Quyết định 79/2006/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp Thể dục thể thao tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010,định hướng đến năm 2020
Số hiệu: 79/2006/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang Người ký: Lê Thị Quang
Ngày ban hành: 24/10/2006 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Văn hóa , thể thao, du lịch, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 79/2006/QĐ-UBND

Tuyên Quang, ngày 24 tháng 10 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP THỂ DỤC THỂ THAO TỈNH TUYÊN QUANG ĐẾN NĂM 2010, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành Thể dục thể thao đến năm 2010;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XIV;

Thực hiện kết luận Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh uỷ kỳ họp 10 tại văn bản số 10/KL-TU ngày 29 tháng 9 năm 2006 và Chương trình hành động số 05-CTr/TU ngày 27 tháng 8 năm 2006 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV;

Căn cứ Thông báo số 38/TB-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt đề cương quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020;

Căn cứ Công văn số 1943/UBTDTT-KH ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Uỷ ban Thể dục Thể thao về việc thoả thuận quy hoạch phát triển sự nghiệp Thể dục thể thao và phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục thể thao tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

Xét đề nghị của Sở Thể dục - Thể thao tại Tờ trình số 25/TTr-STDTT-NV ngày 20 tháng 10 năm 2006 và của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 114/TTr-SKH ngày 23 tháng 10 năm 2006 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp thể dục thể thao tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp thể dục thể thao tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, với nội dung sau:

1- Quan điểm phát triển

- Công tác thể dục thể thao phải góp phần tích cực thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và mở rộng quan hệ đối ngoại của tỉnh, của đất nước.

- Phát triển rộng rãi phong trào thể dục thể thao quần chúng, các môn thể thao dân tộc và các hoạt động thể dục thể thao mang tính phổ cập đối với mọi lứa tuổi, tạo thành phong trào thể dục thể thao quần chúng rộng rãi.

- Tập trung phát triển các môn thể thao mũi nhọn, trọng điểm, phù hợp với đặc điểm, thể chất người Tuyên Quang nhằm nhanh chóng nâng cao thành tích thể thao, từng bước xây dựng lực lượng vận động viên có trình độ chuyên môn cao, phẩm chất đạo đức tốt.

- Đẩy mạnh xã hội hóa thể dục thể thao, dưới sự quản lý thống nhất của nhà nước, phát triển rộng rãi các cơ sở tập luyện dưới nhiều hình thức, lồng ghép các hoạt động thể dục thể thao với các hoạt động văn hóa du lịch, huy động các nguồn lực trong nhân dân và xã hội đầu tư cho thể dục thể thao, hoàn chỉnh các thiết chế về thể dục thể thao.

2- Mục tiêu Quy hoạch

2.1- Mục tiêu chung:

Đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao, rèn luyện thân thể, đẩy mạnh xã hội hóa công tác thể dục thể thao, khuyến khích các tầng lớp nhân dân đầu tư cho phát triển sự nghiệp thể dục thể thao, đầu tư cho thể dục thể thao trường học, đào tạo thể dục thể thao thành tích cao, phát triển thể thao dân tộc…

2.2- Mục tiêu cụ thể:

a)- Thể dục thể thao quần chúng:

+ Số trường phổ thông đảm bảo chương trình giảng dạy thể dục thể thao nội khóa tốt đến năm 2010 đạt 95%, đến năm 2020 đạt 100%.

+ Số trường phổ thông tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa đến năm 2010 đạt 70%, đến năm 2020 đạt 75-80%.

+ Số dân tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đến năm 2010 đạt 23%, đến năm 2020 đạt 25-28%.

+ Số gia đình thể thao đến năm 2010 đạt 19% trên số hộ toàn tỉnh, đến năm 2020 đạt 25%.

+ Đến năm 2010 quy hoạch đất và giải phóng mặt bằng 6 sân vận động của các huyện, thị xã, xây dựng 3 nhà tập luyện và thi đấu; đến năm 2020 xây tường rào sân vận động và bậc ngồi khán đài A cho 6 sân vận động của huyện, thị xã, xây dựng thêm 3 nhà tập luyện và thi đấu.

