Quyết định 73/2015/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Tơ lụa Bảo Lộc”
Số hiệu: | 73/2015/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lâm Đồng | Người ký: | Đoàn Văn Việt |
Ngày ban hành: | 31/12/2015 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Khoa học, công nghệ, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 73/2015/QĐ-UBND |
Đà Lạt, ngày 31 tháng 12 năm 2015 |
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN “TƠ LỤA BẢO LỘC”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN ngày 20 tháng 02 năm 2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
Xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Bảo Lộc,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Tơ lụa Bảo Lộc”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Bảo Lộc; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN “TƠ LỤA BẢO LỘC”
(Ban hành theo Quyết định số 73/2015/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
Quy chế này nhằm tập hợp các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng cùng xây dựng, sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Tơ lụa Bảo Lộc” thành nhãn hiệu có uy tín của cộng đồng những người sản xuất, kinh doanh sản phẩm sợi tơ tằm, vải lụa tơ tằm tại địa phương.
Điều 2. Phạm vi, đối tượng áp dụng
1. Nhãn hiệu chứng nhận “Tơ lụa Bảo Lộc” là nhãn hiệu được đăng ký độc quyền trong nước.
2. Quy chế này quy định về quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận với tên gọi “Tơ lụa Bảo Lộc” cho sản phẩm sợi tơ tằm và vải lụa tơ tằm được sản xuất và kinh doanh trên địa bàn thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
3. Quy chế này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận và các tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh sản phẩm sợi tơ tằm và vải lụa tơ tằm trên địa bàn thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
Trong Quy chế này, các từ ngữ được sử dụng có nghĩa như sau:
1. Nhãn hiệu chứng nhận “Tơ lụa Bảo Lộc” là nhãn hiệu chứng nhận áp dụng cho sản phẩm sợi tơ tằm và vải lụa tơ tằm được sản xuất và kinh doanh trên địa bàn thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
2. Giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Tơ lụa Bảo Lộc” là giấy chứng nhận do cơ quan quản lý cấp cho các tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh sản phẩm sợi tơ tằm và vải lụa tơ tằm trên địa bàn thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng khi đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Quy chế này.
3. Tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh sản phẩm sợi tơ tằm và vải lụa tơ tằm nêu trong Quy chế này là các doanh nghiệp, các hợp tác xã, tổ hợp tác và các hộ gia đình, cá nhân sản xuất và kinh doanh sản phẩm sợi tơ tằm và vải lụa tơ tằm trên địa bàn thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
Điều 4. Điều kiện được cấp và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
1. Điều kiện để tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh sản phẩm sợi tơ tằm và vải lụa tơ tằm trên địa bàn thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng được cấp giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Tơ lụa Bảo Lộc” gồm:
a) Hoạt động sản xuất và kinh doanh sản phẩm sợi tơ tằm và vải lụa tơ tằm trên địa bàn thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng và nằm trong phạm vi vùng chứng nhận theo Bản đồ quy định tại Phụ lục 2 của Quy chế này.
b) Đảm bảo quy định về chất lượng theo Bảng tiêu chí chất lượng sản phẩm sợi tơ tằm và vải lụa tơ tằm mang nhãn hiệu chứng nhận “Tơ lụa Bảo Lộc” theo Phụ lục 3 của Quy chế này.
c) Tuân thủ các quy định trong suốt quá trình từ sản xuất đến lưu thông nhằm đảm bảo sản phẩm có đặc tính, chất lượng quy định.
d) Cam kết tuân thủ nghiêm ngặt và đầy đủ các nội dung quy định tại giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Tơ lụa Bảo Lộc” trong quá trình sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
2. Điều kiện được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Tơ lụa Bảo Lộc”: được cơ quan quản lý cấp giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Tơ lụa Bảo Lộc”.
Điều 5. Biểu trưng (logo) và danh mục sản phẩm đăng ký của nhãn hiệu chứng nhận
Biểu trưng và danh mục sản phẩm đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Tơ lụa Bảo Lộc” được thể hiện tại Phụ lục 1 của Quy chế này.
Điều 6. Bản đồ vùng sản xuất và kinh doanh sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận
Vùng sản xuất và kinh doanh sản phẩm sợi tơ tằm và vải lụa tơ tằm mang nhãn hiệu chứng nhận “Tơ lụa Bảo Lộc” được xác định tại Phụ lục 2 của Quy chế này.
