Quyết định 701/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt Đề án quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở phòng cháy, chữa cháy đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020
Số hiệu: 701/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên Người ký: Bùi Viết Bính
Ngày ban hành: 29/06/2007 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Trật tự an toàn xã hội, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 701/QĐ-UBND

Điện Biên Phủ, ngày 29 tháng 6 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN QUY HOẠCH TỔNG THỂ HỆ THỐNG CƠ SỞ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND, ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy 29 tháng 6 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 35/2003/NĐ-CP , ngày 04/4/2003 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số Điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

Theo đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Phê duyệt Đề án quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở phòng cháy và chữa cháy tỉnh Điện Biên đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020.

Điều 2. Giao cho Công an tỉnh Điện Biên và Ban chỉ đạo Phòng cháy, chữa cháy của tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Đề án đã được phê duyệt theo quy định hiện hành của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy của tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Bùi Viết Bính

 

BỘ CÔNG AN
CÔNG AN TỈNH ĐIỆN BIÊN
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 285/ĐA-CAT (PC23)

Điện Biên Phủ, ngày 31 tháng 5 năm 2007

 

ĐỀ ÁN

QUY HOẠCH TỔNG THỂ HỆ THỐNG CƠ SỞ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020

Phần I:

MỞ ĐẦU

1.1. Một số đặc điểm, tình hình liên quan đến xây dựng, quy hoạch hệ thống cơ sở PCCC của địa phương.

Điện Biên là tỉnh miền núi cao, biên giới nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc; có diện tích tự nhiên rộng 9.554,1 km2, gồm có 09 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó: Có 07 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố; có 106 xã, phường, thị trấn; tỉnh Điện Biên có 21 dân tộc, trong đó dân tộc Thái chiếm 40,4%, dân tộc Mông chiếm 28,8%, dân tộc kinh chiếm 19,7% còn lại là các dân tộc khác, với tổng dân số trong toàn tỉnh khoảng 46 vạn người, sống phân tán; trình độ dân trí còn hạn chế, cơ sở kết cấu hạ tầng còn thấp kém, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân còn nhiều khó khăn; tình trạng phá rừng, đốt nương làm rẫy vẫn còn diễn biến phúc tạp.

Trong những năm qua Đảng, Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương quan tâm đầu tư xây dựng nhiều chương trình dự án nhằm từng bước khắc phục khó khăn, xóa đói, giảm nghèo tạo tiền đề phát triển Kinh tế - Văn hoá - Xã hội của tỉnh, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Song với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay, thì các hoạt động kinh doanh, sản xuất khí đốt, xăng dầu, vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Điện Biên nói riêng ngày càng phát triển. Tình hình cháy, nổ và vi phạm các quy định của Nhà nước về công tác quản lý vật liệu nổ công nghiệp cũng còn nhiều diễn biến phức tạp. Theo thống kê, từ năm 2000 đến 2005 trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã xảy ra 146 vụ cháy nhà, 181 vụ cháy rừng, 26 vụ nổ và vi phạm các quy định của Nhà nước trong công tác quản lý vật liệu nổ công nghiệp. Thiệt hại làm chết 6 người, bị thương 14 người; cháy 216 nhà ở, trường học, cơ sở sản xuất, kinh doanh của Nhà nước và của nhân dân làm thất thoát 159,12 Kg thuốc nổ, 449 kíp nổ các loại và 187,70m dây cháy chậm và nhiều tài sản, hàng hoá, vật tư khác của Nhà nước và của nhân dân, tổng thiệt hại 6.169 triệu đồng và 1.115,94 ha rừng và thảm thực vật.

Nguyên nhân cháy chủ yếu là do sơ xuất của nhân dân trong khi sử dụng lửa gây cháy, chiếm 56,84% trong tổng số vụ cháy xảy ra.

Địa bàn xảy ra cháy thuộc khu vực thành phố, thị xã, thị trấn chiếm 34,2%, khu vực nông thôn chiếm 65,8%. Trước tình hình đó lực lượng phòng cháy, Công an tỉnh đã chủ động tham mưu cho Ban chỉ đạo Phòng cháy, chữa cháy (PCCC) của tỉnh và UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cường thực hiện các biện pháp công tác PCCC, do vậy tình hình cháy, nổ trên địa bàn Điện Biên trong thời gian qua đã giảm cả về số vụ cũng như thiệt hại do cháy, nổ gây ra.

Trong xu hướng mở cửa hội nhập kinh tế và hợp tác phát triển của tỉnh Điện Biên như hiện nay, thì trong những năm tới tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển, tốc độ đô thị hoá ngày càng tăng, một số ngành kinh tế trọng điểm có liên quan đến công tác PCCC như: Xăng, dầu, khí đốt hoá lỏng, điện, khai thác tài nguyên khoáng sản, vật liệu nổ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ, thương mại.v.v. ngày càng phát triển. Ngày 13/10/2006 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số: 230/2006/QĐ/TTg phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Điện Biên thời kỳ 2006-2020: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 12,5%/năm (trong đó năm 2006-2010 đạt 12%/năm và giai đoạn 2011-2020 đạt 12,8%/năm; Nâng mức GDP bình quân đầu người của tỉnh so với trung bình cả nước từ 45% năm 2005 lên 50% /năm 2010, khoảng 65% năm 2015 và 80% năm 2020. Cơ cấu kinh tế Nông - Lâm, Thuỷ sản chiếm 29-30%, dịch vụ chiếm 36-37%, công nghiệp xây dựng 34%; Đến năm 2010 hoàn thành cơ bản chương trình tái định cư phục vụ xây dựng thuỷ Điện Sơn La và hệ thống đường giao thông ô tô đến trung tâm các xã vào cả hai mùa, trong đó có 50% được nâng cấp, rải nhựa hoặc bê tông, đưa Điện Biên thoát khỏi tình trạng một tỉnh đặc biệt khó khăn.

Bên cạnh đó thời tiết, khí hậu diễn biến thất thường, hanh khô kéo dài, đây là yếu tố tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ rất cao. Để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy, nổ và thiệt hại do cháy, nổ gây ra phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương; Công an tỉnh Điện Biên xây dựng Đề án "Quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở phòng cháy, chữa cháy của tỉnh giai đoạn 2006-2010 và định hướng phát triển đến năm 2020" cụ thể như sau:

1.2. Mục đích, đối tượng quy hoạch.

- Mục đích quy hoạch: Nhằm đánh giá thực trạng tình hình công tác phòng cháy, chữa cháy và lực lượng phòng cháy, chữa cháy của tỉnh Điện Biên. Trên cơ sở đó xây dựng phương hướng phát triển lực lượng phòng cháy chữa cháy và cơ sở thiết bị PCCC giai đoạn 2006-2010 và định hướng phát triển đến năm 2020 nhằm tăng cường hiệu quả công tác PCCC ở địa phương, bảo vệ tài sản quốc gia, tính mạng, tài sản của nhân dân, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển Kinh tế - Xã hội, đảm bảo công tác An ninh, Quốc phòng trên địa bàn toàn tỉnh.

- Yêu cầu quy hoạch: Xây dựng lực lượng Cảnh sát PCCC, lực lượng PCCC chuyên ngành, lực lượng PCCC Cơ sở và lực lượng Dân phòng của địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới hiện nay.

Phần II.

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CƠ SỞ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY

2.1 Đặc điểm chung của địa phương liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn.

2.1.1 Đặc điểm Kinh tế - Xã hội:

Điện Biên là một tỉnh miền núi, Diện tích tự nhiên rộng và có biên giới dài 398,5 km, tiếp giáp với 2 nước là Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, trong đó có 357,476 ha đất có rừng, 406.787,3 ha đất trống quy hoạch cho lâm nghiệp, địa hình chia cắt, hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn phức tạp. Trong những năm qua tình hình Kinh tế - Xã hội của tỉnh có bước phát triển mạnh và bền vững, đến nay toàn tỉnh có 04 nhà máy Thuỷ điện, 01 nhà máy chiết nạp gas, 47 cửa hàng kinh doanh xăng, dầu, khí đốt hoá lỏng, 65 cơ sở thường xuyên làm nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh có sử dụng đến vật liệu nổ công nghiệp, 01 Cảng hàng không dân dụng, 01 sân bay quân sự, 255 cơ quan, doanh nghiệp, xí nghiệp, gần 100 khách sạn, nhà trọ, nhà nghỉ, 30 chợ và trung tâm thương mại, 75 kho chứa chất nổ, chất độc và chất cháy; 1.545 thôn, bản, tổ dân phố trong đó có 1.362 bản và khu dân cư tập trung có nguy cơ cháy nổ cao, hầu hết nhà ở của nhân dân đều làm bằng các loại vật liệu dễ cháy như: Gỗ, gianh, tre, nứa lá; Nhà sát nhà, nguồn nước phục vụ sinh hoạt và chữa cháy rất khan hiếm nhất là vào mùa khô (từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau), khí hậu khắc nghiệt, hạn hán khô hanh kéo dài. Trình độ dân trí không đồng đều, nhận thức của nhân dân về công tác PCCC còn hạn chế .

