Quyết định 76/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 70/2013/QĐ-UBND Quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Sở Tư pháp
Số hiệu: 76/2014/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận Người ký: Lưu Xuân Vĩnh
Ngày ban hành: 07/10/2014 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 76/2014/QĐ-UBND

Phan Rang - Tháp Chàm, ngày 07 tháng 10 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUY ĐỊNH GIẢI QUYẾT CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI SỞ TƯ PHÁP BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 70/2013/QĐ-UBND NGÀY 25 THÁNG 10 NĂM 2013 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 1536/TTr-STP ngày 29 tháng 9 năm 2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Quy định giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Sở Tư pháp (ban hành kèm theo Quyết định số 70/2013/QĐ-UBND ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận), như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính mới thuộc lĩnh vực lý lịch tư pháp, hộ tịch, quốc tịch, nuôi con nuôi, cụ thể như sau:

1.1. Bổ sung thủ tục 2, Mục I, cụ thể như sau:

a) Tại cơ sở pháp lý: bổ sung Thông tư số 22/2013/TT-BTP ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.

b) Tại thành phần hồ sơ: bổ sung tại mục lưu ý:

+ Đối với công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây thì phải bổ sung “Giấy xác nhận công dân Việt Nam đã được tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài” do Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài cấp cho công dân Việt Nam:

* Hai bên chênh lệch từ 20 tuổi trở lên.

* Người nước ngoài kết hôn lần thứ ba hoặc đã kết hôn và ly hôn với vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam.

* Hai bên chưa hiểu biết về hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh cá nhân của nhau; không hiểu biết về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, văn hóa, pháp luật về hôn nhân và gia đình của mỗi nước.

Trường hợp công dân Việt Nam thông thạo ngôn ngữ mà người nước ngoài sử dụng hoặc người nước ngoài thông thạo tiếng Việt, đồng thời kết quả phỏng vấn tại Sở Tư pháp cho thấy hai bên có sự hiểu biết về hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh cá nhân của nhau, hiểu biết về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, văn hóa, pháp luật về hôn nhân gia đình của mỗi nước, thì không phải bổ sung giấy xác nhận của Trung tâm;

1.2. Bổ sung thủ tục hành chính mới:

Thủ tục cho ý kiến để Ủy ban nhân dân cấp xã cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam cư trú trong nước để đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tại nước ngoài.

a) Trình tự thực hiện:

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ, ghi vào sổ theo dõi và chuyển ngay cho Phòng Hành chính - Tư pháp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì chuyển trả hoặc yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã bổ sung theo đúng quy định.

- Phòng Hành chính - Tư pháp tiến hành thẩm tra, xác minh và thực hiện phỏng vấn đối với người có yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Sau khi có kết quả thẩm tra, xác minh, phỏng vấn, tham mưu Giám đốc Sở có văn bản trả lời Ủy ban nhân dân cấp xã kèm trả hồ sơ.

b) Cách thức thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp hoặc chuyển hồ sơ bằng đường bưu điện đến Sở Tư pháp.

c) Thành phần hồ sơ: 01 bộ, bao gồm:

- Văn bản báo cáo kết quả kiểm tra và kèm theo tờ khai (Mẫu TP/HT-2013-TKXNHN).

- Bản sao chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế và bản sao hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của người yêu cầu (bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu).

d) Thời gian giải quyết: 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Đối với trường hợp có yêu cầu bên người nước ngoài về Việt Nam để phỏng vấn, làm rõ thì thời gian giải quyết phải chờ thời gian và kết quả việc phỏng vấn đối với bên người nước ngoài mà người đó dự định kết hôn.

đ) Đối tượng thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp xã.

e) Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp.

g) Kết quả thực hiện: văn bản trả lời.

h) Lệ phí: không.

i) Căn cứ pháp lý:

- Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.

- Thông tư số 22/2013/TT-BTP ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.

