Quyết định 74/2007/QĐ-UBDT ban hành Khung Lộ trình thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II (2006 - 2010) do Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc ban hành
Số hiệu: 74/2007/QĐ-UBDT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Uỷ ban Dân tộc Người ký: Ksor Phước
Ngày ban hành: 12/03/2007 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 17/04/2007 Số công báo: Từ số 272 đến số 273
Lĩnh vực: Chính sách xã hội, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

UỶ BAN DÂN TỘC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SỐ 74/2007/QĐ-UBDT

Hà Nội, ngày 12 tháng 03 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KHUNG LỘ TRÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN II (2006 - 2010)

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM UỶ BAN DÂN TỘC

Căn cứ Nghị định số 51/2003/NĐ-CP ngày 16/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Dân tộc;
Căn cứ Quyết định số 07/2006/TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Phát triển Kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi;
Căn cứ Văn bản số 7179/VPCP-VX ngày 07/12/2006 của Văn phòng Chính phủ về việc giao cho Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc ban hành Khung Lộ trình thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc, Vụ trưởng Vụ Pháp chế:

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Khung Lộ trình thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2006 - 2010 (sau đây gọi làm Khung Lộ trình) với mục tiêu:

1. Tăng cường hiệu quả của công tác lập kế hoạch, kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II tại các địa phương.

2. Nâng cao chất lượng công tác quản lý thực hiện chương trình để hoàn thành mục tiêu hàng năm, mục tiêu của Chương trình 135 giai đoạn II (2006 - 2010) theo từng nội dung cụ thể của các hợp phần chương trình.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Chủ tịch Uỷ Ban Nhân dân các tỉnh thuộc Chương trình 135 giai đoạn II có trách nhiệm:

a. Căn cứ nội dung Khung Lộ trình thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II, tình hình thực tế của địa phương, phân công trách nhiệm cho cơ quan thường trực Chương trình 135 cấp tỉnh chịu trách nhiệm phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng Lộ trình thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II cấp tỉnh.

b. Xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình 135 hàng năm của tỉnh theo Lộ trình, đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu của Chương trình 135 giai đoạn II tại địa phương.

c. Báo cáo kế hoạch, kết quả thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II theo lộ trình hàng năm cho Hội đồng Nhân dân tỉnh và Ban Chỉ đạo Chương trình 135 Trung ương theo quy định.

2. Các bộ, ngành liên quan:

a. Căn cứ nhiệm vụ và trách nhiệm theo Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình 135 giai đoạn II, triển khai, phối hợp tổ chức thực hiện các nội dung liên quan trong Khung Lộ trình thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II.

b. Phối hợp kiểm tra, theo dõi và đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II theo Lộ trình cấp tỉnh theo những lĩnh vực được phân công trong Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2006.

c. Trên cơ sở Khung Lộ trình thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II hàng năm cho Ban Chỉ đạo Chương trình 135 Trung ương . 

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.

Điều 4. Bộ trưởng các Bộ Kế hoạch Đầu tư, Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Lao động Thương binh và Xã hội, Tài chính, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Quyết định này./.


KHUNG LỘ TRÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN II (2006-2010) 

Phần 1:

CẢI TIẾN CHÍNH SÁCH, CƠ CHẾ 

Nội dung

Kết quả cần đạt được (2006 – 2010)

Dự kiến kết quả trung gian

2006

2007

2008

2009

2010

Xác định đối tượng

Có hệ thống
quản lý và theo dõi thông tin đối tượng đầu tư minh bạch, rõ ràng (đặc biệt lưu ý vấn đề giới)

 

Số xã(%) và thôn (%) trong chương trình là các xã và thôn nghèo nhất theo đánh giá dựa trên các dữ liệu đáng tin cậy về đói nghèo

 

- Quyết định 163/2006 QĐ-TTg, và Quyết định 164/2006 QĐ-TTg, ngày 11/7/2006 về các xã thuộc CT135/ GĐ 2 và các xã đã hoàn thành mục tiêu của CT135/ GĐ 1.

- QĐ 170/2005/QĐ-TTG và QĐ 393/2005/QĐ-UBDT.

- Thông tư liên tịch số 676/2006/TTLT-UBDT

-KHDT-TC-XD-NNPTNT được ban hành

- Xác định danh sách các xã, thôn bản được tiếp tục đầu tư 

- Công bố danh sách xã, thôn, bản thuộc diện đầu tư CT (các QĐ bổ sung).

- Sổ hộ nghèo của Xã (sử dụng kết quả của Bộ L ĐTBXH)

- Vận hành, hoàn thiện hệ thống quản lý và theo dõi thông tin đối tượng đầu tư CT trong phạm vi cả nước.

 

- Công bố danh sách xã, thôn, bản thuộc diện đầu tư CT (các QĐ bổ sung).