+ Đến năm 2010 cơ bản số xã, phường, thị trấn có sân tập thể thao và vui chơi giải trí, xây dựng 30 phòng tập đơn giản tại các xã, phường, thị trấn; đến năm 2020 xây dựng thêm 110 phòng tập đơn giản.

+ Số câu lạc bộ thể dục thể thao đến năm 2010 đạt 300 câu lạc bộ, đến năm 2020 xây dựng được 400 câu lạc bộ.

+ Đến năm 2010 thành lập các Liên đoàn thể thao những môn thể thao thế mạnh của tỉnh: võ thuật, cầu lông...

+ Số cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang đạt 100% tiêu chuẩn chiến sỹ khoẻ theo tiêu chuẩn của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng.

b)- Thể thao thành tích cao:

+ Đến năm 2010 Tuyên Quang xếp hạng 40/67 tỉnh, thành ngành; xếp hạng thứ 8/18 tỉnh miền núi.

+ Số huy chương giành được trong các cuộc thi đấu SEA Games, quốc tế vào năm 2010 đạt 1 huy chương, đến năm 2015 đạt từ 2 đến 4 huy chương, năm 2020 đạt 6 huy chương (tính cả giải trẻ).

+ Đầu tư phát triển 9 môn thể thao trọng điểm/19 môn thể thao của Tuyên Quang, gồm: Pencatksilat, Wushu, Điền kinh, Cầu mây, Bắn nỏ, Đẩy gậy, Võ cổ truyền, Bóng đá trẻ, Takwondo.

+ Đào tạo vận động viên thể thao thành tích cao hàng năm theo 3 tuyến với số lượng:

Tuyến bán tập trung: Từ 95-117 vận động viên.

Tuyến tập trung: Từ 58-63 vận động viên.

Tuyến đội tuyển: Từ 56-65 vận động viên.

+ Số huy chương vàng toàn quốc đến năm 2010 đạt 12 huy chương vàng, đến năm 2020 đạt 25 huy chương.

+ Số vận động viên đạt cấp kiện tướng đến năm 2010 là 11 vận động viên, đến năm 2020 là 35 vận động viên.

3- Nội dung Quy hoạch:

3.1- Phát triển thể dục thể thao quần chúng:

a)- Phát triển thể dục thể thao trường phổ thông, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp:

- Năm 2010 đảm bảo 100% các trường phổ thông có giáo viên kiêm nhiệm và chuyên trách thể dục thể thao.

- Câu lạc bộ thể thao trường học là thiết chế cơ bản của thể dục thể thao trường học.

b)- Phát triển thể dục thể thao đối với nhân dân khu vực thị xã, thị trấn, nông thôn:

Xây dựng thiết chế thể dục thể thao ở xã, phường, thị trấn là trung tâm văn hóa thể thao hoặc câu lạc bộ văn hóa - thể thao, nhà văn hóa – thể thao của thể dục thể thao xã, phường, thị trấn.

c)- Phát triển thể dục thể thao trong công chức, viên chức:

Câu lạc bộ thể dục thể thao từng môn, từng cơ quan, đơn vị là thiết chế cơ bản của thể dục thể thao công chức, viên chức.

d)- Phát triển thể dục thể thao trong doanh nghiệp:

Câu lạc bộ thể dục thể thao từng doanh nghiệp là thiết chế cơ bản của thể dục thể thao doanh nghiệp.

e)- Phát triển thể dục thể thao trong lực lượng vũ trang:

Câu lạc bộ thể dục thể thao trong lực lượng vũ trang là thiết chế cơ bản của thể dục thể thao trong lực lượng vũ trang.

f)- Phát triển thể dục thể thao đối với người cao tuổi và người khuyết tật:

Câu lạc bộ thể dục thể thao, Hội thể thao là thiết chế cơ bản của thể dục thể thao người cao tuổi và người khuyết tật.

g)- Phát triển thể dục thể thao Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh:

Câu lạc bộ thể dục thể thao, Câu lạc bộ văn hóa – thể thao của Đoàn thanh niên là thiết chế cơ bản của thể dục thể thao Đoàn thanh niên.

