Quyết định 74/1999/QĐ-UB phê duyệt Quy hoạch chi tiết huyện Gia Lâm – Hà Nội - tỷ lệ 1/5000 (Khu vực đô thị - Phần quy hoạch sử dụng đất và giao thông) do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
Số hiệu: 74/1999/QĐ-UB Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Hoàng Văn Nghiên
Ngày ban hành: 01/09/1999 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Xây dựng nhà ở, đô thị, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 74/1999/QĐ-UB

Hà Nội, ngày 01 tháng 9 năm 1999

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT HUYỆN GIA LÂM -HÀ NỘI, TỶ LỆ 1/5000 (KHU VỰC ĐÔ THỊ - PHẦN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ QUY HOẠCH GIAO THÔNG)

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân;

- Căn cứ Nghị định 91/CP ngày 17 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ ban hành về Điều lệ quản lý quy hoạch đô thị;

- Căn cứ Quyế định số 108/1998/QĐ-TTg ngày 20/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ Đô Hà Nội đến năm 2020;

- Xét đề nghị của Kiến trúc sư trưởng Thành phố tại Tờ trình số 1081/TTr-KTST ngày 31 tháng 12 năm 1998 và công văn số 458-KTST/DA ngày 19/7/1999.

QUYẾT ĐỊNH

Điều I: Phê duyệt Quy hoạch chi tiết huyện Gia Lâm – Hà Nội – tỷ lệ 1/5000 (Khu vực đô thị - Phần quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch giao thông) do Công ty Kỹ thuật và xây dựng SENA lập tháng 12 năm 1998, với các nội dung chính sau đây:

1. Vị trí, phạm vi, ranh giới và quy mô lập quy hoạch chi tiết.

1.1. Vị trí, phạm vi và ranh giới huyện Gia Lâm nằm ở phía Đông thành phố Hà Nội được giới hạn như sau:

- Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh

- Phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Hưng Yên

- Phía Tây giáp sông Hồng

- Phía Bắc giáp huyện Đông Anh, Hà Nội.

1.2. Quy mô

Huyện Gia Lâm bao gồm 31 xã và 4 thị trấn với tổng diện tích là 17.292ha. Trong đó khu vực đô thị theo điều chỉnh quy hoạch chung thủ đô Hà nội gồm: Khu vực đô thị thuộc Hà Nội trung tâm -khu đô thị Gia Lâm -Sài Đồng.

- Yên Viên -Đức Giang (gọi tắt là Khu đô thị Gia Lâm - Sài Đồng) có diện tích 4.583ha (ký hiệu trên bản vẽ là khu A1) và khu vực đô thị hoá khác như: Khu đô thị Châu Quỳ có diện tích 606 ha (ký hiệu trên bản vẽ là khu A2) và các điểm đô thị liên xã có diện tích là 1.472ha,

2. Nội dung quy hoạch chi tiết.

2.1. Tính chất

Huyện Gia Lâm là cửa ngõ phía Đông của Thủ đô Hà Nội, trong đó các khu công nghiệp tập trung lớn và các vùng phát triển đô thị thuận lợi, đồng thời nằm trong vùng có dự án phát triển sinh thái và bảo vệ môi trường.

Trong khu vực huyện Gia Lâm ngoài các vùng thành phố Trung tâm còn các vùng đô thị hoá khác được phát triển như những vệ tinh của thành phố. Khu đô thị Trâu Quỳ được phát triển dọc theo Quốc lộ 5, trên cơ sở một số cụm dân cư và các công trình, trụ sở của chính quyền huyện. Khu đô thị Trầu Quỳ là đô thị cấp 4 với tính chất là trung tâm chính trị, văn hoá và kinh tế của huyện. Bên cạnh các khu đất canh tác nông nghiệp, sản xuất, cung cấp các sản phẩm nông nghiệp cho Thủ đô Hà Nội.

2.2. Phân khu chức năng.

Hiện nay, huyện Gia Lâm có 4 thị trấn với diện tích đất chỉ chiếm 3,3% diện tích đất đai của toàn huyện, được chia làm hai khu vực: Phía Bắc sông Đuống và phía Nam sông Đuống. Dự kiến đến năm 2020 khu vực đô thị hoá đạt 27% diện tích toàn huyện và sẽ được chia thành các khu vực sau:

- Khu vực đô thị hoá (Ký hiệu trên bản vẽ là khu A). Khu A gồm hai phần:

Khu vực đô thị hoá thuộc Hà Nội trung tâm (khu đô thị Gia Lâm -Sài Gòn) có diện tích 4583 ha (khu A1) và khu đô thị Trâu Quỳ có diện tích 606 ha (khu A2).

