Quyết định 772/QĐ-UBND năm 2020 về danh mục dự án, lĩnh vực khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2020-2024
Số hiệu: 772/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình Người ký: Bùi Văn Khánh
Ngày ban hành: 08/04/2020 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 772/QĐ-UBND

Hòa Bình, ngày 08 tháng 4 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH DANH MỤC DỰ ÁN, LĨNH VỰC KHUYẾN KHÍCH DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH, GIAI ĐOẠN 2020-2024

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội;

Căn cứ Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

Căn cứ Thông tư số 04/2018/TT-BKHĐT ngày 06/12/2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 49/TTr-SKHĐT ngày 24 tháng 3 năm 2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này danh mục dự án, lĩnh vực khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2020-2024 (Chi tiết phụ lục danh mục 10 dự án kèm theo).

Điều 2. Ủy ban nhân dân tỉnh giao

1. Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và địa phương xác định vị trí cụ thể, mời gọi các nhà đầu tư tới tìm hiểu và đầu tư các dự án theo danh mục dự án, lĩnh vực được phê duyệt. Rà soát lại quy hoạch đất đai, xây dựng, quy hoạch ba loại rừng và các điều kiện khác nếu chưa phù hợp thì đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết, để nhà đầu tư có thể triển khai dự án sau khi quyết định chủ trương đầu tư.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Tổ chức thẩm tra đề nghị hưởng ưu đãi đầu tư theo cơ chế, chính sách của Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ khi có đề xuất của nhà đầu tư.

- Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí nguồn vốn hỗ trợ theo quy định và khả năng ngân sách.

- Tiếp tục rà soát, điều chỉnh danh mục dự án, lĩnh vực khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ KH&ĐT;
- Bộ Tài chính;
- Bộ NN&PTNT;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Chánh, Phó Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu VT, TCTM, NNTN (BD50).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Bùi Văn Khánh

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC DỰ ÁN, LĨNH VỰC KHUYẾN KHÍCH DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2020-2024
(Kèm theo Quyết định số    /QĐ-UBND ngày    tháng 4 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)

STT

Tên dự án/lĩnh vực

Quy mô công suất (Dự kiến)

Địa điểm thực hiện (Dự kiến)

Tổng vốn đầu tư (Dự kiến)

Dự kiến vốn hỗ trợ theo Nghị định

Điều kiện nhận hỗ trợ

1

Nhà máy chế biến, bảo quản hoa quả Cao Phong

22.000 tấn/năm

Thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong

1.000 tỷ đồng

Hỗ trợ 60% kinh phí đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng và mua sắm thiết bị trong hàng rào dự án (Tối đa không quá 15 tỷ đồng)

Giá trị sản phẩm sau chế biến tăng 1,5 lần so với giá trị nguyên liệu thô ban đầu; Sử dụng nguyên liệu tại địa phương hoặc sử dụng từ 100 lao động trở lên; Quy trình sản xuất thân thiện môi trường, tiêu tốn ít năng lượng, ít phát thải

2

Nhà máy sơ chế, chế biến và bảo quản nông sản

Tối thiểu 15.000 tấn/năm

Các huyện: Cao Phong, Kim Bôi, Tân Lạc, Mai Châu, Yên Thủy, Lạc Thủy, Đà Bắc, Lạc Sơn, Lương Sơn và các xã thuộc địa bàn thành phố Hòa Bình

Tối thiểu 100 tỷ đồng

Hỗ trợ 60% kinh phí đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng và mua sắm thiết bị trong hàng rào dự án (Tối đa không quá 15 tỷ đồng)

Giá trị sản phẩm sau chế biến tăng 1,5 lần so với giá trị nguyên liệu thô ban đầu; Sử dụng nguyên liệu tại địa phương hoặc sử dụng từ 100 lao động trở lên; Quy trình sản xuất thân thiện môi trường, tiêu tốn ít năng lượng, ít phát thải

3

Nhà máy sản xuất nguyên liệu và chế biến thức ăn gia súc

Tối thiểu 30.000 tấn/năm

Huyện Lạc Thủy

Tối thiểu 70 tỷ đồng

Hỗ trợ 60% kinh phí đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng và mua sắm thiết bị trong hàng rào dự án (Tối đa không quá 5 tỷ đồng)

