Quyết định 73/2003/QĐ-UB triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển ngành Hóa chất thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2005 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu: | 73/2003/QĐ-UB | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Hồ Chí Minh | Người ký: | Lê Thanh Hải |
Ngày ban hành: | 14/05/2003 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Công nghiệp, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 73/2003/QĐ-UB |
TP.Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 05 năm 2003 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VỀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NGÀNH HÓA CHẤT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2005.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994 ;
Căn cứ Chỉ thị số 19/2001/CT-UB ngày 20 tháng 7 năm 2001 của Ủy ban nhân dân thành phố về triển khai thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội thành phố từ năm 2001 đến năm 2005 ;
Xét đề nghị của Sở Công nghiệp tại Công văn số 151/CN3 ngày 04 tháng 3 năm 2003 ;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.- Nay phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển ngành Hóa chất thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2005 với mục tiêu đạt mức tăng trưởng bình quân 20%/năm và tạo ra từ 50% đến 60% giá trị sản xuất hóa chất của cả nước ; tiếp tục phát triển các sản phẩm hóa chất mà thành phố Hồ Chí Minh đang có thế mạnh ; phát triển một số lĩnh vực thuộc ngành Hóa dầu, Hóa chất tinh khiết, Hóa chất công nghệ cao, để tạo ra sản phẩm đầu vào phục vụ công nghiệp sản xuất thuốc trừ sâu, sơn, chất tẩy rửa, hóa dược, hóa thực phẩm,…; đồng thời phát triển ngành Hóa chất có nguồn nguyên liệu từ thực vật, nhằm khai thác tiềm năng của ngành Nông nghiệp khu vực phía Nam, góp phần nâng cao giá trị sản xuất của ngành Nông nghiệp.
Điều 2.- Phê duyệt triển khai thực hiện các Chương trình và Dự án phát triển ngành Hoá chất (danh sách các Chương trình và Dự án ban hành kèm theo Quyếtđịnh này).
Điều 3.- Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện Chương trình và Dự án cần khẩn trương triển khai kế hoạch tổ chức thực hiện ; kinh phí thực hiện từ kinh phí hoạt động do ngân sách thành phố cấp cho các đơn vị.
Điều 4.- Đồng chí Mai Quốc Bình, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố trực tiếp chỉ đạo thực hiện xây dựng các Chương trình và Dự án phát triển ngành Hóa chất.
Điều 5.- Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Công nghiệp, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính-Vật giá, Giám đốc Sở Khoa học-Công nghệ và Môi trường, Giám đốc Sở Quy hoạch-Kiến trúc, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
DANH MỤC
CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH HÓA CHẤT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2005
(Ban hành kèm theo Quyết định số /2003/QĐ-UB ngày tháng 5 năm 2003 của Ủy ban nhân dân thành phố).
A.- CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH HÓA CHẤT :
I. CHƯƠNG TRÌNH : TẠO NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT.
Cụ thể :
1- Xây dựng chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp hóa chất ở thành phố Hồ Chí Minh.
2- Xây dựng kế hoạch kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước để thực hiện các Dự án :
2.1- Xây dựng nhà máy sản xuất LAB (Liear Alkyl Benzen) công suất 50.000 tấn/năm ;
2.2- Xây dựng nhà máy sản xuất dung môi dầu hỏa từ condensate công suất 50.000 tấn/năm ;
2.3- Xây dựng nhà máy sản xuất MTBE (Metyl Tertiary Butyl Ether) công suất 50.000 tấn/năm ;
2.4- Xây dựng nhà máy sản xuất Formalin công suất 50.000 tấn/năm ;
2.5- Xây dựng nhà máy sản xuất chất dẻo DOP (Dioctylphtalat) công suất 30.000 tấn/năm ;
2.6- Xây dựng nhà máy sản xuất Tá dược cho dược phẩm, công suất 10.000 tấn/năm ;
2.7- Xây dựng nhà máy trích ly dược liệu công suất 10.000 tấn/năm ;
2.8- Xây dựng nhà máy tách chiết tinh dầu quế công suất 1.000 tấn/năm ;
2.9- Xây dựng nhà máy sản xuất cồn công suất 1.000 lít/năm ;
2.10- Xây dựng nhà máy sản xuất Acid Acetic cồn công suất 500.000 lít/năm.
Giao Sở Công nghiệp chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tổng Công ty Hóa chất, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư thực hiện và trình Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố trước ngày 30 tháng 6 năm 2003.
II. CHƯƠNG TRÌNH : ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC.
Nghiên cứu phương án hình thành phân ban đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Hóa chất tại Trường Trung học Công nghiệp thuộc Sở Công nghiệp.
Giao Sở Công nghiệp chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Đại học Bách khoa thành phố, Sở Khoa học-Công nghệ và Môi trường nghiên cứu đề xuất giải pháp thực hiện và trình Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố trước ngày 30 tháng 6 năm 2003.
B.- CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NGÀNH HÓA CHẤT :
Dự án 1 : Xây dựng trang Web chuyên ngành Hóa chất để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thông tin về sản phẩm, ngành hàng, thị trường, khoa học-công nghệ và kêu gọi đầu tư phát triển ngành Hóa chất.
Giao Sở Công nghiệp chủ trì phối hợp với Hiệp hội Hóa chất, Sở Khoa học-Công nghệ và Môi trường nghiên cứu thực hiện Dự án và trình Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố trước ngày 30 tháng 6 năm 2003.
Dự án 2 : Tiến hành nghiên cứu khả năng xây dựng Khu công nghiệp hóa chất tập trung tại thành phố Hồ Chí Minh.
Giao Sở Công nghiệp chủ trì phối hợp với Sở Quy hoạch-Kiến trúc, Hiệp hội Hóa chất, Sở Khoa học-Công nghệ và Môi trường nghiên cứu thực hiện Dự án và trình Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố trước ngày 31 tháng 8 năm 2003.
Dự án 3 : Liên kết với một số địa phương thực hiện quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp hóa chất của thành phố.
Giao Sở Công nghiệp chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư làm việc với tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Long An và tỉnh Bến Tre quy hoạch, xây dựng Dự án phát triển vùng nguyên liệu từ thực vật phục vụ công nghiệp hóa chất thành phố và trình Ủy ban nhân dân thành phố trước ngày 30 tháng 7 năm 2003./.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