- Khu vực ven đê là khu vực nằm ven sông Hồng và sông Đuống (khu B), kẹp giữa các khu vực đô thị hoá là nội thành Hà Nội và khu đô thị Gia Lâm -Sài Đồng, với diện tích là 1.869ha.

- Khu vực nông thôn (khu C), Khu vực này được chia thành khu Bắc Đuống và khu Nam Đuống.

- Các làng xóm được giữ lại, phát triển các điểm đô thị phục vụ liên xã, liên thôn. Sản xuất nông nghiệp là chủ yếu.

2.3. Quy mô dân số

Dự báo dân số trong huyện và trong đô thị:

Cơ cấu lao động và dân số

TT

Các chỉ tiêu

Hiện trạng 12/97

Dự báo qua các giai đoạn

1998-2005

2005-210

2011-2010

1

Số dân cư (nghìn người)

315

416

481

600

2

Số lao động và tỷ lệ % so với số dân cư

17

(54%)

233

(56%)

279

(58%)

360

(60%)

3

Lao động làm việc trong các ngành kinh tế và tỷ lệ so với số lao động

 

a. Khu vực I

(nông, lâm nghiệp)

57

(33%)

58

(25%)

47

(17%)

36

(10%)

 

b. Khu vực II

CN + TTCN + XD)

20

(12%)

47

(20%)

78

(28%)

126

(35%)

 

c. Khu vực III (dịch vụ)

93

(55%)

128

(55%)

153

(55%)

188

(55%)

Trong đó, số dân đô thị đến năm 2005 là 145.000 người và đến năm 2020 là 400.000 người.

Trong khu vực nông nghiệp với số dân 20 vạn người, số lao động 11 vạn người với cơ cấu lao động đến năm 2020 như sau:

- Số lao động nông nghiệp là 3, 6 vạn người chiếm 32% số lao động. Số lao động trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng là 3, 3 vạn người chiếm 30%.

- Số lao động dịch vụ là 4, 1 vạn người chiếm 38%.

2.4. Quy mô đất đai

TT

Các Khu vực

Diện tích

(ha)

Tỷ lệ

(%)

Ghi chú

 

Khu vực đô thị hoá (Khu A)

1.1. khu đô thị thuộcHà Nội trung tâm, tức Gia Lâm –Sài Đông (Khu A1).

- khu đô thị thị trấn Gia Lâm, Ngọc thu? (số 22)

- khu đô thị Sài Đồng A (số 23)

- khu đô thị Sài Đồng B (số 24)

- khu đô thị Yên Viên (số 25)

- khu công viện khoa học cự Khối (khu 34)

1.2. khu đô thị Trâu Quỳ - Dương Xá (khu A2)

5.189

4.589

 

 

1.076

1.565

1.022

212

708

 

606

30,0

 

kể cả sân bay Gia Lâm

 

 

 

Kể cả sân bay Gia Lâm

 

 

 

 

Khu vực ven đê (khu B)

1.869

10,8

 

 

Khu vực nông thôn (khu C)

3.1. khu vực Bắ Đuống –Yên Thường (khuC)

3.2. khu vựcNam Đuống -Ninh Hiệp - Định Xuyên (khu C2)

10.234

3.957

 

6.277

59,2

 

 

Tổng Cộng

17.292

100,0

 

2.5. Cơ cấu sử dụng đất.

2.5.1. Cơ cấu sử dụng đất khu vực đô thị (Khu A) (các khu có số hiệu 22,23,24):

Cơ cấu sử dụng đất của Khu đô thị Gia LâmSài Đồng được tổng hợp theo bảng sau, với số dân cư dự kiến là 35.9000 người.

TT

Hạng mục

Diện tích

(ha)

Tỷ lệ chiếm đất (%)

Chỉ tiêu

m2\ng

Ghi chú

 

Đất Đô Thị

4.583

100

127,3

Kể cả Sân bay Gia Lâm

 

Đất dân dụng

1.1. Đất khu ở

1.2. Đất giao thông

1.3. Đất công trình công cộng, dịch vụ

1.4. Đất cây xanh công viên

2573.6

1344,4

756,0

 

 

402,6

60,1

29,3

16,5

6,4

 

7,9

76,5

37,3

21,0

7,0

 

11,2

 

 

trong đó đất TDTT 95ha

 

Đất dân dụng khác

2.1. Đất cơ quan T viện nghiên cứu, ĐH

136,6

136,6

3,0

3,8

 

 

TT

Hạng mục

Diện tích (ha)

Tỷ lệ chiếm đất

(%)

Chỉ tiêu (m2/ng)

Ghi chú

3

Đất ngoài dân dụng

3.1. Đất công nghiệp, kho tàng.

3.2. Đất giao thông đối ngoại, các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật.

