Quyết định 738/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2025
Số hiệu: | 738/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Nam Định | Người ký: | Nguyễn Văn Tuấn |
Ngày ban hành: | 28/05/2012 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Thương mại, đầu tư, chứng khoán, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 738/QĐ-UBND |
Nam Định, ngày 28 tháng 5 năm 2012 |
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TỈNH NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2011-2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/1/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Thông tư số 17/2010/TT-BCT ngày 5/5/2010 của Bộ Công thương về việc quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thương mại;
Căn cứ Quyết định số 1344/QĐ-UBND ngày 13/7/2010 của UBND tỉnh Nam Định về việc phê duyệt Đề cương và kinh phí lập quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Nam Định đến 2020;
Xét đề nghị của Sở Công thương tại Tờ trình số 192/TTr-SCT ngày 17 tháng 5 năm 2012 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2025 và hồ sơ kèm theo,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2025 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch) với các nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm phát triển
- Phát triển thương mại tỉnh Nam Định một cách đồng bộ tương xứng với tiềm năng và khai thác tối đa lợi thế so sánh của các tiểu vùng trong toàn tỉnh, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Phát triển thương mại trở thành đòn bẩy để phát triển các ngành sản xuất và dịch vụ khác, góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lao động xã hội, thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh. Phát triển thương mại phải phù hợp với chiến lược tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và định hướng phát triển thương mại của cả nước.
- Phát triển thương mại tỉnh Nam Định theo hướng mở rộng quan hệ, gắn với thị trường trong nước và thị trường ngoài nước, trước hết với thị trường, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và các vùng khác nhằm tổ chức tốt lưu thông hàng hoá, tạo nguồn cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm cho sản xuất trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, phát triển nhập khẩu phải đóng góp quan trọng vào quá trình công nghiệp hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và các sản phẩm chủ lực của Nam Định; khai thác triệt để tiềm năng sẵn có của tỉnh để phát triển xuất khẩu, chú trọng đầu tư gia tăng sản phẩm chế tạo và chế biến, các sản phẩm có hàm lượng cao về công nghệ và chất xám, giảm dần tỷ trọng nguyên liệu thô trong cơ cấu hàng xuất khẩu.
- Phát triển thương mại tỉnh Nam Định với sự đa dạng các loại hình sở hữu, thương mại gắn với đầu tư. Quan tâm phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh, đồng thời thúc đẩy phát triển các hệ thống phân phối hiện đại, có vai trò nòng cốt, dẫn dắt thị trường để định hướng sản xuất và tiêu dùng. Phát triển một cách đồng bộ và hợp lý cơ cấu bán buôn và bán lẻ; cơ cấu hiện đại và truyền thống.
- Phát triển thương mại tỉnh Nam Định theo hướng vừa nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành, vừa đảm bảo hiệu quả xã hội, tạo thêm việc làm cho người lao động, bảo vệ tốt môi trường sinh thái, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Phát triển thương mại tỉnh Nam Định theo hướng hiện đại hoá và văn minh thương mại, lấy thị trường đô thị làm trọng tâm, hỗ trợ thúc đẩy thị trường nông thôn.
- Phát triển thương mại tỉnh Nam Định theo cơ chế thị trường, tăng cường xã hội hoá đầu tư vào cơ sở hạ tầng của ngành, tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước, chống các hành vi kinh doanh trái phép, buôn lậu, trốn thuế và gian lận thương mại.
2. Mục tiêu phát triển
Phát triển nhanh thương mại trên địa bàn theo hướng hiện đại, tương xứng với vai trò trung tâm thương mại của vùng Nam đồng bằng sông Hồng; phấn đấu đến năm 2020 đạt trình độ phát triển tiên tiến trong vùng, nâng khả năng thu hút và phát luồng hàng hoá trong vùng; bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, người sản xuất trên địa bàn tỉnh; thương mại ngày càng phát triển theo hướng thân thiện với môi trường; tạo tiền đề vững chắc để tham gia hợp tác phát triển kinh tế trong vùng, trong nước và nước ngoài.