3.2- Phát triển thể thao thành tích cao:

a)- Xác định các môn thể thao trọng điểm:

- Các môn thể thao được coi là nhu cầu văn hóa tinh thần của đa số người dân Tuyên Quang, chiếm đa số người tập thể dục thể thao trong thanh, thiếu niên và nhi đồng.

- Các môn thể thao có trong chương trình thi đấu của Đại hội Olympic, Asiad, là môn thể thao truyền thống của tỉnh và những năm gần đây đã giành được huy chương trong các giải thi đấu quốc tế, quốc gia.

- Các môn thể thao dành được nhiều huy chương trong các Đại hội Thể dục thể thao và thành tích thi đấu ít bị phụ thuộc vào trọng tài.

- Môn thể thao của Tuyên Quang có các điều kiện tối thiểu để phát triển về thể chế, hệ thống quản lý, huấn luyện viên, cơ sở kỹ thuật, hệ thống thi đấu nên được coi là môn thể thao trọng điểm.

- Xác định các môn có tiềm năng thế mạnh trở thành môn thể thao trọng điểm cần đầu tư (các môn mũi nhọn):

+ Môn thể thao trọng điểm 1, bao gồm 4 môn: Pencatksilat, Wushu, Điền kinh, Cầu mây.

+ Môn thể thao trọng điểm 2, bao gồm 5 môn: Bắn nỏ, Đẩy gậy, Võ cổ truyền, Bóng đá trẻ, Taekwondo.

b)- Về thể chế quản lý, đầu tư hệ thống thi đấu:

- Thể chế quản lý: Về cơ bản thể chế quản lý hệ thống thi đấu thể thao thành tích cao theo 4 tuyến: Tuyến nghiệp dư, tuyến bán tập trung, tuyến tập trung, tuyến đội tuyển.

- Hệ thống thi đấu thể dục thể thao cấp tỉnh:

+ Hệ thống thể dục thể thao quần chúng:

Hội thi thể thao dân tộc 2 năm/lần.

Hội khoẻ Phù Đổng: Cấp trường 1 năm/lần; cấp huyện, thị xã 2 năm/lần; cấp tỉnh 3 năm/lần.

Giải thi đấu các môn thể thao phong trào: Bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông…

+ Hệ thống thi đấu thể thao thành tích cao:

Đại hội Thể dục thể thao toàn tỉnh 4 năm/lần.

Hàng năm, tổ chức 9 giải của 9 môn thể thao thành tích cao.

Đăng cai 1 - 2 giải thể thao khu vực, toàn quốc.

3.3- Phát triển hệ thống thể thao thành tích cao:

a)- Môn Pencaksilat.

- Chỉ tiêu thành tích: Trung bình hàng năm, giành 5 - 7 huy chương vàng các giải quốc gia; cố gắng có huy chương giải quốc tế.

- Hệ thống đào tạo:

+ Tuyến nghiệp dư: Đến năm 2010 từ 400 - 450 vận động viên; đến năm 2020 có 600 vận động viên.

+ Tuyến bán tập trung: Đến năm 2010 có 30 - 40 vận động viên; năm 2020 có 60 vận động viên.

+ Tuyến tập trung: Vận động viên chủ yếu từ 12 -14 tuổi do Sở Thể dục Thể thao quản lý. Đến năm 2010 có 20 - 22 vận động viên, năm 2020 có 40 vận động viên.

+ Tuyến đội tuyển trẻ tỉnh: Đến năm 2010 có 25 - 30 vận động viên, năm 2020 có 35 - 40 vận động viên.

b)- Môn Wushu:

- Chỉ tiêu thành tích: Đứng thứ 10 - 15 toàn quốc; phấn đấu giành huy chương trong các cuộc thi đấu quốc tế.