3.3. Đất an ninh, quốc phòng

3.4 Khu vực cây xanh sinh thái

3.5. Cây xanh cách ly và các loại đất khác.

1.692,8

732,7

125,0

 

361.1

264,7

227,3

36,9

16,0

2,7

 

7,9

5,4

4,0

47,0

20,4

 

 

 

6,8

 

 

b) Cơ cấu chung của khu đô thị Trâu Qu?

Khu đô thị Trâu Quỳ là đô thị cấp 4 với dân cư dự kiến là 4, 9 vạn người.

Bảng cơ cấu sử dụng đất khu đô thị

Trâu Quỳ (KHU A2) đến năm 2020

TT

Hạng mục

Diện tích (ha)

Tỷ lệ chiếm đất (%)

Chỉ tiêu (m2/ng)

Ghi chú

 

Đất đô thị

606,0

100

123,6

 

1

Đất dân dụng

1.1. Đất khu ở.

1.2. Đất giao thông.

1.3. Đất công trình công cộng, dịch vụ.

1.4. Đất cây xanh, công viên.

398,1

233,8

84,5

32,8

 

47.0

65,6

38,6

13,9

5,4

 

7,7

81,2

47,7

17,6

6,7

 

9,6

Trong đó đất TDTT 12 ha

2

Đất ngoài dân dụng

2.1. Đất công nghiệp, kho tàng.

2.2. Đất giao thông đối ngoại, các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật.

2.3. Đất an ninh, quốc phòng

2.4. Khu vực cây xanh sinh thái

207,9

117,6

 

67,1

 

4,5

 

18,7

34,4

19,4

 

11,1

 

0,8

 

3,1

42,4

24

 

 

2.5.2. Cơ cấu sử dụng đất khu vực ven đê (Khu B)

Khu vực này là khu dân cư, phần lớn đã được hình thành từ lâu đời. Mặc dù đây là khu vực thường bị úng ngập trong mùa mưa bão và trong quy hoạch tổng thể xác định đây là khu vành đai cây xanh sinh thái của khu vực, sông việc di dời với số lượng lớn dân cư ở đây vào phía trong đê là khó khăn và không thực tế. Dự kiến các khu dân cư trong khu vực này được tái phát triển, nhưng quy mô không mở rộng. Các cụm dân cư sẽ được ghép nối với các đơn vị ở gần nhất để tận hưởng các tiện nghi đô thị như: trường học, dịch vụ công cộng .... Số dân cư trong khu vực này dự kiến khoảng 1, 6 vạn người. Cơ cấu sử dụng đất của khu vực ven đê tổng hợp theo khu vực sau :

Bảng cơ cấu sử dụng đất khu vực ven đê (KHU B)

TT

Loại đất

Diện tích (ha)

Tỷ lệ chiếm đất (%)

Ghi chú

1

Đất ở

129,0

6,9

Cho 1, 6 vạn người

2

Giao thông và các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật

13,3

0,7

 

3

Công viên

76,8

4,1

 

4

Đất bãi

1.498,0

80,2

Cây xanh sinh thái

5

Mặt nước

151,9

8,1

 

 

Cộng

1.869,0

100,0

 

2.5.3 Cơ cấu sử dụng đất khu vực nông thôn (Khu C)

Tại khu vực nông thôn dự kiến xây dựng các trung tâm dịch vụ nông thôn. Mỗi trung tâm dịch vụ nông thôn phục vụ cho từ 2 đến 3 xã. Chức năng chủ yếu của các Trung tâm dịch vụ nông thôn là thu gom và tiếp nhận các sản phẩm nông nghiệp và trung tâm các công trình công cộng, hạ tầng xã hội. Trong tương lai sau năm 2020, khi đô thị mở rộng, chính các trung tâm này là cơ sở hình thành nên các trung tâm của các khu đô thị. Đối với khu vực nông thôn, sự kiến chỉ tiêu sử dụng đất cho khu dân cư nông thôn là 80m2/ người, tương đương với đất cho một hộ dân cư khoảng 300-350 m2/hộ.

Bảng cơ cấu sử dụng đất khu vực nông thôn (Khu C) đến năm 2020

TT

Loại đất

Diện tích (ha)

Tỷ lệ chiếm đất (%)

Tiêu chuẩn

Ghi chú

1

Đất loại

1.471,9

14,4

80m2/ng

 

2

Đất nông, lâm nghiệp

6.190,5

60,5

0,17-0,19 ha/LĐ

Số LĐNN 3,2-3, 5 vạn

3

Đất an ninh, quốc phòng

40,1

0,4

 

 

4

 

1.142,8

11,2

 

 

5

 

664,76

6,5

 

 

6

 

723,94

7,0

 

 

 

cộng

10.234

100

 

 

2.6. Phân khu chức năng

2.6.1 Khu đô thị Gia Lâm - Sài Đồng ( Khu A1)

a) Khu dân cư

Quy hoạch các đơn vị ở tại khu đô thi 22

Khu đô thị 22 gồm có 3 khu nhà ở với tổng số dân cư là 126.310 người, không kể số dân ngoài đê với mật độ cư trú bình quân 230 người /ha, mật độ xây dựng 30%, hệ số sử dụng đất: 0,9 - 1, 2 lần, tầng cao trung bình 3 - 4 tầng.