Phát triển các kênh phân phối trong tỉnh từ qui mô nhỏ, phân tán trở thành các hệ thống và các kênh phân phối mạnh, vừa mở rộng về qui mô và phạm vi, vừa tham gia có chiều sâu vào phát triển sản xuất và phát triển tiêu dùng trong tỉnh. Đa dạng hoá các kênh phân phối trên cơ sở đa dạng hoá các loại hình tổ chức, các lĩnh vực kinh doanh, các thành phần kinh tế cùng tham gia và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin trong lĩnh vực thương mại.
Tốc độ tăng GDP ngành thương nghiệp đạt bình quân 12,8-13,5%/năm trong giai đoạn 2011-2015 và 13,5-14,5%/năm trong giai đoạn 2016-2020.
Thu hút lao động tăng thêm hàng năm vào ngành thương nghiệp đạt bình quân 4,0-4,5%/năm trong giai đoạn 2011-2015 và 3,5-4,0% trong giai đoạn 2016-2020; đưa tỷ lệ lao động trong ngành chiếm khoảng 7,2-10,5% tổng số lao động có việc làm trong tỉnh.
Duy trì hệ số tỷ lệ giữa mức tăng đầu tư trên GDP ngành thương nghiệp, sửa chữa với tốc độ tăng trưởng GDP của ngành (ICOR) ở mức dưới 4,0 trong cả giai đoạn 2011-2020.
Tốc độ tăng trưởng của tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh từ 18-18,5% giai đoạn 2011-2015 và 19-19,5%/năm giai đoạn 2016-2020.
Tốc độ tăng xuất khẩu bình quân 12,2-13,2%/năm trong giai đoạn 2011-2015 (kim ngạch xuất khẩu đạt 450-475 triệu USD vào năm 2015) và trong giai đoạn 2016-2020 tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt 13-15,5%/năm (kim ngạch xuất khẩu năm 2020 đạt 826-980 triệu USD).
3. Phương án qui hoạch phát triển hạ tầng thương mại tỉnh Nam Định đến năm 2020.
3.1. Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị
Đến năm 2020, quy hoạch xây dựng 7 Trung tâm thương mại, 25 siêu thị trên địa bàn tỉnh Nam Định.
3.2. Quy hoạch phát triển hệ thống mạng lưới chợ
Quy hoạch đến năm 2020, tổng số lượng chợ trên địa bàn tỉnh Nam Định là 245 chợ, trong đó có 5 chợ đầu mối, 6 chợ hạng I, 33 chợ hạng II, 201 chợ hạng III. Trong đó: xây mới 34 chợ, nâng cấp 26 chợ, di dời 9 chợ.
3.3. Quy hoạch phát triển mạng lưới xăng dầu
Tại quy hoạch mạng lưới xăng dầu đã được UBND tỉnh phê duyệt, trên địa bàn tỉnh có 272 cửa hàng xăng dầu. Dự kiến bổ sung 69 cửa hàng, tính đến năm 2020, toàn tỉnh có 341 cửa hàng xăng dầu.
4. Phương án quy hoạch phát triển thương mại theo địa bàn:
4.1. Thành phố Nam Định và khu vực phụ cận
a) Dọc theo tuyến đường bộ mới Nam Định - Phủ Lý:
Quy hoạch xây dựng 01 trung tâm Hội chợ - Triển lãm tại khu vực xã Lộc Hòa.
b) Khu vực Nam sông Đào:
1 siêu thị tổng hợp hạng I phục vụ nhu cầu của dân cư và khách du lịch; đồng thời trên toàn tuyến sẽ hình thành một khu vực trưng bày và bán các loại cây cảnh.