- Ở khu vực thành phố, thị xã, thị trấn do tốc độ đô thị hoá nhanh, quy hoạch mở rộng nâng cấp thành phố và khu dân cư tập trung chưa được các cấp, các ngành quan tâm đến các giải pháp công tác PCCC. Toàn tỉnh mới chỉ có 25 trụ nước chữa cháy ở địa bàn thành phố Điện Biên Phủ còn lại các huyện, thị xã khác chưa có hệ thống cấp nước chữa cháy. Đường giao thông nội thị chưa đảm bảo, nhiều khu phố xe chữa cháy không ra vào được; phương tiện thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ huy chữa cháy còn thiếu, chưa đảm bảo, do đó rất khó khăn cho công tác phòng cháy chữa cháy.

2.1.2. Việc quan tâm đầu tư của Chính quyền địa phương đối với công tác phòng cháy, chữa cháy.

Trong những năm qua cấp uỷ và Chính quyền địa phương luôn quan tâm đến công tác phòng cháy, chữa cháy, hàng năm Tỉnh uỷ Điện Biên đều ra Nghị quyết chỉ đạo chuyên đề về công tác an ninh trật tự, trong đó có nội dung công tác phòng, chống cháy nổ. UBND tỉnh cũng đã ban hành nhiều Chỉ thị, kế hoạch chỉ đạo công tác PCCC; Xây dựng Đề án "Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2004-2010"; Tổ chức Hội thao, mít tinh tuyên truyền nhân ngày toàn dân PCCC 4/10. Tổ chức kiện toàn Ban chỉ đạo, tăng cường lực lượng, phương tiện...nhằm nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với công tác PCCC ở địa phương.

Chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện các biện pháp công tác PCCC. Định kỳ 02 năm tổ chức cuộc thi tìm hiểu Luật PCCC và Hội thao kỹ thuật nghiệp vụ chữa cháy quần chúng toàn tỉnh một lần. Mỗi năm địa phương đều trích ngân sách từ 80 đến 100 triệu đồng hỗ trợ cho công tác tuyên truyền, Hội thao, Hội nghị, tập huấn chuyên sâu về nghiệp vụ và thường xuyên luyện tập cho cán bộ làm công tác PCCC ở cơ sở.

2.2. Thực trạng lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy.

2.2.1. Mô hình tổ chức.

Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy Công an tỉnh Lai Châu (nay là Công an tỉnh Điện Biên) được thành lập từ ngày 08/10/1984, hiện nay đơn vị có 47 đồng chí (trong đó có 10 chiến sỹ nghĩa vụ quân sự) được chia làm 03 đội:

1. Đội tham mưu Hậu cần: Có 06 đồng chí, trong đó có 01 Đội trưởng, 01 Đội phó và 04 cán bộ, chiến sỹ.

- Đội có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo đơn vị về công tác phòng cháy, chữa cháy, để tham mưu cho Ban giám đốc Công an tỉnh và Thường trực Ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy của tỉnh chỉ đạo các mặt công tác phòng, chống cháy nổ trên địa bàn tỉnh.

+ Nghiên cứu sơ kết, tổng kết các chuyên đề về công tác PCCC.

+ Thực hiện chế độ thông tin báo cáo kịp thời phục vụ công tác chỉ huy, chỉ đạo về công tác PCCC.

+ Tham mưu cho lãnh đạo đơn vị quản lý chặt chẽ việc cấp các loại giấy vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và giấy phép vận chuyển các chất và hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ.

+ Tham mưu cho lãnh đạo đơn vị quản lý cán bộ, chiến sỹ, quản lý vật tư, phương tiện phục vụ công tác huấn luyện và chữa cháy, đảm bảo chế độ chính sách, cho cán bộ, chiến sỹ.

+ Tham mưu cho cấp uỷ, chi bộ đơn vị về các mặt công tác Đảng

+ Quản lý, theo dõi các loại biểu mẫu giấy tờ liên quan đến các mặt công tác PCCC. Thực hiện tốt các mặt công tác trọng tâm, đột xuất khác do lãnh đạo đơn vị phân công.

2. Đội kiểm tra - phong trào: Có 08 đồng chí, trong đó có 01 Đội trưởng, 02 Đội phó và 05 cán bộ:

- Đội có nhiệm vụ:

+ Giúp lãnh đạo đơn vị tham mưu cho Ban giám đốc Công an tỉnh và Ban chỉ đạo PCCC tỉnh trong công tác tuyên truyền, xây dựng và huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho lực lượng Cơ sở, Dân phòng theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

+ Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị xây dựng Phương án phòng chống cháy nổ tại chỗ.

+ Thẩm duyệt thiết kế thiết bị an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với các công trình thuộc diện phải thẩm định thiết kế.

+ Thanh tra, kiểm tra chuyên đề về công tác phòng, chống cháy, nổ trên địa bàn toàn tỉnh

+ Phối hợp với các lực lượng tham gia điều tra làm rõ các vụ cháy, nổ và thiệt hại do cháy, nổ gây ra.

+ Thực hiện một số nhiệm vụ công tác khác do lãnh đạo đơn vị phân công.

3. Đội chữa cháy trung tâm: Có 28 đồng chí, trong đó có 01 Đội trưởng và 02 Đội phó, đội được chia làm 04 Tiểu đội.

- Nhiệm vụ cụ thể của đội:

+ Duy trì chế độ huấn luyện thường xuyên và định kỳ theo quy định

+ Phối hợp với các đội lập và thực tập các phương án chữa cháy có sự tham gia của nhiều lực lượng ở cơ sở, địa bàn trọng điểm.

+ Xây dựng và thực tập các phương án tổ chức lực lượng Cảnh sát PCCC tham gia chống biểu tình gây rối và chống khủng bố phá hoại.

- Trực tiếp tham gia chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn trong đám cháy.

4. Lãnh đạo đơn vị: Có 05 đồng chí, trong đó có 01 đ/c Trưởng phòng và 04 đ/c

Phó trưởng phòng.

- Về ưu điểm: Thực hiện mô hình tổ chức hiện nay đã tập trung được sự lãnh đạo chỉ đạo của cấp uỷ và lãnh đạo đơn vị tới từng Tổ, Đội công tác. Huy động được lực lượng, phương tiện triển khai cứu chữa các vụ cháy, nổ xảy ra được nhanh chóng, kịp thời, huy động được tất cả cán bộ chiến sỹ và phương tiện tham gia chữa cháy khắc phục được tình trạng thiếu người, thiếu phương tiện.

- Nhược điểm: Đối chiếu với quy định tại Quyết định số 2133/X13 ngày 24 tháng 12 năm 1992 của Tổng cục III Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) thì mô hình tổ chức của đơn vị, chưa đúng theo quy định của Bộ Công an, toàn tỉnh hiện mới có 02 đội chữa cháy chuyên nghiệp đóng ở trung tâm thành phố và thị xã Mường Lay, bán kính hoạt động rất rộng, khi có cháy xảy ra triển khai lực lượng, phương tiện đến hiện trường chậm, hiệu quả công tác chữa cháy chưa cao.

- Cán bộ, chiến sỹ chưa đủ theo biên chế quy định nên các Tổ, Đội công tác phải kiêm nhiệm nhiều việc, do đó chất lượng, hiệu quả công tác còn hạn chế.

2.2.2. Về biên chế, trình độ, năng lực của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và chế độ chính sách.

a) Về biên chế, quân số:

- Tổng biên chế của đơn vị được duyệt theo mô hình tổ chức năm 2000 là 65 đồng chí, trong đó lãnh đạo phòng 03 đồng chí (01 Trưởng phòng và 02 Phó phòng).

Quân số hiện có 47 đồng chí, trong đó:

+ Lãnh đạo phòng: 05 đồng chí.

+ Cán bộ tham mưu tổng hợp: 02 đồng chí

+ Cán bộ kiểm tra, phong trào: 08 đồng chí

+ Cán bộ chỉ huy, kiêm trợ lý huấn luyện: 03 đồng chí

+ Trực 114 chuyên trách: 02 đồng chí

+ Lái xe chữa cháy: 07 đồng chí

+ Lái xe chỉ huy: 01 đồng chí

+ Chiến sỹ chữa cháy: 16 đồng chí (trong đó có 10 đồng chí là chiến sỹ nghĩa vụ quân sự)

+ Kế toán: 01 đ/c.

+ Cán bộ quản lý phương tiện: 01 đồng chí.

+ Công nhân phục vụ: 01 đồng chí

- Tuổi đời:

+ Từ 18 đến 29 : 20 đồng chí

+ Từ 30 đến 40: 03 đồng chí.

+ Từ 40 trở lên: 24 đồng chí.

- Cấp bậc:

+ Cấp tá: 17 đồng chí

+ Cấp uý: 08 đồng chí

+ Hạ sỹ quan: 11 đồng chí

+ Chiến sỹ nghĩa vụ quân sự: 10 đồng chí

+ Công nhân Công an: 01 đồng chí.

- Trình độ văn hoá: Tốt nghiệp phổ thông Trung học 45 đồng chí, phổ thông cơ sở 02 đồng chí.

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ PCCC.

+ Đại học: 02 đồng chí

+ Cao đẳng: 02 đồng chí

+ Trung cấp: 07 đồng chí

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ đào tạo qua các chuyên ngành khác.