Lưu ý: qua kết quả thẩm tra, xác minh, phỏng vấn bên công dân Việt Nam cho thấy nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:hai bên chênh lệch nhau từ 20 tuổi trở lên; người nước ngoài kết hôn lần thứ ba hoặc đã kết hôn và ly hôn với vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam; công dân Việt Nam không hiểu biết về hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh cá nhân của người nước ngoài; không hiểu biết về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, văn hóa, pháp luật về hôn nhân và gia đình của quốc gia, vùng lãnh thổ mà người nước ngoài cư trú; người yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho biết sẽ không có mặt để đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài thì công chức được giao giải quyết yêu cầu: người có yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thông báo bên người nước ngoài dự định kết hôn về Việt Nam để phỏng vấn; thông báo ngày người nước ngoài về và người phiên dịch cho công chức biết để bố trí thời gian thực hiện phỏng vấn.

* Sơ đồ luân chuyển hồ sơ:

UBND cấp xã

1

6

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (Văn phòng)

2

5

Phòng Hành chính - Tư pháp

3

4

Giám đốc Sở

2. Sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính mới thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước về hoạt động luật sư, cụ thể như sau:

2.1. Tại phần căn cứ pháp lý của thủ tục 1 đến thủ tục 12, Mục IV.

Bổ sung Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư;

2.2. Sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính số 3, Mục IV, cụ thể như sau:

a) Đổi tên thủ tục hành chính số 3 như sau: thủ tục chuyển đổi Công ty luật trách nhiệm hữu hạn và Công ty luật hợp danh.

b) Trình tự thực hiện:

- Tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp; công chức tiếp nhận kiểm tra hồ sơ hợp lệ, lập phiếu nhận hồ sơ và chuyển ngay cho Phòng Bổ trợ tư pháp.

- Phòng Bổ trợ tư pháp xử lý nghiệp vụ, tham mưu Giám đốc Sở: 05 ngày làm việc.

- Giám đốc Sở ký cấp giấy đăng ký hoạt động cho Công ty luật: 01 ngày làm việc.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giao trả kết quả cho cá nhân: 01 ngày làm việc.

c) Cách thức thực hiện: tổ chức nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp.

d) Thành phần hồ sơ: 01 bộ, bao gồm:

- Giấy đề nghị chuyển đổi, trong đó nêu rõ mục đích, lý do chuyển đổi và cam kết về việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các Công ty luật được chuyển đổi.

- Dự thảo Điều lệ của Công ty luật chuyển đổi.

- Giấy đăng ký hoạt động của Công ty luật được chuyển đổi.

- Danh sách thành viên hoặc luật sư chủ sở hữu; bản sao Thẻ luật sư của các luật sư thành viên hoặc chủ sở hữu của Công ty luật chuyển đổi.

- Bản sao giấy tờ chứng minh về trụ sở trong trường hợp có thay đổi về trụ sở.

đ) Thời gian giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện: tổ chức.

g) Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp.

h) Kết quả thực hiện: giấy đăng ký hoạt động cho Công ty luật.

i) Lệ phí: 200.000 đồng/01 lần cấp.

k) Căn cứ pháp lý:

- Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006.

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư số 20/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012.

- Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư.

- Thông tư số 17/2011/TT-BTP ngày 14 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số quy định của Luật Luật sư, Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư, Nghị định hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Luật sư về tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư.

- Thông tư số 176/2012/TT-BTC ngày 23 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp.

* Sơ đồ luân chuyển hồ sơ:

Tổ chức

1

6

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

2

5

Phòng Bổ trợ tư pháp

3

4

Giám đốc Sở

2.3. Sửa đổi, bổ sung thủ tục 8, Mục IV, cụ thể như sau:

a) Đổi tên thủ tục hành chính số 8 như sau: thủ tục chuyển đổi Văn phòng luật sư thành Công ty luật.

b) Thành phần hồ sơ:

- Giấy đề nghị chuyển đổi, trong đó nêu rõ mục đích, lý do chuyển đổi và cam kết về việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của văn phòng luật sư được chuyển đổi.

- Dự thảo Điều lệ của Công ty luật chuyển đổi.

- Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng luật sư được chuyển đổi.