c) Khu vực phía Tây thành phố
Tiếp tục đầu tư hoàn thành và đưa vào sử dụng khu giết mổ gia súc, gia cầm tại cụm công nghiệp An Xá. Từng bước đầu tư phát triển thành chợ đầu mối cấp vùng Nam đồng bằng sông Hồng; sau năm 2020 có thể nâng cấp và chuyển chợ đầu mối này thành trung tâm bán buôn hàng nông sản.
b) Trong khu vực nội thành hiện nay sẽ chủ yếu phát triển các loại hình bán lẻ hiện đại, cụ thể:
- Tiếp tục phát triển siêu thị BigC giữ vị trí phân phối và bán lẻ hàng hóa cho vùng Nam đồng bằng Sông Hồng; phát triển cơ sở vật chất và ngành hàng kinh doanh siêu thị Micom Plaza đạt tiêu chuẩn siêu thị hạng II.
- Xây dựng Trung tâm Thương mại quy mô vùng tại khu vực nhà máy Dệt hiện nay sau khi di chuyển nhà máy.
- Xây dựng Trung tâm Thương mại - văn phòng - căn hộ tại khu vực bến xe Nam Định đường Điện Biên.
- Quanh khu vực hồ Vị Xuyên sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ, hình thành các cửa hàng, siêu thị: Siêu thị và văn phòng cho thuê tại 66 đường Lê Hồng Phong; Xây dựng Trung tâm Thương mại, văn phòng cho thuê tại 153 Nguyễn Du; các cửa hàng, siêu thị bán hàng cao cấp có thương hiệu, thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm phục vụ khách du lịch,
đ) Qui hoạch mạng lưới chợ trên toàn địa bàn thành phố: Đến năm 2020 có 26 chợ trong đó có 1 chợ đầu mối, 2 chợ hạng I, 3 chợ hạng II, 20 chợ hạng III.
a) Qui hoạch mạng lưới xăng dầu trên địa bàn thành phố: Quy hoạch xây mới 08 cửa hàng, di chuyển 03 cửa hàng sang địa điểm khác; đến năm 2020 trên địa bàn thành phố sẽ có 37 điểm kinh doanh xăng dầu.
4.2. Huyện Mỹ Lộc
a) Trung tâm thương mại, siêu thị: Qui hoạch 01 trung tâm thương mại tổng hợp trên hành lang theo tuyến đường bộ mới Nam Định – Phủ Lý, 01 siêu thị hạng III tại thị trấn huyện.
b) Mạng lưới chợ: đến năm 2020 toàn huyện có 11 chợ trong đó có 01 chợ hạng II, 10 chợ hạng III.
c) Mạng lưới kinh doanh xăng dầu: Quy hoạch xây mới 07 cửa hàng; đến năm 2020, toàn huyện sẽ có 19 cửa hàng xăng dầu.
4.3. Huyện Nam Trực
a) Khu vực thị trấn Nam Giang và dọc tuyến đường Vàng:
Tại khu vực thị trấn Nam Giang: Cải tạo nâng cấp chợ thị trấn lên qui mô hạng II; xây dựng các cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng bách hóa; siêu thị hạng III; sau năm 2020, dự kiến qui hoạch khu giết mổ qui mô lớn ven vành đai II, gần khu vực thị trấn Nam Giang.
Trên tuyến đường Vàng: phát triển các điểm trưng bày bán cây cảnh và các dịch vụ cây cảnh, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, cơ khí của các làng nghề.
b) Mạng lưới chợ: Quy hoạch mạng lưới chợ của huyện đến năm 2020 có 26 chợ trong đó có 4 chợ hạng II, 22 chợ hạng III.
c) Mạng lưới xăng dầu: Dự kiến quy hoạch xây mới 11 cửa hàng; đến năm 2020, toàn huyện có 34 cửa hàng kinh doanh xăng dầu.
