Quyết định 74/2006/QĐ-UBND về đánh số và gắn biển số nhà trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
Số hiệu: | 74/2006/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đồng Nai | Người ký: | Võ Văn Một |
Ngày ban hành: | 12/10/2006 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Xây dựng nhà ở, đô thị, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 74/2006/QĐ-UBND |
Biên Hòa, ngày 12 tháng 10 năm 2006 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH ĐÁNH SỐ VÀ GẮN BIỂN SỐ NHÀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 05/2006/QĐ-BXD ngày 08 tháng 3 năm 2006 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chế đánh số và gắn biển số nhà;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 404/TTr-SXD ngày 03 tháng 10 năm 2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định đánh số và gắn biển số nhà trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các ông (bà) Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông và Vận tải, Tài chính, Văn hóa và Thông tin, Công an tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa; Thủ trưởng các cơ quan, ban ngành liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI |
ĐÁNH SỐ VÀ GẮN BIỂN SỐ NHÀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 74/2006/QĐ-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)
Điều 1. Mục đích của việc ban hành Quy định
1. Tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện yêu cầu giao tiếp, tiếp nhận các thông tin, thư tín, liên lạc, giao dịch thương mại, giao dịch dân sự và các giao dịch khác.
2. Góp phần chỉnh trang diện mạo đô thị và điểm dân cư nông thôn, quản lý nhà đất, thông tin liên lạc, hành chính, an ninh, trật tự, phòng cháy, chữa cháy và quản lý dân cư theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Quy định này được áp dụng tại khu vực đô thị và các điểm dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
2. Tất cả nhà ở, nhà chung cư, công trình xây dựng (sau đây gọi chung là nhà) đều được đánh số và cấp số nhà. Đối với nhà xây dựng không phép hoặc trái phép trong khu vực cấm xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng sẽ được cấp số tạm để phục vụ công tác quản lý. Riêng đối với nhà nằm trong khu vực đã có quyết định giải tỏa sẽ không được cấp số nhà.
Giấy chứng nhận cấp số nhà không có giá trị để công nhận quyền sở hữu về nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
1. Số nhà được đánh liên tục, theo hướng tăng dần từ đầu đường đến cuối đường và giới hạn bởi địa giới hành chính cấp huyện.
2. Điểm đầu của đường được tính ở điểm tiếp giáp với đường có mặt cắt lớn hơn. Đối với các tuyến đường có mặt cắt ngang bằng nhau thì tùy theo đặc điểm của từng tuyến đường để xác định điểm đầu và điểm cuối theo hướng từ Bắc vào Nam; từ Đông sang Tây; từ Đông Bắc sang Tây Nam hoặc từ Đông Nam sang Tây Bắc.
Điều 4. Đánh số nhà mặt tiền đường
1. Nhà mặt tiền đường bên trái là số lẻ liên tục bắt đầu từ số 1, bên phải là số chẵn liên tục bắt đầu từ số 2 và chiều đánh số nhà theo Điều 3 của Quy định này.
2. Đối với nhà tiếp giáp với nhiều tuyến đường thì số nhà được đánh theo tuyến đường có mặt cắt ngang lớn hơn, nếu tuyến đường có mặt cắt ngang bằng nhau thì lấy theo cửa chính của nhà để đánh số.
Điều 5. Đánh số hẻm và số nhà trong hẻm
Đường hẻm là nhánh của đường phố. Số hẻm là số của căn nhà mặt tiền đường liền kề trước. Trường hợp hẻm thông ra cả hai phía tuyến đường thì số hẻm được đánh theo Điều 3 của Quy định này. Đường hẻm chính có thể có một hoặc nhiều nhánh rẽ bên trái hoặc bên phải, gọi là hẻm phụ. Số của hẻm phụ là số của căn nhà mặt hẻm liền kề trước đó.
1. Nhà trong hẻm chính được cho số là số hẻm và số nhà, giữa số hẻm và số nhà có một gạch chéo (số hẻm/số nhà).
2. Nhà trong hẻm phụ cũng được cho số là số hẻm chính, số hẻm phụ và số nhà có hai gạch chéo (số hẻm chính/số hẻm phụ/số nhà).
3. Số nhà trong hẻm chính và hẻm phụ được đánh theo nguyên tắc như nhà mặt tiền đường: Bên trái là số lẻ; bên phải là số chẵn.
4. Đối với nhà tiếp giáp với nhiều hẻm thì số nhà được đánh theo đường hẻm có mặt cắt lớn hơn, nếu 2 hẻm bằng nhau thì sẽ chọn hẻm gần đường chính hoặc lấy theo cửa chính của nhà để đánh số.