+ Đại học Cảnh sát nhân dân: 05 đồng chí (Trong đó có 02 đồng chí đã có bằng Trung cấp PCCC)

+ Đại học An ninh nhân dân: 01 đồng chí

+ Trung cấp Cảnh sát: 06 đồng chí

+ Trung cấp ngành ngoài: 03 đồng chí

+ Sơ cấp (lái xe phòng cháy chữa cháy): 03 đồng chí

+ Sơ cấp lái xe ngành ngoài: 04 đồng chí

+ Chưa qua đào tạo: 11 đồng chí

+ Đang học đại học: 03 đồng chí

- Trình độ ngoại ngữ, tin học:

+ Anh văn, trình độ A: 05 Đ/c

+ Pháp văn, trình độ A: 03 Đ/c

+ Tin học, trình độ A: 08 Đ/c

* Bình quân một cán bộ kiểm tra phong trào phải theo dõi 01 huyện và 50 cơ sở trọng điểm về cháy nổ.

b) Chế độ chính sách.

Nhìn chung, việc thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, chiến sỹ lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy trong những năm gần đây đã được Bộ Công an và Ban giám đốc công an tỉnh quan tâm bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ chính trị và chuyên môn nghiệp vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ chiến sỹ yên tâm công tác, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên về chính sách đối với cán bộ, chiến sỹ lực lượng Cảnh sát PCCC cũng còn bộc lộ một số vấn đề tồn tại đó là:

+ Số cán bộ, chiến sỹ nghĩa vụ quân sự được tuyển và huấn luyện cho lực lượng Cảnh sát PCCC hàng năm không đủ về số lượng, nên lực lượng trực tiếp tham gia chữa cháy ở đơn vị thiếu nghiêm trọng, hầu hết các xe chữa cháy phải triển khai chữa cháy theo đội hình thiếu người. Số chiến sỹ nghĩa vụ quân sự phục vụ tại ngũ ngắn, hầu hết mới quen với công việc thì đã ra quân, hoặc chuyển vào biên chế rồi đi học theo các chuyên ngành khác.

+ Chính sách đối với đội ngũ lái xe chữa cháy cũng còn nhiều bất cập, đặc thù công tác của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy khi tham gia tập luyện và chữa cháy, lái xe: ngoài việc đưa xe đến hiện trường các đồng chí lái xe còn phải trực tiếp tham gia đội hình chữa cháy, nhưng về chế độ tiền lương thì chiến sỹ chữa cháy lại được hưởng theo lương sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ, lái xe chữa cháy thì hưởng theo lương chuyên môn kỹ thuật, do đó hầu hết lái xe chữa cháy không yên tâm, phấn khởi với nhiệm vụ được giao, tâm tư nguyện vọng muốn được đi học nghiệp vụ để chuyển sang bộ phận khác.

+ Lực lượng chữa cháy phải duy trì chế độ thường trực, trực ban 24/24 giờ, nhưng do biên chế của đơn vị không đủ, nên hầu hết cán bộ chiến sỹ phải làm việc thêm giờ từ 80 đến 100 giờ trong một tuần, nhưng cũng không được hưởng chế độ làm ngoài giờ.

+ Chế độ phụ cấp định lượng ăn cao, cũng mới chỉ có cho lực lượng thuộc đội chữa cháy, còn lãnh đạo đơn vị và các bộ phận liên quan tham gia thường trực chiến đấu và phục vụ chiến đấu lại không được hưởng, do đó phần nào cũng ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng công tác.

c) Nhận xét, đánh giá chung.

Nhìn chung lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy tỉnh Điện Biên hiện nay quá mỏng gần 10.000 người dân mới có 01 Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy; một cán bộ kiểm tra, phong trào phải đảm nhiệm 01 huyện và 40-50 cơ sở trọng điểm về cháy, nổ. Địa bàn rộng, phân tán, đường giao thông đi lại khó khăn do đó không đáp ứng được so với yêu cầu và nhiệm vụ của công tác PCCC trước mắt và lâu dài.

Về tổ chức của đơn vị cũng còn nhiều bất cập, một số cán bộ, chiến sỹ được điều động từ các đơn vị khác về, không có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về công tác PCCC, nên việc phân công bố trí công tác cho các đồng chí này gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng công tác của đơn vị.

Công tác tuyển sinh, tuyển dụng và đào tạo cũng còn nhiều bất cập, mỗi năm đơn vị chỉ có 2-3 đồng chí được đào tạo về chuyên ngành PCCC, hầu hết cán bộ, chiến sỹ theo học các chuyên ngành khác. Đề nghị Bộ Công an cần nghiên cứu có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, ưu tiên cho các đồng là chiến sỹ nghĩa vụ quân sự tại các đơn vị Cảnh sát PCCC hết thời gian nghĩa vụ quân sự được vào biên chế và cho đi đào tạo chuyên ngành Cảnh sát PCCC. Có như vậy mới khắc phục được tình trạng thiếu cán bộ chiến sỹ, ở các đơn vị cảnh sát PCCC như hiện nay. Mặt khác đề nghị Bộ Công an, cho lực lượng lái xe chữa cháy, được chuyển sang hưởng lương chuyên môn nghiệp vụ, như chiến sỹ chữa cháy tạo điều kiện cho cán bộ chiến sỹ yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

2.2.3. Về các đội chữa cháy.

Hiện nay tỉnh Điện Biên mới chỉ có 01 đội chữa cháy chuyên nghiệp, đóng ở phường Thanh Bình thành phố Điện Biên Phủ và 01 tổ đóng tại thị xã Mường Lay. Bán kính hoạt động của đội hiện nay từ 10 đến 15 Km; trong khi đó xẩy ra nhiều vụ cháy cách đơn vị đóng quân đến 30-35 Km, song do yêu cầu nhiệm vụ, khi nhận được tin báo cháy đơn vị vẫn phải xuất xe tham gia chữa cháy, nên tính cơ động và hiệu quả công tác chữa cháy chưa cao.

Để nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác phòng cháy, chữa cháy theo đúng quy định tại tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 1997 (Bán kính hoạt động hiệu quả của đội chữa cháy chuyên nghiệp là 05 Km, đội chữa cháy khu vực là 03 km). Trước mắt từ nay đến năm 2010 lực lượng Cảnh sát PCCC cần phải thành lập thêm 02 đội chữa cháy khu vực:

+ Đội I: Tại khu vực đầu cầu C4 - Thanh Hưng - Huyện Điện Biên chịu trách nhiệm công tác phòng cháy, chữa cháy ở khu vực phường Nam Thanh, thành phố Điện Biên Phủ và một số xã thuộc khu vực lòng chảo huyện Điện Biên.

+ Đội II: Tại khu vực thị xã Mường Lay tỉnh Điện Biên.

Từ năm 2010 đến năm 2020 triển khai xây dựng thêm 02 đội chữa cháy ở khu vực thị trấn huyện Tuần Giáo và khu vực Phường Him Lam, thành phố Điện Biên phủ.

Về địa điểm xây dựng đội I và đội II đã được UBND tỉnh và các ngành đồng ý cấp đất cho xây dựng doanh trại, đề nghị Bộ Công an và Cục Cảnh sát PCCC cấp kinh phí, phương tiện phục vụ triển khai 02 đội chữa cháy trên.

2.2.4. Về doanh trại của đơn vị cảnh sát PCCC:

Phòng Cảnh sát PCCC hiện nay, được xây dựng kiên cố trên diện tích 2.000m2 tại phường Thanh Bình, thành phố Điện Biên Phủ, nằm trên trục đường quốc lộ 12 từ Điện Biên đi thị xã Mường Lay, đã đảm bảo đầy đủ các điều kiện về giao thông, nguồn nước, nhà xưởng và nơi ăn, ở, thường trực sẵn sàng chiến đấu cho 50-60 cán bộ chiến sỹ. Song đối chiếu với tiêu chuẩn, quy định của Bộ Công an và cục Cảnh sát PCCC ..., thì trụ sở làm việc của phòng Cảnh sát PCCC hiện nay, chưa có đủ điều kiện như: Sân tập và các điều kiện cần thiết, cho việc triển khai tập luyện các đội hình chữa cháy theo quy định.

2.2.5. Về công tác thông tin báo cháy và chỉ huy chữa cháy.

Trong những năm qua, việc tiếp nhận và xử lý thông tin báo cháy ở phòng Cảnh sát PCCC Công an tỉnh Điện Biên đã được lãnh đạo đơn vị và Ban giám đốc Công an tỉnh đặc biệt quan tâm chỉ đạo chặt chẽ, sát sao, đơn vị đã phân công 02 đồng chí sỹ quan có kinh nghiệm trực ban tiếp nhận thông tin báo cháy (114) chuyên trách theo chế độ ka, kíp. Được trang bị đầy đủ máy điện thoại (114), máy bộ đàm, kẻng báo động và những yêu cầu cần thiết cho công tác thường trực.

Theo số liệu thống kê, bình quân mỗi năm phòng Cảnh sát PCCC tiếp nhận khoảng 4.000 cuộc gọi vào số máy 114, trong đó: Có 25- 30 cuộc báo cháy khẩn cấp chiếm tỷ lệ 0,75 %, số vụ báo cháy giả qua điện thoại thẻ và điện thoại di động chiếm 10%, số gọi hỏi việc riêng 17% còn lại là gọi nhầm máy và trêu đùa cán bộ chiến sỹ chiếm 65,5%. Lực lượng Cảnh sát PCCC đã triển khai nhiều biện pháp phối hợp điều tra, bắt giữ và xử lý một số trường hợp, nhưng số vụ gọi qua máy điện thoại báo cháy 114 vẫn tăng.