4.4. Huyện Nghĩa Hưng
a) Khu vực thị trấn Rạng Đông và các xã thuộc khu kinh tế Ninh Cơ: 1 siêu thị hạng III các cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng bách hóa; phát triển chợ Đông Bình thành chợ đầu mối thuỷ sản;
b) Thị trấn Quĩ Nhất:
Qui hoạch các cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng bách hóa; siêu thị hạng III. Ngoài ra, dự kiến qui hoạch khu vực bán buôn, bán lẻ vật liệu xây dựng phục vụ cho xây dựng Khu kinh tế Ninh Cơ và nhu cầu xây dựng của dân cư.
c) Thị trấn Liễu Đề:
Qui hoạch: 01 trung tâm thương mại đa năng cấp 2, các cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng bách hóa; chợ đầu mối bán buôn nông sản tổng hợp.
d) Mạng lưới chợ: đến năm 2020 có 27 chợ trong đó 7 chợ hạng II, 20 chợ hạng III.
đ) Mạng lưới xăng dầu: Dự kiến quy hoạch xây mới 15 cửa hàng; đến năm 2020, toàn huyện có 40 cửa hàng.
4.5. Huyện Vụ Bản
a) Khu vực thị trấn Gôi:
Hình thành tổ hợp thương mại, dịch vụ tại thị trấn Gôi với nhiều loại hình bán lẻ (cửa hàng tiện lợi, siêu thị hạng III, cửa hàng chuyên doanh,.. .)
b) Mạng lưới chợ: Đến năm 2020 toàn huyện có 20 chợ trong đó có 2 chợ hạng II, 18 chợ hạng III.
c) Mạng lưới xăng dầu: Quy hoạch xây mới thêm 8 cửa hàng, đến năm 2020, toàn huyện sẽ có 27 cửa hàng.
4.6. Huyện Ý Yên
a) Khu vực thị trấn Lâm:
Cải tạo nâng cấp chợ thị trấn Lâm và hình thành tổ hợp thương mại với nhiều loại hình bán lẻ (cửa hàng tiện lợi, siêu thị hạng III, cửa hàng chuyên doanh,...). Hình thành các điểm trưng bày giới thiệu, bán các sản phẩm làng nghề (đúc, đồ gỗ mỹ nghệ, sơn mài) tại khu vực Cát Đằng bám theo tuyến đường 57 và phát triển về 2 phía dọc theo quốc lộ 10 (mở đường song song với quốc lộ 10).
b) Khu vực tiếp giáp với tỉnh Ninh Bình
Quy hoạch các kết cấu hạ tầng bán lẻ phù hợp: trung tâm thương mại đa năng (trên tuyến đường từ Cao Bồ đến Khu kinh tế Ninh Cơ); các cửa hàng bách hóa; cửa hàng tiện lợi. Qui hoạch kết cấu hạ tầng bán buôn, trung tâm bán buôn nguyên vật liệu và trưng bày giới thiệu, bán các sản phẩm làng nghề (đúc, đồ gỗ mỹ nghệ, sơn mài).
c) Mạng lưới chợ: đến năm 2020 có 31 chợ trong đó có 1 chợ đầu mối, 1 chợ hạng I, 1 chợ hạng II, 28 chợ hạng III.
d) Mạng lưới xăng dầu: Quy hoạch xây mới thêm 13 cửa hàng, đến năm 2020 toàn huyện có 38 cửa hàng.
4.7. Huyện Trực Ninh
a) Khu vực thị trấn Cổ Lễ:
Cải tạo nâng cấp chợ thị trấn Cổ Lễ lên hạng I và hình thành tổ hợp thương mại với nhiều loại hình bán lẻ (cửa hàng tiện lợi, siêu thị hạng III, cửa hàng chuyên doanh,...) dọc theo hành lang quốc lộ 21. Đồng thời, dự kiến qui hoạch trung tâm phân phối bán buôn nhằm cung cấp hàng hóa cho hệ thống cơ sở bán lẻ nhỏ trong khu vực.
b) Khu vực thị trấn Cát Thành:
Nâng cấp chợ Cát Thành lên hạng II với chức năng là chợ trung tâm phân phối các mặt hàng tổng hợp và bán lẻ các mặt hàng nông sản thực phẩm, rau quả, hàng công nghệ.
c) Mạng lưới chợ: Đến năm 2020, tổng số chợ trên địa bàn huyện là 26 chợ trong đó có 1 chợ hạng I, 2 chợ hạng II, 23 chợ hạng III.
d) Mạng lưới xăng dầu: Quy hoạch xây mới thêm 11 cửa hàng; đến năm 2020, toàn huyện có 29 cửa hàng.