Quy hoạch các đơn vị ở tại khu đô thị 23

Khu đô thị 23 gồm có 2 khu nhà ở với tổng số dân cư là 112.580 người, không kể số dân ngoài đê. Mật độ cư trú 220 người /ha. Số tầng cao trung bình 3-5 tầng. Mật độ xây dựng trung bình 30%. Hệ số sử dụng đất 1 - 1, 5 lần.

Quy hoạch các đơn vị ở tại khu đô thị 24

Khu đô thị 24 gồm có 2 khu nhà ở với tổng dân cư là 84.480 người, không kể số dân ngoài đê. Mật độ cư trú 220 người /ha. Số hạ tầng cao trung bình 3-4 tầng. Mật độ xây dựng trung bình 30%. Hệ số sử dụng đất 0,9-1, 2 lần.

Quy hoạch các đơn vị tại khu đô thị 25

Khu đô thị 25 (Khu Yên Viên) gồm có 1 khu nhà ở với tổng số dân là 22.6000 người, không kể số dân ngoài đê. Mật độ cư trú 220 người /ha, mật độ xây dựng 30%, chiều cao tầng trung bình 4 tầng, hệ số sử dụng đất 1,2.

Quy hoạch đơn vị ở tại khu đô thị 34

Khu đô thị 34 là một khu đặc biệt, khu ở trong khu đô thị gồm có một đơn vị ở, khu tập thể trong làng đại học và một cụm dân cư nhỏ khoảng 250 vạn người tại An Lạc. Đơn vị ở 34 là đất tái phát triển trên cơ sở dân cư hiện có. Số dân cư dự kiến của đơn vị ở là 12.530 người. Mật độ cư trú 210 người / ha. Số tầng cao trung bình 3 tầng. Mật độ xây dựng trung bình 30%. Hệ số sử dụng đất 1, 2. Khu làng Đại học và Viện nghiên cứu dự kiến bố trí các viện nghiêm cứu, trường đại học (không kể các diện tích vườn, mặt nước thực nghiệm) 92,55 ha, trong đó dự kiến dành 18 ha để bố trí các khu nhà ở cho các nhà khoa học và gia đình, số sinh viên nội trú. Số dân cư dự kiến khoảng 5000 người.

b) Hệ thống trung tâm công cộng dịch vụ

Trong huyện Gia Lâm có các trung tâm công cộng cấp thành phố ở Sài Đồng A, khu trung tâm cây xanh Cự Khối. Ngoài ra trong từng khu đô thị đều có khu trung tâm (4 khu) và trung tâm khu nhà ở (9 khu) bao gồm 250,6 ha, bình quân 6,96m2 /người.

c) Hệ thống cây xanh công cộng:

+ Cây xanh công cộng cấp đô thị:

Khu đô thị Gia Lâm - Sài Đồng có 9 công viên cấp đô thị (ký hiệu trong quy hoạch tổng thể từ X32 đến X40). Trong công viên này có thể bố trí các công trình vui chơi giải trí nhưng mật độ xây dựng không được 5% chiều cao công trình không quá 2 tầng.

Tổng diện tích các công viên sử dụng công cộng trong đô thị là 485 ha, trong đó diện tích mặt nước là 192, 3 ha chiếm 40% diện tích công viên. Trong các công viên này dự kiến bố trí các sân thể thao cơ bản, sân vận động và các trung tâm thể dục thể thao với tổng diện tích là 82,4 ha (Diên tích chỉ riêng công viên cây xanh sử dụng công cộng là 402,6 ha) bình quân cây xanh tập trung 11,2 m2/người.

+ Cây xanh công cộng trong khu nhà ở

Trong mỗi khu nhà ở đều dự kiến bố trí một khu cây xanh công cộng. Tổng cộng có 9 khu cây xanh cấp khu nhà ở với tổng diện tích là 65, 7 ha trong đó diện tích mặt trước là 10 ha chiếm chiếm 15%. Trong đó các khu cây xanh này dự kiến bố trí các sân thể thao với tổng diện tích là 12,6 ha.

Chỉ tiêu diện tích cây xanh khu ở là 12,6m2/người, trong đó diện tích mặt nước trong các công viên là 202 ha chiếm 38%.