- Xác định hộ nghèo được thụ hưởng Chương trình 135 , GĐ II ( Chú ý đến danh sách các hộ nghèo của Bộ LĐTB&XH)

Tiến hành đánh giá giữa kỳ các mục tiêu của CT135/2 bao gồm việc điều chỉnh tiêu chí và quy trình lựa chọn/ đưa ra khỏi chương trình dựa trên những số liệu về đói nghèo đáng tin cậy nhất.

 

- Công bố danh sách xã, thôn, bản thuộc diện đầu tư CT (các QĐ bổ sung).

- Xác định hộ nghèo được thụ hưởng Chương trình 135 , GĐ II ( Chú ý đến danh sách các hộ nghèo của Bộ LĐTB&XH)

 

Đánh giá hiệu quả của các tiêu chí xác định mục tiêu trước khi kết thúc chương trình nhằm đánh giá hiệu quả xác định mục tiêu suốt quá trình thực hiện chương trình

Lưy ý: Chỉ số về giảm nghèo: tỷ lệ nghèo đói, tỷ lệ nghèo đói của người dân tộc; số hộ tái nghèo, phát sinh nghèo (chung và dân tộc / phân theo giới/ chủ hộ là nữ)

 

Danh sách các xã hoàn thành, chưa hoàn thành mục tiêu CT 135, GĐ 2

Các nguồn lực của chương trình đã được phân bổ đến những xã, thôn và hộ nghèo nhất theo các tiêu chí về nghèo đói và kết quả thực hiện

Xây dựng được các tiêu chí phân bổ vốn minh bạch và công khai ở cấp cơ sở.

 Ban hành văn bản hướng dẫn tiêu chí xác định các xã, thôn bản hoàn thành mục tiêu CT

 

Báo cáo/ đánh giá hàng năm về chi tiêu của chương trình khẳng định việc phân bổ kinh phí là hướng tới người nghèo và dựa trên kết quả hoạt động. số liệu chi tiết đến tận xã và thôn.

 

Rà soát, công bố danh sách các xã, thôn bản hoàn thành mục tiêu CT 135, GĐ 2

Tiến hành đánh giá giữa ký cho CT135/GĐ 2 nhằm thống nhất về các tiêu chí phân bổ đã điều chỉnh

 

Báo cáo/ đánh giá hàng năm về chi tiêu của chương trình khẳng định việc phân bổ kinh phí là hướng tới người nghèo và dựa trên kết quả hoạt động

 

Báo cáo/ đánh giá cuối chương trình về chi tiêu của chương trình khẳng định việc phân bổ kinh phí là hướng tới người nghèo và dựa trên kết quả hoạt động

Công bố danh sách các xã, thôn bản hoàn thành, chưa hoàn thành mục tiêu CT 135, GĐ II

Lập kế hoạch có sự tham gia

Có hướng dẫn lồng ghép, phân cấp, giao quyền và tham gia

Có minh chứng cho thấy sự tham gia tích cực và có thông tin của người dân vào các hoạt động lập kế hoạch, thực hiện và giám sát chương trình, và sự phối hợp giữa các nỗ lực phát triển ở cấp xã được cải thiện, bao gồm cả sự phối hợp giữa các hợp phần.

 

-Thông tư Liên tịch số 676/2006 QD-TTg được ban hành trong đó khuyến khích sự tham gia có thông tin có người dân vào quá trình lập kế hoạch và thực hiện chương trình, dựa trên Quyết định số 80 hiện hành (về giám sát cộng đồng) và Quyết định số 192 (về minh bạch trong quản lý tài chính) 

- Các địa phương có tiêu chí phân bổ vốn công khai, minh bạch

- Có hướng dẫn về phân cấp, trao quyền và tham gia

 

- Thu thập và xử lý chỉ số rõ ràng, phù hợp để theo dõi diễn biến, tiến độ triển khai thực tiện và phát huy sự tham gia.

- Có sổ tay ( cẩm nang))hướng dẫn thực hiện sự tham gia của cộng đồng. và thông qua với chiến lược truyền thông cụ thể và kế hoạch tăng cường năng lực được thực hiện )

- Các địa phương có văn bản hướng dẫn thực hiện sự tham gia của cộng đồng: ( Cụ thể hoá quy trình tham gia, trách nhiệm các bên, hệ thống phản hồi

- Kế hoạch triển khai thực hiện các hợp phần, theo dõi, giám sát, đánh giá và duy tu bảo dưỡng.