Sử dụng nguyên liệu tại địa phương hoặc sử dụng từ 100 lao động trở lên; Quy trình sản xuất thân thiện môi trường, tiêu tốn ít năng lượng, ít phát thải

4

Nhà máy giết mổ và chế biến thịt gia súc, gia cầm công nghệ cao

Tối thiểu 200 gia súc/ngày/đêm và 2.000 gia cầm/ngày/đêm

Các huyện: Cao Phong, Kim Bôi, Tân Lạc, Mai Châu, Yên Thủy, Lạc Thủy, Đà Bắc, Lạc Sơn, Lương Sơn và các xã thuộc địa bàn thành phố Hòa Bình

Tối thiểu 100 tỷ đồng

Hỗ trợ 60% kinh phí đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng và mua sắm thiết bị trong hàng rào dự án (Tối đa không quá 15 tỷ đồng)

Sử dụng nguyên liệu tại địa phương hoặc sử dụng từ 100 lao động trở lên; Quy trình sản xuất thân thiện môi trường, tiêu tốn ít năng lượng, ít phát thải

5

Chăn nuôi bò sữa, bò thịt cao sản

Tối thiểu 1.000 còn/chu kỳ

Các huyện: Cao Phong, Tân Lạc, Yên Thủy, Lạc Thủy, Đà Bắc, Lạc Sơn

Tối thiểu 100 tỷ đồng

Hỗ trợ tối đa 5 tỷ đồng (Xây dựng cơ sở hạ tầng và mua sắm thiết bị trong hàng rào dự án); trường hợp doanh nghiệp nhập bò giống cao sản để nuôi trực tiếp hoặc liên kết nuôi với hộ gia đình thì hỗ trợ bổ sung 10 triệu đồng/con

Quy trình chăn nuôi thân thiện môi trường, tiêu tốn ít năng lượng, ít phát thải

6

Nuôi cá lồng trên hồ Hòa Bình

Quy mô sử dụng đất tối thiểu 05ha và 5.000 tấn/năm

Các huyện: Mai Châu, Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc

Tối thiểu 50 tỷ đồng

Hỗ trợ 200 triệu đồng/05ha kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng, diện tích tăng lên hỗ trợ tăng tương ứng (Tối đa không quá 10 tỷ đồng)

Quy trình nuôi trồng thân thiện môi trường, tiêu tốn ít năng lượng, ít phát thải; Phát huy tối giá trị nguyên liệu

7

Trồng và chế biến cây dược liệu

Tối thiểu 1.000 tấn/năm

Các huyện: Đà Bắc, Tân Lạc, Yên Thủy

Tối thiểu 100 tỷ đồng

Hỗ trợ 60% kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng và mua sắm thiết bị trong hàng rào dự án (Tối đa không quá 15 tỷ đồng)

Giá trị sản phẩm sau chế biến tăng 1,5 lần so với giá trị nguyên liệu thô ban đầu; Quy trình sản xuất thân thiện môi trường, tiêu tốn ít năng lượng, ít phát thải; Phát huy tối đa giá trị nguyên liệu

8

Sản xuất và chế biến rau an toàn tập trung ứng dụng công nghệ cao

Tối thiểu 3.000 tấn/năm

Các huyện: Cao Phong, Kim Bôi, Tân Lạc, Mai Châu, Yên Thủy, Lạc Thủy, Đà Bắc, Lạc Sơn, Lương Sơn và thành phố Hòa Bình

Tối thiểu 100 tỷ đồng

Hỗ trợ 60% kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng và mua sắm thiết bị trong hàng rào dự án (Tối đa không quá 15 tỷ đồng)

Quy trình sản xuất thân thiện môi trường, tiêu tốn ít năng lượng, ít phát thải; Phát huy tối đa giá trị nguyên liệu

9

Xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn

Tối thiểu: 1.500m3/ngày/đêm

Các huyện: Cao Phong, Kim Bôi, Tân Lạc, Mai Châu, Yên Thủy, Lạc Thủy, Đà Bắc, Lạc Sơn, Lương Sơn

Tối thiểu 25 tỷ đồng

Hỗ trợ 03 triệu đồng/m3/ngày/đêm và hỗ trợ 50% chi phí được ống chính dẫn đến các khu vực dân cư có từ 10 hộ dân trở lên