4.8. Huyện Xuân Trường
a) Khu vực thị trấn Xuân Trường:
Xây mới chợ trung tâm thị trấn Xuân Trường (hạng I) và các kết cấu hạ tầng bán lẻ: siêu thị (hạng II, III); các cửa hàng bách hóa; cửa hàng tiện lợi.
b) Mạng lưới chợ: đến năm 2020 có 24 chợ trong đó có 1 chợ hạng I, 4 chợ hạng II, 19 chợ hạng III.
c) Mạng lưới xăng dầu: Quy hoạch xây mới thêm 11 cửa hàng; đến năm 2020, toàn huyện có 29 cửa hàng.
4.9. Huyện Giao Thủy
a) Khu vực thị trấn Ngô Đồng:
Nâng cấp chợ trung tâm thị trấn Ngô Đồng lên hạng II. Các kết cấu hạ tầng bán lẻ: siêu thị hạng III; các cửa hàng bách hóa; cửa hàng tiện lợi.
b) Khu vực thị trấn Quất Lâm:
Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật chợ Quất Lâm đáp ứng tiêu chuẩn và khai thác có hiệu quả chợ đầu mối thuỷ sản, nông sản thực phẩm. Qui hoạch các kết cấu hạ tầng bán lẻ phù hợp với qui mô thị trấn du lịch như: siêu thị hạng III; các cửa hàng bách hóa; cửa hàng tiện lợi.
c) Mạng lưới chợ: đến năm 2020 có 21 chợ trong đó có 1 chợ đầu mối, 3 chợ hạng II, 17 chợ hạng III.
d) Mạng lưới xăng dầu: Quy hoạch xây mới thêm 9 cửa hàng; đến năm 2020, toàn huyện có 39 cửa hàng.
4.10. Huyện Hải Hậu
a) Khu vực thị xã Thịnh Long và các xã trong Khu kinh tế Ninh Cơ:
- Tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng chợ đầu mối thuỷ hải sản Thịnh Long.
- Xây dựng 01 trung tâm thương mại đa năng.
- Xây dựng trung tâm logistics gần với khu vực cảng Thịnh Long.
- Xây dựng trung tâm bán buôn vật liệu xây dựng phục vụ cho nhu cầu xây dựng Khu kinh tế, sau đó chuyển đổi thành trung tâm bán buôn các sản phẩm công nghiệp được sản xuất trong Khu kinh tế.
- Xây dựng tổng kho phân phối ga, khí hóa lỏng.
- Xây dựng các kết cấu hạ tầng thương mại trong khu vực phi thuế quan như: cửa hàng, siêu thị miễn thuế; khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm; kho ngoại quan;...
- Xây dựng các kết cấu hạ tầng bán lẻ phù hợp với qui hoạch đô thị và khu du lịch Thịnh Long như: siêu thị hạng II và hạng III; các cửa hàng bách hóa; cửa hàng tiện lợi.
b) Khu vực thị trấn Yên Định:
Nâng cấp chợ thị trấn Yên Định từ hạng II lên hạng I. Qui hoạch các kết cấu hạ tầng bán lẻ phù hợp với qui mô thị trấn như: trung tâm thương mại, siêu thị hạng II, III; các cửa hàng bách hóa; cửa hàng tiện lợi.
c) Khu vực thị trấn Cồn:
Nâng cấp chợ Cồn lên hạng I. Qui hoạch các kết cấu hạ tầng bán lẻ phù hợp với qui mô thị trấn như: siêu thị hạng III; các cửa hàng bách hóa; cửa hàng tiện lợi.
d) Mạng lưới chợ: đến năm 2020 có 33 chợ trong đó, 2 chợ hạng I (thị trấn Yên Định, chợ Cồn), có 2 chợ đầu mối, 6 chợ hạng II, 23 chợ hạng III.