Diện tích các công trình thể dục thể thao của đô thị gắn liền với công viên là 95 ha, tương đương với chỉ tiêu là 2,6m2/người.

Hệ thống cây xanh cách ly, sinh thái:

Tổng diện tích cây xanh cách ly trong toàn đô thị là 123,7 ha.

Tổng diện tích cây xanh sinh thái trong toàn khu đô thị là 246, 7 ha. Chỉ tiêu diện tích cây xanh sinh thái là 6,8 m2/người.

d) Khu công nghiệp và kho tàng

Các khu công nghiệp tập trung

Trong khu vực có 5 khu công nghiệp tập trung gồm:

(1) Khu công nghiệp Sài Đồng A, khu công nghiệp xây dựng hoàn toàn mới, có diện tích là 206,35 ha.

(2) Khu công nghiệp Sài Đồng B, diện tích 80 ha, đã phát triển một phần.

(3) Khu công nghiệp Ô Cách 1 và 2 với diện tích tổng cộng 93,09 ha, xây dựng hoàn toàn mới.

(4) Khu công nghiệp Đài Tư diện tích 123,26 ha, xây dựng hoàn toàn mới.

(5) Khu công nghiệp Đức Giang diện tích 116,63 ha.

Các cụm công nghiệp

(1) Cụm công nghiệp Gia Lâm, diện tích 18,42 ha, phát triển trên cơ sở cải tạo cụm xí nghiệp công nghiệp cơ khí hiện có.

(2) Cụm công nghiệp Cầu Đuống, diện tích 44,02 ha, hầu như xây dựng hoàn toàn mới.

Các xí nghiệp công nghiệp (XNCN) nằm riêng lẻ

Các XNCN huyện nằm xen kẽ trong các khu dân cư, có diện tích 50, 88 ha đều là các XNCN có mức độ độc hại cấp IV và V. Tuy nhiên, về lâu dài các XNCN này cần phải di chuyển vào trong các khu KCN tập trung để tạo điều kiện cho việc quản lý về môi trường. Diện tích này sẽ chuyển đổi chức năng, như một quỹ đất dự trữ để phát triển đô thị.

Tổng diện tích đất công nghiệp và kho tàng trong khu đô thị là 732, 65 ha với số công nhân dự kiến là 7, 6 vạn người.

2.6.2 Khu đô thị Trâu Quỳ (Khu A2)

a) Khu dân cư

Trong khu đô thị Trâu Quỳ có 5 đơn vị với tổng số dân 4, 9 vạn người. Mật độ cư trú 210 người/ha. Mật độ xây dựng trung bình 30%. Tầng cao trung bình 3- 4 tầng. Hệ số sử dụng đất 0,9 - 1,2.

b) Hệ thống trung tâm công cộng, dịch vụ

Trung tâm đô thị Trâu Quỳ (gọi tắt là TTTQ) được dự kiến phát triển tại phía Nam của đường 5, bố trí cạnh trung tâm huyện lỵ hiện có. Bên cạnh các công trình công cộng hiện có tại đây sẽ bố trí các công trình công cộng, dịch vụ phục vụ cho toàn khu vực như: khách sạn, nhà làm việc, cửa hàng và trung tâm thương mại. Bệnh viện đa khoa của đô thị và của huyện có quy mô 500 giường với diện tích 4, 5 ha. Các công trình thể dục thể thao cấp đô thị có diện tích 12 ha, tương đương với chỉ tiêu 2,4m2/người. Các công trình công cộng, dịch vụ cấp đô thị có diện tích tổng cộng là 32,8 ha, đạt tiêu chuẩn là 6,7m2/người. Trong khu vực tập trung các công trình công cộng dịch vụ TTTQ, mật độ xây dựng 35-40%. Đây là khu vực được tập trung phát triển công trình cao tầng với tầng cao trung bình 5 tầng, hệ số sử dụng đất 1,75 - 2,0.

c) Hệ thống cây xanh

Trong khu đô thị Trâu Quỳ bố trí một công viên cấp đô thị. Công viên này được xây dựng hoàn toàn mới tại phía Đông khu đô thị. Trong công viên bố trí sân vận động và công trình thể dục thể thao. Mật độ xây dựng chung trong công viên không vượt quá 10%, chiều cao công trình không quá 2 tầng.

Tổng diện tích các công viên cây xanh công cộng trong đô thị là 47 ha (không kể 12 ha đất thể dục thể thao), trong đó diện tích mặt nước là 20 ha chiếm 40% diện tích công viên. Chỉ tiêu diện tích cây xanh công cộng là 9,6m2/người.

Tổng diện tích cây xanh sinh thái và cách ly trong toàn đô thị là 18.7 ha. Diện tích công viên đô thị là 47 ha. Tổng cộng diện tích cây xanh (từ đơn vị ở trở lên) trong khu vực đô thị Trâu Quỳ là 65,7 ha.