 

- Các địa phương có kế hoạch lồng ghép

 

- Đảm bảo các nguồn lực phân bổ cho Hợp phần “Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ CS và cộng đồng” được sử dụng để hỗ trợ công tác lập kế hoạch có sự tham gia ở cấp cơ sở

Quản lý tài chính

Có cơ chế theo dõi dòng tiền (đảm bảo chương trình đạt được sự minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý và báo cáo tài chính ở tất cả các cấp, và thành quả của chương trình được thông tin rộng rãi )

- Có cơ chế quản lý dòng tiền cho các hợp phần ( chú ý đến hợp phần Phát triển sản xuất, nâng cao đời sống , đào tạo...)

 - Có cơ chế xây dựng nguồn lực cho duy tu bảo dưỡng

 

- Báo cáo hàng năm về việc phân bổ và chi tiêu (theo nguyên tắc công khai minh bạch )

- Thực hiện so sánh đối chiếu hàng quý về số liệu chi tiêu và lập sơ đồ dòng tiền

Đánh gi á cơ chế quản lý và hiệu quả của dòng tiền ,khả năng huy động nguồn lực cho duy tư bảo dưỡng

 - Thực hiện so sánh đối chiếu hàng quý về số liệu chi tiêu và lập sơ đồ dòng tiền .

 

- Thực hiện so sánh đối chiếu hàng quý về số liệu chi tiêu và lập sơ đồ dòng tiền .

- Thực hiện so sánh đối chiếu hàng quý về số liệu chi tiêu và lập sơ đồ dòng tiền

Theo dõi, giám sát, đánh giá (TDGSDG)

Có hệ thống TDGSDG khách quan, có sự tham gia của các bên hữu quan và cộng đồng

Hòan thành đánh giá các kết quả đầu ra của chương trình, so sánh kết quả đạt được với các chỉ số đã thống nhất .

Có một hệ thống quản lý thông tin ( Management Information System -MIS ) được ứng dụng có hiệu quả

 

- Có hệ thống chỉ số TDGSDG tác động và kết quả đầu ra (2006 )

- Có hệ thống biểu mẫu, biểu bảng cho địa phương sử dụng báo cáo (2006)

- Giám sát và báo cáo về kết quả đầu ra và kết quả trung hạn so với các chỉ số đã thống nhất (phân loại theo giới, dân tộc, v.v…)

- Phân tích tác động của các dòng tài chính

- Thiết kế và thực hiện bộ số liệu gốc bao gồm cả các nhóm đối chiếu để phục vụ cho TDGSDG (2007)

- Tiếp tục báo cáo về kết quả đầu ra và kết quả trung hạn so với các chỉ số đã thống nhất (phân loại theo giới, dân tộc, v.v…) ; so sánh khả năng vận dụng các chỉ số tại các địa phương ở các vùng khác nhau

 

Tiến hành đánh giá nghèo đói có sự tham gia và sử dụng các thẻ báo cáo nhằm hỗ trợ cho công tác đánh giá giữa kỳ cho chương trình 

Đánh giá chuyên đề ( Đề xuất một số nội dung giám sát đánh giá độc lập, bên ngoài các cơ quan chủ quản sẽ do các nhà tài trợ hỗ trợ

 

Đánh giá chuyên đề ( Đề xuất một số nội dung giám sát đánh giá độc lập, bên ngoài các cơ quan chủ quản sẽ do các nhà tài trợ hỗ trợ

Đánh giá cuối kỳ về thực hiện CT 135, GĐ II

- Báo cáo cuối chương trình về kết quả đầu ra và kết quả trung hạn so với các chỉ số đã thống nhất (phân loại theo giới, dân tộc, v.v…)

 

 

 

 

Truyền thông

Trung ương và địa phương có một hệ thống truyền thông đa dạng, hiện đại và hiệu quả

Xây dựng chiến lược truyền thông đa dạng, hiện đại và hiệu quả

 

Hướng dẫn địa phương triển khai công tác truyền thông nhằm tác động tích cực của truyền thông vào các nguyên tắc cơ bản (Tham gia, Tự vươn lên, sở hữu, công khai, minh bach...)

 

Số Tỉnh có minh chứng về tác động tích cực của truyền thông vào các nguyên tắc cơ bản (Tham gia, Tự vươn lên, sở hữu, công khai, minh bach...)

- Đánh giá tác động của truyền thông vào các kết quả thực hiện CT 135

- Có một số mô hình truyền thông hiệu quả và phù hợp với từng đối tượng

Số Tỉnh có minh chứng về tác động tích cực của truyền thông vào các nguyên tắc cơ bản (Tham gia, Tự vươn lên, sở hữu, công khai, minh bach...)