Công nghệ sử dụng tiên tiến, thiết bị hiện đại

10

Cơ sở chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ

Tối thiểu 15.000 m3 gỗ/năm và 5.000 sản phẩm/năm

Các huyện: Lạc Thủy, Yên Thủy, Mai Châu, Lương Sơn, Đà Bắc, Cao Phong

Tối thiểu 70 tỷ đồng

Hỗ trợ 60% kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng và mua sắm thiết bị trong hàng rào dự án (Tối đa không quá 15 tỷ đồng)

Giá trị sản phẩm sau chế biến tăng 1,5 lần so với giá trị nguyên liệu thô ban đầu; Sử dụng nguyên liệu tại địa phương hoặc sử dụng từ 100 lao động trở lên; Quy trình sản xuất thân thiện môi trường, tiêu tốn ít năng lượng, ít phát thải

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC DỰ ÁN, LĨNH VỰC KHUYẾN KHÍCH DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2020-2024
(Kèm theo Quyết định số    /QĐ-UBND ngày    tháng 4 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)

STT

Tên dự án/lĩnh vực

Quy mô công suất (Dự kiến)

Địa điểm thực hiện (Dự kiến)

Tổng vốn đầu tư (Dự kiến)

Dự kiến vốn hỗ trợ theo Nghị định

Điều kiện nhận hỗ trợ

1

Nhà máy chế biến, bảo quản hoa quả Cao Phong

22.000 tấn/năm

Thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong

1.000 tỷ đồng

Hỗ trợ 60% kinh phí đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng và mua sắm thiết bị trong hàng rào dự án (Tối đa không quá 15 tỷ đồng)

Giá trị sản phẩm sau chế biến tăng 1,5 lần so với giá trị nguyên liệu thô ban đầu; Sử dụng nguyên liệu tại địa phương hoặc sử dụng từ 100 lao động trở lên; Quy trình sản xuất thân thiện môi trường, tiêu tốn ít năng lượng, ít phát thải

2

Nhà máy sơ chế, chế biến và bảo quản nông sản

Tối thiểu 15.000 tấn/năm

Các huyện: Cao Phong, Kim Bôi, Tân Lạc, Mai Châu, Yên Thủy, Lạc Thủy, Đà Bắc, Lạc Sơn, Lương Sơn và các xã thuộc địa bàn thành phố Hòa Bình

Tối thiểu 100 tỷ đồng

Hỗ trợ 60% kinh phí đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng và mua sắm thiết bị trong hàng rào dự án (Tối đa không quá 15 tỷ đồng)

Giá trị sản phẩm sau chế biến tăng 1,5 lần so với giá trị nguyên liệu thô ban đầu; Sử dụng nguyên liệu tại địa phương hoặc sử dụng từ 100 lao động trở lên; Quy trình sản xuất thân thiện môi trường, tiêu tốn ít năng lượng, ít phát thải

3

Nhà máy sản xuất nguyên liệu và chế biến thức ăn gia súc

Tối thiểu 30.000 tấn/năm

Huyện Lạc Thủy

Tối thiểu 70 tỷ đồng

Hỗ trợ 60% kinh phí đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng và mua sắm thiết bị trong hàng rào dự án (Tối đa không quá 5 tỷ đồng)

Sử dụng nguyên liệu tại địa phương hoặc sử dụng từ 100 lao động trở lên; Quy trình sản xuất thân thiện môi trường, tiêu tốn ít năng lượng, ít phát thải

4

Nhà máy giết mổ và chế biến thịt gia súc, gia cầm công nghệ cao

Tối thiểu 200 gia súc/ngày/đêm và 2.000 gia cầm/ngày/đêm

Các huyện: Cao Phong, Kim Bôi, Tân Lạc, Mai Châu, Yên Thủy, Lạc Thủy, Đà Bắc, Lạc Sơn, Lương Sơn và các xã thuộc địa bàn thành phố Hòa Bình

Tối thiểu 100 tỷ đồng

Hỗ trợ 60% kinh phí đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng và mua sắm thiết bị trong hàng rào dự án (Tối đa không quá 15 tỷ đồng)