Về công tác chỉ huy chữa cháy, hầu hết các vụ cháy xảy ra ở địa bàn tỉnh Điện Biên ngay sau khi nhận tin báo cháy, chỉ huy đơn vị chỉ đạo công tác chữa cháy qua máy bộ đàm cầm tay được trang bị đến từng xe chữa cháy, còn phương tiện liên lạc từ nơi cháy về trung tâm đơn vị qua điện thoại di động. Do đó công tác chỉ huy, chỉ đạo trong đám cháy được đảm bảo thông suốt, chính xác và kịp thời.

Việc ứng dụng tin học trong công tác PCCC, ở đơn vị còn nhiều hạn chế, đơn vị duy nhất mới chỉ có một máy vi tính thế hệ cũ, số cán bộ, chiến sỹ được đào tạo qua chương trình tin học ở các chuyên ngành về công tác ở đơn vị nhưng do không có máy tính sử dụng thường xuyên nên kiến thức cũng bị mai một. Hiện nay máy vi tính của đơn vị mới chỉ sử dụng vào mục đích soạn thảo văn bản, chưa khai thác sử dụng vào việc quản lý các mặt công tác nghiệp vụ của lực lượng Cảnh sát PCCC.

Tóm lại công tác thông tin liên lạc, phục vụ công tác chỉ huy, chỉ đạo chữa cháy ở đơn vị đã cơ bản đáp ứng yêu cầu thông tin báo cháy và chỉ huy chữa cháy trong giai đoạn hiện nay. Song việc tiếp nhận thông tin báo cháy cũng còn nhiều vấn đề bất cập, do nhận thức và ý thức của một số công dân về công tác PCCC còn hạn chế, nhiều người kể cả học sinh và thanh thiếu niên đã lợi dụng số máy điện thoại 114 "không mất tiền" gọi để đùa nghịch hoặc báo cháy giả gây tắc ngẽn liên lạc khi có cháy xảy ra, nhiều lúc máy liên tục báo bận không liên lạc được, ảnh hưởng trực tiếp đến việc triển khai lực lượng chữa cháy.

2.2.6. Công tác đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ PCCC, cứu hộ, cứu nạn.

Hiện nay, đơn vị vẫn đang duy trì công tác huấn luyện tuần hai buổi ngoài thao trường và 01 năm 02 kỳ huấn luyện tập trung, mỗi kỳ 30 ngày cho tất cả cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị; Trong đó trọng tâm là các đồng chí Đội trưởng, Tiểu đội trưởng, chiến sỹ chữa cháy, Chiến sỹ nghĩa vụ quân sự và lái xe chữa cháy.

Nội dung huấn luyện tập trung huấn luyện các đội hình chữa cháy cơ bản, chiến thuật chữa cháy nhà cao tầng, chợ, trung tâm thương mại, khu dân cư tập trung, chiến thuật chữa cháy rừng, phương án phòng chống biểu tình gây rối và chống khủng bố phá hoại vv.. ngoài ra còn tổ chức cho cán bộ chiến sỹ học tập, nghiên cứu các văn bản quy phạm Pháp luật về PCCC, quy trình bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa các loại dụng cụ, phương tiện cứu hộ, cứu nạn phục vụ công tác huấn luyện và chữa cháy đạt kết quả tốt.

Về nhược điểm: Hầu hết giảng viên kiêm nhiệm, không có trợ lý huấn luyện chuyên trách, nên giáo án, giáo trình huấn luyện không được bổ sung thường xuyên, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ huấn luyện còn hạn chế, sân bãi phục vụ tập luyện không có, địa điểm tập luyện xa; cán bộ, chiến sỹ chữa cháy phần đông đang theo học đại học tại chức nên thời gian huấn luyện thường bị gián đoạn, hiệu quả công tác huấn luyện chưa cao.

Tóm lại: Công tác huấn luyện nghiệp vụ cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp ở đơn vị trong những năm qua đã bám sát được chương trình và nội dung huấn luyện theo chỉ đạo của C23 Bộ Công an, nâng cao kỹ, chiến thuật chữa cháy cho cán bộ chiến sỹ. Song đối với lực lượng chữa cháy là chiến sỹ nghĩa vụ quân sự còn nhiều bất cập. Luật PCCC quy định xây dựng lực lượng Cảnh sát PCCC chính quy, tinh nhuệ, nhưng trong thực tiễn, hầu hết số trực tiếp chữa cháy là chiến sỹ nghĩa vụ quân sự, thời hạn tại ngũ chỉ có 03 năm, chiến sỹ vừa mới thông thạo công việc đã hết nghĩa vụ phải ra quân hoặc chuyển vào biên chế rồi đi đào tạo theo các chuyên ngành khác, như vậy không thể thực hiện mục tiêu tinh nhuệ được, đề nghị Bộ Công an và Chính phủ cần nghiên cứu có chính sách cụ thể đối với số chiến sỹ nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong lực lượng PCCC, cho các đồng chí sau khi hết hạn tại ngũ, được thi, tuyển vào biên chế và cho đi đào tạo theo chuyên ngành của lực lượng Cảnh sát PCCC.

2.2.7. Công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật PCCC.

Với đặc điểm của đơn vị hầu hết cán bộ, chiến sỹ được đào tạo từ các chuyên ngành khác chuyển đến (kể cả lãnh đạo đơn vị) nên đội ngũ cán bộ được đào tạo theo chuyên ngành phòng cháy, chữa cháy rất ít, do đó nhiều năm qua địa phương chưa nghiên cứu được một đề tài khoa học nào về công tác PCCC, mới chỉ tập trung nghiên cứu, sơ kết, tổng kết được một số chuyên đề về công tác phòng cháy, chữa cháy và quản lý vật liệu nổ. Đây là một trong những vấn đề tồn tại mà địa phương đang tìm giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

2.2.8. Về trang bị phương tiện chữa cháy.

Hiện tại đơn vị đang quản lý sử dụng 07 xe ô tô chữa cháy, 01 máy bơm, 01 máy lọc khí sạch và một số dụng cụ phương tiện phục vụ công tác chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn.

Trong đó có:

+ 03 xe Zin 130 do Liên xô cũ sản xuất đã quá niên hạn và qua đại tu, sửa chữa nhiều lần.

+ 01 xe Zin 131 do Liên xô cũ sản xuất đã qua đại tu, sửa chữa nhiều lần .

+ 01 xe ô tô phản ứng nhanh (Xe bơm) không có téc nước chỉ chữa cháy được ở khu vực có nguồn nước như bể, ao, hồ mà xe có thể tiếp cận được.

+ 01 xe chữa cháy mới do nước Cộng hoà dân chủ Áo sản xuất, xe hoạt động tốt phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ công tác chữa cháy ở địa bàn thành phố.

+ 01 xe con chỉ huy chữa cháy và khám nghiệm hiện trường vụ cháy, đã qua sử dụng.

- Về phương tiện chữa cháy như: Lăng, vòi, bọt hoà không khí vv.. hàng năm Bộ

Công an đều cấp bổ sung cho địa phương, cơ bản đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của công tác chữa cháy.

- Về dụng cụ phương tiện phục vụ cứu hộ, cứu nạn, đơn vị mới chỉ được cấp 01 số dụng cụ như máy lọc khí sạch, thang dây, quần áo chống nóng, mặt nạ phòng độc, giúp cán bộ chiến sỹ làm quen với các dụng cụ phương tiện cứu hộ, cứu nạn .

Thực trạng phương tiện chữa cháy và cứu hộ cứu nạn tại địa phương hiện nay mới đáp ứng yêu cầu chữa cháy đối với các vụ cháy nhỏ, nếu xảy ra cháy lớn, cháy lan, cháy kéo dài thời gian, thì số phương tiện chữa cháy trên ở địa phương không đảm bảo, nhất là số xe chữa cháy Zin 130,131 của Liên Xô sản xuất, đến nay đã quá cũ và máy bơm chữa cháy không có để thay thế nếu đột xuất bị hỏng, hóc.

2.2.9. Về công tác sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy.

Cơ bản công tác bảo quản, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy, trong những năm qua được đảm bảo tốt, nên 90% phương tiện chữa cháy hoạt động bình thường. Song để phục vụ chiến đấu trong điều kiện các phương tiện chữa cháy đã cũ hết hạn lưu hành như hiện nay đề nghị Bộ và Cục Cảnh sát PCCC cần nhập các loại phụ tùng thay thế cho xe chữa cháy, mở xưởng đại tu hoặc có phương án cho cải tạo, thay máy dầu cho các xe chữa cháy Zin 130,131 nhằm nâng cao hiệu quả của công tác chữa cháy trong khi chưa trang bị được các phương tiện chữa cháy hiện đại .

2.2.10. Về nguồn nước chữa cháy.

Toàn tỉnh hiện mới chỉ có 25 trụ nước chữa cháy ở địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, bình quân mỗi năm cung cấp nước chữa cháy từ 15 đến 20 vụ cháy .