đ) Mạng lưới xăng dầu: Quy hoạch xây mới thêm 15 cửa hàng; đến năm 2020, toàn huyện sẽ có 49 cửa hàng.
5. Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất và vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại
- Tổng nhu cầu sử dụng đất: 176,6-268,2 ha.
- Tổng số vốn đầu tư: 9.238-14.064 tỷ đồng
6. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2020
(Chi tiết tại phụ lục kèm theo)
7. Các giải pháp chủ yếu:
7.1. Giải pháp về vốn đầu tư.
7.2. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực thương mại.
7.3. Giải pháp về phát triển khoa học - công nghệ.
7.4. Giải pháp về đẩy mạnh hợp tác quốc tế, khu vực và địa phương.
7.5. Giải pháp về tăng cường năng lực quản lý nhà nước về thương mại.
7.6. Giải pháp về giải quyết các vấn đề môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch.
8. Các cơ chế chính sách về đất đai, tài chính tín dụng, chính sách thuế, chính sách về hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Trên cơ sở tổ chức thực hiện các cơ chế chính sách của Nhà nước, nghiên cứu xây dựng cơ chế đặc thù của địa phương khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương mại.
1. Giao Sở Công thương có trách nhiệm công bố công khai Quy hoạch; chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong tỉnh tổ chức thực hiện qui hoạch; thường xuyên tổng hợp, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch theo từng giai đoạn, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
2. Giao các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học - Công nghệ, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh & Xã hội, Thông tin và Truyền thông; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố theo chức năng của mình phối hợp với Sở Công thương triển khai các giải pháp, chính sách nêu trong Quy hoạch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Công thương, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học - Công nghệ, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh & Xã hội, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
CHỦ TỊCH |
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM CỦA NGÀNH THƯƠNG MẠI TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 738/QĐ-UBND ngày 28 tháng 5 năm 2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định)
STT |
Dự án kết cấu hạ tầng thương mại |
Địa điểm |
Nhu cầu vốn đầu tư (2011-2020) (Tỷ đồng) |
1 |
Trung tâm logistics |
Khu Kinh tế Ninh Cơ, huyện Hải Hậu |
1.000 - 1.250 |
2 |
Trung tâm thương mại Thịnh Long |
Thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu |
300 - 600 |
3 |
Trung tâm thương mại Yên Định |
Thị trấn Yên Định, huyện Hải Hậu |
100 - 200 |
4 |
Trung tâm thương mại Rạng Đông |
Thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng |
100-300 |
5 |
Siêu thị |
Thành phố Nam Định và các thị trấn sẽ phát triển thành thị xã |
265-590 |
6 |
Trung tâm bán buôn |
Khu Kinh tế Ninh Cơ, huyện Hải Hậu |
500- 750 |
7 |
Trung tâm bán buôn |
Huyện Nghĩa Hưng (Khu KT Ninh Cơ) |
400 - 500 |
8 |
Các công trình thương mại Hồ Vị Xuyên |
Thành phố Nam Định |
1.000-2.000 |
9 |
Trung tâm hội chợ triển lãm |
Thành phố Nam Định |
750 - 1.000 |
10 |
Khu giết mổ gia súc |
Thành phố Nam Định |
200 - 300 |
11 |
Chợ trên địa bàn tỉnh |
|
973-1.574 |
Tổng số |
5.588 - 9.065 |
Thông tư 17/2010/TT-BCT quy định về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thương mại Ban hành: 05/05/2010 | Cập nhật: 12/05/2010
Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Ban hành: 11/01/2008 | Cập nhật: 17/01/2008
Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Ban hành: 07/09/2006 | Cập nhật: 16/09/2006