năm 2015 |
Dự kiến kế hoạch vốn năm 2016 |
Ghi chú |
||
KH giao đầu năm |
Thực hiện từ 01/01/2015 đến 30/6/2015 |
Ước thực hiện cả năm 2015 |
||||
|
TỔNG SỐ |
|
|
|
|
|
1 |
Vốn trong cân đối NSĐP |
|
|
|
|
|
a |
Vốn ngân sách cấp huyện |
|
|
|
|
|
|
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
- Vốn XDCB tập trung (vốn phân cấp) |
|
|
|
|
|
|
- Thu tiền sử dụng đất |
|
|
|
|
|
b |
Vốn ngân sách cấp xã |
|
|
|
|
|
|
Trong đó: Thu tiền sử dụng đất |
|
|
|
|
|
2 |
Đầu tư từ nguồn vốn tư nhân và dân cư (cấp huyện, cấp xã trực tiếp quản lý) |
|
|
|
|
|
|
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
- Đầu tư qua hình thức BOT |
|
|
|
|
|
|
- Đầu tư qua hình thức BT |
|
|
|
|
|
|
- Đầu tư qua hình thức PPP |
|
|
|
|
|
3 |
Đầu tư các nguồn vốn khác thuộc cấp huyện, cấp xã quản lý (ghi cụ thể nguồn vốn) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Biểu 11. BIỂU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH HÀNG NĂM
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BIỂU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NĂM ...
ĐVT: triệu đồng.
TT |
Nội dung |
Số dự toán |
A |
Tổng thu NSNN trên địa bàn (1) |
|
1 |
Thu nội địa |
|
2 |
Thu từ xuất, nhập khẩu |
|
3 |
Thu viện trợ không hoàn lại |
|
B |
Thu ngân sách huyện |
|
1 |
Thu ngân sách huyện hưởng theo phân cấp |
|
- |
Các khoản thu NS huyện hưởng 100% |
|
- |
Các khoản thu phân chia NS huyện hưởng theo tỷ lệ % |
|
2 |
Bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh |
|
- |
Bổ sung cân đối ngân sách |
|
- |
Bổ sung có mục tiêu |
|
C |
Chi ngân sách huyện |
|
1 |
Chi đầu tư phát triển |
|
2 |
Chi thường xuyên |
|
3 |
Dự phòng |
|
|
…., ngày tháng năm.... TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Mẫu 1. VĂN BẢN CHỈ ĐẠO, HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………./UBND |
……….., ngày …. tháng ….. năm 201… |
Kính gửi: |
- Các phòng, ban/ngành, đoàn thể; |
Để chuẩn bị cho công tác xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm ……….. của huyện; UBND huyện yêu cầu các ban, ngành, đoàn thể, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp đóng trên địa bàn và các Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn triển khai công tác thu thập thông tin, xây dựngmục tiêu, đề xuất giải pháp và dự tính nguồn lực thực hiện kế hoạch năm …………. thuộc lĩnh vực/đơn vị phụ trách.
Bản báo cáo tổng hợp kế hoạch và các biểu mẫu kèm theo gửi về Phòng kế hoạch - tài chính trước ngày ……/tháng ….../.năm……… để tổng hợp.
Đề nghị các ban/ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, các xã, phường, thị trấn và doanh nghiệp trên địa bàn triển khai phối hợp thực hiện./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Mẫu 2. THÀNH LẬP BAN CHỈ ĐẠO LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KTXH
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………./QĐ-UBND |
………., ngày …. tháng …. năm 201… |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÀNH LẬP BAN CHỈ ĐẠO LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 201….
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND - UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Thực hiện văn bản số …… ngày.../..../201....của... Hà Tĩnh, về việc hướng dẫn lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 201...;
Xét đề nghị của Ông Trưởng Phòng Kế hoạch - tài chính,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Thành lập Ban chỉ đạo lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 201.. gồm các ông, bà (có danh sách kèm theo).
Điều 2. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ phối hợp với các phòng, ban, ngành cấp huyện, UBND cácxã/phường/thị trấn, các cơ quan, đơn vị liên quan lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội theo định hướng thị trường của huyện năm……
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND huyện, các ông (bà) có tên tại Điều 1 và các thành phần liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH SÁCH THÀNH VIÊN BAN CHỈ ĐẠO
Ban hành kèm theo Quyết định số: .../QĐ-UBND ngày …./…./….. của UBND...