- Danh sách thành viên hoặc luật sư chủ sở hữu; bản sao Thẻ luật sư của luật sư chủ sở hữu hoặc các luật sư thành viên của Công ty luật chuyển đổi.

- Bản sao giấy tờ chứng minh về trụ sở trong trường hợp có thay đổi về trụ sở;

2.4. Sửa đổi, bổ sung thủ tục 9, Mục IV, cụ thể như sau:

a) Bổ sung thành phần hồ sơ.

- Giấy tờ chứng minh người đại diện theo pháp luật của Văn phòng luật sư, Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên là luật sư chủ sở hữu của Văn phòng luật sư, Công ty luật.

- Họ, tên, số và ngày cấp Thẻ luật sư của người dự kiến là đại diện theo pháp luật.

b) Bỏ thành phần hồ sơ “Danh mục các hợp đồng chưa hoàn thành và văn bản thỏa thuận giữa người đại diện theo pháp luật cũ và khách hàng chuyển việc thực hiện các hợp đồng đó cho người đại diện theo pháp luật mới của Văn phòng luật sư, Công ty luật”;

2.5. Bổ sung thành phần hồ sơ thủ tục 11, Mục IV: giấy đề nghị đăng ký hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam;

2.6. Bổ sung thành phần hồ sơ thủ tục 12, Mục IV: giấy đề nghị đăng ký hoạt động của chi nhánh của Công ty luật nước ngoài tại Việt Nam;

2.7. Bổ sung thủ tục hành chính mới;

2.7.1. Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề luật sư

a) Trình tự thực hiện:

- Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư hoặc người được miễn tập sự hành nghề luật sư nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp; công chức tiếp nhận kiểm tra hồ sơ hợp lệ, lập phiếu nhận hồ sơ và chuyển ngay cho phòng Bổ trợ tư pháp.

- Phòng Bổ trợ tư pháp xử lý nghiệp vụ, kiểm tra hồ sơ, soạn thảo công văn trình Giám đốc Sở: 04 ngày làm việc.

- Giám đốc Sở ký duyệt văn bản trình Bộ Tư pháp: 02 ngày làm việc.

- Bộ Tư pháp giải quyết và chuyển kết quả về Sở Tư pháp: 20 ngày làm việc.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giao kết quả cho đương sự: 01 ngày làm việc.

b) Cách thức thực hiện: tổ chức nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp.

c) Thành phần hồ sơ: 01 bộ, bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư (theo mẫu);

- 02 tấm ảnh 03 x 04;

- Phiếu lý lịch tư pháp;

- Giấy chứng nhận sức khỏe;

- Bản sao bằng cử nhân luật hoặc bản sao bằng thạc sĩ luật;

- Bản sao giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.

d) Thời gian giải quyết: 27 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện: người hoàn thành tập sự hành nghề luật sư.

e) Cơ quan thực hiện: Bộ Tư pháp.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: chứng chỉ hành nghề luật sư.

h) Lệ phí: không.

i) Căn cứ pháp lý:

- Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006.

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư số 20/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012.

- Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư.

- Thông tư số 17/2011/TT-BTP ngày 14 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số quy định của Luật Luật sư, Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư, Nghị định hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Luật sư về tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư.

Lưu ý: trường hợp người được miễn tập sự hành nghề luật sư, không cần nộp bản sao giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư nhưng phải nộp một trong các loại giấy tờ sau:

- Bản sao có chứng thực (hoặc nộp bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu) quyết định bổ nhiệm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên cao cấp, điều tra viên trung cấp hoặc bản sao có chứng thực (hoặc nộp bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu) giấy chứng minh thẩm phán, bản sao có chứng thực giấy chứng minh kiểm sát viên, bản sao có chứng thực (hoặc nộp bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu) giấy chứng nhận điều tra viên.