- Nhân rộng và triển khai mô hình

Đánh giá tác động của truyền thông vào các kết quả thực hiện CT 135

- Nhân rộng và triển khai mô hình

 

 

Phần 2:

THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ CỦA CHƯƠNG TRÌNH

Nội dung

Kết quả cần đạt được (2006-2010)

Dự kiến kết quả trung gian

2006        

2007

2008

2009

2010

Phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu

- Đến năm 2010 70% số hộ thu nhập 3,5 triệu đồng/năm /người

- Các hộ nghèo sử dụng nhiều dịch vụ hỗ trợ sinh kế hướng đến thị trường

 

- Văn bản hướng dẫn của Bộ NNPTNT được tham vấn rộng rãi và ban hành.

 

- Các địa phương triển khai thực hiện kế hoạch và các chính sách đã ban hành..

 

- Bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách

- Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế NN , NT của các địa phương có sự tham gia của cộng đồng.

- Bổ xung, hoàn thiện cơ chế chính sách

- Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế NN , NT của các địa phương có sự tham gia của cộng đồng.

- Đảm bảo yếu tố cơ bản như dựa trên nhu cầu, hướng tới thị trường, hiệu quả, tính bền vững và vì người nghèo/ phân biệt theo giới..v.v..)

20 % số hộ thu nhập 3,5 triệu đồng/năm /người

30 % số hộ thu nhập 3,5 triệu đồng/năm /người

50 % số hộ thu nhập 3,5 triệu đồng/năm /người

60 % số hộ thu nhập 3,5 triệu đồng/năm /người

70% số hộ thu nhập 3,5 triệu đồng/năm /người

- Kế hoạch đào tạo nâng cao năng lực về PTSX và phát triển nông thôn có sự tham gia của cộng đồng

Triển khai thực hiện (Khuyến nông, khuyến lâm, mô hình PTSX,….) đảm bảo các yếu tố cơ bản như dựa trên nhu cầu, hướng tới thị trường, hiệu quả, tính bền vững và vì người nghèo/ phân biệt theo giới..v.v..)

Lưu ý: Một chuỗi chỉ số đầu vào, đầu ra và kết quả cần được xác định với những chỉ tiêu cụ thê cho từng năm 2007, 2008, 2009, 2010

Phát triển cơ sở hạ tầng

 

- Đến năm 2010 trên 80% xã có: Đường giao thông tới các thôn bản, công trình thuỷ lợi nhỏ, điện ở cụm dân cư.

- 100% xã có trường, lớp học và trạm y tế kiên cố,

 

- Ban hành Văn bản hướng dẫn về quản lý đầu tư và xây dựng.

- Lập và điều chỉnh Quy hoạch CSHT các xã, thôn bản.

- Xây dựng tiêu chí xã đủ điều kiện làm chủ đầu tư.

 

- Rà soát, triển khai đầu tư theo quy hoạch được duyệt

- Ban hành Tiêu chí xã đủ điều kiện làm chủ đầu tư.

 

Kiểm tra, điều chỉnh, cập nhật bổ sung hướng dẫn

- Rà soát, triển khai đầu tư theo quy hoạch được duyệt

- Đánh giá lại tiêu chí cho phù hợp với điều kiện cả nước

 

Kiểm tra, điều chỉnh, cập nhật bổ sung hướng dẫn

- Rà soát, triển khai đầu tư theo quy hoạch được duyệt

 

80% xã có: Đường giao thông tới các thôn bản, công trình thuỷ lợi nhỏ, điện ở cụm dân cư.

100% xã có trường, lớp học và trạm y tế kiên cố,

- Đánh giá lại tiêu chí cho phù hợp với điều kiện cả nước

- Đến năm 2010, 100% xã làm chủ đầu tư công trình CSHT.

- Hạ tầng cơ sở do chương trình đầu tư được duy trì tốt

- 25% số xã làm chủ đầu tư các công trình CSHT.

Nghiên cứu về hoạt động các nhóm duy tu bảo dưỡng định kỳ và thường xuyên

35% số xã làm chủ đầu tư các công trình CSHT.

Thử nghiệm mô hình nghiên cứu

 

60% số xã làm chủ đầu tư các công trình CSHT.

Triển khai đáp ứng các mục tiêu cụ thể

 

90% số xã làm chủ đầu tư các công trình CSHT.

Triển khai đáp ứng các mục tiêu cụ thể

 

100% số xã làm chủ đầu tư các công trình CSHT.

Triển khai đáp ứng các mục tiêu cụ thể

 

Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ CS và cộng đồng

 

- Đến năm 2010, 100% cán bộ xã/cộng đồng đủ năng lực quản lý thực hiện CT.

- Năng lực cộng đồng và cán bộ cấp thôn bản được nâng cao

Có số liệu cho thấy các cộng đồng đã áp dụng những hành vi đã được học (như giám sát các công trình đầu tư) trong và ngoài các hoạt động ngòai chương trình

- Đến năm 2010, trên 70% số ngườ DTTS từ 16 – 25 tuổi được tham gia các khoá đào tạo, dạy nghề ngắn hạn

 

- Văn bản hướng dẫn thực hiện.

- Khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng.

- Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của các địa phương và triển khai thực hiện

- Đảm bảo các nguồn lực phân bổ cho Hợp phần “Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ CS và cộng đồng” được sử dụng để hỗ trợ công tác lập kế hoạch có sự tham gia ở cấp cơ sở

- Ban hành tài liêu khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng và triển khai thực hiện

- Tiêu chí đánh giá hộ có khả năng lập kế hoạch, quản lý kinh tế hộ gia đình, phát triển sản xuất

- Số xã (%) và thôn (%) thuộc CT hoàn tất kế hoạch đầu tư cho nhiều năm có sự tham gia và có khả năng thực hiện các kế hoạch này.

- Triển khai thực hiện.

- Rà sóat điều chỉnh, bổ sung nội dung, kế hoạch chương trình đào tạo, bồi dưỡng.

- Số (%) hộ có khả năng lập kế hoạch, quản lý kinh tế hộ gia-dình, phát triển sản xuất

- Số xã (%) và thôn (%) thuộc CT cập nhật và thực hiện các kế hoạch đầu tư có sự tham gia

- Tỷ lệ Ban Giám sát Xã có khả năng giám sát và kiểm tra các dự án đầu tư ở địa phương

- 2009: Số xã (%) và thôn (%) thuộc CT cập nhật và thực hiện các kế hoạch đầu tư có sự tham gia

 - Số (%) hộ có khả năng lập kế hoạch, quản lý kinh tế hộ gia-dình, phát triển sản xuất

- số xã (%) và thôn (%) thuộc CT cập nhật và thực hiện các kế hoạch đầu tư có sự tham gia

- Số cán bộ địa phương có khả năng tổ chức và tham gia hướng dẫn tại các khóa tập huấn

- 2010: 100% số xã và thôn thuộc CT cập nhật và thực hiện các kế hoạch đầu tư có sự tham gia

- Có số liệu cho thấy a) sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan được cải thiện; b) các kiến thức và kỹ năng thu được từ các khóa tập huấn được ứng dụng vào thực tế.

(25%) Số người được đào tạo

(35%) Số người được đào tạo

(45%) Số người được đào tạo

 (60%) Số người được đào tạo

Số hộ (80%) được đào tạo

Số nguời (%) người DTTS từ 16-25 tuổi được đào tạo đạy nghề ngắn hạn

Số người (%) DTTS từ 16-25 tuổi được đào tạo đạy nghề ngắn hạn

Số người (%) DTTS từ 16-25 tuổi được đào tạo đạy nghề ngắn hạn

Số người (%) DTTS từ 16-25 tuổi được đào tạo đạy nghề ngắn hạn

Số người (trên 70%) DTTS từ 16-25 tuổi được đào tạo nghề ngắn hạn

Nâng cao đời sống nhân dân

 

- 100% các hộ nghèo được hỗ trợ các dịch vụ công, chính sách xã hội.

- 100% đối tượng thụ hưởng chính sách được hỗ trợ đầu tư

 

Xây dựng/ban hành chính sách.

- Hướng dẫn xác định đối tượng thụ hưởng chính sách của Chương trình

 

- Hướng dẫn giám sát, đánh giá thực hiện ở địa phương.

- Danh sách các hộ nghèo được thụ hưởng chính sách.

- Danh sách các hộ nghèo được thụ hưởng chính sách.

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung danh sách theo từng năm.

- Danh sách các hộ nghèo được thụ hưởng chính sách.

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung danh sách theo từng năm.

- Danh sách các hộ nghèo được thụ hưởng chính sách.

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung danh sách theo từng năm.

25% đối tượng thụ hưởng chính sách được hỗ trợ đầu tư

45% đối tượng thụ hưởng chính sách được hỗ trợ đầu tư

70% đối tượng thụ hưởng chính sách được hỗ trợ đầu tư

100% đối tượng thụ hưởng chính sách được hỗ trợ đầu tư

Có khả năng và kinh nghiệm lồng ghép các chương trình/dự án và phối hợp giữa các ban ngành

 

· Một số Tỉnh/Huyện/Xã có văn bản và kế hoạch thể hiện cụ thể việc lồng ghép giữa CT 135 và các CT khác trên địa bàn (nội dung, cơ chế phối hợp, nguồn lực)

· Xây dựng bộ chỉ số theo dõi, báo cáo, giám sát và đánh gia có sự tham gia kết quả và tác động cho hợp phần này, (kết hợp với một số Mục tiêu Thiên niên kỷ của Viêt Nam).