- Hệ thống đào tạo:

+ Tuyến nghiệp dư: Đến năm 2010 từ 150 - 200 vận động viên; đến năm 2020 có 250 - 300 vận động viên.

+ Tuyến bán tập trung: Đến năm 2010 có 20 - 25 vận động viên; năm 2020 có 30 - 40 vận động viên.

+ Tuyến tập trung: Vận động viên chủ yếu từ 10 - 14 tuổi do Sở Thể dục Thể thao quản lý. Đến năm 2010 có 14 - 16 vận động viên, năm 2020 có 20 - 25 vận động viên.

+ Tuyến đội tuyển trẻ tỉnh (Đấu giải vô địch): Đến năm 2010 có 12 - 14 vận động viên, năm 2020 có 16-20 vận động viên.

c)- Môn Cầu mây:

- Chỉ tiêu thành tích: Trung bình hàng năm, giành 2 - 3 huy chương các loại tại giải quốc gia.

- Hệ thống đào tạo:

+ Tuyến nghiệp dư: Đến năm 2010 từ 100 - 120 vận động viên; đến năm 2020 có 160 - 180 vận động viên.

+ Tuyến bán tập trung: Đến năm 2010 có 25 - 30 vận động viên; năm 2020 có 35 - 40 vận động viên.

+ Tuyến tập trung: Đến năm 2010 có 10 - 15 vận động viên, năm 2020 có 18 - 20 vận động viên.

+ Tuyến đội tuyển trẻ tỉnh: Đến năm 2010 có 14 - 16 vận động viên, năm 2020 có 20 vận động viên.

d)- Môn Điền kinh:

- Chỉ tiêu thành tích: Phấn đấu có huy chương giải trẻ, giải vô địch, có thành viên ở đội tuyển quốc gia tham gia thi đấu các giải quốc tế.

- Hệ thống đào tạo:

+ Tuyến nghiệp dư: Đến năm 2010 từ 150 - 200 vận động viên; đến năm 2020 có 250 - 300 vận động viên.

+ Tuyến bán tập trung: Đến năm 2010 có 20 - 22 vận động viên; năm 2020 có 30 vận động viên.

+ Tuyến tập trung: Đến năm 2010 có 9 - 10 vận động viên, năm 2020 có 12 - 15 vận động viên.

+ Tuyến đội tuyển trẻ tỉnh: Đến năm 2010 có 9 - 10 vận động viên, năm 2020 có 12 - 15 vận động viên.

e)- Đối với các môn trọng điểm loại 2 và các môn khác: Tham khảo chỉ tiêu thành tích, hệ thống đào tạo, nội dung và giải pháp của các môn thể thao trọng điểm loại 1 để xác định đối với các môn thể thao còn lại.

3.4- Quy hoạch các thiết chế về công trình thể dục thể thao:

a)- Cấp tỉnh:

- Xây dựng Trung tâm văn hóa thể thao thanh thiếu niên tỉnh.

- Xây dựng khu liên hợp thể thao tỉnh (diện tích 15,5 ha), gồm các hạng mục công trình sau:

+ Sân vận động có khán đài và mái che khu A.

+ Nhà thi đấu đa năng.

+ Bể bơi.

+ 2 sân quần vợt.

+ Sân tập: Sân bóng đá, sân tập từng môn, nhiều môn.

+ Khu phụ trợ khác: Đường giao thông, khu cây xanh.

b)- Cấp huyện, thị xã:

Cơ sở vật chất thể dục thể thao cấp huyện gồm:

- 1 sân vận động có quy mô từ 2.500 đến 5.000 chỗ ngồi.

- 1 nhà luyện tập và thi đấu thể thao, kích thước (18x12) m hoặc (24x 18) m.

- 1 sân tập thể thao ngoài trời.

- 2 sân quần vợt.