2.6.3 Khu đất ven đê (Khu B).

Hiện tại, trong khu vực quy hoạch có khoảng trên một vạn dân sinh sống trong 11 cụm dân cư. Khu vực dân cư này phần lớn đã được hình thành từ lâu đời.

Theo định hướng trong quy hoạch tổng thể ở khu vực vòng cung đê sông Hồng tại các thôn: Cầu, Thương Hội, xã Thạch Bàn, đê được nắn thẳng. Phần đất tạo ra do nắn đê có diện tích 76 ha. Diện tích này được dự kiến làm khu công viên. Trong công viên dành 20% diện tích (khoảng 15 ha) như là diện tích dự trữ để bố trí các công trình công cộng, dịch vụ của đô thị trong tương lai như công trình thể dục thể thao, khu vui chơi, giải trí.... Mật độ xây dựng trong công viên không quá 10%.

2.6.4 Khu vực nông thôn (Khu C)

Trong khu vực nông thôn ở phía Bắc và Nam sông Đuống được dự kiến chia thành 7 khu vực. Mỗi khu vực có một trung tâm dịch vụ nông nghiệp.

a) Khu vực phía Bắc sông Đuống

- Trung tâm dịch vụ nông nghiệp tại xã Yên Thường nằm ở giữa ngã tư hai tuyến đường liên huyện. Từ tuyến đường này có thể tiếp cận trực tiếp tới khu đô thị Yên Viên tại hướng Bắc và tuyến đường đô thị dự kiến mở đi Cổ Loa tại hướng Tây. Hiện tại, ở đây đã hình thành, tập trung khu dân cư với các hoạt động theo hướng dịch vụ, có trường phổ thông trung học. Trung tâm này phục vụ cho khu vực phía Bắc sông Đuống (kí hiệu là Bắc Đuống1) với diện tích 989 ha, quy mô dân số dự kiến đến năm 2020 là 198.500 người, bao gồm các xã Yên Thường, Yên Viên. Đất để phát triển các trung tâm dịch vụ nông thôn và đất ở mới khoảng 38 ha.

- Trung tâm dịch vụ nông nghiệp tại Ninh Hiệp nằm ở giữa ngã tư của hai tuyến đường vành đai 3, qua cầu Thanh Trì dự kiến. Trung tâm này phục vụ cho các khu vực phía Bắc sông Đuống (kí hiệu là Bắc Đuống 2) với diện tích 1.238 ha và quy mô dân số dự kiến đến năm 2020 là 26.050 người, bao gồm các xã Đình Xuyên, Dương Hà, Ninh Hiệp và một phần của Yên Viên và Yên Thường. (Do khu đô thị 25 chia cắt hai xã Yên Viên và Yên Thường thành hai phần). Đất để phát triển các trung tâm dịch vụ nông thôn và đất ở mới khoảng 49 ha.

- Trung tâm dịch vụ nông nghiệp tại xã Phù Đổng nằm ở ngã tư của hai tuyến đường liên huyện, gần tuyến đường vành đai 3 qua cầu Thanh Trì và ga Phù Đổng dự kiến. Trung tâm này phục vụ cho khu vực phía Bắc sông Đuống (kí hiệu là Bắc Đuống 3) với diện tích 1.685 ha và quy mô dân số dự kiến đến năm 2020 là 20.450 người, bao gồm các xã Đăng Xá, Phú Thị, và một phần Cổ Bi. Đất để phát triển các trung tâm dịch vụ nông thôn và đất ở mới khoangt 39 ha.

b) Khu vực phía Nam sông Đuống

- Trung tâm dịch vụ nông nghiệp tại các xã Phú Thị nằm ở ngã ba của hai tuyến đường liên xã. Cả hai tuyến đường này đều tiếp nối với các tuyến đường đô thị tại khu đô thị Trâu Quỳ. Đây là trung tâm trong tương lai tiếp cận cả hai đầu mối giao thông quan trọng của khu vực là ga hành khách và hàng hoá Cổ Bi và cảng sông Đuống. Trung tâm dịch vụ nông nghiệp này được phát triển phục vụ cho phía Nam sông Đuống (kí hiệu là Nam Đuống 1) với diện tích 1.086 ha và quy mô dân số dự kiến đến năm 2020 là 22.210 người, bao gồm các xã Đặng Xá, Phú Thị và một phần Cổ Bi. Đất để phát triển các trung tâm dịch vụ nông thôn và đất ở mới khoảng 35 ha.