Tuy khoảng cách giữa các trụ nước chữa cháy còn xa, không đúng theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 1997 quy định, nhưng hầu hết các khu vực trọng điểm đều có trụ nước chữa cháy, đáp ứng yêu cầu của công tác chữa cháy trước mắt tại địa bàn thành phố và một số xã thuộc khu vực lòng chảo huyện Điện Biên, còn các huyện, thị xã khác chưa có hệ thống cấp nước chữa cháy. Riêng đối với khu vực nông thôn, vùng cao, vùng xa hầu hết không đủ nước sinh hoạt cho nhân dân vào mùa hanh khô nên khi có cháy xảy ra không có nước để cứu chữa. Những năm gần đây UBND tỉnh Điện Biên và các ngành chức năng đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án nước sạch nông thôn, kết hợp giải quyết nguồn nước phục vụ chữa cháy, nhưng do địa bàn rộng, nguồn kinh phí hạn chế, nên việc giải quyết nguồn nước sinh hoạt và chữa cháy cho đồng bào vùng cao, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn.

2.2.11. Về hệ thống giao thông phục vụ chữa cháy.

Cơ bản đến nay hệ thống giao thông phục vụ chữa cháy, mới chỉ đáp ứng được ở một số tuyến phố chính trong thành phố Điện Biên Phủ và một số xã, bản trong khu vực lòng chảo huyện Điện Biên. Còn lại ở các khu vực ngoại thành, khu dân cư mới được mở rộng và các trục đường nội thị, nội thành, nguồn vốn do Nhà nước và nhân dân cùng làm nên hầu hết các tuyến đường không đảm bảo cho xe chữa cháy ra vào. Có nhiều tuyến đường nhân dân chôn cột chắn không cho xe ô tô ra vào gây khó khăn cho việc triển khai lực lượng, phương tiện khi có cháy xảy ra. Một số tuyến đường xuống cấp nghiêm trọng, đường đá gập ghềnh vận tốc xe chạy không đảm bảo, tiêu hao nhiều nhiên liệu, hiệu quả của công tác chữa cháy không cao.

2.2.12. Tình hình đầu tư kinh phí hỗ trợ cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy.

Do nguồn thu ngân sách của tỉnh rất hạn chế, ngân sách hoạt động của tỉnh chủ yếu do ngân sách Trung ương cấp trên 90%, nên hàng năm UBND tỉnh và UBND các huyện mới chỉ hỗ trợ cho lực lượng Công an được khoảng 100 triệu cho công tác tuyên truyền, hội nghị, hội thao và huấn luyện nghiệp vụ về công tác PCCC cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy quần chúng.

Tất cả các huyện, thị xã chưa nơi nào được trang bị xe ô tô và máy bơm chữa cháy nên khi cháy xảy ra, công tác tổ chức chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn, hiệu quả chữa cháy không cao.

2.3. Đối với lực lượng chữa cháy chuyên ngành.

Toàn tỉnh hiện mới chỉ có 01 đội chữa cháy chuyên ngành Hàng không, biên chế được duyệt 14 đồng chí, trong đó có 01 đ/c có trình độ Trung cấp, 05 sơ cấp và 08 đ/c được huấn luyện nghiệp vụ và cấp chứng chỉ đã qua huấn luyện nghiệp vụ PCCC.

Đội được trang bị một xe chữa cháy và các dụng cụ, phương tiện phục vụ chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn theo chuyên ngành, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác PCCC trước mắt tại Cảng hàng không Điện Biên.

2.4. Lực lượng phòng cháy, chữa cháy Cơ sở.

Toàn tỉnh hiện có 225 cơ sở do PC23 quản lý về công tác phòng cháy, chữa cháy, trong đó có 112 cơ sở đặc biệt nguy hiểm về cháy, nổ.

Thực hiện Luật Phòng cháy và chữa cháy, Nghị định 35/2003/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư 04/2004/TT-BCA của Bộ Công an, các cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương và người đứng đầu cơ sở đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo chặt chẽ các mặt công tác phòng cháy, chữa cháy, không để cháy lớn, cháy lan xảy ra, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản. Các cơ quan, doanh nghiệp cũng đã quan tâm hơn đến công tác xây dựng và củng cố lực lượng phòng cháy chữa cháy Cơ sở. Xây dựng và củng cố, bổ sung được 314 phương án chữa cháy tại chỗ, 272 đội chữa cháy cơ sở với tổng số 1.897 Đội viên theo đúng quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy. Hầu hết các đội chữa cháy Cơ sở sau khi được củng cố, kiện toàn đã đi vào hoạt động có hiệu quả, tham mưu cho cấp uỷ và Thủ trưởng đơn vị triển khai thực hiện tốt các biện pháp công tác phòng cháy, chữa cháy. Phối hợp chặt chẽ với lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp lập và thực tập các phương án chữa cháy tại chỗ, nâng cao hiệu quả của công tác phòng cháy và chữa cháy tại cơ sở. Bên cạnh những ưu điểm trên, công tác xây dựng lực lượng chữa cháy Cơ sở cũng còn bộc một số tồn tại, thiếu sót đó là: Vai trò trách nhiệm của chính quyền, của người đứng đầu đơn vị cơ sở, trong công tác triển khai thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy; việc hướng dẫn cán bộ, công chức, thực hiện các biện pháp công tác PCCC, có lúc có nơi còn hạn chế, cá biệt có doanh nghiệp đến nay vẫn chưa thành lập được đội chữa cháy Cơ sở. Việc trang bị, mua sắm các dụng cụ, phương tiện phục vụ chữa cháy, cũng như huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy cho lực lượng chữa cháy Cơ sở chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả, chất lượng của công tác phòng cháy, chữa cháy chưa cao, nguy cơ cháy, nổ còn nhiều tiểm ẩn đáng lo ngại.

2.5. Lực lượng phòng cháy chữa cháy tại các khu dân cư.

2.5.1. Công tác phòng cháy, chữa cháy tại các khu dân cư.

Với đặc điểm của một tỉnh miền núi, các khu dân cư tập trung chủ yếu ở theo theo bản (trừ khu vực thành phố, thị xã, thị trấn) nên tình hình cháy, nổ xảy ra hàng năm chiểm tỷ lệ rất cao; Năm 2002-2006 toàn tỉnh đã xảy ra 66 vụ cháy nhà và 215 vụ cháy rừng ở khu vực nông thôn chiếm 70,09% trong tổng số các vụ cháy xảy ra trên địa bàn toàn tỉnh. Nguyên nhân cháy chủ yếu là do bất cẩn của nhân dân trong khi sử dụng lửa và đốt nương làm rẫy không tuân theo các quy định về công tác PCCC, dẫn đến cháy rừng, cháy nhà, đáng chú ý có vụ cháy rừng cháy lan vào khu vực dân cư, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của nhân dân, ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Các cấp Chính quyền nhất là xã, phường, thị trấn, thôn, bản cũng chưa thật sự quan tâm đến công tác phòng cháy, chữa cháy nhiều nơi chưa xây dựng được phương án chữa cháy tại chỗ, chưa quan tâm đầu tư mua sắm các dụng cụ, phương tiện phục vụ chữa cháy (kể cả dụng cụ chữa cháy thô sơ như thang, câu liêm, bùi nhùi, thùng, xô, chậu vv ...) nên hiệu quả công tác phòng cháy và chữa cháy còn hạn chế.

Trước tình hình, diễn biến khắc nghiệt của thời tiết, hạn hán kéo dài, tiền ẩn nguy cơ cháy rừng, lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy Công an tỉnh Điện Biên đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh củng cố Ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy từ tỉnh đến cơ sở, xây dựng và triển khai Đề án "Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2004-2010" nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của Chính quyền cơ sở về các biện pháp công tác phòng cháy, chữa cháy, hướng dẫn, tuyên truyền phổ biến, vận động nhân dân thực hiện tốt các biện pháp công tác PCCC từ cơ sở, phát động nhân dân tự trang bị, mua sắm các loại dụng cụ, phương tiện phục vụ công tác chữa cháy tại chỗ. Do đó tình hình cháy, nổ và thiệt hại do cháy, nổ trong những năm gần đây trên địa bàn toàn tỉnh đã giảm cả về số vụ cũng như thiệt hại do cháy gây ra.

2.5.2. Lực lượng Dân phòng.

Qua tổng hợp số liệu báo cáo đến nay toàn tỉnh đã xây dựng được 1.056 tổ, đội phòng cháy, chữa cháy Dân phòng ở các thôn, bản, xã, phường, thị trấn, với tổng số 4.468 đội viên. Trong đó có 122 tổ, đội thuộc khu vực thành phố, thị xã, thị trấn; 934 tổ, đội thuộc các xã, bản vùng cao, vùng xa. Hoạt động của các đội dân phòng bước đầu đã đi vào nề nếp, chủ động tham mưu cho chính quyền cơ sở triển khai thực hiện tốt các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về công tác PCCC, vận động nhân dân thực hiện tốt các biện pháp công tác PCCC, huy động và tổ chức lực lượng dập tắt hàng chục vụ cháy mới phát sinh, không để cháy nổ lớn xảy ra.. Bên cạnh những ưu điểm trên công tác xây dựng lực lượng phòng cháy, chữa cháy Dân phòng cũng còn bộc lộ nhiều tồn tại thiếu sót đó là: Đến nay vẫn còn một số xã, bản chưa có lực lượng phòng cháy, chữa cháy Dân phòng, một số đội tuy đã thành lập nhưng hiệu quả, chất lượng công tác không cao; Hầu hết đội viên Dân phòng chưa được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, chế độ chính sách cho đội viên Dân phòng theo quy định của Luật PCCC và Nghị định 35/2003/NĐ- CP của Chính phủ chưa được thực hiện. Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Chính quyền cơ sở, đối với các đội chữa cháy Dân phòng còn hạn chế, dụng cụ, phương tiện phục vụ chữa cháy tại chỗ chưa được trang bị, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và chất lượng công tác PCCC ở cơ sở.

Phần III

DỰ BÁO VỀ TÌNH HÌNH, NHIỆM VỤ CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1. Chiến lược (quy hoạch) phát triển kinh tế xã hội tỉnh Điện Biên giai đoạn 2006- 2020: nhu cầu vốn đầu tư cho toàn bộ nền kinh tế là 67.000 tỷ đồng trong đó đầu tư cho Công nghiệp - Xây dựng 28.550 tỷ đồng; Nông, Lâm nghiệp: 8.110 tỷ đồng; Thương mại dịch vụ 30.340 tỷ; Riêng giai đoạn 2006-2010 nhu cầu vốn đầu tư khoảng

11- 11,5 ngàn tỷ đồng. Nguồn vốn trên tập trung chủ yếu cho đầu tư xây dựng một số nhà máy như: Xi măng, Thuỷ điện, Ván gỗ dăm, sản xuất Bột giấy, chế biến tinh Bột sắn vv.. và cải tạo hệ thống lưới điện trung, cao và hạ thế trên địa bàn toàn tỉnh; mở mang hệ thống giao thông, thuỷ lợi. Tiếp tục đầu tư, cải tạo các khu du lịch Pá Khoang, Huổi Phạ, Pa Thơm và khu đầu mối cửa khẩu Tây Trang, cửa khẩu Hổi Puốc (Điện Biên), Cửa Khẩu A Pa Chải (Mường Nhé). Tôn tạo khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ giai đoạn II và xây dựng các công trình công cộng hạ tầng cơ sở.

Tiếp tục triển khai, thực hiện chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính phủ (Đề án 661) giai đoạn 2006 - 2010; bảo vệ và sử dụng hợp lý 382.164 ha rừng hiện có; tạo rừng mới: 102.500 ha, nâng độ che phủ của rừng đến cuối năm 2010 là 50%, gắn phát triển lâm nghiệp với xắp xếp, quy hoạch lại dân cư, làm rõ trách nhiệm và quyền lợi của người nhận đất, khoán rừng, đảm bảo cho người làm nghề rừng sống bằng thu nhập từ kinh tế rừng, tạo chuyển biến mới trong đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng của tỉnh, đưa Điện Biên sớm thoát tình trạng một tỉnh đặc biệt khó khăn, tiến tới thoát khỏi tình trạng một tỉnh nghèo.

3.2. Dự báo tình hình cháy ở địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2006-2010.

Năm 2006-2010 tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển, tăng trưởng mạnh, tốc độ đô thị hoá ở khu vực thành phố, thị xã, thị trấn tăng nhanh, nhất là trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản và các hoạt động dịch vụ, thương mại, du lịch và giao lưu hàng hoá giữa Điện Biên với các nước láng giềng như Lào, Trung Quốc .v.v. Một số nhà máy, doanh nghiệp, xí nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động, do đó việc sử dụng nguyên vật liệu, hoá chất, năng lượng như: Điện, xăng, dầu, khí đốt, vật liệu nổ công nghiệp .v.v. ngày càng tăng. Việc quy hoạch các cơ sở hạ tầng nói chung, trong đó có giao thông, nguồn nước phục vụ công tác chữa cháy không đồng bộ, tình trạng các cơ sở sản xuất, kinh doanh xây dựng nhà bằng khung sắt mái tôn khả năng chịu lửa, chịu nhiệt kém, vừa làm nhà ở, nhà xưởng sản xuất, nhà kho .v.v. không đảm bảo các điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy tối thiểu.

Lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp, chuyên ngành, cũng như lực lượng chữa cháy Cơ sở còn thiếu cả về số lượng, các trang thiết bị phục vụ cho công tác chữa cháy còn lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ công tác PCCC trước mắt và lâu dài.

Đối với khu vực nông thôn, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hầu hết các gia đình làm nhà bằng các loại vật liệu dễ cháy như: Gỗ, gianh, tre, nứa, lá .v.v., nhà nọ sát nhà kia, bếp đun nấu được làm ngay trong nhà, nhận thức của nhân dân về công tác phòng cháy và chữa cháy còn nhiều hạn chế, tệ chặt, phá rừng, đốt nương làm rẫy còn diễn ra khá phức tạp; khí hậu khắc nghiệt, hanh khô kéo dài. Lực lượng phòng cháy, chữa cháy Dân phòng tuy đã được củng cố, kiện toàn, song hầu hết chưa được huấn luyện nghiệp vụ và trang bị dụng cụ, phương tiện phục vụ chữa cháy. Do đó hiệu quả và chất lượng công tác phòng cháy, chữa cháy chưa cao, nguy cơ cháy nhà, cháy rừng vẫn còn tiểm ẩn và có nhiều khả năng xảy ra cháy lớn, cháy lan gây hậu quả nghiêm trọng, nhất là vào các mùa hanh khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau.

Địa bàn xảy ra cháy, tập trung chủ yếu ở những nơi đông dân cư, nơi có nhiều tài sản, hàng hoá của Nhà nước và của nhân dân như: Các khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, chợ, trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học, nơi ở nội trú của học sinh, sinh viên, những nơi thăm quan, du lịch, nhà máy, xí nghiệp và các bản của đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã vùng ngoài, vùng cao, vùng xa, biên giới.

Phần IV

ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH HỆ THỐNG CƠ SỞ PCCC ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020.

4.1. Đối với lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy.

4.1.1. Về tổ chức biên chế.

Phương án 1: Đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Tổ chức của Phòng Cảnh sát PCCC Công an tỉnh Điện Biên gồm 06 đội. a) Đội tham mưu tổng hợp.

* Nhiệm vụ của đội.

- Tham mưu cho lãnh đạo đơn vị và Thường trực Ban chỉ đạo Phòng cháy, chữa cháy của tỉnh xây dựng kế hoạch và đôn đốc triển khai thực hiện các biện pháp công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn toàn tỉnh. Tiếp nhận và xử lý các thông tin liên quan đến các mặt công tác PCCC và quản lý vật liệu nổ. Sơ kết, tổng kết các chuyên đề về công tác PCCC, theo dõi công tác tổ chức, thi đua khen thưởng, quản lý vật tư, phương tiện và hậu cần của đơn vị phục vụ công tác huấn luyện và chiến đấu. Thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo, đảm bảo thông tin chính xác, kịp thời phục vụ công tác chỉ huy chỉ đạo.

- Trợ lý công tác huấn luyện nghiệp vụ cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.

- Quản lý các loại biểu mẫu, giấy tờ có liên quan đến các mặt công tác của lực lượng Cảnh sát PCCC.

+ Tham mưu cho Cấp uỷ và Chi bộ theo dõi các mặt công tác của Chi bộ thực hiện chế độ thông tin báo cáo về công tác Đảng theo quy định.

- Thực hiện một số nhiệm vụ công tác khác do lãnh đạo đơn vị phân công.

* Biên chế của đội: Gồm 10 đồng chí trong đó:

- Đội trưởng, phụ trách công tác tham mưu tổng hợp - Hậu cần

- 01 đồng chí Đội phó phụ trách công tác Tổ chức, Thi đua khen thưởng kiêm theo dõi công tác Đảng.

- 03 đồng chí Trợ lý huấn luyện.

- 01 đồng chí Kế toán.

- 01 đồng chí quản lý phương tiện.

- 01 đồng chí lái xe chỉ huy.

- 02 công nhân phục vụ.

b) Đội phong trào và xây dựng lực lượng phòng cháy, chữa cháy quần chúng: Gồm 10 đồng chí trong đó:

- Đội trưởng phụ trách công tác tuyên truyền.

- 01 đ/c Đội phó phụ trách công tác xây dựng và huấn luyện nghiệp vụ cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy quần chúng.

- Cán bộ, chiến sỹ làm công tác tuyên truyền và xây dựng lực lượng phòng cháy, chữa cháy quần chúng được phân công theo địa bàn (09 huyện, thị xã, thành phố 09 đ/c)

c) Đội thanh tra, kiểm tra phòng cháy và chữa cháy: Gồm 08 đồng chí trong đó:

- Đồng chí Đội trưởng phụ trách chung kiêm công tác điều tra, khám nghiệm hiện trường vụ cháy.

- 01 Đ/c Đội phó phụ trách công tác thanh tra, kiểm tra kỹ thuật an toàn PCCC và công tác thẩm duyệt thiết kế. bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra kỹ thuật an toàn phòng cháy và chữa cháy phải có trình độ từ cao đẳng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy trở lên và được phân công bố trí theo chuyên đề, chuyên ngành.

d) Đội chữa cháy trung tâm thành phố Điện biên Phủ: Biên chế gồm 57 đồng chí trong đó:

- Lái xe chữa cháy: 10 đồng chí

- Chỉ huy: 10 đồng chí

- Chiến sỹ chữa cháy: 34 đồng chí

- Lái xe chuyên dung: 03 đồng chí

đ) Đội chữa cháy khu vực huyện Điện Biên: Biên chế gồm 27 đồng đồng chí.