Điều 6. Đánh số nhà đối với nhà ở không có đường vào (đi nhờ qua phần đất của nhà người khác)
Theo phương pháp đánh số như nhà trong hẻm, tuân thủ theo nguyên tắc chẵn, lẻ của tuyến đường chính, số của ngôi nhà được đánh số dựa trên số của nhà cho đi nhờ gần nhất.
Điều 7. Đánh số nhà đối với các khu đất quy hoạch dự án dân cư
1. Đối với khu đất đã được phân lô ổn định thì mỗi lô đất được đánh số nhà theo Điều 4, Điều 5 của Quy định này.
2. Đối với khu đất chưa được phân lô, chỉ đánh một số nhà duy nhất cho cả khu quy hoạch, khi dự án được triển khai thực hiện, sẽ phân khu quy hoạch thành dãy A, dãy B… để đánh số nhà.
Điều 8. Đánh số căn hộ, số tầng nhà, số cầu thang của nhà chung cư
Nguyên tắc đánh số căn hộ, số tầng nhà, số cầu thang nhà chung cư được thực hiện theo nội dung quy định tại các Điều 5, Điều 8 và Điều 9 của Quyết định số 05/2006/QĐ-BXD ngày 08/3/2006 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chế đánh số và gắn biển số nhà sau đây gọi tắt là Quyết định số 05/2006/QĐ-BXD.
Điều 9. Đánh tên nhóm nhà, ngôi nhà trong nhóm nhà
Trong một khu có nhiều nhà tạo thành các nhóm nhà mà các lối đi giữa các nhóm nhà không được đặt tên đường hoặc tên hẻm thì nguyên tắc đánh tên nhóm nhà, ngôi nhà trong nhóm nhà được thực hiện theo nội dung quy định tại Điều 6, Điều 7 của Quyết định số 05/2006/QĐ-BXD.
Số nhà của các nhà nằm trong khu quy hoạch (nhà sẽ giải tỏa) là số nhà liền kề không bị giải tỏa có thêm mẫu tự tiếng Việt A, B, C,… để sau khi giải tỏa vẫn giữ được trật tự số nhà. Tùy theo tính chất của quy hoạch công trình công cộng:
1. Các công trình văn hóa, giáo dục, y tế,... thì mỗi công trình sẽ chừa một số nhà chính thức.
2. Trường hợp quy hoạch công viên cây xanh, đài tưởng niệm... thì không chừa số cho công trình.
Điều 11. Đánh số nhà đối với nhà trong khu vực cấm xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng
Đối với nhà nằm trong khu vực cấm xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng thì được đánh số tạm. Số nhà tạm được lấy theo số nhà liền kề và có thêm mẫu tự tiếng Việt A, B, C,… ghép với chữ T (viết tắt cho chữ Tạm), ví dụ 10AT, 15BT, 21CT, ....
Điều 12. Gắn biển số nhà mặt tiền đường, nhà trong hẻm
Mỗi nhà mặt tiền đường, nhà trong hẻm được gắn 01 biển số nhà. Biển số nhà phải được gắn ở mặt trước cổng nhà hoặc mặt tiền nhà, bên phải (nhìn từ đường vào) với độ cao cách mặt đất hai mét (2m) tính từ cạnh dưới của biển số nhà.
Nhằm để thuận tiện cho việc tìm kiếm đối với số nhà cũ đã có trước đây thì cho phép để lại biển số nhà cũ nhưng biển số nhà cũ sẽ được gắn phía dưới biển số nhà mới cấp và phải ghi rõ là số nhà cũ.
Mỗi căn hộ gắn một biển số. Biển số căn hộ được viết bằng tên ghép của số tầng và số căn hộ được xác định theo nguyên tắc quy định tại Điều 8 của Quy định này. Biển số căn hộ được gắn tại vị trí sát phía trên chính giữa cửa đi chính của căn hộ.
Điều 14. Gắn biển tên nhóm nhà, ngôi nhà, số tầng nhà, cầu thang
1. Biển tên nhóm nhà được đặt tại một góc của nhóm nhà đó, trên vỉa hè gần với đường phố lớn nhất.
2. Biển tên ngôi nhà được đặt tại mặt đứng và hai bức tường đầu hồi của ngôi nhà. Tại mặt đứng, biển được đặt tại vị trí tầng 1 trong trường hợp nhà một tầng, tại tầng 2 trong trường hợp nhà nhiều tầng. Tại bức tường đầu hồi, biển được đặt tại vị trí có độ cao bằng hai phần ba chiều cao nhà trong trường hợp nhà cao từ mười bảy mét (17m) trở xuống; được đặt tại vị trí có độ cao chín mét (9m) trong trường hợp nhà cao trên mười bảy mét.
3. Biển số tầng nhà được đặt tại giữa mảng tường chân cầu thang hoặc giữa mảng tường của lồng cầu thang của mỗi tầng. Vị trí đặt biển có độ cao là hai mét (2m) tính từ sàn của tầng nhà tương ứng.
4. Biển số cầu thang được đặt tại vị trí sát trên chính giữa cổng đơn nguyên có cầu thang đó.
Điều 15. Các loại biển số nhà bao gồm bảy loại sau đây
1. Biển số nhà mặt tiền đường;
2. Biển số nhà trong hẻm và trong hẻm phụ;
3. Biển số căn hộ của nhà chung cư;
4. Biển tên nhóm nhà;
5. Biển tên ngôi nhà;
6. Biển số tầng nhà;
7. Biển số cầu thang.
Điều 16. Quy cách, cấu tạo các loại biển
1. Màu sắc và chất liệu của biển
- Về màu sắc của biển có nền màu xanh lam sẫm, chữ và số màu trắng, đường chỉ viền màu trắng;
- Về chất liệu được làm bằng Mi-ca.
2. Kích thước của từng loại biển
a) Biển số nhà mặt tiền đường
- Loại biển có 1 hoặc 2 chữ số (chiều cao x chiều rộng): 150mm x 200mm.
- Loại biển có 3 chữ số: 150mm x 230mm
- Loại biển có 4 chữ số: 150mm x 260mm
Tên số nhà thêm 1 chữ số thì chiều rộng biển số nhà tăng thêm 30mm.
b) Biển số nhà trong hẻm và trong hẻm phụ:
- Loại biển có 3 chữ số (chiều cao x chiều rộng): 150mm x 260mm
- Loại biển có 4 chữ số: 150mm x 290mm
- Loại biển có 5 chữ số: 150mm x 320mm
Tên số nhà thêm 1 chữ số (ký hiệu của gạch chéo “/” được tính là một chữ số) thì chiều rộng biển số nhà tăng thêm 30mm.
c) Biển số căn hộ (hoặc phòng) của nhà chung cư:
- Loại biển có 3 chữ số (chiều cao x chiều rộng): 100mm x 170mm
- Loại biển có 4 chữ số: 100mm x 190mm
- Kích thước biển (chiều cao x chiều rộng): 650mm x 900mm
e) Biển tên ngôi nhà
- Kích thước biển (chiều cao x chiều rộng): 650mm x 850mm
g) Biển số cầu thang
- Kích thước biển (chiều cao x chiều rộng): 300mm x 300mm
h) Biển số tầng nhà.
- Tên số tầng được viết bằng chữ “Tầng” ghép với chữ số 1, 2, 3,… Ví dụ: tầng 1, tầng 2,…
- Kích thước biển (chiều cao x chiều rộng): 300mm x 300mm
XỬ LÝ PHÁT SINH TRONG ĐÁNH SỐ NHÀ
Điều 17. Đánh số nhà đối với việc tách nhà hoặc xây chen
1. Trường hợp các nhà mới được tách hoặc xây chen (thuộc chủ sở hữu mới) quay ra mặt tiền đường: Số nhà mới đánh bổ sung theo số nhà cũ liền kề trước đó, được viết tên ghép của số nhà cũ và số phụ là chữ cái tiếng Việt (A, B, C,…)
2. Trường hợp nhà mới (thuộc chủ sở hữu mới) được xây phía sau, có lối đi nhờ qua phần đất của nhà người khác: Nguyên tắc đánh số nhà mới được áp dụng theo Điều 6 của quy định này.
Điều 18. Đánh số nhà khi nhập nhiều nhà thành một nhà
Trường hợp nhà được xây dựng lại trên đất khuôn viên nhiều nhà cũ thì nhà được mang số của nhà cuối cùng của dãy nhà cũ bị phá dỡ của đường, hẻm đó.
Điều 19. Xử lý số nhà trên đường cũ có thay đổi tên
Trường hợp đường cũ chia thành nhiều đường mới hoặc nhiều đường cũ nhập thành đường mới: Số nhà phải được đánh lại theo đường mới.
Điều 20. Hẻm được đổi thành đường có tên
1. Đánh lại số nhà theo nguyên tắc nhà mặt tiền đường.
2. Các hẻm phụ của đường khác có lối ra đường mới mở thì được đánh số lại theo quy tắc số nhà trong hẻm.
Điều 21. Chủ sở hữu nhà làm đơn đề nghị (theo mẫu, phụ lục 01) gửi Ủy ban nhân dân cấp xã. Cán bộ địa chính (nhà đất) xác định số nhà cũ, hoặc xin cấp mới số nhà của căn nhà đối chiếu với phương án đánh số nhà để tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp xã có ý kiến đề xuất cụ thể chuyển phòng Quản lý Đô thị huyện Nhơn Trạch, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa hoặc phòng Hạ tầng - Kinh tế huyện.
Thời gian giải quyết tại cấp xã: 03 ngày kể từ ngày nhận đơn.
Điều 22. Phòng Quản lý Đô thị huyện Nhơn Trạch, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa hoặc phòng Hạ tầng - Kinh tế huyện có trách nhiệm kiểm tra, xét cấp giấy chứng nhận số nhà (theo mẫu, phụ lục 02) và làm biển số nhà. Giấy chứng nhận số nhà được giao về Ủy ban nhân dân cấp xã kèm theo biển số nhà.
Thời gian giải quyết: 05 ngày kể từ ngày nhận đơn do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến.
Điều 23. Trên cơ sở giấy chứng nhận số nhà và biển số nhà do phòng Quản lý Đô thị huyện Nhơn Trạch, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa hoặc phòng Hạ tầng - Kinh tế huyện chuyển đến. Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thông báo cho chủ sở hữu nhà đóng lệ phí và nhận giấy chứng nhận số nhà cùng biển số nhà.
Điều 24. Xây dựng phương án đánh số nhà
Phương án đánh số nhà được xây dựng và thể hiện trên nền bản đồ địa chính của từng xã, phường, thị trấn để làm cơ sở cho việc đánh số nhà.
Điều 25. Kinh phí xây dựng phương án đánh số nhà và cấp biển số nhà
1. Kinh phí xây dựng phương án đánh số nhà; gắn biển tên hẻm sử dụng ngân sách địa phương.
Điều 26. Chủ sở hữu nhà hoặc người đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm nộp lệ phí cấp biển số nhà. Trường hợp không xác định được chủ sở hữu thì người đang sử dụng có trách nhiệm nộp lệ phí cấp biển số nhà.
Điều 27. Người sử dụng nhà có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ biển số nhà đã được gắn. Không được dùng biển số nhà sai quy định, không được để nhà thiếu biển số. Trường hợp nhà có treo biển hiệu mà ghi địa chỉ khác với biển số nhà được gắn theo Quy định này thì phải sửa đổi biển hiệu cho phù hợp.
Điều 28. Người có hành vi vi phạm Quy định này thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính. Nếu gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự.
Điều 29. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Xây dựng phương án, kế hoạch đánh số và gắn biển số nhà trên địa bàn theo sự hướng dẫn của Sở Xây dựng;
b) Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Xây dựng sáu tháng một lần về kết quả thực hiện đánh số và gắn biển số nhà;
c) Ủy quyền phòng Quản lý Đô thị hoặc phòng Hạ tầng - Kinh tế cấp giấy chứng nhận số nhà cho các hộ theo quy định này để chủ sở hữu nhà (hoặc người sử dụng) dùng khi cần thiết. Mẫu giấy chứng nhận số nhà được quy định tại phụ lục 02 của Quy định này.
d) Thanh tra, xử lý các vi phạm về quản lý đánh số và gắn biển số nhà theo thẩm quyền.
2. Trách nhiệm của phòng Quản lý Đô thị huyện Nhơn Trạch, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa hoặc phòng Hạ tầng - Kinh tế huyện:
a) Quản lý hồ sơ, cập nhật thông tin vào phương án đánh số nhà để phục vụ cho công tác đánh số và gắn biển số nhà;
b) Kiểm tra, xét cấp giấy chứng nhận số nhà theo đúng phương án đánh số nhà đã được UBND cấp huyện thông qua;
c) Tổ chức làm biển số nhà để phát cho người dân.
3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã:
a) Tuyên truyền, phổ biến và đôn đốc tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn chấp hành quy định về đánh số và gắn biển số nhà;
c) Kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm quy định về đánh số và gắn biển số nhà trên địa bàn theo thẩm quyền; báo cáo và kiến nghị xử lý với Ủy ban nhân dân cấp huyện những trường hợp vượt quá thẩm quyền.
Điều 30. Trách nhiệm của Sở Xây dựng
Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng phương án, kế hoạch và tổ chức thực hiện đánh số và gắn biển số nhà trên địa bàn.
Điều 31. Trong quá trình thực hiện Quy định nếu gặp khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Ủy ban nhân dân tỉnh để hướng dẫn kịp thời.
Điều 32. Giao cho Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa; cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn, triển khai thực hiện Quy định này./.
Quyết định 05/2006/QĐ-BXD ban hành Quy chế đánh số và gắn biển số nhà do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Ban hành: 08/03/2006 | Cập nhật: 20/05/2006