TT |
Họ và Tên |
Chức vụ |
Phân công nhiệm vụ |
1 |
|
Chủ tịch/P. Chủ tịch UBND |
Trưởng ban |
2 |
|
Phó Chủ tịch/Trưởng phòng KHTC |
Phó Trưởng ban |
3 |
|
|
Ban viên |
4 |
|
|
Ban viên |
5 |
|
|
Ban viên |
… |
|
|
|
|
|
|
|
Mẫu 3. MẪU SOẠN THẢO BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CẤP HUYỆN
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
NĂM …
PHẦN I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM ...
Đưa ra một đánh giá chung: Bao gồm việc xem xét tổng thể các mục tiêu và chỉ tiêu lớn của kế hoạch năm đang thực hiện có thực hiện được không. Nếu không đạt được thì tại sao và rút ra bài học kinh nghiệm cho năm lập kế hoạch.
Đánh giá cụ thể: Để giúp cho việc định hướng mục tiêu cho năm lập kế hoạch được khả thi và gắn kết với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn, cần đánh giá các thành tựu đạt được cũng như những tồn đọng của các lĩnh vực/các ngành, trong mỗi lĩnh vực/ngành có thể chia theo các lĩnh vực còn tùy thuộc cơ cấu của mỗi lĩnh vực/ngành. Đánh giá tất cả các mục tiêu và giải pháp được đưa ra trong năm thực hiện kế hoạch xem mục tiêu nào đã đạt được và chưa được, nguyên nhân tại sao.
I. Những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện kế hoạch phát triển KTXH 6 tháng đầu năm...
1. Thuận lợi cần phát huy và khai thác
1.1. Các yếu tố ở địa bàn huyện
1.2. Các yếu tố bên ngoài
2. Những khó khăn, hạn chế
2.1. Các yếu tố ở địa bàn huyện
2.2. Các yếu tố bên ngoài
II. Kết quả thực hiện kế hoạch
2.1. Kinh tế
2.1.1. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
a) Trồng trọt
Kết quả đạt được:
+ Năng suất:
+ Sản lượng:
+ Giá trị:
Những tồn tại:
Nguyên nhân tồn tại:
Đề xuất giải pháp khắc phục:
b) Chăn nuôi
Kết quả đạt được:
Những tồn tại:
Nguyên nhân tồn tại:
Đề xuất giải pháp khắc phục:
c) Thủy sản:
Kết quả đạt được:
Những tồn tại:
Nguyên nhân tồn tại:
Đề xuất giải pháp khắc phục:
d) Lâm nghiệp
Kết quả đạt được:
Những tồn tại:
Nguyên nhân tồn tại:
Đề xuất giải pháp khắc phục:
2.1.2. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Kết quả đạt được:
Những tồn tại:
Nguyên nhân tồn tại:
Đề xuất giải pháp khắc phục:
2.1.3. Thương mại và dịch vụ
Kết quả đạt được:
Những tồn tại:
Nguyên nhân tồn tại:
Đề xuất giải pháp khắc phục:
2.2. Văn hóa xã hộ
2.2.1. Giáo dục và dạy nghề
Kết quả đạt được:
Những tồn tại:
Nguyên nhân tồn tại:
Đề xuất giải pháp khắc phục:
2.2.2. Y tế, dân số, KHH gia đình
Kết quả đạt được:
Những tồn tại:
Nguyên nhân tồn lại:
Đề xuất giải pháp khắc phục:
2.2.3. Văn hóa thông tin, thể dục thể thao
Kết quả đạt được:
Những tồn tại:
Nguyên nhân tồn tại:
Đề xuất giải pháp khắc phục:
2.3. Hạ tầng kỹ thuật và môi trường
2.3.1. Giao thông, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Kết quả đạt được:
Những tồn tại:
Nguyên nhân tồn tại:
Đề xuất giải pháp khắc phục:
2.3.2. Tài nguyên môi trường
Kết quả đạt được:
Những tồn tại:
Nguyên nhân tồn tại:
Đề xuất giải pháp khắc phục:
2.3.3. Chương trình dự án
Kết quả đạt được:
Những tồn tại:
Nguyên nhân tồn tại:
Đề xuất giải pháp khắc phục:
2.4. Thực hiện chính sách xã hội và quản lý chính quyền
2.4.1. Thực hiện các chính sách lao động, thương binh, xã hội
Kết quả đạt được:
Những tồn tại:
Nguyên nhân tồn tại:
Đề xuất giải pháp khắc phục:
2.4.2. Thanh tra, tư pháp, xây dựng chính quyền
Kết quả đạt được:
Những tồn tại:
Nguyên nhân tồn tại:
Đề xuất giải pháp khắc phục:
2.4.3. An ninh trật tự và quốc phòng
Kết quả đạt được:
Những tồn tại:
Nguyên nhân tồn tại:
Đề xuất giải pháp khắc phục:
2.5. Tài chính
2.5.1. Ngân sách và đầu tư phát triển
Kết quả đạt được:
Những tồn tại:
Nguyên nhân tồn tại:
Đề xuất giải pháp khắc phục:
III. Dự kiến kết quả đạt được cả năm
- Tỷ lệ các chỉ tiêu đạt hoặc vượt kế hoạch
- Tỷ lệ chỉ tiêu có thể phải điều chỉnh do không thể đạt kế hoạch (nêu rõ và tập trung phân tích nguyên nhân).
IV. Các biện pháp thực hiện kế hoạch đến ốicuối năm
PHẦN II. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM ..
I. Dự báo tình hình
- Thuận lợi
- Khó khăn
- Khả năng huy động nguồn lực năm KH
II. Mục tiêu dài hạn và định hướng phát triển của năm kế hoạch
2.1. Mục tiêu cụ thể
2.1.1. Kinh tế
a. Sản xuất nông lâm nghiệp
b. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
c. Thương mại và dịch vụ
2.1.2. Văn hóa xã hội
a. Giáo dục
b. Y tế, dân số, KHH gia đình
c. Văn hóa thông tin, thể dục thể thao
2.1.3. Hạ tầng kỹ thuật và tài nguyên môi trường
a. Giao thông, xây dựng và pháttriển cơ sở hạ tầng kỹ thuật
b. Tài nguyên và môi trường
c. Chương trình dự án
2.1.4. Thực hiện chính sách xã hội và quản lý chính quyền
a. Thực hiện các chính sách lao động, thương binh, xã hội
b. Thanh tra, tư pháp, xây dựng chính quyền
c. An ninh trật tự và quốc phòng
d. Hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội
2.1.5. Tài chính
a. Ngân sách và đầu tư phát triển
b. Khối tư nhân
2.2. Chỉ tiêu phát triển
III. Các chương trình hành động và dự án ưu tiên của huyện trong năm KH
- Chương trình hoạt động lớn.
- Chuỗi sản phẩm ưu tiên.
IV. Các giải pháp chính
4.1. Kinh tế
4.1.1. Sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp
4.1.2. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
4.1.3. Thương mại và dịch vụ
4.2. Văn hóa xã hội
4.2.1. Giáo dục
4.2.2. Y tế, dân số, KHH gia đình
4.2.3. Văn hóa thông tin, thể dục thể thao
4.3. Hạ tầng kỹ thuật và tài nguyên môi trường
4.3.1. Giao thông, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật
4.3.2. Tài nguyên và môi trường
4.3.3. Chương trình dự án
4.4. Thực hiện chính sách xã hội và quản lý chính quyền
4.4.1. Thực hiện các chính sách lao động, thương binh, xã hội
4.4.2. Thanh tra, tư pháp, xây dựng chính quyền
4.4.3. An ninh trật tự và quốc phòng
4.4.4. Hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội
4.5. Tài chính
4.5.1. Ngân sách và đầu tư phát triển
4.5.2. Khuyến khích khối tư nhân và các loại hình kinh tế hợp tác (Tổ nhóm, hợp tác xã)
V. Khung kế hoạch
5.1. Biểu 8
5.2. Biểu 10
5.3. Biểu 11
IV. Tổ chức thực hiện, theo dõi & đánh giá
Phụ lục: Biểu 1, Biểu 9
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |