Quyết định 72/2007/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ dạy nghề cho lao động đặc thù giai đoạn 2007-2010 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
Số hiệu: 72/2007/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Người ký: Võ Thành Kỳ
Ngày ban hành: 18/09/2007 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Lao động, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 72/2007/QĐ-UBND

Vũng Tàu, ngày 18 tháng 9 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG ĐẶC THÙ GIAI ĐOẠN 2007-2010 TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân năm 2004;
Căn cứ Nghị quyết số 29/2007/NQ-HĐND ngày 02/8/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc bàn hành chính sách hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn, lao động đặc thù giai đoạn 2007-2010 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu;
Theo đề nghị tại Tờ trình số 1267/TTr-LS ngày 17/7/2007 của.liên Sở Tài chính và Sở Lao động - TBXH về hỗ trợ chi phí ăn, ở, đi lại cho các đối tượng học nghề ngắn hạn,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Nay ban hành chính sách hỗ trợ dạy nghề cho lao động đặc thù giai đoạn 2007-2010 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, với những nội dung chủ yếu sau :

1- Đối tượng được đào tạo: Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự ( kể cả bộ đội biên phòng, công an nhân dân, thanh niên xung phong); thương bệnh binh; con thương binh, con liệt sỹ, con gia đình có công với cách mạng; con gia đình dân tộc thiểu số; người tàn tật có khả năng lao động; con hộ nghèo có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; các cháu mồ côi đến tuổi học nghề; học viên sau cai nghiện; phụ nữ lầm lỡ; những người hết thời hạn ở các cơ sở giáo dục lao động xã hội, giáo dưỡng trở về địa phương đủ 15 tuổi trở lên; những phạm nhân hết hạn tù; lao động đủ điêu kiện đi xuất khẩu lao động. Các đối tượng trên phải đảm bảo là chưa có việc làm ổn định.

2. Ngành nghề đào tạo: Lái xe hạng C; Lái xe hạng B2; Lái xe máy công trình; Cơ khí động lực; Điện công nghiệp; Điện tử, Điện dân dụng; Điện lạnh; Cơ khí hàn; Tiện phay bào; Kỹ thuật viên tin học; Dịch vụ du lịch; May công nghiệp; Nuôi trồng thuỷ sản; Chế biến hải sàn, nông lâm sản; Thú y gia đình; Chăn nuôi; Trồng trọt; Thâm mỹ (Cắt uốn tóc, Trang điểm, làm móng tay); Ngoại ngữ định hướng xuất khẩu lao động và các nghề khác theo đề nghị của Sở Lao động-thương binh và xã hội.

3. Mức chi hỗ trợ cho từng nghề và thời gian đào tạo:

- Nhóm I: Chế biến hải sản, chế biến nông lâm sản: 300.000 đ/khoá 1 tháng;

- Nhóm II: Trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, thú y gia đình, chăn nuôi: 600.000đ/khoá 2 tháng;

- Nhóm III: Cơ khí động lực, Điện công nghiệp, Điện tử, Điện dân dụng, Điện lạnh, Cơ khí hàn, Tiện phay bào, Dịch vụ du lịch, Kỹ thuật viên tin học, Ngoại ngữ định hướng xuất khẩu lạo động và các nghề khác: l.500.000đ/khoá 5 tháng.

- Nhóm IV: May công nghiệp, Thẩm mỹ: 900.000 đ/khoá 3 tháng

- Nhóm V: Lái xe hạng C, Lái xe hạng B2, Lái xe máy công trình: hỗ trợ tối đa 1.500.000 đ/khoá 6 tháng.

4. Kinh phí thực hiện: 11,078 tỷ đồng do Ngân sách địa phương đảm bảo

- Kinh phí đào tạo: 5,430 tỷ đồng

- Hỗ trợ tiền ăn, ở, đi lại: 5,648 tỷ đồng

Chi hỗ trợ ăn, ở, đi lại 15.000 đ/người/ngày thực học cho các đối tượng là: Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự (kể cả bộ đội biên phòng, công an nhân dân, thanh niên xung phong); thương bệnh binh; con liệt sỹ, con thương binh, con bệnh binh, con gia đình có công với cách mạng, con gia đình dân tộc thiểu số; người tàn tật có khả năng lao động con hộ nghèo có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; các cháu mồ côi đến tuổi học nghề.

Điều 2. Giao cho Giám đốc Sở Lao động-thương binh và xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể và UBND các huyện, thị xã, Thành- phố Vũng Tàu tổ chức triển khai thực hiện.

Điều 3. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các phòng chuyên môn, UBND các xã, phường,.thị trấn thuộc địa bàn lập danh sách và cứu trách nhiệm về các đối tượng học nghề qui định tại Điều 1 , cùng các cơ quan chức năng theo dõi giám sát việc tổ chức thực hiện chính sách này tại địa phương.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 5. Chánh Văn phòng UBND Tỉnh, Giám đốc các Sở : Lao động-thương binh và xã hội, Kế hoạch-đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp-phát triển nông thôn, Thủy sản Công nghiệp, Tư pháp, Giám đốc Công an Tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự Tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- VP Chính Phủ(để b/c);
- Website Chính phủ;
- Bộ Tài Chính (Vụ pháp chế);
- Bộ Tư pháp (Cục KTVBQPPL);
- Thường trực Tỉnh ủy (để b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (để b/c);
- UBMTTQVN tỉnh ;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội Tinh;
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh Ủy, Văn phòng HĐND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh
- Sở Tư pháp (theo dõi);
- Các Sở ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Đài phát thanh – truyền hình Tỉnh;
- Báo Bà Rịa-Vũng Tàu;
- Công báo tinh;
- Lưu: VT; TH

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Thành Kỳ