- Bản sao có chứng thực (hoặc nộp bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu) quyết định phong hàm Giáo sư, Phó Giáo sư chuyên ngành luật; bằng tiến sĩ luật;

- Bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu quyết định bổ nhiệm thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

* Sơ đồ luân chuyển hồ sơ:

Đương sự

1

8

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

2

7

Phòng Bổ trợ tư pháp

3

6

Giám đốc Sở

4

5

BộTư pháp

2.7.2. Thủ tục hợp nhất Công ty luật

a) Trình tự thực hiện:

- Tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp; công chức tiếp nhận kiểm tra hồ sơ hợp lệ, lập phiếu nhận hồ sơ và chuyển ngay cho Phòng Bổ trợ tư pháp.

- Phòng Bổ trợ tư pháp xử lý nghiệp vụ, tham mưu Giám đốc Sở: 07 ngày làm việc.

- Giám đốc Sở ký cấp giấy đăng ký hoạt động cho Công ty luật: 02 ngày làm việc.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giao trả kết quả cho cá nhân: 01 ngày làm việc.

b) Cách thức thực hiện: tổ chức nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp.

c) Thành phần hồ sơ: 01 bộ, bao gồm:

- Giấy đề nghị hợp nhất Công ty luật.

- Hợp đồng hợp nhất, trong đó phải quy định rõ về thủ tục, thời hạn và điều kiện hợp nhất; phương án sử dụng lao động; việc thừa kế toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các Công ty luật bị hợp nhất.

- Giấy đăng ký hoạt động của các Công ty luật bị hợp nhất.

d) Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện: tổ chức.

e) Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp.

g) Kết quả thực hiện: giấy đăng ký hoạt động cho Công ty luật.

h) Lệ phí: 200.000 đồng/01 lần cấp.

i) Căn cứ pháp lý:

- Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006.

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư số 20/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012.

- Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư.

- Thông tư số 17/2011/TT-BTP ngày 14 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số quy định của Luật Luật sư, Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư, Nghị định hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Luật sư về tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư.

- Thông tư số 176/2012/TT-BTC ngày 23 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp.

* Sơ đồ luân chuyển hồ sơ:

Tổ chức

1

6

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

2

5

Phòng Bổ trợ tư pháp

3

4

Giám đốc Sở

2.7.3. Thủ tục sáp nhập Công ty luật

a) Trình tự thực hiện:

+ Tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp; công chức tiếp nhận kiểm tra hồ sơ hợp lệ, lập phiếu nhận hồ sơ và chuyển ngay cho Phòng Bổ trợ tư pháp.

+ Phòng Bổ trợ tư pháp xử lý nghiệp vụ, tham mưu Giám đốc Sở: 07 ngày làm việc.

+ Giám đốc Sở ký cấp giấy đăng ký hoạt động cho Công ty luật: 02 ngày làm việc.

+ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giao trả kết quả cho cá nhân: 01 ngày làm việc.

b) Cách thức thực hiện: tổ chức nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp.

c) Thành phần hồ sơ: 01 bộ, bao gồm:

- Giấy đề nghị sáp nhập Công ty luật.

- Hợp đồng sáp nhập Công ty luật, trong đó phải quy định rõ về thủ tục, thời hạn và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; việc thừa kế toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các công ty luật bị sáp nhập.

- Giấy đăng ký hoạt động của các Công ty luật bị sáp nhập và Công ty luật nhận sáp nhập.

d) Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ nhận hồ sơ hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện: tổ chức.

e) Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp.

g) Kết quả thực hiện: giấy đăng ký hoạt động cho Công ty luật.

h) Lệ phí: 200.000 đồng/01 lần cấp.

i) Căn cứ pháp lý:

- Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006.

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư số 20/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012.

- Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư.

- Thông tư số 17/2011/TT-BTP ngày 14 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số quy định của Luật Luật sư, Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư, Nghị định hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Luật sư về tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư.

- Thông tư số 176/2012/TT-BTC ngày 23 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp.

* Sơ đồ luân chuyển hồ sơ:

Tổ chức

1

6

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

2

5

Phòng Bổ trợ tư pháp

3

4

Giám đốc Sở

3. Sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực trợ giúp pháp lý, cụ thể như sau:

3.1. Sửa đổi, bổ sung thủ tục 1, Mục VI, cụ thể như sau:

a) Tại phần căn cứ pháp lý, bổ sung:

- Luật Người khuyết tật năm 2010.