- 1 bể bơi (nếu có điều kiện).

Tổng diện tích giành cho cấp huyện: Mỗi huyện từ 5,5 ha đến 6,5 ha.

c)- Cấp xã, phường, thị trấn:

- Đến năm 2010, cơ bản số xã, phường, thị trấn có sân tập thể thao và vui chơi giải trí, xây dựng 30 phòng tập đơn giản chủ yếu gắn với các nhà văn hóa xã, nhà văn hóa thôn bản.

- Đến năm 2020 xây thêm 110 phòng tập đơn giản cho các xã, phường, thị trấn còn lại; 100% số trường đạt chuẩn quốc gia có sân chơi, bãi tập theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Tổng diện tích đất xây dựng cơ sở vật chất giành cho cấp xã: Từ 1,5 ha đến 2 ha.

3.5- Về công tác tổ chức và cán bộ thể dục thể thao:

Mô hình tổ chức và hệ thống thiết chế của ngành thể dục thể thao được thể hiện ở 3 cấp: Cấp tỉnh, cấp huyện, thị xã và cấp xã, phường, thị trấn; cụ thể:

a)- Tổ chức bộ máy:

- Cấp tỉnh:

+ Đơn vị quản lý nhà nước về thể dục thể thao: Sở Thể dục Thể thao (cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Thể dục Thể thao theo quyết định của UBND tỉnh).

+ Đơn vị sự nghiệp thể dục thể thao: Trung tâm Thể dục Thể thao, Trung tâm Dịch vụ thi đấu thể dục thể thao.

- Cấp huyện, thị xã:

+ Đơn vị quản lý nhà nước: Phòng Văn hóa Thông tin – Thể thao.

+ Đơn vị sự nghiệp: Trung tâm Văn hóa Thông tin – Thể thao.

- Cấp xã, phường, thị trấn: Nhà văn hóa thể thao hoặc câu lạc bộ văn hóa thể thao.

b)- Cán bộ thể dục thể thao:

- Cán bộ thể dục thể thao cấp tỉnh quản lý, đến năm 2010 là 43 người, năm 2020 là 59 người; trong đó huấn luyện viên thể thao cấp quốc gia và cấp tỉnh năm 2010 là 25 người, năm 2020 là 36 người.

- Cán bộ thể thao cấp huyện, thị xã, đến năm 2010 là 18 người, năm 2020 là 36 người.

- Cán bộ thể dục thể thao cấp xã, phường, thị trấn: mỗi xã, phường, thị trấn có từ 1 - 2 người làm công tác văn hóa thông tin thể thao (kiêm nhiệm).

4- Một số giải pháp chủ yếu thực hiện Quy hoạch:

4.1- Về vốn và nguồn vốn:

a)- Về vốn:

Tổng vốn thực hiện quy hoạch: 299,6 tỷ đồng

Trong đó: + Vốn đầu tư: 185,0 tỷ đồng

+ Vốn sự nghiệp: 114,6 tỷ đồng

- Giai đoạn 2006 - 2010: 130,6 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư là 108,0 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 22,6 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2011 - 2020: 169,0 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư 77,0 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 92,0 tỷ đồng.

b)- Nguồn vốn:

- Nhà nước đầu tư xây dựng cơ bản, trang thiết bị và phương tiện chuyên dùng, cấp kinh phí cho hoạt động sự nghiệp hoạt động thể dục thể thao cấp tỉnh, huyện, thị xã.

- Cấp xã, phường, thị trấn thực hiện theo cơ chế nhà nước và nhân dân cùng làm.

- Thôn bản, làng do nhân dân và các tổ chức đóng góp, đối với vùng “có hoàn cảnh đặc biệt”, vùng dân tộc thiểu số còn khó khăn, ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ bản và đầu tư trang thiết bị chuyên dùng.

- Khuyến khích các tổ chức kinh tế - xã hội, doanh nghiệp, cá nhân tài trợ, hỗ trợ, đóng góp kinh phí để xây dựng và duy trì hoạt động sự nghiệp thể dục thể thao cơ sở.