· 2007 : Triển khai một số nội dung của Hỗ trợ kỹ thuật TA ( Nâng cao năng lực, TDGSDG)

· 2008 và 2010 đánh giá khả năng và kết quả, tác động của lồng ghép (có đúc rút kinh nghiệm về cơ chế)

 

PHỤ LỤC:

CƠ SỞ THEO DÕI VIỆC THỰC HIỆN KHUNG LỘ TRÌNH

PHẦN I: CẢI TIẾN CHÍNH SÁCH, CƠ CHẾ

Nội dung

Kết quả cần đạt được (2006- 2010)

Chỉ số (đầu vào, đầu ra, kết quả, tác động)

Xác định đối tượng

 

- Có hệ thống quản lý và theo dõi thông tin đối tượng đầu tư minh bạch, rõ ràng (đặc biệt lưu ý vấn đề giới)

- Danh sách các xã hoàn thành và chưa hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn II

- Các nguồn lực của chương trình đã được phân bổ đến những xã, thôn và hộ nghèo nhất theo các tiêu chí về nghèo đói và kết quả thực hiện

 

Tỷ lệ nghèo đói, tỷ lệ nghèo đói của người dân tộc; số hộ tái nghèo, phát sinh nghèo (chung và dân tộc/phân theo giới/chủ hộ là nữ)

Hế thống quản lý và theo dõi thông tin

Các Văn bản hướng dẫn (có điều chỉnh theo nhu cầu, kết quả TDGSĐG)

Danh sách hàng năm các xã hoàn thành và chưa hoàn thành

Tiêu chí xác định xã được thực hiện và phổ biến rộng rãi thông qua các văn bản, tài liệu hướng dẫn 2007

Báo cáo đánh giá giữa kỳ (2008) và cuối kỳ (2010) khẳng định việc CT đến đúng được đối tương ( Số xã, thôn thuộc diện nghèo nhất dựa trên tiêu chí đã thống nhất)

Công tác lập kế hoạch có sự tham gia

 

Có hướng dẫn lồng ghép, phân cấp, giao quyền và tham gia

Có minh chứng cho thấy sự tham gia tích cực và có thông tin của người dân vào các hoạt động lập kế hoạch, thực hiện và giám sát chương trình, và sự phối hợp giữa các nỗ lực phát triển ở cấp xã được cải thiện, bao gồm cả sự phối hợp giữa các hợp phần.

 

Kế hoạch PTSX được thể hiện với sự tham gia của các hộ và cộng đồng

Phụ nữ nghèo được đề xuất nội dung, tham gia các lớp tập huấn và các mô hình PTSX phù hợp với mình

Giáo trình đào tạo về lập KH có sự tham gia của cộng đồng

Số hội thảo/tham vấn về văn kiện, chính sách ở cấp TƯ và địa phương

Số góp ý của địa phương vào các văn kiện

Số ý kiến được tiếp thu vào văn kiện

Số cán bộ địa phương tự đứng ra tổ chức và hướng dẫn các lớp đào tạo

Có những minh chứng nói a) lên sự cải tiến trong việc phối hợp giữa các co quan, ban nghành b) người dân, cán bộ vận dụng những kiến thức, kỹ năng thu hoạch được từ các lớp đào tạo, tập huấn

100% các xã làm chủ đầu tư (2010)

Số phụ nữ là thành viên các Ban Giám sát Xã

Số ngày lao động đóng góp của người dân, số ngày lao động làm thuê cho nhà thầu của người dân địa phương (chung và nghèo);

Số lượt người dân tham gia họp lựa chọn công trình.

Nhận thức về quyền lợi kinh tế-xã hội: tỷ lệ người dân hiểu được quyền của mình trong tham gia lựa chọn công trình; tỷ lệ người dân biết nội dung cơ bản các hợp phần của chương trình; người dân biết những lợi ích mà chương trình mang lại.

Nhận thức về trách nhiệm: Mức đóng góp của người dân cho việc duy tu bảo dưỡng các công trình

Năng lực của cán bộ: số cán bộ trưởng thôn có khả năng quản lý dự án HTCS nhỏ; tỷ lệ xã báo cáo đầy đủ thông tin, đúng thời gian quy định (theo mẫu quy định), số xã thực hiện đủ quy trình giám sát có sự tham gia của người dân.