ĐẶC TÍNH SẢN PHẨM SỢI TƠ TẰM VÀ VẢI LỤA TƠ TẰM MANG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN “TƠ LỤA BẢO LỘC”
Điều 7. Sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận
Sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Tơ lụa Bảo Lộc” là sản phẩm sợi tơ tằm và vải lụa tơ tằm được sản xuất tại thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng; đáp ứng các tiêu chí về chất lượng và bản đồ vùng chứng nhận quy định tại Phụ lục 2 và Phụ lục 3 của Quy chế này.
Điều 8. Các đặc tính chất lượng
Các đặc trưng về chất lượng của sản phẩm sợi tơ tằm và vải lụa tơ tằm mang nhãn hiệu chứng nhận “Tơ lụa Bảo Lộc” được thể hiện tại Phụ lục 3 của quy chế này.
Điều 9. Phương pháp đánh giá các đặc tính chất lượng
1. Phương pháp lấy mẫu: Mẫu sản phẩm để đánh giá chất lượng phải được lấy ngẫu nhiên của lô hàng mang nhãn hiệu do cơ quan quản lý nhãn hiệu thực hiện cùng với tổ chức hoặc cá nhân sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
2. Phương pháp đánh giá đặc tính chất lượng: Các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận phải được đánh giá theo phương pháp quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) hiện hành; trường hợp phương pháp thử không có trong Tiêu chuẩn Việt Nam, phương pháp đánh giá chất lượng sẽ do cấp có thẩm quyền quy định.
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN
1. Cơ quan quản lý: Ủy ban nhân dân thành phố Bảo Lộc là cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Tơ lụa Bảo Lộc”.
2. Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý:
a) Đăng ký xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu chứng nhận “Tơ lụa Bảo Lộc” tại Cục Sở hữu trí tuệ.
b) Phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Tơ lụa Bảo Lộc”.
c) Quản lý, kiểm soát việc sử dụng và cấp giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Tơ lụa Bảo Lộc” theo quy định tại Quy chế này.
d) Phát hiện, xử lý, thu hồi giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận khi đối tượng tham gia vi phạm quy chế hoặc đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm quy định về sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Tơ lụa Bảo Lộc”.
QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN
Điều 11. Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Tơ lụa Bảo Lộc” gửi 01 bộ hồ sơ gồm: Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận và Bản cam kết sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Tơ lụa Bảo Lộc” theo Phụ lục 4 và Phụ lục 5 của Quy chế này và các hồ sơ khác (nếu có) đến bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Ủy ban nhân dân thành phố Bảo Lộc.
2. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, Ủy ban nhân dân thành phố Bảo Lộc tiến hành kiểm tra thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân đó và đánh giá chất lượng thông qua việc lấy mẫu.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày đến kiểm tra cơ sở và lấy mẫu, Ủy ban nhân dân thành phố Bảo Lộc ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Tơ lụa Bảo Lộc”; trường hợp không đủ điều kiện cấp, phải nêu rõ lý do và trả lời bằng văn bản trong thời gian 02 ngày kể từ ngày kiểm tra.
Điều 12. Giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
1. Giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Tơ lụa Bảo Lộc” gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân được cấp;
- Điện thoại, Fax, Email, Website (nếu có);
- Danh mục các loại sản phẩm được cấp giấy chứng nhận;
- Mẫu nhãn hiệu chứng nhận “Tơ lụa Bảo Lộc”;
- Quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy chứng nhận;
- Họ tên, chữ ký của đại diện và dấu của Ủy ban nhân dân thành phố Bảo Lộc.
2. Giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Tơ lụa Bảo Lộc” được làm thành 01 bản chính giao cho đơn vị, người sử dụng. Cơ quan cấp phát mở sổ theo dõi cấp và thu hồi giấy chứng nhận. Trường hợp có yêu cầu cấp thêm các bản sao giấy chứng nhận thì cơ quan quản lý sẽ cấp (tối đa không quá 10 bản) nhưng trên mỗi bản sao phải có chữ “BẢN SAO” để phân biệt.
3. Giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Tơ lụa Bảo Lộc” có thời hạn 03 năm.
4. Cấp lại giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Tơ lụa Bảo Lộc”.
a) Trường hợp hết thời hạn quy định mà trong quá trình sử dụng không vi phạm Quy chế thì tổ chức, cá nhân nộp đơn xin cấp lại và các khoản phí theo quy định, Ủy ban nhân dân thành phố Bảo Lộc cấp lại và quy trình cấp lại giống như lần đầu.
b) Trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận mà trong quá trình sử dụng có vi phạm đến mức phải thu hồi; muốn xét cấp lại giấy chứng nhận phải sau thời gian 01 năm kể từ ngày thu hồi (thủ tục đề nghị cấp lại giống như lần đầu).
c) Trường hợp bị mất hoặc hư hỏng phải có đơn xin cấp lại và nộp các khoản phí theo quy định, cơ quan quản lý sẽ cấp lại trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn xin cấp lại.
Điều 13. Sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
1. Tổ chức, cá nhân được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận trên bao bì sản phẩm, phương tiện kinh doanh, thư từ giao dịch, phương tiện quảng cáo.
2. Phải sử dụng đúng và chính xác dấu hiệu của nhãn hiệu chứng nhận gồm cả tên nhãn hiệu và hình ảnh.
3. Chỉ sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cho các loại sản phẩm sợi tơ tằm và vải lụa tơ tằm đã được cơ quan quản lý cấp giấy chứng nhận sử dụng.
4. Nhãn hiệu chứng nhận được sử dụng kèm với nhãn hiệu riêng của tổ chức, cá nhân nhưng không được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận làm nhãn hiệu chính cho sản phẩm của mình.
5. Tổ chức, cá nhân không tự ý chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả giữa các đơn vị thành viên thuộc tổng công ty, công ty mẹ với công ty con và ngược lại.
6. Mọi thông tin cần thiết và liên quan đến nhãn hiệu chứng nhận phải phổ biến và cung cấp đầy đủ cho các thành viên sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
7. Nghiêm cấm mọi hành vi sử dụng, hình thức sử dụng có hoặc không có nhãn hiệu chứng nhận làm sai lệch nhận thức hoặc gây ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của nhãn hiệu chứng nhận; nghiêm cấm mọi hình thức đưa thông tin sai về nhãn hiệu chứng nhận hoặc lạm dụng nhãn hiệu chứng nhận gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Điều 14. Quản lý việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
1. Ủy ban nhân dân thành phố Bảo Lộc thực hiện kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc sử dụng nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân được cấp giấy chứng nhận để duy trì, đảm bảo những tiêu chuẩn và đặc tính riêng của sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Tơ lụa Bảo Lộc”.
2. Ủy ban nhân dân thành phố Bảo Lộc quyết định đình chỉ hoặc thu hồi việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận đối với tổ chức, cá nhân vi phạm một trong các trường hợp sau:
- Không đáp ứng đầy đủ các điều kiện sử dụng nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Điều 4 của Quy chế này.
- Sử dụng nhãn hiệu chứng nhận không đúng quy định tại Điều 13 của Quy chế này.
- Không thanh toán đầy đủ chi phí cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu chứng nhận theo quy định tại Điều 16 của Quy chế này.
3. Ủy ban nhân dân thành phố Bảo Lộc có trách nhiệm đề nghị các cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật khi phát hiện có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu chứng nhận để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân được cấp giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Tơ lụa Bảo Lộc”.
Điều 15. Kiểm soát chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận
1. Hàng năm, Ủy ban nhân dân thành phố Bảo Lộc cùng các tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu lấy mẫu sản phẩm để đánh giá chất lượng. Khoản phí đánh giá chất lượng do tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu nộp theo quy định.
2. Trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ về chất lượng của sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận, Ủy ban nhân dân thành phố Bảo Lộc có quyền đột xuất yêu cầu tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu lấy mẫu để kiểm tra, đánh giá chất lượng của sản phẩm.
3. Việc kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận đối với mỗi tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu không được vượt quá 02 lần trong năm.
Điều 16. Chi phí cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu chứng nhận
1. Tổ chức, cá nhân tham gia nhãn hiệu chứng nhận “Tơ lụa Bảo Lộc” phải nộp phí cấp giấy chứng nhận; phí duy trì thường niên cho Ủy ban nhân dân thành phố Bảo Lộc theo quy định của cơ quan có thẩm quyền; phí đánh giá chất lượng mẫu để cấp giấy chứng nhận và phí kiểm tra chất lượng định kỳ hoặc đột xuất trong quá trình sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
2. Phí cấp giấy chứng nhận và phí duy trì nhãn hiệu thường niên thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật nhà nước về phí và lệ phí.
QUYỀN LỢI VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN
Điều 17. Quyền lợi khi tham gia nhãn hiệu chứng nhận
1. Các tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu chứng nhận đều bình đẳng về quyền, lợi ích cũng như nghĩa vụ liên quan đến nhãn hiệu chứng nhận.
2. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận có quyền:
a) Gắn nhãn hiệu chứng nhận trên bao bì cho loại sản phẩm đã được cấp giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu do mình sản xuất, kinh doanh;
b) Có quyền khai thác, sử dụng và hưởng các lợi ích kinh tế phát sinh từ nhãn hiệu chứng nhận.
c) Được nhà nước bảo hộ quyền sử dụng hợp pháp nhãn hiệu chứng nhận “Tơ lụa Bảo Lộc”.
3. Khi không còn nhu cầu sử dụng, tổ chức, cá nhân được cấp giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Tơ lụa Bảo Lộc” có trách nhiệm thông báo đến cơ quan quản lý để làm các thủ tục thu hồi giấy chứng nhận.
Điều 18. Trách nhiệm khi tham gia nhãn hiệu chứng nhận
1. Thực hiện đầy đủ các nội dung của Điều 4, Điều 13 và Điều 16 của Quy chế này.
2. Tuân thủ nghiêm ngặt và đầy đủ các quy định liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận nhằm duy trì, bảo vệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần phát triển giá trị tài sản trí tuệ đối với nhãn hiệu chứng nhận “Tơ lụa Bảo Lộc”.
3. Duy trì và bảo đảm chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Tơ lụa Bảo Lộc”.
4. Kịp thời cung cấp thông tin, đề nghị xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định trong sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Tơ lụa Bảo Lộc”.
Các hành vi vi phạm quyền sở hữu và quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận bao gồm:
1. Sử dụng nhãn hiệu chứng nhận của các tổ chức, cá nhân được cấp giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận theo Quy chế này nhưng không thực hiện đầy đủ các yêu cầu quy định tại Điều 18 của Quy chế này;
2. Sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cho các loại sản phẩm tơ, lụa chưa được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận của các tổ chức cá nhân trên địa bàn thành phố Bảo Lộc;
3. Sử dụng nhãn hiệu chứng nhận của tất cả các tổ chức, cá nhân khác khi chưa được sự cho phép của Ủy ban nhân dân thành phố Bảo Lộc.
Điều 20. Hình thức xử lý vi phạm
Tùy theo mức độ, hành vi vi phạm quyền sở hữu và quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận có thể bị xử lý như sau :
1. Đình chỉ hoặc tước quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Khoản 1, Điều 19 của Quy chế này.
2. Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 19 của Quy chế này.
Điều 21. Trách nhiệm phát hiện và xử lý vi phạm
1. Các tổ chức, cá nhân khi phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu chứng nhận “Tơ lụa Bảo Lộc” đều có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân thành phố Bảo Lộc xử lý.
2. Các tổ chức, cá nhân khi sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải tuân thủ tất cả các quy định tại Quy chế này. Trường hợp vi phạm, tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo Quy chế và các quy định khác có liên quan.
3. Ủy ban nhân dân thành phố Bảo Lộc có trách nhiệm theo dõi và xử lý các trường hợp sai phạm hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Cơ chế giải quyết tranh chấp về nhãn hiệu chứng nhận
1. Ủy ban nhân dân thành phố Bảo Lộc chủ trì giải quyết các tranh chấp xảy ra trong nội bộ giữa các thành viên được cấp giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Tơ lụa Bảo Lộc”.
2. Ủy ban nhân dân thành phố Bảo Lộc làm đại diện giải quyết theo quy định của pháp luật các tranh chấp về nhãn hiệu chứng nhận với bên ngoài (của thành viên được quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc Ủy ban nhân dân thành phố Bảo Lộc với các cá nhân, tổ chức bên ngoài).
3. Đối với các tranh chấp giữa Ủy ban nhân dân thành phố Bảo Lộc với các tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu chứng nhận do Sở Khoa học và Công nghệ giải quyết lần đầu và UBND tỉnh Lâm Đồng giải quyết lần cuối.
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong quá trình quản lý, sử dụng và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Tơ lụa Bảo Lộc” được khen thưởng theo quy định hiện hành.
Trong quá trình thực hiện Quy chế, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời đến Ủy ban nhân dân thành phố Bảo Lộc để tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp./
BIỂU TRƯNG (LOGO) NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN “TƠ LỤA BẢO LỘC” VÀ DANH MỤC SẢN PHẨM ĐĂNG KÝ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 73/2015/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
Nhóm 23: Sợi tơ tằm
Nhóm 24: Vải lụa tơ tằm
BẢN ĐỒ VÙNG CHỨNG NHẬN NHÃN HIỆU “TƠ LỤA BẢO LỘC”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 73/2015/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
BẢNG CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM SỢI TƠ TẰM VÀ VẢI LỤA TƠ TẰM MANG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN “TƠ LỤA BẢO LỘC”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 73/2015/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
I. Tiêu chuẩn chất lượng đối với sợi tơ tằm:
1. Xuất xứ: Được sản xuất tại địa bàn thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng và phải xác định cụ thể các thông tin sau:
- Doanh nghiệp/đơn vị/chủ hộ;
- Địa chỉ;
- Địa điểm sản xuất;
- Ngày sản xuất.
2. Tiêu chí chất lượng:
2.1. Màu sắc: Màu đặc trưng của sản phẩm sợi tơ tằm.
2.2. Quy định chất lượng:
- Chênh lệch trung bình của độ mảnh nhỏ hơn 0,21 tex;
- Độ đều trung bình không nhỏ hơn 78 điểm;
- Độ đều trung bình thấp nhất 70 điểm;
- Độ sạch không nhỏ hơn 79 điểm;
- Độ đứt không lớn hơn 26 lần/h;
- Độ gai gút lớn không lớn hơn 90 điểm;
- Độ bền (sức chịu kéo khi đứt) không nhỏ hơn 0,32 Nitex;
- Độ giản 18-20%;
- Độ bao hợp 70 chu trình.
3. Các phương pháp xác định tiêu chí chất lượng:
3.1. Xác định xuất xứ:
Căn cứ vào có phiếu ghi chép các thông tin trong quá trình sản xuất.
3.2. Xác định tiêu chí chất lượng:
- Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 2368-87: Phương pháp đánh giá chất lượng tơ tằm cảm quan.
- Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 2371-87: Phương pháp xác định độ mảnh.
- Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 2372-87: Phương pháp xác định độ đều trung bình và độ đều trung bình thấp.
- Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 2373-87: Phương pháp xác định độ gai gút lớn.
- Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 2374-87: Phương pháp xác định độ sạch.
- Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 2375-87: Phương pháp xác định độ đứt.
- Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 2376-87: Phương pháp xác định độ bền và độ giản khi đứt.
- Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 2377-87: Phương pháp xác định độ bao hợp.
II. Tiêu chuẩn chất lượng đối với vải lụa tơ tằm:
1. Xuất xứ: Được sản xuất tại địa bàn thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng và phải xác định cụ thể các thông tin sau:
- Doanh nghiệp/đơn vị/chủ hộ;
- Địa chỉ;
- Địa điểm sản xuất;
- Ngày sản xuất.
2. Tiêu chí chất lượng:
2.1. Màu sắc: Màu đặc trưng của sản phẩm vải lụa tơ tằm
2.2. Quy định chất lượng:
- Được sản xuất 100% từ loại sợi tơ tằm có chất lượng quy định tại mục I.
- Khuyết tật mặt vải:
+ Mật độ (sợi ngang dầy hoặc thưa so với quy định): Không lớn hơn 04 sợi.
+ Sợi (gút, sợi xoắn kiến, vòng xoắn thiếu hoặc thừa, sức căn không đúng tạo vết, sợi không xoắn, thiếu sợi, thừa sợi, sợi dính dầu): Không lớn hơn 01 cm.
+ Biên vải bị rách: Không lớn hơn 0,5 cm.
+ Mặt vải bị thủng (tính theo đường kính vết): Không lớn hơn 05 mm.
+ Độ sạch mặt vải (mặt vải dính bẩn không thể tẩy được (tính theo đường kính vết): Không lớn hơn 02 mm.
+ Đan sai kiểu dệt cục bộ: Không lớn hơn 01 mm.
+ Sợi dọc bị đứt, nối nhiều trên một đoạn tạo vết xù: Không lớn hơn 1 cm.
- Sai số khổ vải: Không lớn hơn 1 cm.
- Độ ẩm: Không lớn hơn 11%.
3. Các phương pháp xác định tiêu chí chất lượng:
3.1. Xác định xuất xứ:
Căn cứ vào có phiếu ghi chép các thông tin trong quá trình sản xuất.
3.2. Xác định tiêu chí chất lượng:
Căn cứ Quyết định số 238/DTT-QĐ ngày 04/7/1995 của Tổng Giám đốc Liên hiệp các xí nghiệp dâu tằm tơ Việt Nam ban hành Tiêu chuẩn Vải lụa tơ tằm chưa hoàn tất (phân loại ngoại quan).