- Huy động nguồn vốn thực hiện xã hội hóa từ năm 2006 đến năm 2010 bằng 25% kinh phí thể dục thể thao, đến năm 2020 bằng 35% - 37% kinh phí thể dục thể thao.

4.2- Về cơ chế, chính sách:

- Xây dựng cơ chế, chính sách đối với hoạt động và hưởng thụ thể dục thể thao của nhân dân vùng sâu, vùng xa và vùng dân tộc thiểu số.

- Thực hiện xã hội hóa các hoạt động thể dục thể thao; khuyến khích hỗ trợ, đầu tư vào lĩnh vực thể dục thể thao, dịch vụ thể dục thể thao (xây dựng các công trình thể dục thể thao, sản xuất và lưu thông thiết bị, dụng cụ thể dục thể thao …).

- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước với các tổ chức xã hội, doanh nghiệp để phát triển thể dục thể thao.

- Tăng cường đầu tư đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên cho cán bộ thể dục thể thao cấp xã, phường, thị trấn.

- Xây dựng cơ chế, chính sách đối với vận động viên thể thao thành tích cao, cán bộ, huấn luyện viên, trọng tài… và chính sách thu hút tài năng thể thao.

4.3- Tăng cường đào tạo, từng bước chuẩn hóa cán bộ.

4.4- Đổi mới phương pháp quản lý hoạt động.

4.5- Tăng cường Xã hội hóa thể dục thể thao.

4.6- Kiện toàn hệ thống đào tạo vận động viên và công tác tuyển chọn, huấn luyện, giáo dục vận động viên.

5- Thời gian thực hiện: Từ năm 2006 - 2010 và đến năm 2020.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1- Các quy hoạch chi tiết, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển sự nghiệp thể dục thể thao trên địa bàn tỉnh phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quy hoạch phát triển sự nghiệp thể dục thể thao đã được phê duyệt tại Quyết định này.

2- Sở Thể dục Thể thao chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã và các cơ quan liên quan lập quy hoạch chi tiết, xây dựng các đề án, kế hoạch cụ thể và tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này;

Nghiên cứu, đề xuất với Uỷ ban nhân dân tỉnh các giải pháp, cơ chế, chính sách trong quá trình thực hiện; thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và định kỳ báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh tình hình thực hiện.

3- Các sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ và địa bàn quản lý có trách nhiệm triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp thể dục thể thao tỉnh Tuyên Quang được phê duyệt tại Quyết định này đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của ngành, địa phương.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Các ông, bà: Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở: Thể dục Thể thao, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường; thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Lê Thị Quang

 

Biểu số 1

SỐ LƯỢNG MÔN THAM GIA THI ĐẤU GIẢI TOÀN QUỐC ĐẾN NĂM 2020

(Kèm theo Quyết định số 79/2006/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2006  của Uỷ ban nhân dân tỉnh)

Số TT

Số môn thể thao

Môn thể thao hiện có đến năm 2005

Kế hoạch phát triển các nội dung môn thể thao Tuyên Quang 2020

2006

2010

2015

2020

1

Việt dã tiền phong

x

 

x

x

x

2

Điền kinh

 

x

x

x

x

3

Pencaksilat

x

x

x

x

x

4

Wushu

x

x

x

x

x

5

Taewkondo

 

 

x

x

x

6

Cờ tướng

 

x

x

x

x

7

Bóng bàn

 

 

x

x

x

8

Cầu lông

x

 

x

x

x

9

Bi sắt

 

x

x

x

x

10

Cầu mây

x

x

x

x

x

11

Bóng đá

x

x

x

x

x

12

Bắn nỏ

 

x

x

x

x

13

Võ cổ truyền

 

x

x

x

x

14

Đẩy gậy

 

x

x

x

x

15

Cờ vua

x

 