Số dự án, chương trình được niêm yết, phổ biến công khai Lưu ý : Tính bền vững của sẽ được thể hiện thông qua các chỉ số liên quan đến tham gia, giảm dần bao cấp, sản xuất theo nhu cầu thị trường, khả năng quản lý cán bộ, hệ thống tổ chức địa phương…v.v.…

Quản lý tài chính

Có cơ chế theo dõi dòng tiền (đảm bảo chương trình đạt được sự minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý và báo cáo tài chính ở tất cả các cấp, và thành quả của chương trình được thông tin rộng rãi )

 

Số liệu tài chính phân bổ hàng năm theo Tỉnh, huyện, xã, thôn và đúng đối tượng (nói lên chính sách có lợi cho đối tượng nghèo)

Số liệu các xã triển khai có hiệu quả, đúng tiến độ (dựa trên 1 sô tiêu chí đánh giá )

Số tiền và nguồn tiền dành cho duy tu bảo dưỡng qua từng năm

Số lần kiểm toán theo cấp và theo cơ quan/tổ chức (kèm theo báo cáo)

Có những minh chứng về sự công khai minh bạch tài chính, quản lý và hệ thống báo cáo công khai rộng rãi về các kết quả của CT

 

 

 

 

 

 

 

Theo dõi giám sát

 

 

Có hệ thống TDGSDG khách quan, có sự tham gia của các bên hữu quan và cộng đồng

Hòan thành đánh giá các kết quả đầu ra của chương trình, so sánh kết quả đạt được với các chỉ số đã thống nhất .

Có một hệ thống quản lý thông tin được ứng dụng có hiệu quả

 

Hê thống TDGSĐG (có sự tham gia của các bên hữu quan và cộng đồng)

Báo cáo TDGSĐG (nêu rõ phương pháp) từ các cấp và thể hiện sự so sánh các kết quả thực tế so với dự kiến.

Kinh phí hàng năm dành cho TDGSĐG

Các công cụ hỗ trợ (ví dụ như bản đồ nghèo – Poverty mapping, Report cards)

Các báo cáo điều tra nghiên cứu , đánh giá chính thức hoặc/và độc lập

Hiệu quả (định lượng và định tính)sử dụng hệ thống MIS 

 

Truyền thông

Trung ương và địa phương có một hệ thống truyền thông đa dạng, hiện đại và hiệu quả

o          Bản kế hoạch tổng thể về truyền thông đa dạng, hiện đại và hiệu quả

o          Bản kế hoạch truyền thông cấp Tỉnh có chất lượng

o          Kinh phí dành cho truyền thông (phân theo cấp, theo nguồn)

o          Chi phí sử dụng cho truyền thông (phân theo các kênh truyền thông)

o          Bộ tài liệu truyền thông (in bằng tiếng dân tộc)

o          Số người được hỏi biết về chương trình 135 và các hợp phần

o          Số người, cán bộ tiếp cận được và sử dụng bộ tài liệu truyền thông

o          Số mô hình truyền thông có hiệu quả, sáng tạo ( theo vùng, địa phương...)

o          Kết quả đạt được từ công tác truyền thông ( dựa và các kết quả dự kiến trong bản kế hoạch truyền thông từng năm...)

o          ...

Chú ý : Các chỉ số kết quả trong phần này mang nhiều định tính hơn là định lượng

 

PHẦN II.: KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHỦ YẾU

Phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu

- Đến năm 2010 70% số hộ thu nhập 3,5 triệu đồng/năm /người

 

- Các hộ nghèo sử dụng nhiều dịch vụ hỗ trợ sinh kế hướng đến thị trường

 

Tỷ trọng giá trị sản xuất phân theo năm, loaị xã thuộc 135

(so sánh với số liệu điều tra cơ bản – baseline survey)

Số lớp chuyển giao công nghệ, khuyến nông

Số người tham dự (phân theo giới)

Số hộ ứng dụng kiến thức, kỹ năng học được từ các lớp đào tạo chuyển giao kỹ thuật, khuyến nông, các mô hình trình diễn (phân theo giới)

Số hộ hài lòng về các cải tiến của dịch vụ khuyến nông

Số kinh nghiệm bản địa được tiếp thu

Nguồn lực phân bổ và sử dụng dành cho hợp phần này (trực tiếp từ CT 135, gián tiếp từ các CT khác)

Số hợp tác giữa các “Nhà” (Nhà nông, Nhà nước, Nhà Khoa học, Ngân hàng, Nhà doanh nghiệp...)

Số giống mới, hiệu quả cao, giảm rủi ro

Số tiền hỗ trợ ( giảm bao cấp) cho vật ư phân bón và sản phẩm đàu ra.

Lưu ý : Phân loại các chỉ số trên có liên quan đến giới (trong phạm vi cho phép)

Phát triển cơ sở hạ tầng

- Đến năm 2010 trên 80% xã có: Đường giao thông tới các thôn bản, công trình thuỷ lợi nhỏ, điện ở cụm dân cư.

- 100% xã có trường, lớp học và trạm y tế kiên cố, .