- Nghị định số 14/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý.

- Thông tư số 11/2014/TT-BTP ngày 17 tháng 4 năm 2014 của Bộ Tư pháp quy định về bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý.

b) Tại phần đối tượng áp dụng, sửa đổi bổ sung:

- Cha đẻ, mẹ đẻ của liệt sĩ, con của liệt sĩ;

- Người khuyết tật (theo Luật Người khuyết tật).

- Người già là người đủ 60 tuổi trở lên, sống cô đơn, không có nơi nương tựa.

- Các đối tượng theo Thông tư số 11/2014/TT-BTP ngày 17 tháng 4 năm 2014 của Bộ Tư pháp là: người mẹ, trẻ em gái, nạn nhân của bạo lực gia đình, tội mua bán người, tội xâm phạm tình dục.

* Đối với người già cô đơn không nơi nương tựa phải xuất trình một trong các giấy tờ sau đây (sống cô đơn, không nơi nương tựa là người già từ đủ 60 tuổi, sống một mình, mặc dù có con cái, chồng hoặc vợ nhưng bị tất cả người thân bỏ rơi, không quan tâm, chăm sóc);

3.2. Bổ sung căn cứ pháp lý tại thủ tục 2, Mục VI, cụ thể như sau:

- Nghị định số 14/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý.

- Thông tư số 11/2014/TT-BTP ngày 17 tháng 4 năm 2014 của Bộ Tư pháp quy định về bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý;

3.3. Sửa đổi, bổ sung thủ tục 3, Mục VI, cụ thể như sau:

a) Căn cứ pháp lý: bổ sung Nghị định số 14/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý.

b) Thời gian và quy trình giải quyết: sửa đổi dòng “Phòng Nghiệp vụ xử lý…” thành: Phòng Hành chính - Tổng hợp của Trung tâm Trợ giúp pháp lý: 02 (hai) ngày làm việc;

3.4. Sửa đổi, bổ sung thủ tục 4, Mục VI, cụ thể như sau:

a) Căn cứ pháp lý: bổ sung Nghị định số 14/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý.

b) Thời gian và quy trình giải quyết: sửa đổi dòng “Phòng Nghiệp vụ xử lý…” thành: Phòng Hành chính - Tổng hợp của Trung tâm Trợ giúp pháp lý: 01 (một) ngày làm việc;

3.5. Sửa đổi, bổ sung thủ tục 5, Mục VI, cụ thể như sau:

a) Căn cứ pháp lý: bổ sung các văn bản sau:

- Nghị định số 14/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý.

- Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật.

- Thông tư số 07/2012/TT-BTP ngày 30 tháng 7 năm 2012 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về cộng tác viên trợ giúp pháp lý của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước.

b) Thời gian và quy trình giải quyết: sửa đổi dòng “Phòng Nghiệp vụ kiểm tra, xử lý…” thành: Phòng Hành chính - Tổng hợp của Trung tâm Trợ giúp pháp lý: 04 (bốn) ngày làm việc.

c) Thời gian giải quyết: 08 (tám) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;

3.6. Sửa đổi, bổ sung thủ tục 6, Mục VI, cụ thể như sau:

a) Căn cứ pháp lý: bổ sung các văn bản sau:

- Nghị định số 14/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý;

- Thông tư số 07/2012/TT-BTP ngày 30 tháng 7 năm 2012 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về cộng tác viên trợ giúp pháp lý của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước.

b) Thời gian và quy trình giải quyết: sửa đổi dòng “Phòng Nghiệp vụ kiểm tra, xử lý…” thành: Phòng Hành chính - Tổng hợp của Trung tâm Trợ giúp pháp lý: 07 (bảy) ngày làm việc.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lưu Xuân Vĩnh

 

 





Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 08/06/2010 | Cập nhật: 11/06/2010

Nghị định 07/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Trợ giúp pháp lý Ban hành: 12/01/2007 | Cập nhật: 19/01/2007