 

x

x

16

Boxing

 

 

 

x

x

17

Đá cầu

 

 

 

x

x

18

Bơi lặn

 

 

 

x

x

19

Karatedo

 

 

x

x

x

Tổng

7

10

15

19

19

 

Biểu số 2

SỐ LƯỢNG CÂU LẠC BỘ THỂ THAO TRƯỜNG HỌC

(Kèm theo Quyết định số 79/2006/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh)

 Năm

Trường

2010

2015

2020

Tiểu học

có 51

thêm 60

thêm 86

THCS

có 50

thêm 54

thêm 77

THPT

có 8

thêm 10

thêm 14

Tổng cộng

109 (chiếm 30,9%)

124 (chiếm 35%)

177 (chiếm 70%)

 

Biểu số 3

CHỈ TIÊU CƠ BẢN THÀNH TÍCH HUY CHƯƠNG, ĐẲNG CẤP 2006 - 2020

(Kèm theo Quyết định số 79/2006/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh)

Năm

Giải trẻ

Giải vô địch

Giải quốc tế

Đẳng cấp

Sự kiện TT

HCV

HCB

HCĐ

HCV

HCB

HCĐ

HCV

HCB

HCĐ

Cấp 2

Cấp 1

K.T

2006

3

4

5

1

2

2

 

 

 

 

5

3

Đăng cai giải cầu lông gia đình toàn quốc

2007

3

4

5

2

2

4

 

 

 

 

7

4

 

2008

4

4

5

2

4

4

 

 

 

 

8

6

 

2009

4

4

6

4

4

5

 

 

 

 

9

8

 

2010

6

5

5

6

5

5

0

0

0

0

11

11

 

2015

10

10

10

6

10

20

0

1

1

0

30

16

 

2020

15

15

10

10

8

20

0

1

1

0

35

20

 

 

Biểu số 4

TỔNG HỢP CÁC CÔNG TRÌNH TDTT ĐẾN NĂM 2020

(Kèm theo Quyết định số 79/2006/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh)

TT
Tên công trình

Diện tích chiếm đất

Khán đài

Năm xây dựng

Năm hoàn thành

Dự kiến Vốn đầu tư

Tiêu chuẩn

Ghi chú

Khu liên hợp thể thao tỉnh

1

Sân vận động tỉnh

5ha

2 vạn chỗ ngồi

2006

2008

105 tỷ

Cấp 2

 

2

Nhà thi đấu

2ha

3.000 chỗ ngồi

2006

2008

70 tỷ

Cấp 1 QG

 

3

Bể bơi

2 ha

2.000 chỗ ngồi

2006

2008

20 tỷ

 

 

4

Nhà ở vận động viên

1 ha

 

2006

2008

5 tỷ

 

 

5

Trung tâm TDTT

1 ha

 

2006

2008

5 tỷ

 

 

6

Sân Quần vợt

1 ha

2 sân

2006

2008

1,5 tỷ

 

 

 

Biểu số 5

QUY MÔ DIỆN TÍCH ĐẤT CHO CÔNG TRÌNH CẤP XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

(Kèm theo Quyết định số 79/2006/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh)

TT

Tên công trình

Đơn vị tính

Số lượng

Quy mô năng lực

Cấp kỹ thuật

1

Sân thể thao cơ bản

Sân

01

Sân Bóng đá 64x100(m). Đường chạy vòng 400m

III-II

2

Bể bơi hoặc hồ bơi đơn giản

Bể

01

4-6 đường bơi

II

3

Nhà tập

Nhà

01

Khán đài tối đa 500 chỗ, kích thước sàn 12x24m

II

4

Sân thể thao từng môn

Sân

 

Sân Bóng chuyền, sân Cầu lông, sân Đá cầu, sân Điền kinh, Sới vật, Võ dân tộc, Bắn cung, Bắn nỏ

III-II

Tổng diện tích từ 1,5 ha đến 2 ha x 6 huyện, thị xã =12 ha