- Số xã/(%) có các dự án hạ tầng cơ sở có chất lượng tốt (như thể hiện trong các báo cáo giữa kỳ và cuối kỳ)

- Đến năm 2010, 100% các xã làm chủ đầu tư các công trình CSHT của CT

- Có số liệu cho thấy các hạ tầng cơ sở do chương trình đầu tư được duy trì tốt

 

Số (%) các xã làm chủ đầu tư các công trình CSHT của Chương trình

Số xã (%) triển khai lựa chọn thầu hoặc đấu thầu.

Số dự án có sự tham gia của cộng đồng, đóng góp

Số tiền tiết kiệm từ các dự án đầu tư do sự tham gia, TDGSĐG của cộng đồng

 (2007)

Số xã (%) có dự án CSHT đạt tiêu chuẩn chất lượng tốt (như đã được thể hiện trong các báo cáo đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ

Số công trình được triển khai đúng kế hoạch

Số dự án, chương trình được niêm yết, phổ biến công khai

Số ngày lao động đóng góp của người dân, số ngày lao động làm thuê cho nhà thầu của người dân địa phương (chung và nghèo);

Số lượt người dân tham gia họp lựa chọn công trình.

Tính bền vững của CT sẽ được thể hiện thông qua các chỉ số liên quan đến tham gia, giảm dần bao cấp, sản xuất theo nhu cầu thị trường, khả năng quản lý cán bộ, hệ thống tổ chức địa phương…v.v.…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đào tạo và nâng cao năng lực

- Đến năm 2010, 100% cán bộ xã/cộng đồng đủ năng lực quản lý thực hiện CT.

- Năng lực cộng đồng và cán bộ cấp thôn bản được nâng cao

 

- Đến năm 2010, trên 70% số ngườ DTTS từ 16 – 25 tuổi được tham gia các khoá đào tạo, dạy nghề ngắn hạn

- Có số liệu cho thấy các cộng đồng đã áp dụng những hành vi đã được học (như giám sát các công trình đầu tư) trong và ngoài các hoạt động ngòai chương trình

 

Giáo trình được biên soạn và thử nghiệm (có sự tham khảo, tham gia của chuyên gia địa phương và các Cơ quan đào tạo địa phương trong quá trình biên soạn )

Chế độ cho cán bộ tham dự các lớp tập huấn

Số lớp đào tạo, tập huấn ( phân theo đối tượng, kể cả Ban Giám sát Xã)

Số học viên / máy cái tham dự (theo loai hộ, giới, theo nội dung, thời gian)

Số học viên vận dụng kiến thức vào công việc sản xuất của mình ( dùng phương pháp “Theo vết học viên” – Tracer study)

Số lần đi tham quan, chia sẻ kinh nghiệm giữa các địa phương

Số Ban Giám sát xã (%) có khả năng kiểm tra, đôn đóc các công trình đầu tư trên địa bàn

Tỷ lệ Ban Giám sát Xã có khả năng giám sát và kiểm tra các dự án đầu tư ở địa phương

Số (%) hộ có khả năng lập kế hoạch, quản lý kinh tế hộ gia-dình, phát triển sản xuất

Số xã (%) và thôn (%) thuộc CT cập nhật và thực hiện các kế hoạch đầu tư có sự tham gia

Số cán bộ địa phương có khả năng tổ chức và tham gia hướng dẫn tại các khóa tập huấn

Số xã tự tổ chức và điều hành các lớp tập huấn/hội thảo

Nâng cao đời sống văn hoá xã hội

 

- 100% các hộ nghèo được hỗ trợ các dịch vụ công, chính sách xã hội.

 - 100% đối tượng thụ hưởng chính sách được hỗ trợ đầu tư

- Có khả năng và kinh nghiệm lồng ghép các chương trình/dự án và phối hợp giữa các ban ngành

 

o          Số hộ nghèo nhất, dễ bị tổn thương tiếp cận, hài lòng với các dịch vụ cơ bản (phương pháp PPA, Report cards)

o          Tỷ lệ bỏ học của học sinh

o          Số lượt người dân được khám chữa bệnh tại trạm xá xã

o          Diện tích đất chủ động tưới tiêu tăng thêm

o          Số hộ được sử dụng điện sinh hoạt

o          Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em

o          Số hộ có TV

o          Tỷ lệ thôn/bản có điện thoại

o          Số hộ được sử dụng nước sạch sinh hoạt

o          Tỷ lệ người dân không được trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu

o          Số hộ sống trong nhà tạm/không an toàn

Các văn bản, các báo cáo minh chứng sự phối kết hợp (nhân lực, tài lực, phương pháp…)

Ngoài ra sẽ dựa vào các chỉ số, chỉ tiêu trong văn kiện CT 135 và QĐ 07, kết hợp với Mục tiêu Thiên niên kỷ của Việt Nam (VDGs) và luôn luôn xiuyên suốt được phản ảnh yếu tố giới )