- Trung tâm dịch vụ nông nghiệp tại Bắc xã Linh Quang nằm tại ngã ba của tuyến đường đê Nam sông Đuống, được phát triển trên cơ sở của phố Keo (Kim Sơn) hiện tại, với nhiều cơ sở dịch vụ dọc theo tuyến đường liên huyện, phục vụ cho khuvực phía Nam sông Đuống (kí hiệu là Nam Đuống 2) với diện tích 2.019 ha và quy mô dân số dự kiến đến năm 2020 là 42.000 người, bao gồm các xã Lệ Chi, Kim Sơn và Dương Quang. Đất để phát triển các trung tâm dịch vụ nông thôn và đất ở mới khoảng 75 ha.

- Trung tâm dịch vụ nông nghiệp tại xã Kiêu Kỵ không chỉ đơn thuần là trung tâm dịch vụ nông nghiệp mà còn là trung tâm dịch vụ cho nghề thủ công của làng Kiêu Kỵ. Trung tâm này nằm tại ngã tư của hai tuyến đường liên huyện, nối với trung tâm dịch vụ của làng nghề thủ công Bát Tràng và tới khu vực cũng rất phát triển tiểu thủ công nghiệp là xã Đình Bảng, tỉnh Bắc Ninh, phục vụ cho khu vực phía Nam sông Đuống (kí hiệu là Nam Đuống 3) với diện tích 1.110 ha và quy mô dân số dự kiến đến năm 2020 là 16.770 người, bao gồm các xã Dương Xá, Kiêu Kỵ và một phần Trâu Quỳ. Đất để phát triển các trung tâm dịch vụ nông thôn và đất ở mới khoảng 26 ha.

- Trung tâm dịch vụ nông nghiệp tại xã Bát Tràng dự kiến tại ngã ba tuyến đường liên huyện và đường đê nối tới các khu đô thị 24 và 25 của khu đô thị Gia Lâm - Sài Đồng. Trung tâm này nằm tại cửa ngõ vào làng gốm Bát Tràng, gắn liền với tuyến phố buôn bán đồ gốm của làng; phục vụ cho khu đô thị phía Nam sông Đuống (ký hiệu là Nam Đuống 4) với diện tích 2.062 ha và quy mô dân số dự kiến đến năm 2020 là 36.600 người, bao gồm các xã Bát Tràng, Đa Tốn, Kim Lan, Văn Đức và một phần các xã: Đông Dư, Cự Khối. Đất để phát triển các trung tâm dịch vụ nông thôn và đất ở mới khoảng 70 ha.

Trong khu vực nông thôn của huyện hiện có một số xí nghiệp công nghiệp (XNCN) với diện tích đất chiếm khoảng 97, 8 ha. Các XNCN này đã bố trí phân tán, khó khăn cho việc quản lý về mặt môi trường trong giai đoạn đến năm 2020 được giữ lại và phải có biện pháp quản lý chặt chẽ về mặt môi trường. Các XNCN xây dựng mới sẽ được dựng tại các khu công nghiệp (KCN) của đô thị lân cận. Về lâu dài các XNCN này cũng phải di chuyển tâp trug vào các KCN đã quy hoạch.

Các sơ sở tiểu thủ công nghiệp trong khu vực nông thôn được khuyến khích phát triển nhằm đạt được mục tiêu chuyển dịch cơ cấu dân cư và tăng thu nhập cho người dân, song cần chú ý đến việc bảo vệ môi trường như các lò sản xuất đồ gốm tại xã Bát Tràng; cần đẩy nhanh quá trình ứng dụng công nghệ tiên tiến, phù hợp để hạn chế môi trường.

2.7. Quy hoạch hệ thống giao thông

2.7.1 Hệ thống giao thông đối ngoại

a) Đường sắt

Trên địa bàn huyện có một số tuyến đường sắt quốc gia chạy qua:

- Tuyến đường sắt vành đai của Hà Nội chạy từ cầu Thanh Trì qua ga Cổ Bi, vượt qua sông Đuống, qua Bắc Yên Viên để đi về Đông Anh.

- Tuyến đường sắt từ Lạng Sơn qua ga Yên Viên về ga Gia Lâm.

- Tuyến đường sắt từ Hải Phòng nằm ở phía Bắc quốc lộ 5, đầu nối với tuyến đường sắt vành đai.

b) Đường sông

Bố trí hai cảng chính trên sông Đuống là cảng Đức Giang và cảng Đặng Xá.

c) Bến xe, các điểm sửa chữa xe

Có diện tích tổng cộng 10, 78 ha.Bến xe liên tỉnh : sử dụng bến xe Gia Lâm hiện có.

2.7.2 Hệ thống giao thông đô thị khu vực Gia Lâm - Sài Đồng

a) Mạng lưới đư

Các tuyến đường chính đô thị có t cắt từ 40m đến 72,5m, tổng chiều dài là 26,56km, mật độ là 0,6km/km2. Các tuyến đường liên khu vực có mặt cắt rộng từ 30m đến40m với tổng chiều dài là 50,9km, mật độ là 1,2km/km2.