Sử dụng nguyên liệu tại địa phương hoặc sử dụng từ 100 lao động trở lên; Quy trình sản xuất thân thiện môi trường, tiêu tốn ít năng lượng, ít phát thải

5

Chăn nuôi bò sữa, bò thịt cao sản

Tối thiểu 1.000 còn/chu kỳ

Các huyện: Cao Phong, Tân Lạc, Yên Thủy, Lạc Thủy, Đà Bắc, Lạc Sơn

Tối thiểu 100 tỷ đồng

Hỗ trợ tối đa 5 tỷ đồng (Xây dựng cơ sở hạ tầng và mua sắm thiết bị trong hàng rào dự án); trường hợp doanh nghiệp nhập bò giống cao sản để nuôi trực tiếp hoặc liên kết nuôi với hộ gia đình thì hỗ trợ bổ sung 10 triệu đồng/con

Quy trình chăn nuôi thân thiện môi trường, tiêu tốn ít năng lượng, ít phát thải

6

Nuôi cá lồng trên hồ Hòa Bình

Quy mô sử dụng đất tối thiểu 05ha và 5.000 tấn/năm

Các huyện: Mai Châu, Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc

Tối thiểu 50 tỷ đồng

Hỗ trợ 200 triệu đồng/05ha kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng, diện tích tăng lên hỗ trợ tăng tương ứng (Tối đa không quá 10 tỷ đồng)

Quy trình nuôi trồng thân thiện môi trường, tiêu tốn ít năng lượng, ít phát thải; Phát huy tối giá trị nguyên liệu

7

Trồng và chế biến cây dược liệu

Tối thiểu 1.000 tấn/năm

Các huyện: Đà Bắc, Tân Lạc, Yên Thủy

Tối thiểu 100 tỷ đồng

Hỗ trợ 60% kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng và mua sắm thiết bị trong hàng rào dự án (Tối đa không quá 15 tỷ đồng)

Giá trị sản phẩm sau chế biến tăng 1,5 lần so với giá trị nguyên liệu thô ban đầu; Quy trình sản xuất thân thiện môi trường, tiêu tốn ít năng lượng, ít phát thải; Phát huy tối đa giá trị nguyên liệu

8

Sản xuất và chế biến rau an toàn tập trung ứng dụng công nghệ cao

Tối thiểu 3.000 tấn/năm

Các huyện: Cao Phong, Kim Bôi, Tân Lạc, Mai Châu, Yên Thủy, Lạc Thủy, Đà Bắc, Lạc Sơn, Lương Sơn và thành phố Hòa Bình

Tối thiểu 100 tỷ đồng

Hỗ trợ 60% kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng và mua sắm thiết bị trong hàng rào dự án (Tối đa không quá 15 tỷ đồng)

Quy trình sản xuất thân thiện môi trường, tiêu tốn ít năng lượng, ít phát thải; Phát huy tối đa giá trị nguyên liệu

9

Xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn

Tối thiểu: 1.500m3/ngày/đêm

Các huyện: Cao Phong, Kim Bôi, Tân Lạc, Mai Châu, Yên Thủy, Lạc Thủy, Đà Bắc, Lạc Sơn, Lương Sơn

Tối thiểu 25 tỷ đồng

Hỗ trợ 03 triệu đồng/m3/ngày/đêm và hỗ trợ 50% chi phí được ống chính dẫn đến các khu vực dân cư có từ 10 hộ dân trở lên

Công nghệ sử dụng tiên tiến, thiết bị hiện đại

10

Cơ sở chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ

Tối thiểu 15.000 m3 gỗ/năm và 5.000 sản phẩm/năm

Các huyện: Lạc Thủy, Yên Thủy, Mai Châu, Lương Sơn, Đà Bắc, Cao Phong

Tối thiểu 70 tỷ đồng

Hỗ trợ 60% kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng và mua sắm thiết bị trong hàng rào dự án (Tối đa không quá 15 tỷ đồng)

Giá trị sản phẩm sau chế biến tăng 1,5 lần so với giá trị nguyên liệu thô ban đầu; Sử dụng nguyên liệu tại địa phương hoặc sử dụng từ 100 lao động trở lên; Quy trình sản xuất thân thiện môi trường, tiêu tốn ít năng lượng, ít phát thải