- Lái xe: 06 đồng chí

- Chỉ huy: 06 đồng chí

- Chiến sỹ chữa cháy: 15 đồng chí

e) Đội chữa cháy khu vực thị xã Mường Lay: Gồm 27 đồng chí.

- Lái xe: 06 đồng chí

- Chỉ huy: 06 đồng chí

- Chiến sỹ chữa cháy: 15 đồng chí

Tổng biên chế toàn đơn vị đến năm 2010 theo mô hình trên là 142 đồng chí

*Dự kiến đến năm 2020 phát triển thêm 02 đội chữa cháy ở khu vực thị trấn Tuần Giáo và phường Him Lam - Thành phố Điện Biên Phủ; Biên chế mỗi đội 27 đồng chí tổng biên chế đến năm 2020 là 196 đồng chí.

Phương án 2: Đáp ứng yêu cầu ở mức tối thiểu.

- Tổ chức của phòng Cảnh sát PCCC gồm 05 đội. a) Đội tham mưu tổng hợp: 08 đồng chí trong đó:

- Đội trưởng phụ trách công tác tham mưu tổng hợp - Hậu cần, công tác Đảng.

- 01 đồng chí Đội phó phụ trách công tác tổ chức, thi đua khen thưởng, văn thư lưu trữ.

- Trợ lý huấn luyện: 02 đồng chí.

- Kế toán : 01 đồng chí, kiêm quản lý bếp ăn tập thể.

- Cán bộ theo dõi quản lý phương tiện: 01 đồng chí.

- Công nhân phục vụ: 01 đồng chí

- Lái xe con: 01 đồng chí

* Đội có nhiệm vụ.

+ Tham mưu cho lãnh đạo đơn vị và Thường trực Ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy của tỉnh xây dựng kế hoạch và đôn đốc triển khai thực hiện các biện pháp công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn toàn tỉnh. Tiếp nhận và xử lý các thông tin liên quan đến các mặt công tác PCCC và quản lý vật liệu nổ. Sơ kết và tổng kết các chuyên đề về công tác PCCC, theo dõi công tác tổ chức, thi đua khen thưởng, quản lý vật tư, phương tiện và hậu cần của đơn vị phục vụ công tác huấn luyện và chiến đấu. Thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo, đảm bảo thông tin chính xác, kịp thời phục vụ công tác chỉ huy chỉ đạo.

+ Quản lý chặt chẽ các loại giấy tờ, biểu mẫu phục vụ công tác chuyên môn của đơn vị.

+ Tham mưu cho lãnh đạo đơn vị trong công huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.

+ Tham mưu cho cấp uỷ và Chi bộ theo dõi các mặt công tác của Chi bộ thực hiện chế độ thông tin báo cáo của Đảng.

b) Đội phong trào và xây dựng lực lượng phòng cháy, chữa cháy quần chúng:

Gồm 08 đồng chí trong đó:

- Đội trưởng phụ trách công tác tuyên truyền

- 01 đ/c Đội phó phụ trách công tác xây dựng và huấn luyện nghiệp vụ cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy quần chúng.

- Cán bộ chiến sỹ làm công tác tuyên truyền và xây dựng lực lượng phòng cháy chữa cháy quần chúng được phân công theo địa bàn.

- Địa bàn thành phố : 02 đồng chí

- Thị xã Mường Lay: 01 đồng chí

- 07 huyện còn laị: 03 đồng chí.

c) Đội thanh tra, kiểm tra phòng cháy và chữa cháy: Gồm 05 đồng chí trong đó:

- Đồng chí Đội trưởng phụ trách chung kiêm công tác điều tra khám nghiệm hiện trường vụ cháy, nổ và thẩm duyệt thiết kế.

- 01 Đ/c Đội phó phụ trách công tác thanh tra, kiểm tra kỹ thuật an toàn PCCC.

- Cán bộ chiến sỹ làm công tác thanh tra, kiểm tra được phân công bố trí theo chuyên đề, chuyên ngành.

d) Đội chữa cháy trung tâm thành phố Điện Biên Phủ: Biên chế 35 đồng chí trong đó:

- Lái xe chữa cháy: 06 đồng chí

- Chỉ huy: 06 đồng chí

- Lái xe chuyên dùng: 02 đồng chí

- Chiến sỹ chữa cháy: 31đồng chí

đ) Đội chữa cháy khu vực thị xã Mường Lay: Biên chế 18 đồng chí.

- Lái xe: 04 đồng chí

- Chỉ huy: 04 Đ/c

- Chiến sỹ chữa cháy: 10 đồng chí

e) Lãnh đạo đơn vị : Gồm 03 đồng chí

Tổng biên chế toàn đơn vị đến năm 2010 theo Phương án 2 là 76 đồng chí.

*Dự kiến đến năm 2020 phát triển thêm 03 đội chữa cháy ở khu vực thị trấn Tuần Giáo, phường Him Lam - Thành phố Điện Biên Phủ và khu vực C4 xã Thanh Hưng - Huyện Điện Biên; Biên chế mỗi đội 27 đồng chí tổng biên chế đến năm 2020 là 157 đồng chí.

Để khắc phục tình trạng thiếu lái xe và chiến sỹ chữa cháy như hiện nay, Công an tỉnh Điện Biên đề nghị Bộ Công an quan tâm nghiên cứu bổ sung quy định thi tuyển chiến sỹ nghĩa vụ quân sự vào đào tạo lái xe chữa cháy, cho các đồng chí Lái xe chữa cháy được hưởng chế độ lương chuyên môn nghiệp vụ như chiến sỹ chữa cháy. Có chính sách ưu tiên xét tuyển vào biên chế cho các đồng chí là chiến sỹ nghĩa vụ quân sự có nguyện vọng công tác lâu dài trong lực lượng Cảnh sát PCCC, có các lớp huấn luyện nghiệp vụ riêng cho chiến sỹ nghĩa vụ quân sự sau khi được xét vào biên chế.

4.1.2. Về trang bị phương tiện.

Căn cứ vào mô hình tổ chức và biên chế của lực lượng Cảnh sát PCCC từ nay đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; qua kiểm tra thực trạng các loại phương tiện chữa cháy hiện có ở đơn vị Công an tỉnh Điện Biên đề nghị Bộ Công an và các bộ, ngành Trung ương quan tâm trang bị bổ sung thêm một số phương tiện phục vụ chữa cháy cụ thể như sau:

a) Phương án đầy đủ:

- Giai đoạn năm 2007- 2010 đề nghị trang bị thêm:

+ 07 xe ô tô chữa cháy

+ 03 xe ô tô chuyên dùng

+ 05 máy bơm chữa cháy

+ Phương tiện cứu hộ, cứu nạn như đệm nhảy, ống trượt, thang dây... mỗi loại 03 bộ.

- Giai đoạn năm 2011- 2020 đề nghị trang bị bổ sung thêm:

+ 06 xe ô tô chữa cháy

+ 02 xe ô tô chuyên dùng

+ 04 máy bơm chữa cháy

b) Phương án tối thiểu.

- Giai đoạn năm 2007 - 2010 đề nghị trang bị thêm:

+ Xe chữa cháy 06 chiếc (trong đó có 04 chiếc cấp thay cho 04 xe Zin130,131 xin thanh lý)

+ 02 xe ô tô chuyên dùng

+ 04 máy bơm chữa cháy

+ Phương tiện cứu hộ, cứu nạn như đệm nhảy, ống trượt, thang dây…. mồi loại 03 bộ.

4.1.3. Về doanh trại.

- Từ năm 2007-2010, đề nghị đầu tư kinh phí xây dựng đội chữa cháy trung tâm trên diện tích 5.000m2 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại khu vực đầu cầu C4 thuộc địa phận xã Thanh Hưng- huyện Điện Biên (Quy mô xây dựng theo đúng tiêu chuẩn quy định của Bộ Công an)

- Đề nghị cho xây dựng một Đài quan sát báo cháy ở khu vực thành phố Điện Biên Phủ.

- Khảo sát xin cấp đất cho triển khai, xây dựng đội chữa khu vực thị xã Mường Lay

- Từ năm 2011-2020 xin cấp đất cho triển khai xây dựng thêm 02 đội chữa cháy ở khu vực thị trấn huyện Tuần Giáo và phường Him Lam thành phố Điện Biên Phủ.

4.1.4. Về nguồn nước chữa cháy.

Theo số liệu thống kê báo cáo hiện nay toàn tỉnh mới chỉ có 25 trụ nước và 77 bể chứa nước phục vụ chữa cháy (Riêng trụ nước phục vụ chữa cháy mới chỉ được lắp đặt ở địa bàn thành phố Điện Biên Phủ).

Căn cứ vào danh mục Dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2006-2010, gắn với việc xây dựng nâng cấp Nhà máy nước Điện Biên giai đoạn II và xây dựng mới các Nhà máy nước huyện Điện Biên Đông, Mường Nhé, Mường Chà, đề nghị UBND tỉnh cho xây dựng bổ sung 46 trụ nước và 03 bến lấy nước chữa cháy ở địa bàn thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên. Các huyện còn lại, đề nghị cho xây dựng mỗi huyện ít nhất 10-15 trụ nước chữa cháy và 02 bến lấy nước theo đúng quy chuẩn xây dựng Việt Nam 1997.