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN “TƠ LỤA BẢO LỘC”
Kính gửi: Ủy ban nhân dân thành phố Bảo Lộc.
Tên(đơn vị, cá nhân) đề nghị:..........................................................................................
Địa chỉ:..........................................................................................................................
Điện thoại:…………………………………………..Fax:.........................................................
Email:............................................................................................................................
Quyết định thành lập hoặc giấy phép kinh doanh (nếu có):...............................................
.....................................................................................................................................
Sau khi nghiên cứu các quy định về quản lý, sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Tơ lụa Bảo Lộc”, liên hệ với điều kiện cụ thể của đơn vị, chúng tôi đăng ký được cấp Giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Tơ lụa Bảo Lộc”:
Loại sản phẩm đề nghị cấp:............................................................................................
Quy mô sản xuất, kinh doanh của đơn vị:........................................................................
.....................................................................................................................................
Địa điểm sản xuất, kinh doanh của đơn vị:.......................................................................
.....................................................................................................................................
Hồ sơ kèm theo:
- Bản cam kết về việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Tơ lụa Bảo Lộc”.
Chúng tôi cam đoan những thông tin đăng ký trên là đúng sự thật; đồng thời cam kết thực hiện nghiêm, đầy đủ các yêu cầu của Nhà nước quy định về quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Tơ lụa Bảo Lộc”.
|
Bảo Lộc, ngày..... tháng.... năm….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BẢN CAM KẾT VỀ VIỆC SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN “TƠ LỤA BẢO LỘC”
Kính gửi: Ủy ban nhân dân thành phố Bảo Lộc.
Tên (đơn vị, cá nhân):.....................................................................................................
Địa chỉ:..........................................................................................................................
Điện thoại:…………………………………………..Fax:.........................................................
Email:............................................................................................................................
Quyết định thành lập hoặc giấy phép kinh doanh (nếu có):...............................................
Nếu được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Tơ lụa Bảo Lộc”, chúng tôi cam kết tuân thủ nghiêm ngặt và đầy đủ các quy định liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận nhằm duy trì, bảo vệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển giá trị tài sản trí tuệ đối với nhãn hiệu chứng nhận “Tơ lụa Bảo Lộc”:
1. Sử dụng đúng và chính xác nhãn hiệu chứng nhận gồm cả tên nhãn hiệu và hình ảnh logo.
2. Chỉ sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cho các loại sản phẩm đã được cơ quan quản lý cấp giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Tơ lụa Bảo Lộc”.
3. Nhãn hiệu chứng nhận được sử dụng kèm với nhãn hiệu chính thức của đơn vị, nhưng không sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Tơ lụa Bảo Lộc” làm nhãn hiệu chính cho sản phẩm của mình.
4. Không được tự ý chuyển nhượng nhãn hiệu chứng nhận dưới bất kỳ hình thức nào.
5. Phổ biến và cung cấp đầy đủ cho các thành viên thông tin cần thiết có liên quan đến nhãn hiệu chứng nhận, sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
6. Chấp hành chế độ kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất của Cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận việc sử dụng nhãn hiệu của đơn vị.
7. Đóng các khoản phí, lệ phí theo quy định.
8. Thực hiện đầy đủ các nội dung của Quy định này và các quy định tại quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Tơ lụa Bảo Lộc”.
9. Tuân thủ nghiêm ngặt và đầy đủ các quy định liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận nhằm duy trì, bảo vệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển giá trị tài sản trí tuệ đối với nhãn hiệu chứng nhận “Tơ lụa Bảo Lộc”.
10. Duy trì và bảo đảm chất lượng hàng hóa mang nhãn hiệu chứng nhận “Tơ lụa Bảo Lộc”.
Nếu vi phạm những điều đã cam kết trên, chúng tôi xin chịu mọi hình thức xử lý của cơ quan quản lý nhà nước.
|
Bảo Lộc, ngày..... tháng.... năm….. |
Thông tư 05/2013/TT-BKHCN sửa đổi Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 103/2006/NĐ-CP về Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp được sửa đổi theo Thông tư 13/2010/TT-BKHCN và 18/2011/TT-BKHCN do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Ban hành: 20/02/2013 | Cập nhật: 07/03/2013
Nghị định 103/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp Ban hành: 22/09/2006 | Cập nhật: 27/09/2006