Các tuyến đường khu vực có mặt cắt rộng từ 22m đến 30m. tổng chiều dài là 68,8km, mật độ là 2,5km/km2 . Các tuyến đường phân khu vực và đường nhánh có mặt cắt rộng từ 17 – 2 khu vực tổ chức các nút giao thông khác cốt tại các vị trí đầu các cầu: Long Biên, Chương Dương, Vĩnh Tuy, Thanh Trì, Đuống, Đuống mới, Đông Trù, Tứ Liên và một số nút giao thông lớn như: Cầu Chui, Cầu Biêu, Sài Đồng, Trâu Quỳ.....

b) Giao thông tĩnh

Vị trí và quy mô của các diện tíiao thông tĩnh sẽ được xác định cụ thể, chính xác trong các quy hoạch chi tiết, với chủ tiêu diện tích 3,5m2/người.

c) Vận tải hành khách công cộng

Vận tải hành khách công cộng chủ yếu bằng xe buýt và đường sắt đô thị. Trong khu đô thị có hai tuyến đường sắt đô thị đi qua:

+ Tuyến đường từ nội thành Hà Nội qua cầu Long Biên, ga Gia Lâm, theo tuyến đường sắt hiện có dọc quốc lộ 1 đến Yên Viên.

+ Tuyến từ Trâu Quỳ, Cổ Bi trên cơ sở của tuyến đường sắt hiện có đến ngã ba cầu Chui, đi tiếp về phía Tây Bắc, cắt qua sông Đuống nối với khu đô thị Bắc sông Hồng (có đầu nối với tuyến qua cầu Long Biên vào trung tâm thành phố).

2.7.3 Hệ thống giao thông đô thị khu vực Trâu Quỳ

a) Mạng lưới đường

Các tuyến đường chính của khu đô thị (tương đương cấp khu vực) có mặt cắt rộng từ 24m đến 30m và tuyến đường bunva rộng 120m. Để hạn chế sự giao cắt của các đường giao thông nội bộ với quốc lộ 5, dự kiến bố trí dọc theo tuyến đường quốc lộ này hai tuyến đường thu gom. Giao thông liên hệ giữa hai phần Bắc Nam quốc lộ 5 được giải quyết bằng tuyến đường vượt qua quốc lộ. Các tuyến đường phân khu vực và đường nhánh có mặt cắt rộng từ 17m đến 24m.

b) Giao thông tĩnh

Vị trí và quy mô của các diện tích giao thông tĩnh sẽ được xác định cụ thể, chính xác trong các quy hoạch chi tiết tiếp theo, với chỉ tiêu diện tích 3m2/người.

c) Vận tải hành khách công cộng

Tương tự như khu đô thị Gia Lâm - Sài Đồng, vân tải hành khách công cộng trong khu đô thị Trâu Quỳ chủ yếu bằng xe buýt và đường sắt đô thị.

2.7.4 Quy hoạch giao thông liên xã

Cải tạo, nâng cấp các tuyến đường kiên huyện, liên xã hiện có đồng thời mở một số tuyến đường nối với tuyến đường đô thị mới (đường vành đai 3). Đoạn đường liên huyện không đi qua các điểm dân cư có bề rộng chỉ giới mở đường là 15m, lòng đường 12m. Tuyến đường chính trong các trung tâm dịch vụ nông nghiệp có bề rộng đường 15m, lòng đường rộng 7, 5m. Các tuyến đường cụt vào các thôn xóm có bề rộng đường 10,5m, lòng đường tối thiểu rộng 5,5m.

Điều II:

Giao cho Kiến trúc sư trrưởng Thành phố căn cứ Quy hoạch chi tiết huyện Gia Lâm, Hà Nội, tỷ lệ 1/5000 (Khu vực đô thị - Phần quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch giao thông) được duyệt, chịu trách nhiệm kiểm tra, xác nhận hồ sơ, bản vẽ kèm theo; tổ chức công bố công khai quy hoạch chi tiết để các tổ chức, cơ quan và nhân dân biết, thực hiện.

Giao cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Gia Lâm chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát xây dựng theo quy hoạch và xử lý các trưòng hợp xây dựng sai quy hoạch theo thẩm quyền và quy định của pháp luật. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều III:

Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân Thành Phố, Kiến trú sư trưởng Thành phố; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Giao thông Công chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học Công nghệ và Môi trường, Địa chính - Nhà đất, Tài chính - Vật giá;

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện gia Lâm; Giám đốc, thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, các tổ chức, cơ quan và các nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

T/M UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHỦ TỊCH





Hoàng Văn Nghiên