- Đối với khu vực nông thôn, đề nghị UBND tỉnh thông qua các dự án định canh, định cư và dự án nước sạch nông thôn, yêu cầu các chủ dự án phải lồng ghép giữa việc giải quyết nguồn nước phục vụ sinh hoạt với việc dự trữ nguồn nước phục vụ chữa cháy, khắc phục kịp thời tình trạng thiếu nước phục vụ chữa cháy ở các thôn, bản như hiện nay. Đề nghị UBND các huyện hỗ trợ kinh phí cho các xã mua sắm ít nhất mỗi xã từ 01-02 máy bơm và phương tiện phục vụ chữa cháy như lăng, vòi phục vụ chữa cháy tại chỗ.

4.2. Đối với lực lượng phòng cháy, chữa cháy chuyên ngành:

- Tiếp tục củng cố, bổ sung lực lượng chữa cháy chuyên ngành Hàng không, trang bị thêm xe chữa cháy phục vụ yêu cầu phát triển của Cảng Hàng không Điện Biên trong thời gian tới.

- Cho xây dựng và kiện toàn lực lượng PCCC chuyên ngành Kiểm Lâm theo quy định của Nhà nước, nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác phối hợp phòng, chống cháy rừng ở địa phương.

4.3. Đối với lực lượng phòng cháy, chữa cháy Cơ sở.

- Tất cả các cơ quan doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể quần chúng phải rà soát, xây dựng, phân loại, củng cố và kiện toàn lực lượng phòng cháy, chữa cháy Cơ sở theo đúng quy định của Luật PCCC. Mỗi đội PCCC cơ sở phải có ít nhất 10 người (Trường hợp cơ quan, đơn vị có dưới 10 người thì tất cả những người làm việc tại cơ sở đó phải là thành viên của đội chữa cháy Cơ sở; Lãnh đạo cơ sở trực tiếp là Đội trưởng hoặc Đội phó) phấn đấu đến năm 2008, có 100% cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể quần chúng phải có đội chữa cháy Cơ sở và 30% đội viên phải được huấn luyện nghiệp vụ PCCC.

- Riêng đối với các đơn vị như: Công ty xăng dầu, Công ty Khoáng sản, Điện lực, vật liệu nổ công nghiệp và các ngành kinh doanh Thương mại, dịch vụ - du lịch, Giao thông vận tải .v.v. có liên quan nhiều đến cháy, nổ ngoài việc phải thành lập các đội chữa cháy Cơ sở, các đơn vị phải cử ít nhất 01 cán bộ chuyên trách trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các mặt công tác phòng, chống cháy, nổ.

- Các ngành chức năng phải nghiên cứu thực hiện chế độ, chính sách đối với đội viên các đội chữa cháy Cơ sở theo quy định tại Điều 35 Nghị định 35/2003/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 04/2004/TT-BCA của Bộ Công an về hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật PCCC.

4.4. Đối với lực lượng Dân phòng.

Để nâng cao hiệu quả công tác PCCC, hạ tỷ lệ các vụ cháy, nổ và thiệt hại do cháy nổ gây ra ở địa bàn toàn tỉnh như Đề án "Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy ở địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2004-2010", công tác xây dựng và huấn luyện nghiệp vụ cho lực lượng PCCC Dân phòng cần phải tập trung thực hiện một số giải pháp công tác trọng tâm sau:

4.4.1. Đối với khu vực thành phố, thị xã, thị trấn.

- Tiến hành rà soát, phân loại lại lực lượng phòng cháy, chữa cháy Dân phòng hiện có, trên cơ sở đó tập trung xây dựng mỗi tổ dân phố 01 đội chữa cháy Dân phòng có từ 10 đến 30 đội viên, đội gồm 01 Đội trưởng và các Đội phó giúp việc (Nên bố trí mỗi khối phố có 01 Đội phó để tiện cho việc tổ chức triển khai các mặt công tác PCCC ở cơ sở).

- UBND phường, thị trấn, hàng năm phải có kế hoạch cụ thể xây dựng và huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho lực lượng PCCC Dân phòng. Dành một phần kinh phí để huấn luyện, mua sắm trang bị các dụng cụ phương tiện phục vụ công tác PCCC tại chỗ theo đúng quy định của Luật PCCC. Đồng thời khuyến khích, động viên các hộ gia đình tự mua sắm các dụng cụ, phương tiện phục vụ chữa cháy, tận dụng triệt để các nguồn nước như: Giếng, ao, hồ, bể chứa nước sinh hoạt phục vụ chữa cháy khi có cháy xảy ra.

- Đưa chỉ tiêu công tác PCCC ở cơ sở vào tiêu chuẩn xét duyệt công nhận gia đình, phố, phường, thôn, bản văn hoá mới.

- Phấn đấu hết năm 2007, 100% tổ dân phố, xã, phường, thị trấn có đội phòng cháy, chữa cháy Dân phòng, có phương án chữa cháy tại chỗ và có ít nhất 30% số đội viên đội chữa cháy Dân phòng được huấn luyện nghiệp vụ PCCC .

4.4.2. Đối với khu vực nông thôn, vùng cao, vùng xa.

- Do phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc thiếu số thường sống tập trung theo thôn, bản do đó mô hình tổ chức lực lượng Dân phòng ở các xã nên thành lập mỗi xã 01 Ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy, Ban do đồng chí Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch phụ trách khối Nội chính làm Trưởng Ban chỉ đạo, đồng chí Trưởng Ban Công an xã làm Phó Ban thường trực; Các đồng chí là Trưởng thôn, Trưởng bản là Uỷ viên Ban chỉ đạo

Ở các thôn, bản thành lập mỗi thôn, bản 01 đội chữa cháy, có ít nhất từ 10 đến 30 đội viên, đồng chí Trưởng thôn, Trưởng bản là uỷ viên Ban chỉ đạo, kiêm Đội trưởng các Đội Chữa cháy ở thôn, bản.

- Các đội Chữa cháy ở các thôn, bản phải chủ động xây dựng phương án chữa cháy tại chỗ, trình Chủ tịch UBND xã phê duyệt, có quy định cụ thể chế độ thông tin, báo cáo thường xuyên và đột xuất, khi có cháy xảy ra với Ban chỉ đạo PCCC của xã để huy động lực lượng, phương tiện phối hợp chữa cháy. Thường xuyên tổ chức cho nhân dân tập luyện. Phấn đấu hết năm 2010, 100% thôn, bản, xã, phường, thị trấn phải có đội phòng cháy, chữa cháy Dân phòng trong đó có 20-30 % số đội viên chữa cháy được huấn luyện nghiệp vụ PCCC.

- Hàng năm UBND các xã phải dành một nguồn kinh phí nhất định cho công tác huấn luyện và mua sắm trang bị các dụng cụ phương tiện phục vụ chữa cháy tại chỗ. Khuyến khích, động viên các hộ gia đình tự mua sắm các dụng cụ, phương tiện phục vụ chữa cháy, tận dụng triệt để các nguồn nước như: Giếng, ao, hồ, bể chứa nước sinh hoạt phục vụ chữa cháy khi có cháy xảy ra.

Phần V:

KẾT LUẬN

Đề án quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở phòng cháy, chữa cháy của tỉnh Điện Biên giai đoạn 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020 xây dựng trên cơ sở thực trạng hệ thống cơ sở phòng cháy, chữa cháy của tỉnh. Tình hình cháy, nổ ở địa bàn tỉnh Điện Biên 5 năm qua và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương giai đoạn 2006-2010, định hướng phát triển đến năm 2020.

Căn cứ vào Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Nghị định số 35/2003/NĐ-CP của Chính phủ; Thông tư 04/2004/TT-BCA của Bộ Công an về hướng dẫn thi hành chi tiết một số Điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; Nghị định 09/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng; Thông tư liên tịch số 144/2002/TTLT/BNNPTNT-BCA-BQP ngày 13 tháng 12 năm 2002 về hướng dẫn phối hợp giữa ba lực lượng trong công tác bảo vệ rừng.

Căn cứ vào dự báo tình hình khí hậu, thời tiết ở địa phương trong thời gian tới, Đề án quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở phòng cháy, chữa cháy của Công an tỉnh Điện Biên được phê duyệt và tổ chức thực hiện sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa và tổ chức chữa cháy của lực lượng Cảnh sát PCCC, lực lượng chữa cháy chuyên ngành và lực lượng phòng cháy, chữa cháy Cơ sở, Dân phòng trên địa bàn toàn tỉnh, ngăn chặn và hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy, nổ và thiệt hại do cháy nổ gây ra, phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển Kinh tế - Văn hoá - Xã hội của địa phương.

Trên đây là Đề án "Quy hoạch tổng thể, hệ thống cơ sở phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh Điện Biên đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020”, Công an tỉnh Điện Biên trình UBND tỉnh xem xét ra quyết định phê duyệt và giao nhiệm vụ cho các cấp, các ngành tổ chức triển khai thực hiện./.

 

 

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC




Đại tá Nguyễn Hùng Thao